Định mệnh đã đóng lại một cánh cửa đối với Trần Thăng Khoan khi lấy đi của anh đôi chân lành lặn. Tuy nhiên, định mệnh cũng đã mở ra cho anh một cánh cửa khác khi để anh gặp được người mình yêu và sinh ra bé trai khỏe mạnh.
Thế nhưng vào ngày 2/1/2015 cánh cửa ấy đột ngột đóng lại. Đứa con trai 2 tuổi của anh bị mất tích và không có tin tức gì từ đó đến nay. |
Trần Thăng Khoan đi tìm con suốt nhiều năm qua. |
Con trai mất tích khó hiểu
Trên con phố nhộn nhịp, một người đàn ông chống hai tay xuống đất, bò trên đường. Thỉnh thoảng, anh dừng lại để đưa cho người qua đường một tờ giấy có in hình đứa trẻ và hỏi họ có nhìn thấy con anh không.
Người đàn ông đó là Trần Thăng Khoan. Anh sinh ra cách đây 34 năm tại một ngôi làng nhỏ ở thành phố Trạm Giang, Quảng Đông, Trung Quốc.
Khi còn rất nhỏ, do bệnh tật, bàn chân của anh bị biến dạng và không thể đi lại bình thường. Anh phải tập dùng tay để tạo lực và chân để hỗ trợ việc đi lại.
Năm 20 tuổi, anh vào làm việc trong một nhà máy ở thành phố Trạm Giang. Đồng lương tuy không cao nhưng cũng mang lại cho anh thu nhập ổn định.
Tại nhà máy này, Trần Thăng Khoan gặp một thiếu nữ tàn tật. Hai người yêu nhau và cùng tiến tới hôn nhân.
Ngày 15/4/2013, con trai của anh - bé Trần Chiêu Viễn chào đời. Đứa trẻ khỏe mạnh và đáng yêu khiến cả gia đình như vỡ òa trong niềm hạnh phúc.
Để đứa trẻ được chăm sóc tốt nhất, Trần Chiêu Viễn gửi con về nhà ông bà nội. Nhưng ngày 2/1/2015, đứa trẻ đột ngột biến mất.
Buổi sáng hôm đó, trời lạnh giá, bà nội của Chiêu Viễn phải lên phố làm việc nên để đứa trẻ ở nhà với ông nội.
Người ông để cháu chơi với những đứa trẻ khác trước cổng nhà. Đến 10h sáng, ông nội ra ngoài tìm thì không thấy Chiêu Viễn đâu nữa. Ông vội gọi điện cho các con đồng thời cùng người dân trong làng tỏa đi các nơi tìm.
Trần Thăng Khoan đang làm việc ở nhà máy, nghe thấy cuộc gọi vội bắt taxi về nhà. Trên đường về, anh đỏ mắt tìm con nhưng không thấy. Phía cảnh sát cũng đã vào cuộc cùng gia đình và người dân trong làng tìm kiếm Chiêu Viễn nhưng đều không thu được kết quả gì.
“Tôi đã rất tuyệt vọng và cảm thấy không còn đủ can đảm để sống tiếp nữa”, anh Trần nói, giọng run run.
Bò khắp nơi tìm con
Để có thể tìm con, Trần Thăng Khoan chi vài nghìn tệ phát thông tin trên đài truyền hình địa phương. Anh cũng dán thông báo về đứa trẻ mất tích và bò đi khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn với hy vọng có thể gặp lại con.
Khi đói, anh chỉ mua một ít lương khô để ăn cho no bụng. Khi mệt mỏi, anh nằm xuống ven đường nghỉ ngơi. Sau đó, anh lại tự động viên mình rằng, nếu không cố gắng thì sẽ không bao giờ được gặp con trai.
Trong những năm qua, anh đã đi khắp Bắc Kinh, Nam Kinh và các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông ... "Có lẽ là gần nửa Trung Quốc rồi", anh nói.
Một số lần, anh nhận được thông tin rằng có một đứa trẻ ở Thường Châu, Giang Tô trông rất giống Chiêu Viễn. Anh đã hy vọng đó là con mình nên vội lần theo địa chỉ đến nơi ở của đứa trẻ. Tuy nhiên, kết quả khiến anh phải thất vọng.
 |
Trong những năm qua, anh đã đi khắp Bắc Kinh, Nam Kinh và các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông... để tìm con. |
Hiện, anh và vợ đã có thêm một con trai và một con gái, nhưng mỗi lúc nghĩ đến chuyện Chiêu Viễn đang sống không tốt, không nhận được sự yêu thương, nước mắt anh lại rơi và anh lại bò đi tìm con.
Hai năm trở lại đây, do áp lực nuôi dạy con cái và ảnh hưởng của dịch bệnh, Trần Thăng Khoan ít ra ngoài tìm con hơn và làm việc trong nhà máy nhiều hơn. Nhưng trong lòng anh chưa lúc nào thôi nghĩ đến Chiêu Viễn.
“Đợi khi dịch lắng xuống, tôi sẽ tiếp tục đi tìm con. Tôi luôn hy vọng, một ngày nào đó, tôi có thể gặp lại đứa con thất lạc của mình”, anh xúc động nói.
Linh Giang(Theo Sina)

Bé gái bị bỏ lại trên phố 29 năm trước: Mẹ dặn tôi đứng chờ rồi đi mãi
Đêm đó, một mình Hải Phong đứng ngoài đường nhìn dòng người qua lại mà khiếp sợ, khóc thét.
" alt="Con trai 2 tuổi bị bắt cóc, bố bò trên đường tìm suốt 7 năm"/>
Con trai 2 tuổi bị bắt cóc, bố bò trên đường tìm suốt 7 năm
- Vợ không có quyền lên án người thứ ba, vậy người thứ ba lấy quyền gì đểgiành giật hạnh phúc của người vợ? Không phải vì mưu cầu hạnh phúc củamình, mà tranh cướp, giànhgiật để lấy hạnh phúc của người ta về làm của mình.>> "Vợ không có quyền lên án người thứ 3 cướp chồng"
Kính gởi chị TS Việt Anh.
Bài viết này được viết từ một người phụ nữ rất bình thường, không có học hàm học vị gì cả. Nhưng xin được nói đôi lời với chị như sau:
Thứ nhất, sau bao nhiêu năm tiến hóa, con người có tư duy và nhận thức khác hẳn những loài động vật bậc thấp khác. Không còn ăn lông ở lỗ, sinh hoạt bầy đàn, giao phối quần hôn.
Thứ hai: Phương Đông hay Phương Tây, Việt Nam hay Hàn Quốc, hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đều coi trọng sự chung thủy.
Thứ ba: Xã hội nào cũng phấn đấu đi lên vì hạnh phúc, vì sự bình yên của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Xã hội đặt ra chuẩn mực là vì bản chất của điều đó là tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân văn, chứ không phải vì nó là “tỷ lệ lớn”.
Tôi đã đọc hai bài viết của chị, và xin lỗi chị, tôi thấy nó quá là thiếu đạo đức.
Thứ nhất, chị nói “Xã hội không nên lên án người thứ ba”. Tại sao chúng tôi lại không được lên án những cái, sai cái xấu? Tại sao chúng tôi lại không được lên án những con người xấu? Những việc làm không tốt đẹp? Xin được hỏi chị: Những người thứ ba đã làm điều gì để bị cả xã hội lên án?
 |
Muốn thiên hạ đừng ném đá, thì chớ làm người thứ ba làm gì. Hãy đợi anh ta bỏ vợ đàng hoàng đi đã, rồi đường đường chính chính mà làm người thứ nhất. (Ảnh minh họa) |
Thứ hai, chị cho rằng “Người vợ không có quyền lên án người thứ ba”. Nếu đã nói đến quyền, thì xin được hỏi chị, chị đọc điều khoản đó ở đâu? Vợ không có quyền lên án người thứ ba, vậy người thứ ba lấy quyền gì để giành giật hạnh phúc của người vợ?
Thứ ba, chị nói “Người thứ ba cũng có quyền như người vợ”. Vậy thì chúng ta phân biệt giữa vợ và người thứ ba làm gì? Chị nói đúng. Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Nhưng cái việc mưu cầu ấy nó phải chính đáng, phải đàng hoàng, và không làm ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Không phải vì mưu cầu hạnh phúc của mình, mà sẵn sàng tranh cướp, giành giật, dùng âm mưu thủ đoạn để lấy cái hạnh phúc của người ta về làm hạnh phúc của mình. Tự mình làm nên thì tốt chị ạ, còn mưu cầu theo kiểu của chị, người ta gọi đó là “Cướp giật”. Kẻ cướp ngoài đường, chúng cũng mưu cầu hạnh phúc cả đấy chị ạ.
Chuẩn mực, nghĩa là điều tốt đẹp mà mọi người luôn hướng tới, luôn phấn đấu để đạt được. Chuẩn mực bao giờ cũng phải mang ý nghĩa nhân văn, còn cái loại “Chuẩn mực ngoại tình” mà chị nói đến, tên gọi chính xác của nó là "tệ nạn xã hội" chị ạ. Xã hội hiện đại, bình đẳng giới được nâng cao, nên ngoại tình như nấm mọc sau mưa, nhưng ngoại tình với tỷ lệ nhiều đến đâu chăng nữa, thì cũng không bao giờ được gọi là chuẩn mực. Chị gọi điều đó là chuẩn mực, vậy chúng ta sẽ dạy dỗ những thế hệ sau này thế nào đây?
Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, nhưng khi người vợ lấy được một người chồng tốt, thì chị lại cho rằng: “Đã cướp đi cơ hội có một ông chồng đẹp trai, tài giỏi, thành đạt của các cô khác”. Điều này có nực cười không? Chọn cho mình một người chồng tốt, cũng là một cái lỗi. Còn chen vào gia đình nhà người ta, ngoại tình với chồng người ta thì lại là một chuyện đương nhiên?
Thế sao chị không viết bài khuyên răn các cô bồ đừng làm người thứ ba làm gì, mà hãy cặp với những “người nghèo khổ, tàn tật, bệnh hoạn, đau ốm...” để khỏi bị thiên hạ ném đá? Ngoại tình, nguyên nhân do đàn ông là chủ yếu, do anh ta không chắc lòng vững dạ trước những cám dỗ ngoài hôn nhân, do anh ta thèm của lạ, ham vui, do anh ta không hạnh phúc và hàng ngàn nguyên nhân có cánh khác. Nhưng không thể phủ nhận tội lỗi của những kẻ thứ ba trong mối quan hệ này được. Họ đã vứt bỏ hết lòng tự trọng, danh dự, đạo đức và nhân phẩm để lao vào một gã đàn ông đã có vợ, đang ràng buộc hôn nhân với một người phụ nữ khác, làm đau khổ và tổn thương người phụ nữ ấy.
Chị nói đúng. Đàn ông không phải là một vật vô tri vô giác để mà giành giật. Nhưng chính vì không phải là vật vô tri, nên anh ta có tư duy, có cảm xúc, có nhận thức. Nếu anh ta đang sống trong một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, không lẽ anh ta lại không biết tìm đường thoát ra? Anh ta lại không biết cách tự giải thoát cho mình? Nhất là khi anh ta đẹp đẽ, tài giỏi, giàu có???
Muốn thiên hạ đừng ném đá, thì chớ làm người thứ ba làm gì. Hãy đợi anh ta bỏ vợ đàng hoàng đi đã, rồi đường đường chính chính mà làm người thứ nhất. Tại sao phải lao vào làm người thứ ba? Hay tại không có đủ tố chất và khả năng? Tài đảm thì đã chọn cho riêng mình một người chồng, không phải tranh giành chung đụng cùng ai, không phải nghe thiên hạ phỉ nhổ, xã hội lên án, đúng không chị?
Hôn nhân là chuyện đời tư, không ai có quyền phán xét. Nhưng đạo đức và hành động của một con người, thì người ta hoàn toàn có quyền phán xét. Nhất là khi nó làm cho những người khác đau khổ, làm ảnh hưởng đến trật tự và sự bình yên của xã hội.
Ngoại tình hay không, có phản bội vợ con hay không, chủ yếu do đàn ông quyết định. Nhưng có ngoại tình với những gã đàn ông như vậy hay không, lại là do đàn bà quyết định hoàn toàn. Đừng có làm người thứ ba, rồi lại đòi hỏi công bằng, yêu cầu xã hội phải thay đổi, phải chấp nhận. Nếu đã xác định làm người thứ ba, thì hãy chấp nhận những điều sẽ xảy đến như một việc tất yếu.
Huệ Nguyễn
"Vợ không có quyền lên án người thứ 3 cướp chồng"" alt="Vợ có đủ quyền để lên án kẻ thứ 3"/>
Vợ có đủ quyền để lên án kẻ thứ 3