当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Damac FC vs Al Wehda, 23h00 ngày 10/4: Khách khởi sắc 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Rangers vs Athletic Bilbao, 2h00 ngày 11/4: Chờ đợi lượt về
Trước chuyến bay sang Thái Lan, ĐKVĐ V-League nhận chỉ lệnh rõ ràng: "chơi tới bến" ở AFC Champions League 2019, thay vì gói gọn mục tiêu ở AFC Cup 2019. Nói thẳng ra, thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm được yêu cầu đá bại Bangkok United, sau đó đặt mục tiêu vượt qua tiếp Shandong Luneng (Trung Quốc), giành tấm vé vào vòng bảng AFC Champions League 2019. Bầu Hiển không muốn con cưng của mình quanh quẩn trong vùng nước cạn mà phải vùng vẫy ở biển lớn.
![]() |
Quang Hải và nhiều trụ cột Hà Nội FC đã đưa tuyển Việt Nam ra tầm châu lục, giờ là lúc chơi tới bến ở AFC Champions League chứ không phải AFC Cup |
Nhiệm vụ của tuyển Việt Nam "thu nhỏ" rõ ràng nặng nề hơn rất nhiều so với toan tính và ước lượng ban đầu về "sân chơi" mà ĐKVĐ V-League nhắm đến trước đó. Bởi so với AFC Cup, AFC Champions League đương nhiên là mặt trận khốc liệt, đẳng cấp gấp bội so với năng lực các đội bóng V-League. Trong lịch sử, duy nhất có B.Bình Dương từng giành được 1 trận thắng ở vòng bảng AFC Champions League và đó là "kỳ tích" chưa lặp lại đối với bất kỳ đại diện V-League nào ở sân chơi này.
Thực tế trước khi Hà Nội FC đá trận sơ loại với Bangkok United, chính các nhà tổ chức V-League mới tính đến lịch ĐKVĐ V-League đá... AFC Cup 2019 để xếp lịch mùa giải 2019. AFC thì tỏ ra thiếu tin tưởng khả năng Hà Nội FC vượt qua vòng sơ loại nên đã "ấn" đội chủ sân Hàng Đẫy vào "chiếu" AFC Cup 2019, cùng bảng với 3 đại diện của Myanmar, Campuchia và Singapore. Cũng vì thế, có nhiều lời đồn thổi cho rằng, đại diện Việt Nam tự... hạ cấp để chơi AFC Cup cho vừa miếng.
Lý giải cho yêu cầu "chơi tới bến" tại AFC Champions League, lãnh đạo cấp cao của Hà Nội FC khẳng định, đội bóng này đặt mục tiêu tiếp cận đến trình độ đẳng cấp châu Á. Hơn thế nữa, trong thời điểm hiện tại, với dàn cầu thủ đã khẳng định được năng lực cho bóng đá Việt Nam ở Asiad hay Asian Cup, việc Hà Nội FC chỉ chơi AFC Cup 2019 là không tương xứng với tham vọng của đội bóng.
![]() |
ĐKVĐ V-League hay "tuyển Việt Nam thu nhỏ" phải bước ra biển lớn chứ không phải "sông nhỏ" |
HLV Chu Đình Nghiêm tiếp nhận lệnh đá với mục tiêu cao ở AFC Champions League bằng thái độ cẩn trọng, dù đội bóng này mới được đầu tư thêm với những tinh binh như Omar hay thủ môn Bùi Tiến Dũng. Bangkok United, Á quân Thai League, là chướng ngại vât không dễ vượt qua ở trận cầu vào ngày 12/2 chứ chưa nói đến "ông lớn" Shandong Luneng (Trung Quốc).
"Lãnh đạo giao chỉ tiêu như vậy là tỏ rõ tham vọng lớn cho Hà Nội FC", ông Nghiêm nói, "Nhiệm vụ đó không dễ dàng, nhất là xem từ các kết quả trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Dù sao đã là mục tiêu đặt ra thì Hà Nội FC phải có ý thức đá hết mình, thành bại hay không sẽ do sân cỏ trả lời sau khi chúng tôi đã bung hết sức ra thi thố".
Khắc Hoàng
" alt="Tuyển Việt Nam 'thu nhỏ' phải chinh phục AFC Champions League"/>
Tuyển Việt Nam 'thu nhỏ' phải chinh phục AFC Champions League
Đồng thời, Sở yêu cầu phòng GD-ĐT huyện Mỹ Đức phối hợp với nhà trường, các cơ quan chức năng làm rõ sự việc, khi có kết luận của cơ quan điều tra nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã yêu cầu các đơn vị trường học trên địa bàn kiểm tra toàn bộ hệ thống điện trong khu vực, rà soát các hạng mục, công trình của nhà trường tuyệt đối không để xảy ra sự việc tương tự; thực hiện nghiêm việc tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học, giáo dục an toàn giao thông năm học 2019-2020.
![]() |
Học sinh lớp 2 bị điện giật tử vong trong giờ ra chơi. Ảnh: VTV |
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, khoảng 8h50 sáng ngày 24/10, khi đang chơi đùa cùng bạn vào giờ ra chơi ở bãi cỏ thì bé Hoàng Gia H. (SN 2012, học sinh lớp 2B, Trường Tiểu học xã Tuy Lai) bất ngờ bị điện giật.
Khi giáo viên phát hiện thì H. đã tử vong. Nguyên nhân ban đầu có thể do em dẫm chân lên sợi dây điện bị đứt, rơi ở bãi cỏ phía sau phòng học.
Sau khi sự việc xảy ra, nhà trường đã thông báo tới gia đình và cơ quan chức năng. Công an huyện Mỹ Đức và Công an xã Tuy Lai sau đó đã có mặt tại hiện trường.
Hiện các cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ việc.
Thanh Hùng
Đây là lần đầu tiên cháu T. đến trường học mầm non để học, do hiếu kỳ nên đã đút ngón tay vào ổ điện và bị điện giật.
" alt="Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vụ bé lớp 2 bị điện giật tử vong tại trường"/>Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vụ bé lớp 2 bị điện giật tử vong tại trường
Nhận định, soi kèo Greuther Furth vs FC Koln, 23h30 ngày 11/4: Tự tin trên sân nhà
Trước đây, công tác đào tạo nghề ở Tuyên Quang được triển khai, thực hiện, đặc biệt là công tác đào tạo nghề cho nông thôn nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Tư duy nghề nghiệp của người dân vẫn còn hạn chế. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào các tục lệ, thói quen. Ở những vùng vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, chưa chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Tình trạng nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.
![]() |
Gần 8000 lao động ở Tuyên Quang được đào tạo nghề trong năm 2019 |
Tình trạng thiếu lao động có trình độ tay nghề vẫn còn phổ biến; tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghề còn cao, nhất là lao động khu vực nông thôn. Nhiều lao động sau đào tạo vẫn chưa tìm kiếm được việc làm hoặc chưa áp dụng kiến thức vào thực tiễn; vẫn còn thiếu lực lượng lao động lành nghề phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Trước thực trạng trên, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung triển khai thực hiện các chương trình, dự án, phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế và nhiều chương trình, dự án trên địa bàn.
Cùng với những giải pháp đồng bộ và mang tính bền vững tăng thu nhập của lao động nông thôn, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan mà nòng cốt là Sở Lao động - TBXH triển khai các giải pháp cụ thể, phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề dựa trên nhu cầu thực tế của người lao động.
Đồng thời, gắn đào tạo nghề với quy hoạch sản xuất và những cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của từng huyện, xã.
Các nội dung hỗ trợ sản xuất từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình giảm nghèo bền vững phải gắn với các lớp dạy nghề cho nông dân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 31,5% năm 2010 lên 54,6% năm 2018, tăng 23,1%; trong đó qua đào tạo nghề từ 17,5% lên 33,8%, tăng 16,3%; ước thực hiện năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 57%, trong đó qua đào tạo nghề trên 35%.
Tổng số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề từ năm 2010-2018: 48.945 người (lĩnh vực nghề nông nghiệp: 34.212 người; phi nông nghiệp: 14.733 người). Ước thực hiện năm 2019: 5.440 người (nghề nông nghiệp: 3.800 người; phi nông nghiệp: 1.640 người).
Số hộ gia đình có người tham gia học nghề được thoát nghèo từ năm 2010-2018: 4.894 người. Ước thực hiện 2019: 544 người; Số hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ có thu nhập khá: 12.236 người. Ước thực hiện 2019: 1.360 người.
Việc đào tạo nghề ở nhiều địa phương trong tỉnh Tuyên Quang được thực hiện theo phương châm “cầm tay chỉ việc”.
Tức là dạy nghề giữa lý thuyết và thực hành song song với nhau nên đã giúp các học viên dễ hiểu, dễ áp dụng kiến thức vào thực tế, nhất là đối với lao động là người dân tộc thiểu số.
Cùng với đó, đào tạo nghề theo nhu cầu của người học cũng được gắn với những tiềm năng thế mạnh của địa phương.
Từ đó, tạo cơ hội cho người lao động sau khi học nghề có thể áp dụng ngay những kiến thức đã học để phát triển kinh tế gia đình, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Lao động nông thôn sau khi học nghề áp dụng kiến thức đã học vào phát triển kinh tế, góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm được chi phí sản xuất; có việc làm được các doanh nghiệp, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tuyển dụng, được chuyển nghề, có thu nhập, tăng năng suất lao động, nhiều hộ biết vận dụng kiến thức được học vào phát triển kinh tế hộ gia đình, bước đầu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn, góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới. Góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2019 lên trên 57%, trong đó qua đào tạo nghề trên 35%.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 cơ sở, trong đó gồm 1 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp, 9 trung tâm và 2 cơ sở có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, 1 phân hiệu trường đóng trên địa bàn tỉnh.
Việc đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho lao động, nhất là lao động nông thôn để họ trở thành lao động làm các công việc trong các lĩnh vực nông nghiệp hiện đại, chuyển đổi cơ cấu lao động sang phi nông nghiệp, xuất khẩu lao động là một yêu cầu cấp thiết, có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm xây dựng một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp để tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn góp phần xây dựng Tuyên Quang trở thành một tỉnh có công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Đến năm 2019, công tác đào tạo nghề cho nông thôn ở Tuyên Quang được triển khai thực hiện, đã có tác dụng chuyển đổi nhận thức về học nghề, việc làm, nâng cao tay nghề cho người lao đông, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn,
Diệu Bình
" alt="Hàng nghìn lao động nông thôn ở Tuyên Quang được đào tạo nghề trong năm 2019"/>Hàng nghìn lao động nông thôn ở Tuyên Quang được đào tạo nghề trong năm 2019
Báo cáo tại hội nghị, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, 65 năm qua, ngành GD-ĐT Thủ đô không ngừng phát triển và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đóng góp một lực lượng trí thức không nhỏ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao; chất lượng giáo dục mũi nhọn có chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét,…
Lãnh đạo TP Hà Nội tặng hoa chúc mừng ngành GD-ĐT. |
Giáo dục Hà Nội cũng khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước, giành thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 239 giải và huy chương quốc tế; 155 giải quốc gia năm 2019. Đặc biệt, 2 học sinh Việt Nam đã đạt điểm tuyệt đối và điểm cao nhất trong các kỳ thi Olympic Hóa học và Thiên văn học-Vật lý thiên văn năm 2019.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu. |
Trong kỳ thi THPT quốc gia, Hà Nội là đơn vị có số bài thi đạt điểm 10 cao nhất cả nước với 166 bài; tỷ lệ tốt nghiệp đạt 96,18%. Công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được Bộ GD-ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Góp phần làm nên những thành tích đó, không thể không nói đến đóng góp của các thầy cô giáo.
Với lòng yêu nghề, yêu trẻ, cô giáo Phạm Minh Ngọc, giáo viên Trường Mầm non Mai Dịch (quận Cầu Giấy) đã nghiên cứu, thiết kế và áp dụng có hiệu quả nhiều phần mềm giáo dục,...phục vụ cho công tác của nhà trường. Những sản phẩm của cô không những giúp trẻ học nhanh, hứng thú mà còn hỗ trợ đồng nghiệp trên toàn quốc tham khảo và học hỏi.
Hay cô giáo trẻ Vũ Bích Phương - giáo viên Trường THCS Dịch Vọng (quận Cầu Giấy), bằng sự tìm tòi đã trực tiếp biên soạn giáo trình dạy môn Sinh học với 6 chủ đề tích hợp trên nền tảng phần mềm công nghệ Onenote, hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức và triển khai dự án trong mùa hè,...
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ tặng cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể xuất sắc. |
Hay trường hợp cô giáo Nguyễn Thị Hạ - giáo viên Trường THCS Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Năm 2013, trên đường đi dự tiết chuyên đề Toán ở trường bạn, cô giáo gặp tai nạn và mất chân phải. Song, vượt qua khó khăn, cô vẫn cố gắng đến lớp với một đôi chân không còn lành lặn để tiếp tục dạy học trò với lòng yêu nghề và lòng nhiệt huyết tràn đầy,...
Đó chỉ là một trong số nhiều nhà giáo mẫu mực và tiêu biểu của ngành.
Ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao Cờ thi đua của Bộ GD-ĐT cho các tập thể. |
Năm nay, 40 nhà giáo tiêu biểu, xuất sắc nhất ở các cấp học cũng được Sở GD-ĐT tôn vinh giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”.
Đây là những nhà giáo Hà Nội nhiệt tình, tâm huyết với nghề dạy học, có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.
Các nhà giáo nhận được nhận giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” năm 2019. |
Những nhà giáo đạt giải đều là những nhà giáo có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ hoặc tích cực vượt khó, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Các thầy cô là những người tâm huyết, có nhiều cống hiến cho ngành giáo dục, được đồng nghiệp tín nhiệm, học sinh yêu quý và khơi nguồn, truyền cảm hứng cho học sinh.
Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội trao giải thưởng cho các nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo năm 2019. |
Tính đến đầu năm học 2019-2020, Hà Nội có 2.746 trường (gồm 2..744 trường mầm non, phổ thông và 2 trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Sở) với 60.391 nhóm lớp, hơn 2 triệu học sinh.
Đến nay, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia toàn thành phố là 55,1%, trong đó công lập là 66,7%; đã công nhận được 19 trường chất lượng cao (trong đó có 14 trường công lập). Để chuẩn cho khai giảng năm học mới 2019-2020, trên địa bàn các quận, huyện, thị xã đã xây mới được 67 trường học các cấp học, trong đó có 34 trường được thành lập mới, với kinh phí khoảng 3.900 tỷ đồng.
Thanh Hùng
- Ngày 9/11, rất đông các thế hệ cựu học sinh của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội) đã cùng trở về hội ngộ trong lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường.
" alt="Hà Nội tuyên dương các nhà giáo mẫu mực tiêu biểu năm 2019"/>