Những kẻ tiếp thị mờ ám bị Mark Zuckerburg cấm quảng cáo trên Facebook đã tìm ra cách mới để tiếp tục chạy quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới: “thuê” tài khoản Facebook.
Những kẻ tiếp thị mờ ám bị Mark Zuckerburg cấm quảng cáo trên Facebook đã tìm ra cách mới để tiếp tục chạy quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới: “thuê” tài khoản Facebook.
“Nền kinh tế cho thuê tài khoản Facebook” là một ví dụ cho thấy cách mọi người cố gắng khai thác hệ thống quảng cáo trên mạng xã hội, để tránh các lệnh cấm và che giấu ai là người thực sự đứng sau các chiến dịch quảng cáo. Với một tài khoản đi thuê, một người có thể tạo một trang mới và nhanh chóng bắt đầu chạy quảng cáo. Và ngay cả khi Facebook cuối cùng chặn các quảng cáo đó và cấm tài khoản, kẻ đó lại có thể chuyển sang một tài khoản thuê khác và bắt đầu lại - mà không cần Facebook hay bất kỳ ai khác biết họ là ai.
John Amirrezvani, một nhà nghiên cứu bảo mật mô tả các chương trình này là “rửa tiền quảng cáo”, vì những người điều hành chúng tìm và trả tiền cho những người khác để giúp họ vượt qua các hạn chế của Facebook.
Amirrezvani, một nhà nghiên cứu bảo mật, cho biết mọi người có thể cho thuê tài khoản Facebookk với giá 500 USD/tháng.
Một số kẻ thậm chí còn gửi cho chủ tài khoản Facebook máy tính xách tay miễn phí nếu họ đăng ký cho thuê tài khoản. Máy tính xách tay được cài đặt sẵn phần mềm cho phép người chạy quảng cáo từ tài khoản Facebook của người dùng, cùng với khả năng tham gia vào các hành vi xâm lấn và rủi ro khác.
Các tài khoản Facebook cho thuê thậm chí còn được sử dụng để chạy những quảng cáo cho các dịch vụ lừa đảo, chẳng hạn như sòng bạc trực tuyến.
Dựa trên nghiên cứu của mình, Amirrezvani ước tính rằng hàng ngàn người đã đăng ký các chương trình cho thuê tài khoản này. Rob Leathern, một người quản lý sản phẩm của Facebook trong nhóm quảng cáo, nói rằng công ty đã biết và hành động chống lại các kế hoạch cho thuê tài khoản trong khoảng hai năm qua.
“Cho phép bất cứ ai khác truy cập vào tài khoản Facebook của bạn không chỉ có thể xâm phạm thông tin của bạn mà còn vi phạm các điều khoản của chúng tôi và có thể dẫn đến tài khoản của bạn bị treo”, đại diện Facebook cho biết.
" alt=""/>Cảnh báo dịch vụ nguy hiểm mới: cho thuê tài khoản Facebook để chạy quảng cáo mờ ámChỉ được có mặt trong dòng AMG Line, phiên bản S560 rẻ nhất sẽ được đi kèm với một loạt tính năng tiêu chuẩn cao cấp như màn hình rộng kép 12,3 inch cùng hệ thống cần gạt nước Magic Vision Control, Aircap, Airscarf, sạc điện thoại không dây, hệ thống treo khí nén, hệ thống thông tin giải trí trực tuyến Comand Online, đèn chiếu sáng thông minh Intelligent Light.
Ngoài ra, S560 cũng nhận được các trang bị đáng chú ý khác gồm mở cửa không cần chìa Keyless Go Comfort với chức năng mở cốp từ xa Remote Boot, gói Memory ghi nhớ thiết lập điều chỉnh ghế ngồi và vô lăng, ánh sáng nội thất với 64 lựa chọn màu sắc, các ghế thông gió, hệ thống âm thanh Burmester, kết nối Android Auto / Apple CarPlay và bộ la-zăng hợp kim 19 inch.
Trong khi đó, phiên bản Cabriolet S 63 được bổ sung thêm chức năng massage trên ghế ngồi, gói hỗ trợ driver, ống xả AMG thể thao, ghế ngồi thể thao AMG bọc da Nappa, bộ lưới tản nhiệt AMG Panamericana đọc đáo. Bánh xe làm bằng hợp kim kích thước lớn 20 inch dạng đa chấu.
Đến hết năm 2018, Viettel đạt tổng doanh thu hơn 234 nghìn tỷ, chiếm 60% tổng doanh thu toàn ngành viễn thông Việt Nam; tổng lợi nhuận hợp nhất đạt 37,6 nghìn tỷ, chiếm hơn 70% lợi nhuận toàn ngành, nộp ngân sách nhà nước 37 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 70% số tiền nộp ngân sách toàn ngành.
Dù 2018 tiếp tục là một năm thách thức khi thị trường viễn thông Việt Nam đã bão hòa, doanh thu dịch vụ của Viettel trong lĩnh vực cốt lõi của Tập đoàn vẫn tăng trưởng tăng trưởng 8%, trong đó doanh thu dịch vụ viễn thông trong nước tăng 4,2%. Lĩnh vực đầu tư quốc tế có doanh thu dịch vụ tăng trưởng ~ 20%. Dòng tiền chuyển về nước đạt 240 triệu USD, cao hơn 3% so với năm ngoái.
Thuê bao di động của các thị trường nước ngoài tăng gần 20%, đóng góp vào gần 12 triệu thuê bao di động phát triển mới trong năm, nâng tổng số thuê bao của Viettel trên toàn cầu là hơn 110 triệu thuê bao di động. Đặc biệt, thị trường Myamar của Viettel đã đạt 4 triệu thuê bao sau 6 tháng kinh doanh, một kỷ lục hiếm có trên thế giới.
Năm 2018, Viettel tiếp tục là thương hiệu đứng số 1 về giá trị ở Việt Nam, nằm trong top 50 thương hiệu viễn thông giá trị lớn nhất thế giới, với mức định giá 3,178 tỷ USD - tăng 23,7% so với năm 2017.
Năm 2018 đánh dấu nhiều dấu mốc quan trọng đối với Viettel khi được Chính phủ đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội và phê duyệt Phương án tái cơ cấu Tập đoàn đến năm 2020; công bố bước vào giai đoạn phát triển thứ 4: Giai đoạn của 4.0 và Kinh doanh toàn cầu.
Xác định đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0
Bước sang năm 2019, Viettel đề ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu 7,3% (hơn 251 nghìn tỷ đồng); lợi nhuận tăng 4,6% (hơn 39 nghìn tỷ đồng) so với năm ngoái. Viettel cũng dự kiến sẽ nộp 38.100 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước năm 2019.
Trong chiến lược giai đoạn 4 của mình, Viettel cũng xác định phải đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 cho nền kinh tế với vai trò dẫn dắt và lan tỏa cả về công nghệ, dịch vụ, mô hình kinh doanh, nghiên cứu sản xuất, sản phẩm. Trong đó tập trung vào các dự án 4.0 cho Chính phủ điện tử, giáo dục, nông nghiệp, thành phố thông minh,… từ cấp trung ương đến cấp địa phương, tới từng lĩnh vực cuộc sống.
Năm 2018, Viettel đã hình thành nhiều sản phẩm, dịch vụ, hệ sinh thái công nghệ sẵn sàng trở thành nhà cung cấp dịch vụ số.
Viettel tiếp tục nâng cấp mạng 4G làm hạ tầng cho các dịch vụ số cơ bản và kết nối nb - IoT. Khi có tần số, sẽ triển khai sớm nhất thử nghiệm 5G vào quí I/2019, mục tiêu thử nghiệm về kỹ thuật đồng thời xác định các mô hình kinh doanh băng rộng trên 5G. Sau 2020 sẽ triển khai mở rộng mạng 5G theo nhu cầu kinh doanh và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
Về mạng truyền dẫn: Viettel đã thực hiện ảo hóa các thiết bị mạng lõi, ảo hóa hạ tầng CNTT và chuyển đổi tất cả các ứng dụng CNTT lên nền tảng điện toán đám mây (Cloud), triển khai hệ thống mạng lưới phân phối nội dung CDN đến cấp tỉnh trên toàn mạng, sẵn sàng cho hạ tầng Mobile Edge Computing của công nghệ 5G.
Về hạ tầng dữ liệu: Viettel đã đầu tư 5 Data Center đúng chuẩn Tier 3 phổ biến của thế giới và tiến tới chuẩn Tier 4, đủ khả năng phục vụ cho hàng triệu khách hàng sử dụng dịch vụ IoT cùng lúc.
Về CNTT: Viettel đã và đang triển khai xuyên suốt các hệ thống CNTT theo hướng thông minh hơn, tăng trải nghiệm khách hàng trên nền tảng các công nghệ mới như Bigdata, AI, VR… bao gồm các hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng, hệ thống ERP, hệ thống phân tích dữ liệu thông minh, hệ thống tri thức khách hàng...
Về bảo mật thông tin: Viettel đã thành lập Công ty An ninh mạng theo đề án tái cơ cấu. Đây là đơn vị được giao trực tiếp nghiên cứu, triển khai các giải pháp tổng thể để đảm bảo bảo mật và an toàn thông tin, đáp ứng các thách thức của chuyển đổi số, bao gồm: Giải pháp bảo mật và an toàn thông tin tổng thể cho IoT và các phần mềm, ứng dụng CNTT; Giải pháp giám sát an toàn thông tin thông minh trên Cloud, có thể triển khai với quy mô quốc gia, cho các tổ chức lớn; Hệ thống tường lửa quốc gia để kiểm soát không gian mạng. Xây dựng các công cụ tự động phát hiện, cảnh báo tấn công; công cụ phòng thủ, phát động tấn công và tấn công trên không gian mạng.
Về Công nghiệp - Công nghệ cao: Viettel tập trung vào nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm cho mạng lưới cung cấp dịch vụ số như: mạng lõi ảo, trạm vô tuyến 5G, các loại sensor, các thiết bị có nhúng sensor IoT, các sản phẩm AI,…
Hiện nay, mức độ đóng góp của các dịch vụ số của Viettel điển hình là Content, Media, IoT và Fintech đang chuyển dịch theo hướng rất tích cực cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng doanh thu,năm 2018, đã chiếm tỷ trọng 7.1%. Thời gian tới, Viettel sẽ tiếp tục xây dựng mô hình doanh viễn thông và doanh nghiệp dịch vụ số.
Là một doanh nghiệp viễn thông hàng đầu VN, Viettel cũng đã đề xuất Chính phủ cho phép Viettel tham gia vào việc phát triển thanh toán số gồm những dịch vụ: Chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, Xây dựng hạ tầng chấp nhận thanh toán dùng chung; Dịch vụ sử dụng tài khoản viễn thông trong thanh toán điện tử các giá trị nhỏ.
Nói về nhiệm vụ năm 2019, ông Lê Đăng Dũng- Chủ tịch Tập đoàn Viettel cho biết: Viettel là doanh nghiệp chủ đạo trong lĩnh vực viễn thông và CNTT, để kiến tạo xã hội số, Viettel trước mắt cần làm hai việc: một là tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chuẩn công nghệ 4.0; hai là thể hiện tiếng nói, góp phần thúc đẩy thể chế đi nhanh hơn, Chính phủ số đi nhanh hơn".
Doãn Phong
" alt=""/>2019, Viettel trở thành nhà cung cấp dịch vụ số