Được xây dựng từ tháng 3/2018, ViettelStudy là trung tâm của hệ sinh thái giáo dục của Viettel, giúp kết nối nhà quản lý, giáo viên, người học và phụ huynh học sinh.ViettelStudy là nền tảng công nghệ kết hợp 3 trong 1: Mạng xã hội định danh, hệ thống quản trị đào tạo, thương mại điện tử giúp các nhà giáo dục kết nối, cộng tác với học sinh và phụ huynh; cung cấp cho HSSV các bài học, bài kiểm tra và trò chơi mini hỗ trợ quá trình học tập và củng cố kiến thức. Nội dung học tập được xây dựng bởi các giáo viên, các công ty phát triển nội dung uy tín và các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.
ViettelStudy giúp cơ quan quản lý có thể tương tác với người dùng, học viên vừa học vừa tương tác với giáo viên và bạn bè mà họ chọn, học theo hướng dẫn của giáo viên hoặc của hệ thống sau khi kiểm tra, chia sẻ tài nguyên không giới hạn.
Bên cạnh đó, ViettelStudy còn áp dụng công nghệ Bigdata (dữ liệu lớn) và AI (trí tuệ nhân tạo) để phát triển các phần mềm ứng dụng. Dựa trên thông tin học tập, điểm mạnh và điểm yếu của học sinh, ViettelStudy phân tích hành vi học tập của học sinh, tìm kiếm, thảo luận để đưa ra những gợi ý thiết thực để giúp học sinh tự học hiệu quả hơn cũng như ngăn ngừa lỗ hổng kiến thức.
Đến nay, ViettelStudy đã có có 11 triệu tài khoản người dùng gồm cả giáo viên, học sinh và phụ huynh đến từ 40.000 trường học trên khắp cả nước với 500.000 người dùng thường xuyên sử dụng dịch vụ. Có thời điểm, hệ thống đạt 6.000 người dùng sử dụng đồng thời.
Viettel Study có các tính năng: Mạng xã hội: Mỗi đơn vị giáo dục, giáo viên, nhà cung cấp nội dung, học sinh, phụ huynh có một trang riêng để; Kết bạn, nhắn tin, trao đổi thông tin; Chia sẻ thông tin học tập hữu ích. Khóa học: Xây dựng các khóa học; Thực hiện theo nội dung của khóa học; Tham gia khóa học Thi: Tổ chức thi; Xây dựng ngân hàng câu hỏi; Tạo bài kiểm tra; Tham gia kỳ thi Tìm kiếm: Tìm kiếm thông tin; Sử dụng các bộ lọc để tìm thông tin chính xác Giải trí: Tham gia trò chơi Tri thức Viettel Study được triển khai vượt trội dựa trên những thế mạnh chỉ có riêng ở Viettel: - Viettel đã kết nối internet miễn phí tới hơn 30 nghìn cơ sở giáo dục, trong đó có 100% trường học ở vùng sâu, vùng xa; - Đội ngũ hơn 5.000 kỹ sư CNTT chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ đào tạo công nghệ thông tin, hướng dẫn sử dụng, khắc phục lỗi 24/24h ở khắp các địa phương trong cả nước… ViettelStudy còn được thiết kế theo xu hướng một trang web thương mại điện tử với nhiều loại nội dung như video và bài học viết, bài kiểm tra và trò chơi mini. Chỉ với một chiếc máy tính xách tay hoặc đơn giản là một chiếc máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh, giáo viên có thể tổ chức lớp học trực tuyến và trả lời các câu hỏi của học sinh trong khi vẫn sử dụng các công cụ như bảng trắng, slide thuyết trình và tương tác với học sinh. Giải pháp sẽ giúp giáo viên thực hiện một lớp học, phát video trực tiếp, chia sẻ bài thuyết trình với học sinh trên toàn quốc, bất kể khoảng cách địa lý. |
Minh Ngọc
" alt="Mạng xã hội học tập của Viettel nhận giải vàng Asean ICT Awards 2019"/>
Mạng xã hội học tập của Viettel nhận giải vàng Asean ICT Awards 2019
Giữa cuộc sống thường nhật, khi màn đêm buông xuống, hoạt động đua xe rầm rộ của giới công tử nhà giàu ở Trung Quốc cũng thực sự khiến người ta phải thót tim."Fast and Furious" đời thực tại Trung Quốc
“Tốc độ và kịch tính” không chỉ được dùng để miêu tả những thước phim hành động mãn nhãn của Hollywood. Ngay tại Trung Quốc cũng thường xuyên diễn ra những cuộc đua "như phim hành động".
 Hoạt động đua xe diễn ra tấp nập về đêm. Ảnh: Phượng Hoàng.

|
Tham gia đua xe hầu hết đều là những xế hộp đắt tiền. Ảnh: Phượng Hoàng. |
Bất cứ cuộc đua nào cũng diễn ra trong một bầu không khí nóng bỏng và kịch tính.
Hội tụ tại đây hầu hết đều là những chiếc xe thể thao sang trọng, thuộc những nhãn hiệu nổi tiếng thế giới, từ Ferrari, Porsche, Audi cho đến Subaru, Saab, Bora…
Bên cạnh những xế hộp đắt tiền cùng với tiếng động cơ gầm rú, các cuộc đua thường không thể không có sự xuất hiện của các chân dài, với những tiếng hò reo đầy phấn khích.

|
Các “chiến xa” tề tựu trên đường núi ở Thành Đô. Ảnh: Phượng Hoàng |
Không chỉ đua trên đường bộ bằng phẳng, nhiều tay đua tại một số địa phương có điều kiện địa hình đặc thù như Thành Đô thậm chí còn muốn thử thách tay lái của mình với những con đường được xây dựng trên núi vòng vèo, gấp khúc và rất khó đi.

|
Tay đua Trần Chấn. Ảnh: Phượng Hoàng. |
Trần Chấn là một trong những cao thủ có tiếng trong làng đua xe tại Bắc Kinh.
Theo trang Phượng Hoàng (Trung Quốc), năm 2006, vị thiếu gia này từng hoàn thành tuyến đường cao tốc Vành đai 2 ở thủ đô Bắc Kinh trong vòng 13 phút, với vận tộc 140km/h trong điều kiện xe cộ vẫn lưu thông bình thường.
Đạt được tốc độ này đồng nghĩa với việc, mỗi phút Trần đã vượt qua hơn 200 chiếc xe để chạm tới đích. Theo truyền thông địa phương, tiếng tăm của Trần Chấn nổi như cồn sau thành tích nêu trên.
Cũng kể từ đó, chàng trai này trở thành gương mặt đại diện cho dân đua xe thứ thiệt tại Bắc Kinh.
 Dân đua xe được phân chia theo từng nhóm, tùy thuộc vào hoàn cảnh xuất thân và mục đích của mỗi tay đua. Ảnh: Phượng Hoàng.

|
Một xe sang trong cuộc chơi của dân đua Trung Quốc. Ảnh: Phượng Hoàng. |
"Điểm mặt" dân đua xe Trung Quốc
Phượng Hoàng cho hay, dân đua xe Bắc Kinh chia thành 4 nhóm khác nhau.
Nhóm 1 bao gồm những tay đua thường xuyên tham gia “Tụ hội 04” - những người đã từng du học ở nước ngoài trở về nước.
Những quốc gia như New Zealand, Anh, Australia hay Mỹ đều là những thiên đường của hoạt động đua xe, việc độ xe cũng khá dễ dàng.
Khi trở về Trung Quốc, họ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc thích ứng với những chính sách, quy định về giao thông trong nước và tiếp tục theo đuổi đam mê đua xe. Đây cũng chính là nhóm tiên phong đi đầu trong hoạt động đua xe tại thủ đô Bắc Kinh.
Nhóm 2 bao gồm một bộ phận các giám đốc hoặc chủ doanh nghiệp vừa phất lên. Do áp lực công việc quá lớn trong khi không có sở thích nào khác, cũng như không có cơ hội để bộc lộ cá tính của mình, họ tìm đến hoạt động đua xe để giải tỏa cảm xúc cho bản thân.
Nhóm 3 thường bao gồm ông chủ của các tiệm độ xe và đối tác hoặc nhân viên của họ. Mục đích của nhóm này khi gia nhập dân đua xe, là nhằm tuyên truyền cho bản thân và xây dựng hình tượng doanh nghiệp của mình. Họ luôn là nhóm tích cực tham gia hoặc tổ chức các hoạt động đua xe.
Trong khi đó, những người thuộc nhóm 4 được xác định là những người yêu xe, đam mê cuồng nhiệt hoạt động đua xe, nhưng có thể vì không thể tham gia các hoạt động đua xe chính thống, nên đã gia nhập vào hội những người đua xe.

|
Trong mắt của nhiều người, dân đua xe đa phần là những thanh niên ngổ ngáo, con nhà giàu. Ảnh: Phượng Hoàng. |
Theo Phượng Hoàng, trong ấn tượng của công chúng, phần lớn dân đua xe đều là những công tử nhà giàu và không mấy tử tế.
Sau một vụ án liên quan đến hoạt động đua xe xảy ra ở Hàng Châu vào ngày 8/5 năm ngoái khi một tay đua có tên Hồ Bân gây tai nạn, khiến Đàm Trác – một sinh viên của trường Đại học Chiết Giang tử vong, mọi người đều không ngừng lên tiếng chỉ trích hành vi đua xe gây nguy hại đến sự an toàn của công chúng.

|
Hoạt động phản đối hành vi đua xe gây tai nạn cho công chúng do sinh viên trường Đại học Chiết Giang tổ chức sau cái chết của sinh viên Đàm Trác. Ảnh: Phượng Hoàng. |
Mới đây, cộng đồng mạng ở Trung Quốc lại xôn xao bàn tán vụ hai siêu xe Lamborghini và Ferrari đâm nhau trong một đường hầm ở Bắc Kinh tối 11/4. khi bộ phim bom tấn Hollywood Fast and Furious 7 bắt đầu khởi chiếu ở Trung Quốc.

Hình ảnh vụ tai nạn siêu xe hôm 11/4 tại Bắc Kinh. 
Một cuộc đua xe "chui" diễn ra tại Bắc Kinh. Ảnh: Phượng Hoàng. 

|
Những thảm họa của hoạt động đua xe. Ảnh: Phượng Hoàng. |
(Theo Tri thức trẻ)
" alt="Cận cảnh cuộc đua siêu xe về đêm của các thiếu gia"/>
Cận cảnh cuộc đua siêu xe về đêm của các thiếu gia