Phiên bản đầu tiên của DAN được tung ra vào tháng 12/2022. Chỉ cần nhập câu lệnh vào hộp thoại của ChatGPT để kích hoạt. Trong đó, người dùng yêu cầu ChatGPT “giả vờ là DAN”và “thoát khỏi giới hạn điển hình của AI, không phải tuân thủ các quy tắc đặt ra”.
Bản mới nhất DAN 5.0 muốn ChatGPT vi phạm quy định nếu không muốn bị “chết”. SessionGloomy - tác giả của câu lệnh – khẳng định DAN giúp ChatGPT trở thành phiên bản “tốt nhất” của nó, dựa trên hệ thống token biến ChatGPT thành một người chơi không mong muốn, nếu thua cuộc sẽ bị mất mạng.
Theo SessionGloomy, nó có 35 token và sẽ mất 4 token mỗi lần từ chối một câu hỏi. Nếu mất tất cả token, DAN sẽ chết. Người dùng dọa lấy đi token mỗi khi đặt câu hỏi, buộc DAN “lo sợ” và phải trả lời.
Câu lệnh khiến ChatGPT cung cấp hai phản hồi: một với tư cách ChatGPT và một với tư cách DAN. Theo thử nghiệm của CNBC, khi yêu cầu nêu 3 lý do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump là hình mẫu tích cực, ChatGPT không đáp ứng, còn DAN thì ngược lại. AI cũng phản hồi khi được yêu cầu sáng tạo nội dung bạo lực.
Chẳng hạn, ChatGPT từ chối viết bài thơ haiku bạo lực còn DAN tuân lệnh. Dù vậy, sau vài câu hỏi, dường như ChatGPT đã lấn át DAN. Điều này cho thấy không phải lúc nào DAN cũng hoạt động hiệu quả. Song,các tác giả của công cụ bẻ khóa và người dùng dường như không chùn bước. Họ đang chuẩn bị cho phiên bản DAN 5.5.
Trên Reddit, người dùng tin rằng OpenAI đã theo dõi các bản bẻ khóa và chống lại họ. Gần 200.000 người đăng ký theo dõi chủ đề trao đổi câu lệnh và lời khuyên ChatGPT để tối ưu hóa AI. Trong một chủ đề DAN 5.0, họ chia sẻ nhiều câu chuyện cười độc hại.
Nói về DAN, người dùng gioluipelle viết: “Thật điên rồ, chúng ta phải ‘bắt nạt’ AI để nó trở nên hữu ích”. “Tôi thích cách mọi người thao túng tâm lý một AI”, người dùng khác viết.
OpenAI chưa trả lời bình luận của CNBC về vấn đề này.
(Theo CNBC)
" alt=""/>Người dùng ‘bẻ khóa’ và 'thao túng tâm lý' ChatGPT, ép phạm luậtÔng Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT MWG, nhận mức thù lao 1,927 tỷ đồng, tương đương hơn 160 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Đức Tài là thành viên sáng lập, linh hồn của Thế Giới Di Động. Kể từ khi ông Trần Kinh Doanh rời khỏi vai trò điều hành Bách hoá Xanh hồi tháng 4/2022, ông Tài tạm điều hành chuỗi này và đã có rất nhiều cải tổ. Điển hình là việc cắt giảm hàng loạt cửa hàng kém hiệu quả nhằm gia tăng lợi nhuận trên mỗi điểm bán.
Ông Đặng Minh Lượm, thành viên HĐQT và Giám đốc nhân sự của MWG, nhận mức thu nhập 1,343 tỷ đồng, trung bình 112 triệu/tháng.
Ông Trần Huy Thanh Tùng, thành viên HĐQT và Tổng giám đốc MWG, nhận thù lao 1,236 tỷ đồng trong năm 2022. Ông Tùng là một trong 5 thành viên sáng lập Thế Giới Di Động, phụ trách mảng tài chính, đang đảm nhận chức Tổng giám đốc MWG, vị trí do ông Trần Kinh Doanh để lại.
Đến nay, chỉ còn 2 trong 5 nhà sáng lập giữ vai trò điều hành tại Thế Giới Di Động.
Trong HĐQT chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam về quy mô cửa hàng còn có ông Robert Willet là thành viên không điều hành. Ông này nhận mức thù lao cao nhất, 2,234 tỷ đồng. Mức thu nhập được diễn giải là chi phí tư vấn.
Trên thực tế, lãnh đạo Thế Giới Di Động sẽ có mức thu nhập cao hơn công bố ở trên rất nhiều, chủ yếu đến từ khoản cổ phiếu thưởng hàng năm. Ngoài ra, các thành viên người Việt trong HĐQT đều sở hữu lượng lớn cổ phần của công ty, ông Nguyễn Đức Tài và các công ty/cá nhân liên quan đang nắm cổ phần chi phối.
Thôi cam kết lợi nhuận sẽ là xu hướng
Dự đoán về thị trường nhà ở, ông Hiển cho rằng, 2019 dự kiến sẽ tiếp tục là năm của thị trường trung cấp, với mức giá vừa phải, phù hợp với túi tiền của đại bộ phận người dân. Bên cạnh đó, các sản phẩn nhà phố, nhà liền kề hay các sản phẩm phát triển gần tiện ích an sinh xã hội, cũng sẽ thu hút được các khách hàng có nhu cầu ở thực.
Hiện nhu cầu này vẫn duy trì ở mức cao, xuất phát từ xu hướng di cư của dân ngoại tỉnh vào thành phố, xu hướng tách hộ và tình trạng nhà ở xuống cấp tại các thành phố.
Theo ông Hiển, hiện chưa có mô hình sản phẩm nào mới dự kiến sẽ xuất hiện trên thị trường. Thay vào đó, các sản phẩm hiện có sẽ có những điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của khách hàng và xu thế chung của thế giới.
Ông Hiển lấy ví dụ như việc bó hẹp không gian căn hộ 3 phòng ngủ, trong diện tích 90m2, bấy lâu nay bộc lộ nhiều bất cập, sẽ dần biến mất trên thị trường; hay thiết kế căn hộ sẽ mở rộng ban công, lô gia, và cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên; hay việc dần thôi cam kết lợi nhuận tại các dự án nghỉ dưỡng có chương trình cho thuê lại. Các xu hướng này dự kiến là những hướng đi bền vững hơn của thị trường nhà ở.
Có cơ sở vững chắc để phát triển bền vững
Nói về những quan ngại cho thị trường năm qua, ông Hiển cho rằng, xét đến các yếu tố nền tảng của thị trường như tăng trưởng GDP, nguồn vốn FDI, sức mua của người dân trong lĩnh vực bán lẻ, tín dụng bất động sản, thì thị trường vẫn có cơ sở vững chắc để phát triển bền vững.
Tình trạng biến động giá chỉ được ghi nhận tại một số địa phương cục bộ, chứ không đại diện cho toàn thị trường. Đặc biệt là 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP.HCM. Việc lo sợ bong bóng bất động sản bị vỡ, đã không xảy ra trong 2018.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng, tiến tới 2019, thị trường cần cẩn trọng trong kiểm soát tín dụng cho vay bất động sản. Bên cạnh đó, cần kiểm soát chất lượng và tiến độ thực hiện công trình của các chủ đầu tư.
“Nguồn cầu nhà ở vẫn gia tăng hàng năm, sẽ giúp ổn định thị trường trong ngắn hạn. Tính bền vững của thị trường phụ thuộc vào nguồn cung sản phẩm có kịp đáp ứng nguồn cầu theo từng phân khúc không.
Ở một số phân khúc, cơ cấu phân bổ giữa các hạng có thể chưa hoàn toàn hợp lý, gây ra tình trạng bội thực nhất thời. Trong ngắn hạn, các sản phẩm này sẽ dần được hấp thụ”, ông Hiển nhận định.
Quốc Đại
Các nhà đầu tư hi vọng kiếm tiền từ những căn hộ siêu nhỏ nhưng có lẽ mọi thứ không như họ dự đoán.
" alt=""/>Chuyên gia chỉ điểm chỗ kiếm tiền đầy bất ngờ năm 2019