Thủ tướng biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương, sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, vai trò nòng cốt của lực lượng công an nhân dân trong triển khai Đề án 06 và sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp. Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, những kết quả tích cực này mới chỉ là bước đầu.
Chỉ ra các tồn tại, hạn chế, Thủ tướng cho biết, nhiều lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương chưa coi chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số. Nhiều chỉ tiêu chưa có thông tin để đánh giá. Trong các chỉ tiêu có thông tin đánh giá, có một số chỉ tiêu khó hoàn thành. Tốc độ mạng băng rộng cố định, di động vẫn là mức trung bình khá.
Chất lượng dịch vụ công trực tuyến (theo tiêu chí đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, an toàn, an ninh) còn thấp, chưa đạt kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp. Tính liên thông, chia sẻ, đồng bộ giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia còn thấp.
Nền tảng xã hội số, thương mại điện tử còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tự chủ trong chuyển đổi số quốc gia. Nhân lực cho chuyển đổi số chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, phân bổ chưa đồng đều. An toàn, an ninh mạng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thủ tướng nhấn mạnh một số nguyên nhân và bài học, mà trước hết là vai trò của người đứng đầu. Nếu người đứng đầu vào cuộc chỉ đạo quyết liệt thì ở phía dưới sẽ có sự chuyển động mạnh mẽ.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phát triển hạ tầng phải đồng bộ, toàn diện, liên thông, nhanh chóng hiện đại hóa hạ tầng số, tạo động lực, cảm hứng để người dân và doanh nghiệp tham gia tích cực hơn vào chuyển đổi số.
Bốn ưu tiên chuyển đổi số của Chính phủ
Nhấn mạnh một số quan điểm chỉ đạo, Thủ tướng khẳng định, phải xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan và được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, cần được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, vượt qua rào cản, khó khăn, thách thức, tạo đột phá hơn nữa với quan điểm toàn dân, toàn diện, tổng thể, không để ai bị bỏ lại phía sau nhưng phải có ưu tiên.
Bốn ưu tiên trong chuyển đổi số được người đứng đầu Chính phủ chỉ ra gồm: Ưu tiên phát triển dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống" (dữ liệu là tài nguyên), ưu tiên phát triển các dịch vụ công trực tuyến gắn với đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có đối tượng bao phủ lớn, ưu tiên phát triển các nền tảng (nhất là các cơ sở dữ liệu quốc gia) và ưu tiên bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin.
Theo Thủ tướng, xây dựng, phát triển hệ sinh thái công dân số phải là một nền tảng quan trọng của chuyển đổi số quốc gia. Kinh tế số là động lực quan trọng phát triển kinh tế Việt Nam. Xã hội số là một trong những nền tảng của xã hội Việt Nam. Văn hóa số là một phần quan trọng của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Để làm được điều đó, cần hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp,huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Các cơ sở dữ liệu quốc gia là nguồn tài nguyên mới và là nền tảng quan trọng cho chuyển đổi số quốc gia nên phải có tính liên kết, liên thông, chia sẻ cao. Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát.
Thủ tướng khẳng định, Đề án 06 là một nhiệm vụ then chốt, quan trọng của chuyển đổi số quốc gia. Do đó cần huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Xuất hiện nhiều điểm sáng, mô hình hay về chuyển đổi số
Trước đó, tại Hội nghị, nhiều ý kiến đã thống nhất đánh giá, từ đầu năm 2023, công tác chuyển đổi số quốc gia và triển khai Đề án 06 đã đạt được một số kết quả tích cực.
Báo cáo của Bộ TT&TT cho biết, đã xuất hiện nhiều điểm sáng, mô hình hay như việc xây dựng nhận thức số, đào tạo nhân lực số tại Đà Nẵng; xây dựng hạ tầng số tại Quảng Ninh; thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến với chiến dịch 92 ngày đêm tại Bình Phước; triển khai "trợ lý ảo" trong ngành tòa án…
Theo đó, TAND Tối cao đã chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT nghiên cứu, triển khai thử nghiệm "trợ lý ảo" đóng vai trò như một thư ký riêng, am hiểu pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ của tòa án, làm việc 24/7 và luôn bên cạnh thẩm phán, giao tiếp với thẩm phán bằng ngôn ngữ tự nhiên thông qua điện thoại di động, máy tính cá nhân.
Việc sử dụng "trợ lý ảo" đã giúp tiết kiệm nhiều thời gian tra cứu, tìm kiếm, nghiên cứu, xử lý, ra quyết định đối với các vụ án được đúng bản chất sự việc, đúng pháp luật. Đến tháng 6/2023, TAND Tối cao đã cung cấp hơn 11.600 tài khoản cho thẩm phán và cán bộ, công chức của toà án sử dụng trợ lý ảo…
Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu về chỉ số cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Theo Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, địa phương đã chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng số để thúc đẩy nền sản xuất thông minh, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Nhờ vậy, tỷ lệ hộ gia đình có kết nối cáp quang tại Quảng Ninh hiện đạt 89,13% (trung bình cả nước đạt 75,39%). 100% xã, phường, thị trấn được triển khai Internet băng rộng. Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế Tier-3, hiện được phát triển theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây.
Hạ tầng số đồng bộ, hiện đại đã góp phần quyết định chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, xử lý thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động của nền hành chính.
Lấy dẫn chứng, ông Cao Tường Huy cho hay, Quảng Ninh vừa trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án của Foxconn Singapore PTE LTD với tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD. Cả 2 dự án đều được cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ trong 12 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh (rút ngắn thời gian giải quyết 14 ngày làm việc so với quy định).
Với TP.HCM, theo Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Thành phố đã triển khai và đưa vào vận hành Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống Thông tin một cửa điện tử thành Hệ thống thông tin thống nhất, kết nối với hệ thống xác thực định danh theo Đề án 06.
Kinh nghiệm của TP.HCM là triển khai nhanh, quyết liệt, tổng thể, đồng bộ và kỷ luật trong tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch và phương án đã đề ra. TP.HCM sẽ sớm đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, ứng dụng dịch vụ xác thực định danh điện tử, căn cước công dân trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, 25/25 dịch vụ công thiết yếu của Đề án 06 và 10/28 dịch vụ công tại Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính đã được cải thiện so với năm 2022, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hoặc sớm hạn của bộ, ngành tăng 10% so với năm 2022, địa phương tăng 8% so với năm 2022.
Dưới đây là những địa điểm bạn có thể lựa chọn cho chuyến du lịch 2/9 của mình và gia đình.
1. Malaysia
![]() |
Mùa du lịch phát triển nhất ở đất nước Hồi giáo xinh đẹp này kéo dài từ tháng 6 đến hết tháng 12 trong năm. Đến Malaysia, du khách không chỉ bị "hớp hồn" bởi những đền đài nguy nga tráng lệ mà còn "phát sốt" với những trung tâm mua sắm trải dọc đất nước cùng những chương trình ưu đãi hấp dẫn.
![]() |
Dịp nghỉ lễ mùng 2/9 tới đây, bạn có thể sắp xếp một chuyến du lịch tới Malaysia để tận hưởng một trong những dịp khuyến mại "khủng" nhất ở đất nước nhiệt đới này.
2. Thái Lan
Bên cạnh các lễ hội truyền thống như lễ hội ánh sáng thì đất nước Chùa Vàng còn hấp dẫn du khách bởi ẩm thực đặc biệt và nét đẹp từ các ngôi chùa Phật giáo.
![]() |
Thời tiết mùa thu rất phù hợp với các hoạt động du lịch và tổ chức các lễ hội văn hóa ngoài trời với nhiệt độ tương tự như ở Việt Nam. Nếu bạn muốn giảm chi phí đi lại, bạn có thể sử dụng loại hình du lịch tự túc đang khá phổ biến hiện nay.
![]() |
Đến đất nước tuyệt vời này vào dịp lễ sắp tới chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm rất thú vị. Từ Thái Lan, bạn có thể dễ dàng di chuyển sang các nước lân cận với chi phí rất rẻ như Malaysia và Singapore.
3. Campuchia
Campuchia là một trong những quốc gia được người Việt đặc biệt yêu thích trong thời gian gần đây. Ngoài việc thăm thú các đền chùa thì du lịch biển đảo ở Campuchia cũng đang "lên ngôi". Chỉ cần bỏ ra chừng 2-3 triệu đồng là bạn đã có thể thỏa thuê vui đùa trong làn nước mát lành ở Sihanoukville, Koh Rong hay Koh Rong Saloem.
![]() |
TheoAboluowang, người Nhật rất coi trọng ba bữa ăn mỗi ngày. Họ lên kế hoạch trước những gì nên, không nên ăn. Bữa tối không bao giờ được lên lịch quá sớm hoặc quá muộn.
Thời gian ăn khoa học nhất là 3-4 tiếng trước khi đi ngủ. Điều đó không tạo ra gánh nặng cho dạ dày cũng như không lo ảnh hưởng đến cơ thể. Một nguyên tắc được biết tới nhiều là chỉ ăn no 70%.
Dưới đây là các đặc điểm trong chế độ ăn của đất nước “trường thọ”:
Có nhiều món trong một bữa ăn
Nếu từng tới Nhật hoặc xem qua tivi về bữa ăn của người Nhật, bạn sẽ thấy có rất nhiều đĩa thức ăn nhỏ trên bàn. Các món chính là mì, cơm giàu carbs và nước, bên cạnh đó có nhiều món phụ phong phú với khẩu phần vừa phải.
Chính phủ Nhật Bản khuyến khích người dân nên ăn đủ 30 loại thực phẩm mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng và đa dạng.
Ăn nhạt ít dầu mỡ
Người Nhật chú ý nhiều đến hương vị ban đầu của thực phẩm nên món ăn được phục vụ lạnh, ít dầu và ít gia vị. Sushi và sashimi là điển hình cho phong cách này.
Thực phẩm nguyên bản sẽ tốt cho sức khỏe hơn loại chứa nhiều dầu và muối. Ăn dầu, muối thường xuyên sẽ gây tổn thương lâu dài cho dạ dày và đường ruột, dễ dẫn đến béo phì.
Hải sản và thực phẩm lên men
Vì Nhật bao quanh là biển nên hải sản thường xuất hiện trên bàn ăn của người dân. Các món cá giàu axit béo không bão hòa được ưa chuộng, như lươn và cá hồi, sẽ mang lại chất béo dễ tiêu hóa cho cơ thể con người.
Ngoài hải sản, các loại thực phẩm lên men như miso và natto sẽ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn. Đây là lý do người Nhật Bản có thể duy trì lượng mỡ thấp trong cơ thể mà không cần tập thể dục, giảm thiểu nhiều rủi ro về sức khỏe.
Nhai chậm khi ăn
Hầu hết đĩa thức ăn của người Nhật đều nhỏ nên họ thường nhai và nuốt chậm khi ăn. Ăn uống từ tốn không chỉ giúp bạn thưởng thức món ngon mà còn giảm bớt gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày.
Thời gian từ khi thức ăn vào miệng cho đến khi não bộ tiếp nhận thông tin no khoảng 20 phút. Do đó, ăn chậm cũng tăng cảm giác no, kiểm soát lượng thức ăn.