Ngoại Hạng Anh

Giáo viên dùng thước đánh “phạt” 25 học sinh vì điểm dưới trung bình

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-02-01 23:21:46 我要评论(0)

- Do không làm kiểm tra đạt điểm trên trung bình,phạtbảng xh ngoại hạng anh 25/27 học sinh lớp 4 bị bảng xh ngoại hạng anhbảng xh ngoại hạng anh、、

 - Do không làm kiểm tra đạt điểm trên trung bình,phạtbảng xh ngoại hạng anh 25/27 học sinh lớp 4 bị cô giáo chủ nhiệm dùng thước nhựa đánh lên đầu và tay.

Nhiều phụ huynh bức xúc về sự việc, cô giáo chủ nhiệm lớp 4 Trường Tiểu học xã Diễn Lãm, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) dùng thước “đánh phạt” nhiều học sinh.

{ keywords}
Trường Tiểu học Diễn Lãm nơi xảy ra sự việc - Ảnh: Bình Lam

Sự việc xảy ra vào ngày 15/3.

Cô giáo cho lớp kiểm tra chất lượng thì có 25/27 em trong lớp không đạt điểm trung bình.

Sau khi chấm điểm xong, cô gọi từng em lên đánh vào đầu, tay những em không đạt điểm trung bình.

Một số em đã bị chảy máu hoặc sưng đầu.

Tuy nhiên, sau khi bị đánh, học sinh đã không dám nói với phụ huynh vì sợ.

Hôm sau, do đau quá, một số học sinh không dám đi học, bị phụ huynh tra hỏi nên các cháu mới kể lại sự việc.

Ông Quang Hải Đồng (ông nội một học sinh trong lớp, đồng thời là trưởng hội phụ huynh) cho biết, đi học về, thấy cháu khóc nên mới hỏi nguyên nhâ. Nhưng cháu nhất định im lặng, không nói.

Sáng hôm sau, khi nghe tin nhiều học sinh khác cùng lớp bị cô giáo đánh, ông tra hỏi thì cháu kể bị cô dùng thước đánh vào đầu gây sưng tấy.

Ngay sau đó, ông đã lên gặp trực tiếp nhà trường để phản ánh.

Ông Phạm Trường Sơn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Diên Lãm, xác nhận có sự việc cô giáo phạt học sinh. Sau khi kiểm tra nhà trường đã yêu cầu cô giáo này trình bày sự việc và nhận kiểm điểm.

Bà Nguyễn Thị Châu - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Quỳ Châu cho biết, đã nhận thông tin trên. Đồng thời, đang kiểm tra xác minh, yêu cầu cô giáo và nhà trường báo cáo cụ thể để có hướng xử lý kỷ luật.

Sa thải cô giáo mầm non đánh học sinh thâm đùi

Sa thải cô giáo mầm non đánh học sinh thâm đùi

Liên quan tới việc giáo viên mầm non đánh học sinh thâm đùi, ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch HĐQT trường mầm non Thanh Xuân Nam (Thành phố Thanh Hóa) đã ký quyết định sa thải đối với giáo viên trên.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Lo lắng 4 đứa cháu của mình mệt mỏi sau những ngày bán vé số, bà Hồng cho chúng nghỉ ở nhà. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Ước mơ đến trường của các em cũng xa vời như hy vọng có được tình yêu thương từ cha, mẹ. 

Bị cha mẹ chối bỏ

Sài Gòn mưa nhiều. Sợ mấy đứa cháu đổ bệnh, bà Lê Mỹ Hồng (59 tuổi, ngụ ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho chúng tạm nghỉ bán vé số dạo. Trong căn phòng trọ trống trước hở sau, 4 đứa trẻ hồn nhiên ngồi xoay tới xoay lui cuốn vở tập viết rồi cười tít mắt.

Mọi thứ đều quá đỗi lạ lẫm với chúng. Bởi, các em chưa bao giờ được đến trường, cầm trên tay cây viết, cuốn vở. Và, mới đây thôi, vào giờ này, 4 đứa còn thay phiên nhau lang thang trên đường để bán vé số.

Bà Hồng giọng chua chát cho biết: “Chúng là cháu nội, cháu ngoại của tôi. Các cháu đều có hoàn cảnh rất đáng thương. Đứa thì bị mẹ bỏ rơi, đứa thì cha lấy vợ khác rồi không chịu nuôi. Thương cháu, tôi gồng gánh chăm lo chúng nó từ lúc mới lọt lòng”.

Hướng mắt về phía bé trai có nụ cười trong veo, bà Hồng cho biết, đó là cháu nội của bà tên Lê Quang Vinh. Dù mới 11 tuổi, Vinh đã được bà nội xem như một lao động chính trong nhà.

Bà Hồng kể: “Lúc được 2 tuổi, mẹ nó bồng con bỏ nhà theo người khác. Cha nó đau đớn nhưng chẳng thể làm gì. Ở bên ngoại được 3-4 năm, mẹ nó đi lấy chồng khác, nó ở với bà ngoại. Không lâu sau, ngoại nó vì cờ bạc mà khánh kiệt, nó càng chịu nhiều cay đắng”.

Không muốn đứa cháu ngoại vướng chân, người phụ nữ ấy đem đứa bé đến gặp bà Hồng hỏi xem “cha nó tính thế nào”. Không thể nghỉ việc để chăm con, cha Vinh cắn răng giao con cho bà ngoại và hứa sẽ gửi tiền cấp dưỡng.

Nghe vậy, bà Hồng không đồng tình. “Tôi thấy gia đình bên ấy có nhiều điều không tốt nên tôi nhận cháu nội về nuôi. Tôi nói với con rằng, bà cháu tôi có gì ăn nấy, tới đâu hay tới đó, khổ cũng đã khổ rồi. Thế là tôi nuôi nó từ đó đến giờ”.

{keywords}
Bà Hồng không thể toàn tâm bán vé số nuôi cháu vì chồng bị tai biến nằm liệt giường. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Cháu nội đã bất hạnh, hoàn cảnh 3 đứa cháu ngoại của bà gồm: Tú Uyên (10 tuổi), Mỹ Ngọc (8 tuổi) và Mỹ Ánh (5 tuổi) càng nghiệt ngã hơn. Cả 3 bé đều bị cha mẹ chối bỏ, phải nương tựa vào nhau dưới sự chở che của bà ngoại và người ông tật nguyền.

Bà kể, cô con gái của bà sinh con được mấy năm vì đói khổ đành đoạn gửi con cho bà nuôi rồi bỏ đi biệt xứ. “Trước khi đi, nó chỉ nói: “Con gửi con cho má. Má nuôi tụi nó dùm con. Con đi làm rồi gửi tiền về”.Mà nó có gửi tiền về đâu. Nhiều khi về, thấy nó không có đồng bạc lẻ, trong túi còn đôi ba trăm, tôi cũng móc đưa ngược lại cho nó”, bà Hồng chua chát.

Đã cao tuổi, chồng bệnh tật triền miên lại phải gồng gánh nuôi thêm 4 đứa cháu nội, ngoại, bà Hồng quanh năm vất vả mà chẳng đủ ăn. Mấy đứa trẻ vì thế cũng thất học. Bây giờ, niềm vui lớn nhất của chúng là được ăn bữa cơm no.

Lăn lóc vào đời

{keywords}
Dù còn rất nhỏ, Mỹ Ánh đã phải theo anh đi bán vé số mưu sinh. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Để nuôi đàn cháu, thuốc thang cho chồng bị tai biến nằm liệt giường, bà Hồng nhận vé số về bán dạo. Hàng ngày, bà cùng đàn cháu đỡ ông già 62 tuổi lên chiếc xe lăn để bà đẩy ra đường Mai Bá Hương bán vé số.

Thương chồng gặp bạo bệnh, không thể chịu nắng mưa, bán được 2-3 tiếng đồng hồ, bà lại phải đẩy chồng về phòng trọ. Thu nhập bấp bênh, bà nghĩ cách giao vé số cho cháu nội đi bán giúp. Và, Vinh là người đảm nhận trọng trách này.

Vào đời sớm khiến Vinh già dặn hơn cái tuổi của em rất nhiều. Cậu bé sớm nhận thức được hoàn cảnh éo le của mình và rất mực thương yêu ông bà nội. Khi được giao vé số, em nhận ngay và dắt theo bé Mỹ Ánh lội bộ đi bán.

Vẫn cái cười trong veo, Vinh kể: “Con cứ cầm vé đi trên đường mà bán. Đi hoài, đi hoài. Ánh mệt thì em cõng em đi. Chừng nào đi hết nổi, con gọi bà nội đến đón. Đi bán không cực mà vui lắm. Con chỉ sợ nắng chút thôi. Nghĩ bán được vé số là có tiền giúp bà nội mua thuốc cho ông nội là con hết sợ liền hà”.

Trong khi đó, bé Mỹ Ngọc được bà Hồng phân công ở nhà chăm sóc Tú Quyên bị xuất huyết não. Bà Hồng chia sẻ, khi mới 4 tháng tuổi, mẹ Quyên đã bỏ con đi. Thương núm ruột của con, bà lại cắn răng làm lụng nuôi cháu.

{keywords}
Trong khi đó, Mỹ Ngọc dù mới 8 tuổi đã biết chăm chị bệnh, thay ngoại nấu cơm, quét nhà, rửa chén. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Trong một lần gửi Quyên cho nhóm trẻ, bé bị tai nạn dẫn đến xuất huyết não. Bây giờ, dù đã 10 tuổi, bé gái chẳng thể nói chuyện rõ ràng, lâu lâu lại lên cơn co giật bất ngờ. Những lúc như thế, chân tay bé co quắp, gào khóc gọi ngoại.

Chẳng thể theo anh bán vé số, Tú Quyên lại phải có người trông nom. Mỹ Ngọc được ngoại giao nhiệm vụ chăm sóc chị. “Nhỏ tuổi là thế nhưng Mỹ Ngọc đã biết chăm chị bệnh, nấu cơm, quét nhà, lau nhà, rửa chén... Vì hoàn cảnh nên phải tập hết. Khi nào Ngọc mệt quá thì đổi ca cho Ánh”, bà Hồng nói với giọng tự hào.

Nói xong, bà lại đưa ánh mắt buồn bã về phía đứa cháu ngoại nhỏ tuổi nhất đang cầm cây bút chì vẽ nguệch ngoạc lên cuốn vở vừa được một mạnh thường quân mua tặng. Bà cho biết, bọn trẻ thèm học lắm nhưng ước mơ ấy vẫn đang rất xa vời, mông lung.

"Nếu có thể thì Mỹ Ngọc và Mỹ Ánh được đi học thôi. Hai cháu có giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ xin nhập học. Chỉ tội thằng Vinh. Nó không có giấy khai sinh. Hiện nay, tôi đang liên hệ bệnh viện nơi mẹ nó sinh để trích lục giấy chứng sinh cho nó. Tuy vậy, xem chừng cũng rất khó khăn”, bà nói.

Nghe bà nội nhắc đến việc học, vẻ mặt cậu bé đen nhẻm vì nắng bừng sáng. Em cho biết, em chưa từng đến lớp nhưng rất muốn được đi học. “Con thích đi học lắm. Đi học có nhiều bạn, biết đọc, biết viết. Đi học để lớn lên con làm công an bắt cướp”, cậu bé nói, biểu lộ ước mơ của mình bằng nụ cười và đôi mắt sáng ngời.

{keywords}
Quang Vinh mới 11 tuổi nhưng được ngoại xem là lao động chính trong nhà. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Bà Nguyễn Thị Kim Mai, Phó Chủ tịch UBND xã Lê Minh Xuân cho biết: “Chúng tôi cũng nhận được phản ánh về trường hợp hoàn cảnh khó khăn của cô Hồng và đã nắm thông tin. Hiện tại, cô vẫn đang thường trú ở quận 11 , TP.HCM chứ chưa có tạm trú ở xã Lê Minh Xuân. Tại đây, cô chỉ thuê nhà trọ”.

“UBND xã đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan, xem xét để giải quyết vấn đề về tạm trú, tạm vắng cho gia đình cô. Đối với vấn đề liên quan đến pháp lý, chính quyền cũng đang từng bước xác minh. Nói chung, phía UBND rất quan tâm đến hoàn cảnh của gia đình cô Hồng. Sắp tới, chính quyền xã sẽ xem xét các quy định liên quan để hỗ trợ cho gia đình cô”.

Nguyễn Sơn

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Bà Lê Mỹ Hồng, ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM. SĐT 0367.857.459

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.238(các cháu bà Hồng)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.



'Bà bán ve chai đặc biệt' của những em nhỏ khó khăn

'Bà bán ve chai đặc biệt' của những em nhỏ khó khăn

Những ngày đầu, thấy chị Nguyệt xăng xái chạy xe máy xuống nhà dân chở rác về, bà con bảo: “Trời ơi, chủ tịch hội phụ nữ gì mà như bà bán ve chai!”. 

" alt="Số phận bất hạnh của 4 đứa trẻ bán vé số bị cha mẹ chối bỏ" width="90" height="59"/>

Số phận bất hạnh của 4 đứa trẻ bán vé số bị cha mẹ chối bỏ

Đã 3 năm kể từ khi sinh bé Thùy Linh, vợ chồng anh Nguyễn Thành Trung (SN 1990, chị Trần Thị Trinh (SN 1996) ở thôn Trung Sơn, xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh chưa có nổi một ngày được bình yên. Quãng thời gian đó, anh chị rong ruổi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, cùng con vật lộn với bệnh não úng thủy.

Đến Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Nhi Trung ương vào buổi chiều mát mẻ, khác hẳn không khí náo nhiệt bên ngoài, trong phòng bệnh, cô bé nhỏ xíu nằm lọt thỏm trên giường đang thoi thóp, tưởng chừng sự sống quá đỗi mong manh.

{keywords}
Cô bé mắc căn bệnh hiểm ác, gia đình gặp khó khăn trong việc chữa trị

Đứng từ cửa phòng bệnh dõi theo con, thi thoảng thấy con giật mình khóc ré lên, anh Trung cũng không khỏi dáo dác. Chắc hẳn lúc ấy, trong lòng người cha đang biến động không ngừng vì đau xót và lo lắng cho con gái.

Đầu năm 2016, vợ chồng anh Trung kết hôn, năm 2017 thì sinh được bé Thùy Linh. Lúc mới sinh, sức khỏe cả hai mẹ con đều bình thường. Bé bụ bẫm, đáng yêu, là niềm vui của cả nhà.

"Không ngờ được 7 tháng thì con sốt cao, vợ chồng tôi đưa xuống Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê, rồi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh nhưng bệnh tình con không thuyên giảm. Đến khi đưa ra Bệnh viện Nhi Trung ương, nghe bác sĩ nói con bị viêm màng não, não úng thủy, chúng tôi mới lặng người", anh nhớ lại.

Lúc ấy, cả hai đều suy sụp, không biết phải làm gì bởi đây là chứng bệnh vô cùng khó chữa, gây nên sự đau đớn kéo dài. Cũng kể từ đây, bé Linh bắt đầu chung sống với những cơn đau do bệnh hành hạ, những đợt phẫu thuật não căng thẳng đến nghẹt thở.

Bố mẹ bán nhà cứu con

Trong khi con bị bệnh tật dày vò đau đớn, hoàn cảnh gia đình anh Trung lại quá đỗi khó khăn. Vợ chồng anh mới ra ở riêng, chưa có điều kiện kinh tế. Tài sản có giá trị nhất trong nhà là con trâu với chiếc xe máy - công cụ đi làm hằng ngày.

Để có tiền làm phẫu thuật lần 1 cho con gái, lấy bớt nước trong não, vợ chồng anh đã bán đi con trâu, đồng thời vay anh em, hàng xóm. Đầu tháng 8/2017, bác sĩ tiếp tục mổ ở đầu và bụng để đặt van. Thế nhưng tình trạng của cháu bé vẫn không mấy khả quan.

Rồi đến một ngày, tia hy vọng đến với bé Linh khi được các nhà hảo tâm giúp đỡ, cùng với gia đình vay mượn thêm đưa bé sang Singapore điều trị.

{keywords}
Bố mẹ nghèo khó trong khi con vẫn cần điều trị kéo dài

Sau hơn 1 tuần, Thùy Linh đã được các bác sĩ ở Singapore đặt ống dẫn lưu. Rất may có sự can thiệp kịp thời nên cháu đã qua được cơn nguy kịch và có những chuyển biến tích cực. Hiện giờ, Linh đang được theo dõi và điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương.

Con phải nằm viện điều trị thời gian dài nên bắt buộc vợ chồng anh Trung phải nghỉ việc thay nhau chăm nom. Mọi sinh hoạt hằng ngày, chi phí thuốc ngoài danh mục cho con đang khiến cho gia đình gặp nhiều khó khăn. 

Nhà đã bán, vợ chồng anh phải tá túc trong căn bếp rộng chừng 15m2. Hơn một năm nay, anh Trung bị thoát vị đĩa đệm, rối loạn vận mạch não nên không thể làm những công việc nặng được nữa, thu nhập cũng vì thế mà giảm sút.

Nợ cũ chưa trả hết mà bệnh tình con vẫn cần điều trị kéo dài. Mong rằng hoàn cảnh của bé Thùy Linh sẽ nhận được nhiều sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

Phạm Bắc

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: Anh Nguyễn Thành Trung, thôn Trung Sơn, xã Lộc Yên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0335899002

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.237(bé Thùy Linh)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.


Cha tâm thần, mình mẹ không cứu nổi con mắc bệnh ung thư xương

Cha tâm thần, mình mẹ không cứu nổi con mắc bệnh ung thư xương

Chồng bị tâm thần nên nhiều năm nay, gia đình chị Giang luôn sống trong cảnh khốn đốn. Bi kịch lại tiếp tục ập đến khi cậu con trai đầu lòng của chị mới đây phát hiện mắc bệnh ung thư xương.

" alt="Nhà và trâu đều đã bán, cha mẹ không còn gì để cứu con" width="90" height="59"/>

Nhà và trâu đều đã bán, cha mẹ không còn gì để cứu con

Là một trong những "gương mặt quen thuộc" tại Khoa Nhi, Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội), em Nguyễn Huy Nam Khánh (8 tuổi, quê Bắc Giang) được xem như một trường hợp "lập kỷ lục" về số lần tái phát bệnh ung thư phần mềm. Đối với chị Triệu Thị Dung (mẹ của Khánh), đây là một điều vô cùng đau lòng.

{keywords}
Cậu bé Nam Khánh kiệt quệ sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư

Từ ngày cháu mắc bệnh ung thư, bố cháu bỏ đi rồi. Cháu chỉ còn mẹ thôi. Cháu muốn khỏi bệnh để mẹ không phải đi vay mượn, còn dành tiền mua được cái nhà. Mẹ con cháu toàn phải đi ở nhờ”, cậu bé cúi mặt, chia sẻ câu chuyện gia đình mình.

Bắt đầu chỉ từ một nốt sưng nhỏ ở lưng vào năm 2014, không có dấu hiệu bất thường, sau 3 năm, đến tháng 7/2017, nốt nhỏ đó bắt đầu sưng to đau đớn. Đưa con đến Bệnh viện Nhi trung ương, chị Dung tá hỏa khi bác sĩ thông báo, con trai chị mắc bệnh ung thư phần mềm.

Vậy là Nam Khánh khi đó mới 5 tuổi đã phải trải qua một ca phẫu thuật vô cùng phức tạp, được chỉ định truyền hóa chất VA trong suốt 1 năm. Tháng 6/2018, mẹ con chị được xuất viện về nhà. Niềm vui đó chỉ kéo dài vỏn vẹn 2 tháng.

Tháng 8/2018, Khánh tiếp tục tái phát ung thư, phải tiến hành mổ xạ trị. Khối u ngày càng phát triển, đến tháng 2/2019, em buộc phải nhập viện thêm lần nữa do tái phát ung thư lần 2. Các bác sĩ nhận định việc phẫu thuật khó khăn hơn, chỉ định cho em truyền hóa chất kéo dài suốt 39 tuần, xạ trị đến tận giữa năm 2020.

Lần này, niềm vui xuất viện lại càng ngắn hơn. Chỉ ngay sau đó 1 tháng, Khánh tiếp tục tái bệnh. Tình trạng nghiêm trọng hơn rất nhiều, khối u ác tính hành hạ đứa trẻ gầy rộc người, sức khỏe suy kiệt.

Hàng đêm, những cơn đau ập đến liên tục. Có lẽ, đối với em, sự bình yên chỉ có sau khi được truyền giảm đau, chìm vào giấc ngủ. Lấy tay xoa nhẹ lưng con, chị Dung bất giác rơi nước mắt. Chị bảo, giá như mà được chịu đau thay con...

{keywords}
Chị Dung cô độc cùng con chiến đấu với bệnh

Kể từ ngày chồng bỏ đi, chị Triệu Thị Dung một tay lo toan, chăm sóc Nam Khánh. Đồng lương giáo viên ít ỏi chẳng đủ để chị trang trải chi phí thuốc men đắt đỏ. Thế nhưng chị vẫn mong mỏi tìm ra cách cứu lấy mạng sống của con trai mình.

Chị gõ cửa từng nhà người họ hàng, vay số tiền 50 triệu đồng, vay thêm 20 triệu nữa từ bạn bè. Song, tất cả chỉ như muối bỏ bể sau 3 lần Nam Khánh tái phát ung thư.

Đặc biệt, cứ mỗi lần nhập viện trở lại, chi phí càng cao hơn. Thời điểm hiện tại, cứ trải qua 5 ngày, chị phải trả 10 triệu đồng tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm.

Chưa kể, đến nay, hai mẹ con chị vẫn chưa có nhà riêng. Mỗi lần từ bệnh viện trở về, có lúc chị Dung đưa con đến nhà cậu ở, khi thì hai mẹ con chị tá túc nhờ tại căn nhà tập thể của trường THPT Hiệp Hoà số 3 (tỉnh Bắc Giang).

Bản thân mình có thể chịu mệt, nhưng nhìn con kiệt sức sau mỗi lần điều trị lại không có chốn ổn định nghỉ ngơi, chị buồn tủi vô cùng. Không chỉ nhà mà ngay cả những tài sản đáng giá nhất của chị Dung cũng phải đem bán lấy tiền cứu con.

Người mẹ đơn thân cứ như vậy hàng ngày, hàng giờ níu kéo chút sự sống mong manh dù bệnh của con tái đi tái lại. Mỗi ngày trôi qua, mẹ con chị lại càng đối diện gần hơn nữa với tử thần.

Phạm Bắc

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Triệu Thị Dung, thôn Trung Hoà, xã Mai Trung, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Số điện thoại: 0389743645.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2020.267(em Nam Khánh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.

Lũ dữ cuốn trôi nhà, vợ chồng nghèo không đủ 200.000 đồng trả tiền học cho con

Lũ dữ cuốn trôi nhà, vợ chồng nghèo không đủ 200.000 đồng trả tiền học cho con

Nước vừa rút, anh chị chạy vội về thì nhà chỉ còn trơ lại nền xi măng xám xịt. Bất lực, hai vợ chồng nhìn nhau òa khóc như trẻ con.

" alt="Mẹ đơn thân 'vô gia cư' tuyệt vọng xin cứu con" width="90" height="59"/>

Mẹ đơn thân 'vô gia cư' tuyệt vọng xin cứu con