Nguồn tin thân cận tiết lộ với Telegraph cho hay Apple có thể sẽ trình làng chiếc iPhone 5 đồng thời công bố ngừng sản xuất iPhone 3GS trong sự kiện 12/9 tới.
ửiPhoneGSkhiramắcập nhật kết quả bóng đá
Nguồn tin thân cận tiết lộ với Telegraph cho hay Apple có thể sẽ trình làng chiếc iPhone 5 đồng thời công bố ngừng sản xuất iPhone 3GS trong sự kiện 12/9 tới.
ửiPhoneGSkhiramắcập nhật kết quả bóng đáWebsite của Google cập nhật thông tin rằng các nhà quảng cáo trong nước sẽ thực hiện thủ tục về thuế thông qua Công ty TNHH Google Việt Nam, thay cho Google Asia Pacific trước đây. Việc chuyển đổi sẽ thực hiện từ ngày 1/4/2025.
Theo thông báo, Công ty Google Việt Nam sẽ là đơn vị ký kết hợp đồng và lập hóa đơn cho dịch vụ. Cũng chính công ty sẽ tính 10% thuế giá trị gia tăng đối với các dịch vụ cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam.
Đồng thời, kể từ ngày 1/3/2025, các đối tác trở thành khách hàng của bất kỳ sản phẩm nào được liệt kê trong phần Việt Nam, Công ty TNHH Google Việt Nam sẽ là đối tác chính thức chịu trách nhiệm.
Các nhà quảng cáo trong nước sẽ thực hiện thủ tục về thuế thông qua Công ty TNHH Google Việt Nam (Ảnh: Getty images).
Công ty TNHH Google Việt Nam được thành lập từ 31/5/2023, có tên quốc tế là Google Vietnam Company Limited, được quản lý bởi Cục thuế TPHCM và cập nhật mã số thuế lần cuối cùng vào ngày 3/12.
Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty là quảng cáo, cùng với đó còn các lĩnh vực bán buôn tổng hợp, hoạt động tư vấn quản lý, nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận.
Báo cáo e-Conomy SEA 2024 do Google, Temasek và Bain & Company công bố tháng 11 cho thấy tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm ở mức 16%, chạm mốc 36 tỷ USD.
Việt Nam được Google đánh giá là thị trường có nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, thuộc nhóm đầu khu vực Đông Nam Á. Ngành truyền thông trực tuyến của Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng kép tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái và dự đoán đạt 11 tỷ USD vào năm 2030.
" alt=""/>Google mở công ty tại Việt Nam, hoạt động từ tháng 4/2025Thị trường vẫn giữ được trạng thái tăng điểm cho đến hết phiên giao dịch hôm nay (18/9), song vào thời điểm kết phiên, biên độ tăng của VN-Index đã thu hẹp đáng kể so với cuối phiên sáng.
Chỉ số đại diện sàn HoSE đóng cửa tăng 5,95 điểm tương ứng 0,47% lên 1.264,9 điểm và sau khi chạm ngưỡng 1.270 điểm. HNX-Index tăng 0,66 điểm tương ứng 0,28% và UPCoM-Index tăng 0,35 điểm tương ứng 0,37%.
Sắc xanh chiếm ưu thế với 504 mã tăng giá, 44 mã tăng trần trên cả 3 sàn, áp đảo so với 304 mã giảm, 22 mã giảm sàn. Số mã tăng trần và giảm sàn tập trung tại thị trường UPCoM, nơi có biên độ dao động rất lớn lên tới 30%: Có 28 mã tăng trần đồng thời cũng có 11 mã giảm sàn ở đây.
Thanh khoản sàn HoSE cải thiện mạnh so với phiên trước (Nguồn: VNDS).
Yếu tố tích cực là cùng với diễn biến tăng của chỉ số, thanh khoản trên các sàn giao dịch cũng cải thiện mạnh mẽ. HoSE ghi nhận 799,78 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 18.546,46 tỷ đồng; HNX có 57,26 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 7.705,02 tỷ đồng và con số này trên thị trường UPCoM là 35,41 triệu cổ phiếu tương ứng 426,19 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu ngành công nghệ thông tin hôm nay diễn biến tích cực, hầu hết tăng giá. Trong đó, ST8 tăng trần, ITD tăng 3,4%; CMG tăng 3,1%; ELC tăng 2,9% và FPT tăng 1,3%.
Giao dịch tại nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính rất sôi động. FIT tăng trần, trắng bên bán, trong khi đó, HCM tăng 4% với khối lượng khớp lệnh cao, gần 30 triệu đơn vị. SSI khớp lệnh 28,2 triệu cổ phiếu và tăng giá 2,1%; VND khớp lệnh 11,5 triệu cổ phiếu, tăng giá 1% và VIX khớp lệnh 15,5 triệu đơn vị, cũng tăng giá.
Một số cổ phiếu ngành chứng khoán cũng tăng giá tốt, như VDS tăng 3,9%; ORS tăng 2,4%; BSI tăng 1,5%; APG tăng 1,3%; TCI, VCI cùng tăng 1%.
Phần lớn cổ phiếu tăng giá và cũng được giao dịch với thanh khoản cao. Trong đó, CTG tăng 2,1%, khớp lệnh 17,5 triệu cổ phiếu; STB tăng 1,3%, khớp lệnh 14,8 triệu cổ phiếu; TCB tăng 1,1%, khớp lệnh hơn 15 triệu cổ phiếu. Điều quan trọng là các ông lớn vốn hóa như VCB, BID tăng giá.
Trái ngược với các phiên trước, nhóm Vingroup hôm nay lại góp phần kìm hãm VN-Index do chịu áp lực chốt lời. VHM điều chỉnh nhẹ 0,2%; VIC điều chỉnh 0,6% và VRE giảm 1,3%.
ITA giao dịch mạnh ở mức giá sàn, kết phiên giảm sâu (Nguồn: VDSC).
Cổ phiếu ITA của Tân Tạo phải chờ tới phiên chiều mới được giao dịch. Áp lực bán đối với ITA rất mạnh, có thời điểm đẩy mã này xuống mức giá sàn 2.810 đồng trước khi đóng cửa ở 2.860 đồng, giảm 5,3%.
Nhà đầu tư bán mạnh mã này sau khi Tân Tạo nhận thông báo bị đình chỉ giao dịch trên HoSE sau khi bị tất cả 30 công ty kiểm toán từ chối, chưa thể công bố thông tin tài chính (báo cáo tài chính kiểm toán và báo cáo thường niên năm 2023, báo cáo tài chính soát xét bán niên năm nay) đúng hẹn.
Hồi tháng 8, Tân Tạo có đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và HoSE cho phép tạm hoãn công bố các tài liệu trên. Phía doanh nghiệp trần tình rằng, mặc dù đã nỗ lực hết sức, liên hệ làm việc và thuyết phục tất cả công ty kiểm toán (30 công ty được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán năm 2023), nhưng đều bị từ chối.
Trước đó, UBCKNN đã đình chỉ, tước giấy phép hành nghề có thời hạn với 4 người đã kiểm toán BCTC của Tân Tạo vào năm 2021 và 2022, BCTC soát xét bán niên năm 2023. Tân Tạo cho rằng, việc này khiến các hãng kiểm toán lo sợ.
Phiên hôm nay, cổ phiếu DLG của Đức Long Gia Lai cũng giảm kịch biên độ sàn HoSE xuống còn 1.660 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh 5,8 triệu cổ phiếu. DLG giảm sàn sau khi nhận quyết định của HoSE về việc đưa vào diện cảnh báo kể từ 23/9 do chậm công bố thông tin.
" alt=""/>Nhận tin xấu, cổ phiếu Tân Tạo và một ông lớn Gia Lai bị xả mạnhNgày 10/2, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN) thông báo công ty con The Sherpa đã nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư tại Singapore.
Khoản đầu tư của Masan có giá trị lên đến 105 triệu USD, tương ứng với 25% cổ phần sở hữu tại Trust IQ Pte. Ltd, công ty có trụ sở chính tại Singapore. Như vậy, công ty này được định giá 420 triệu USD.
Theo Masan, Trust IQ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phát triển phần mềm, công nghệ và ứng dụng ở quy mô toàn cầu, trong đó bao gồm phát triển các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng chính xác, toàn diện dựa trên công nghệ AI, khoa học máy tính. Trust IQ cũng là công ty mẹ của Trusting Social - doanh nghiệp công nghệ có trụ sở tại Việt Nam. Tháng 4/2022, chính Masan đã đầu tư 65 triệu USD để mua lại 25% cổ phần tại Trusting Social.
Theo thông tin giới thiệu trên website của công ty, Trusting Social được nhà sáng lập Nguyễn An Nguyên, hiện là CEO, thành lập năm 2013 tại Mỹ. Công ty này giới thiệu đã đánh giá rủi ro tín dụng đối với hơn 1 tỷ khách hàng tại Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Một số quỹ đầu tư lớn đã rót vốn vào Trust IQ gồm Sequoia Capital, Beenext, Tanglin Ventures, 500 Startups và Genesis Alternative Ventures. Công ty này cho biết hiện có 250 nhân sự làm việc tại 11 văn phòng trên thế giới, bao gồm trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Ấn Độ và Việt Nam.
Tổng giám đốc Masan Danny Le nhận giấy chứng nhận đầu tư từ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng ngày 10/2 (Ảnh: MSN).
Tại họp đại hội cổ đông thường niên của Masan được tổ chức tháng 4/2022, ông Nguyên cũng xuất hiện trên sân khấu chính và thuyết trình về dự án hợp tác giữa Trusting Social và Masan sau khi công ty công nghệ này nhận khoản đầu tư từ tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.
Các mục tiêu quan trọng trong hợp tác giữa hai doanh nghiệp này là xây dựng nền tảng khách hàng thân thiết, mục tiêu phát hành thẻ tín dụng cho nhóm khách hàng bình dân không cần chứng minh thu nhập.
Tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang là một trong những doanh nghiệp hoạt động sôi nổi nhất trên thị trường M&A. Năm 2022, Masan đạt doanh thu thuần hơn 76.000 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế hơn 4.700 tỷ đồng, thấp hơn 50% so với 2021.
" alt=""/>Masan sẽ đầu tư 105 triệu USD vào công ty có trụ sở ở Singapore