Theo báo cáo của Sở KH-CN, trong thời gian qua, Đồng Nai đã triển khai và đạt được nhiều kết quả về chuyển đổi số, trong đó hạ tầng viễn thông cố định và di động cơ bản đã phủ sóng tới 100% các ấp, khu phố. Tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt khoảng 86%.
Tỉnh đã đầu tư xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh (phần mềm Một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công tỉnh) kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia và được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã để phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN) nộp hồ sơ thủ tục hành chính qua mạng.
Cơ sở dữ liệu một số ngành, lĩnh vực đã được xây dựng, từng bước hình thành các cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu mở phục vụ tiến trình xây dựng chính quyền số trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã thí điểm mô hình trung tâm giám sát và điều hành thông minh (IOC) ở TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh…
Phó Viện trưởng thường trực Viện Nghiên cứu ứng dụng và đổi mới sáng tạo DN (3AI) Ngô Hữu Thống chia sẻ, chuyển đổi số và ứng dụng AI, phân tích dữ liệu đang trở thành xu hướng phổ biến trong xã hội hiện đại.
Tại Đồng Nai, từ việc phân tích SWOT (phân tích về thế mạnh - hạn chế - cơ hội - thách thức) về chuyển đổi số và ứng dụng AI, phân tích dữ liệu trong lĩnh vực hành chính công trên địa bàn tỉnh có thể nhận thấy tỉnh có nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ công, cải thiện quy trình và quản lý hành chính. Từ đó, tạo ra sự kết nối, tương tác thông tin tốt giữa cơ quan nhà nước và người dân.
Tuy nhiên, việc ứng dụng này cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến bảo đảm an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu, đào tạo và nâng cao năng lực công nghệ cho bộ phận phụ trách, cũng như tối ưu hóa việc hợp tác với các DN công nghệ.
TS. Nguyễn Ngọc Trường Minh (Khoa Điện - điện tử, Trường đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP.HCM) chia sẻ, Đồng Nai có nhiều tiềm năng, điều kiện để triển khai ứng dụng về AI, phân tích dữ liệu trong lĩnh vực hành chính công. Tỉnh đã đầu tư xây dựng, hoàn thiện trung tâm tích hợp dữ liệu, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, cơ sở dữ liệu một số ngành, lĩnh vực đã được xây dựng.
Tuy nhiên, để việc triển khai ứng dụng này phát huy hiệu quả thì vấn đề về xây dựng, tích hợp dữ liệu để triển khai, sử dụng trên các nền tảng ảo là rất quan trọng. Đồng thời, cần vận hành hiệu quả trung tâm giám sát và điều hành thông minh của tỉnh.
Cần lộ trình phù hợp
Theo nhiều chuyên gia, những khó khăn trong việc ứng dụng AI và phân tích dữ liệu tại địa phương như: Vấn đề phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; tiến độ đầu tư, triển khai các dự án về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin; tỷ lệ thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 còn chưa cao, tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến cần được cải thiện. Ngoài ra, vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh mạng còn nhiều thách thức, việc nâng cao nhận thức về chuyển đổi số của người dân, DN cần chủ động hơn.
Theo Giám đốc Sở KH-CN Lại Thế Thông, việc ứng dụng AI, phân tích dữ liệu trong các lĩnh vực, trong đó có hành chính công, dịch vụ công trực tuyến giúp giảm nhân lực bộ máy và giảm thời gian xử lý công việc, chờ đợi và chi phí của người dân. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý hành chính nhà nước trong phân phối, sử dụng nguồn lực xã hội, quản lý xã hội và quản lý đô thị góp phần phát triển kinh tế của tỉnh tăng trưởng bền vững.
Cùng quan điểm, TS Lê Kim Hùng (Trường đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia TP.HCM) nhận định, để thực hiện hiệu quả, thành công về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, AI, phân tích dữ liệu, bên cạnh việc phát triển hạ tầng phù hợp cần xây dựng lộ trình, cách thức triển khai phù hợp.
Trong đó, địa phương cần xây dựng một kế hoạch chi tiết về thay đổi quy trình làm việc, cách thức nâng cao năng lực công nghệ thông tin của người dân và cán bộ công chức để phù hợp với xu thế chuyển đổi số. Ngoài ra còn cần lưu ý tới những rủi ro về bảo mật, an toàn thông tin, độ tin cậy của hệ thống vận hành…
" alt=""/>Đồng Nai ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực hành chính côngRehan Stanton (24 tuổi), chàng trai từng phải đi nhặt rác kiếm sống.
Khi Rehan Stanton lên 8 tuổi, mẹ của anh bỏ nhà ra đi. Cũng từ đó, cả hai anh em thường xuyên chịu nhịn đói. Người cha dù đã cố gắng làm nhiều công việc một lúc nhưng vẫn rất chật vật chi trả các hoá đơn trong gia đình.
Cũng trong thời điểm này, 3 cha con bị họ hàng xa lánh nên phải nương tựa vào nhau để sống. Tuy nhiên, Rehan chưa từng một lần than trách cha mình.
Thời trung học, cậu bé Rehan đã từng theo đuổi môn võ thuật và quyền anh, phấn đấu trở thành vận động viên chuyên nghiệp sau khi ra trường. Tuy nhiên, giấc mơ ấy tan vỡ khi cậu gặp chấn thương nghiêm trọng ở vai vào năm học lớp 12.
Rehan Stanton nộp đơn vào một số trường ngay trước khi kết thúc năm học nhưng đều bị từ chối. Cậu đành chấp nhận đi làm công nhân vệ sinh.
Tuy vậy, Rehan Stanton vẫn khao khát được đi học. Nhiều đồng nghiệp của Rehan lấy làm tiếc cho chàng trai thông minh và có tiềm năng, động viên cậu nên nỗ lực học tiếp.
Rehan Stanton (áo đỏ) đã được nhận vào Trường Luật thuộc ĐH Harvard
Như được tiếp thêm động lực, Rehan Stanton tự ôn tập và sau đó anh được nhận vào ĐH Bowie, tốt nghiệp với số điểm tuyệt đối. Rehan tiếp tục vào học tại ĐH Maryland và đã tốt nghiệp năm 2018.
Trong suốt những năm sau đó, Rehan vừa làm nghề tư vấn, vừa ôn tập cho kỳ thi LSAT tuyển sinh vào Trường Luật. Rehan đã vượt qua nhiều mục tiêu đề ra cho bản thân và không ngừng theo đuổi con đường học vấn.
Kết quả, Rehan Stanton đã được nhận vào Trường Luật thuộc ĐH Harvard trong mùa thu này. Ngoài ra, anh còn trúng tuyển vào 4 trường danh tiếng khác là ĐH Columbia, ĐH Pennsylvania, ĐH Nam California và ĐH Pepperdine.
Giờ đây, Rehan đang có kế hoạch giúp đỡ những người trẻ tuổi khác ôn tập cho kỳ thi LSAT và tư vấn cho họ vào đại học.
“Nhìn lại những trải nghiệm của bản thân, tôi nghĩ rằng mình đã làm tốt trong những tình huống tồi tệ nhất. Mỗi nghịch cảnh đã buộc tôi phải thoát ra khỏi vùng an toàn, nhưng may mắn tôi có được sự hỗ trợ từ gia đình, đồng nghiệp để vươn lên trong khó khăn”, chàng sinh viên nói.
Rehan cũng tin rằng thời gian làm công nhân vệ sinh đã giúp anh nhìn thấy tiềm năng của bản thân. Anh luôn trân trọng những người đồng nghiệp ở nơi làm việc đó.
“Chính họ đã tạo cơ hội và hỗ trợ để tôi tiến xa hơn. Cũng chính họ tạo động lực giúp tôi theo đuổi ước mơ của mình”.
Trường Giang (Theo CNN)
Một học sinh gốc Việt ở Houston, bang Texas (Mỹ) đã vượt qua hoàn cảnh vô gia cư, tốt nghiệp thủ khoa trung học và được nhận vào Đại học Harvard.
" alt=""/>Chàng trai nhặt rác đỗ vào trường Luật HarvardTuy học sinh không cần thiết đeo khẩu trang trong lớp tuy nhiên các em vẫn cần duy trì đeo khẩu trang trên đường đến trường, trước khi vào lớp, trong giờ ra chơi, khi ra khỏi lớp và trên đường về nhà...
Anh Quốc Minh, phụ huynh có 2 con đang theo học tại trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Hiện tại dịch bệnh đã được khống chế, các con được trở lại trường lớp với thầy cô, bạn bè. Đặc biệt, việc các con đeo khẩu trang ngoài giờ học cũng khiến chúng tôi cảm thấy yên tâm hơn. Bởi các con còn nhỏ, đôi khi mải nô đùa mà quên mất việc cần hạn chế tiếp xúc với người khác hay vô tình đưa tay lên mũi, miệng.”
![]() |
Học sinh không cần đeo khẩu trang trong lớp tuy nhiên vẫn cần trang bị khẩu trang để đảm bảo an toàn |
Tuy nhiên, việc sử dụng khẩu trang thường xuyên cũng gây ra nhiều bất tiện cho học sinh, nhất là các bé ở cấp học dưới còn nhỏ tuổi. Quay trở lại trường học khi trời đã chuyển hè, thời tiết nóng nực, nhiều học sinh cảm thấy bí bách khi phải đeo khẩu trang nhiều giờ trong ngày. Một số loại khẩu trang còn gây ra cảm giác khó chịu, đau tai, dị ứng da, hay gây ra vết hằn đỏ trên mặt.
Cô giáo Minh Hạnh, giáo viên một trường tiểu học tại quận Đống Đa chia sẻ: “Tôi quan sát thấy trong giờ giải lao, các con được yêu cầu đeo khẩu trang theo quy định nhưng một số con đã kéo khẩu trang xuống khi chơi đùa. Khi cô giáo nhắc nhở thì con trả lời rằng đeo khẩu trang khi hoạt động khiến con cảm thấy nóng bức và khó thở.”
Chị Quỳnh Mai (Cầu Giấy) từng vất vả chọn mua khẩu trang cho con. Bởi sau khi sử dụng một số sản phẩm được bán trên thị trường, con trai chị đều gặp phải tình trạng da có vết hằn đỏ và đau tai do chất liệu vải, quai đeo kém mềm mại.
Thấu hiểu và mong muốn được đồng hành cùng các nhà trường và phụ huynh, công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ban Mai đã trao tặng hàng chục ngàn khẩu trang vải kháng khuẩn cho cán bộ giáo viên và học sinh tại các trường học do Ban Mai cung cấp dịch vụ ăn uống.
![]() |
Đại diện thầy cô trường Tiểu học Mai Dịch, Cầu Giấy nhận khẩu trang kháng khuẩn tặng học sinh trong ngày đầu trở lại trường |
“Các thầy cô và các con cảm thấy dễ chịu khi dùng khẩu trang kháng khuẩn Ban Mai. Đây là loại khẩu trang 2 lớp làm bằng vải kháng khuẩn, giúp ngăn vi khuẩn, lọc sạch không khí. Ngoài ra, sản phẩm có thiết kế vừa vặn, co giãn tốt, hạn chế tối đa khe hở nhưng vẫn tạo ra các khoảng trống thuận lợi cho việc hô hấp, đem lại cảm giác dễ thở. Từ lúc sử dụng loại khẩu trang này, nhiều con không bị tình trạng đau nhức tai hay ửng đỏ trên da. Ngoài ra, sản phẩm này có thể giặt và sử dụng nhiều lần nên rất tiết kiệm chi phí”, cô Đào Ánh Nguyệt, giáo viên trường Tiểu học Mai Dịch chia sẻ.
![]() |
Các bạn học sinh thoải mái khi đeo khẩu trang ngoài sân trường |
Theo đại diện của Công ty Ban Mai, với khẩu trang kháng khuẩn Ban Mai dành riêng cho học sinh, các bậc cha mẹ có thể yên tâm khi cho con đeo khẩu trang đến trường để bảo vệ sức khỏe mà vẫn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Đây là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn góp phần đảm bảo sức khỏe học đường, đẩy lùi dịch Covid-19.
Bên cạnh việc trao tặng khẩu trang để đồng hành cùng với các Trường học, Công ty Ban Mai còn chung tay tham gia chương trình “ATM gạo miễn phí”, trao tặng gần 200 tấn gạo từ cây ATM tại nhà văn hóa Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy và nhà văn hóa Quận Bắc Từ Liêm từ ngày 10/4 - 30/4/2020.
Ngoài ra, chương trình đã hỗ trợ hàng ngàn hoàn cảnh khó khăn không bị “đứt bữa” giữa những ngày dịch bệnh với các cây ATM gạo tại nhiều Tỉnh, Thành phố như Phú Yên, Buôn Mê Thuột, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Thái Bình.
Ngọc Minh
" alt=""/>Hàng chục ngàn khẩu trang kháng khuẩn tặng HS Hà Nội