Nhưng dù vậy những người phát triển hệ thống trọng tài video cũng luôn đặt tiêu chí hàng đầu là duy trì vẻ đẹp tự nhiên của bóng đá và chỉ can thiệp vào các tình huống cần thiết.
Vào thời điểm mà chẳng còn bao lâu nữa World Cup 2018 sẽ khởi tranh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hệ thống "trọng tài video" này cũng như một số phương án áp dụng cụ thể ở giải đấu lớn nhất hành tinh, để có cái nhìn sâu sát hơn về công cuộc ứng dụng công nghệ vào bóng đá.
Trọng tài video (Video Assistant Referee - viết tắt là VAR) là người hỗ trợ trọng tài chính xem xét lại các quyết định khi cần bằng các đoạn băng ghi hình, trọng tài video sẽ liên lạc với trọng tài chính qua bộ đàm và người đưa ra quyết định cuối cùng vẫn là trọng tài chính.
Những trường hợp trọng tài video tiến hành hỗ trợ trọng tài chính đưa ra quyết định bao gồm những tình huống có khả năng làm thay đổi cục diện trận đấu, như tình huống diễn ra bàn thắng hoặc dẫn đến bàn thắng, những tình huống dẫn đến phạt đền 11 mét, những tình huống phạt thẻ đỏ, hay cả những trường hợp nhầm lẫn cầu thủ; các tình huống này trọng tài chính có thể chưa đưa ra được quyết định ngay hoặc mắc sai sót rõ ràng.
" alt=""/>Bạn biết gì về 'trọng tài video' sẽ được áp dụng ở World Cup 2018?Với mục đích định hướng nghề nghiệp và tạo điều kiện tốt nhất cho các sinh viên từ năm ba cho đến năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp trong thời gian sắp tới, đồng thời tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp đối tác, hôm nay, ngày 4/5/2018, tại cơ sở đào tạo Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) tổ chức Ngày hội Hội nghiệp & Tuyển dụng PTIT năm 2018.
Thông tin từ Ban tổ chức cho hay, Ngày hội Hướng nghiệp và Tuyển dụng PTIT năm nay có sự góp mặt của 20 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT gồm: Samsung Việt Nam, VNPT, Viettel, FPT Software, Cowell châu Á, VNPT Technology, MISA, KOEI TECMO, P.A Việt Nam, Framgia, GameLoft, Synergix Technologies Việt Nam, Học viện Sáng tạo Công nghệ Teky, SmartOSC, VIJA Link, NashTech Việt Nam, Tập đoàn Hồng Hải (Foxcomn), Công ty Bhflex, VCCorp và Công ty cổ phần NTQ Solution.
Ngày hội Hướng nghiệp và Tuyển dụng PTIT 2018 tạo điều kiện để các doanh nghiệp ICT có được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công việc của mình trong giai đoạn đầu năm. Đồng thời, đây cũng là cơ hội tốt để các sinh viên Học viện có thể tiếp cận thông tin việc làm sớm, đặc biệt là sinh viên từ năm 2, năm 3 của trường tham gia chương trình sẽ được tiếp xúc trực tiếp với bộ phận tuyển dụng của doanh nghiệp.
Diễn ra trong cả ngày 4/5, Ngày hội Hướng nghiệp và Tuyển dụng PTIT năm nay dự kiến thu hút hơn 3.500 sinh viên năm cuối, năm thứ 2 và thứ 3 thuộc tất cả các ngành đào tạo CNTT, An toàn thông tin, Điện tử Truyền thông, Kỹ thuật Điện - Điện tử, Công nghệ Đa phương tiện, Quản trị kinh doanh, Marketing, Kế toán của Học viện. Ngoài ra, chương trình còn có nhiều cựu sinh viên các ngành đào tạo của Học viện đã tốt nghiệp trong năm 2017 cũng sẽ tham dự.
Đến với Ngày hội, bên cạnh việc được các doanh nghiệp tư vấn hướng nghiệp và cung cấp thông tin tuyển dụng, các sinh viên Học viện còn có cơ hội tham gia ứng tuyển, phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp vào các vị trí việc làm và thực tập. Theo chia sẻ của đại diện Ban tổ chức, thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT đang có nhu cầu tuyển dụng lớn.
" alt=""/>20 doanh nghiệp ICT mang hàng ngàn cơ hội việc làm đến Ngày hội tuyển dụng PTIT 2018Cùng tham gia đoàn kiểm tra có Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, cùng lãnh đạo Thành phố Hà Nội, lãnh đạo Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và đông đảo cán bộ, nhân viên của mạng lưới Bưu điện Việt Nam.
Trao đổi với báo giới tại đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng đã có cơ sở dữ liệu về liệt sĩ và mộ liệt sĩ nhưng nhiều năm qua chúng ta chưa có cách nào đối chiếu để khẳng định danh tính của các liệt sĩ và vị trí của các ngôi mộ là hoàn toàn chính xác. Việc đối soát trước đây vẫn làm thủ công trên giấy, mà đối soát không hết được. Đảm bảo độ chính xác dữ liệu liệt sĩ, mộ liệt sĩ là mong ước của những người làm công tác đền ơn đáp nghĩa từ mấy chục năm nay.
Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam bằng công nghệ mới, công nghệ thông tin, đã làm một chương trình phần mềm rất đơn giản, mỗi lần đi chụp ảnh mộ liệt sĩ có thể xác định hết toạ độ, tên tuổi, bia mộ, sau đó đối chiếu kho dữ liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Quốc phòng với thực tế để tạo ra cơ sở dữ liệu chính xác.
“Sau này, thông tin về tất cả các liệt sĩ như mộ ở đâu, nghĩa trang nào, vị trí thế nào… sẽ đều có trên hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu. Đây là một ứng dụng công nghệ mới rất thiết thực”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao phần mềm ứng dụng do Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam xây dựng.
Hơn thế, theo Phó Thủ tướng, “sau khi thu thập dữ liệu để xây dựng Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ, chúng ta sẽ có những hoạt động khác, chẳng hạn nắm được thông tin chính xác những ngôi mộ nào cần phải sơn quét lại, nghĩa trang nào cần được tu sửa. Tiếp theo đó là còn đưa tích hợp vào hồ sơ cả con liệt sĩ hay các gia đình liệt sĩ có hoàn cảnh nghèo khó để sau này thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa bài bản và tốt hơn”.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh một vấn đề vô cùng quan trọng: “Đây là việc từ lâu nay Đảng và Nhà nước, các cấp rất nỗ lực nhưng làm không được. Với hình thức kêu gọi doanh nghiệp cùng tham gia như Tổng Công ty Bưu điện phát động anh em cán bộ công nhân viên cùng làm hoạt động thiện nguyện đền ơn đáp nghĩa như thế này, thì sẽ ngân sách nhà nước không mất tiền. Các doanh nghiệp lớn, nhỏ chúng ta hãy cùng chung tay làm những việc tốt đẹp cho toàn xã hội. Nếu tất cả chúng ta cùng làm được như thế thì chúng ta có thể không giàu bằng nhiều nước nhưng xã hội sẽ tốt đẹp với những việc làm tốt đẹp và tình nghĩa”.
“Tôi rất cảm ơn anh em Bưu điện đã rất tích cực triển khai công việc thiện nguyện này. Nếu không có sự hưởng ứng của anh em Bưu điện thì không thể nào làm được”, Phó Thủ tướng nói.
Được biết, đến nay, trong tổng số hơn 900.000 mộ liệt sĩ trên cả nước, lực lượng Bưu điện đã thu thập dữ liệu, chụp ảnh được hơn 800.000 mộ liệt sĩ (đạt khoảng 91% khối lượng công việc).
Việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu sẽ tiếp tục được triển khai tích cực để sớm có một ngân hàng dữ liệu bia mộ liệt sĩ hoàn thiện.
" alt=""/>Thu thập dữ liệu mộ liệt sĩ: Ứng dụng công nghệ mới thiết thực