当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Al Jandal vs Jeddah, 19h50 ngày 23/1: Cửa trên thắng thế 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Kuala Lumpur City vs Công an Hà Nội, 21h00 ngày 23/1: Chính thức giành vé
Hồ sơ trên Linkedln của họ chỉ để một dòng miêu tả duy nhất: Công ty bơ sữa. Ngay cả người sáng lập kiêm CEO hiện tại cũng không biết định nghĩa công ty như thế nào.
"Chúng tôi đang cố gắng làm những thứ mà thế giới không thể định nghĩa được", CEO Gabriel Whaley cho biết.
CEO Gabriel Whaley của MSCHF. Ảnh: The Verge. |
"Mọi thứ đều hài hước"
Whaley là người sáng lập và Giám đốc điều hành của MSCHF, công ty đứng đằng sau những sản phẩm tạo ra trào lưu trong cộng đồng mạng. "Những sản phẩm của chúng tôi ngộ nghĩnh, châm biếm và chúng tôi tự hào vì điều đó", Gabriel nói.
Không có chủ đề rõ ràng cho các dự án của MSCHF. Họ tạo ra một tiện ích ngụy trang Netflix trông như cuộc họp online nhằm giúp mọi người xem phim trong giờ làm việc, một con gà cao su hút thuốc và kênh YouTube về người đàn ông có thể ăn mọi thứ. Sự thiếu liên kết này lại là điểm mấu chốt trong mô hình kinh doanh của công ty.
“Quan điểm của chúng tôi là mọi thứ đều hài hước, theo cách nào đó”, Whaley nói.
Tẩu thuốc hình con gà của MSCHF. Ảnh: The Verge. |
Trước khi thành lập MSCHF, Whaley bỏ học trường quân đội West Point và từng có nhiều dự án ngớ ngẩn nhưng nổi tiếng, như ứng dụng hẹn hò tương tự Tinder cho những người đi máy bay.
Anh từng làm việc tại BuzzFeed khoảng thời gian ngắn vào năm 2013 và rời đi khi bộ phận đang hoạt động bị giải thể. Đến năm 2016, Whaley thành lập MSCHF.
Hiện tại, MSCHF có 13 nhân viên, chủ yếu trong độ tuổi 20. Whaley tìm thấy nhân viên của mình theo nhiều cách khác nhau: một người được tìm thấy khi đang chơi bóng, người khác được thuê qua nhắn tin trên mạng xã hội.
Trụ sở của MSCHF đặt tại địa chỉ không có gì đặc biệt, chìm nghỉm trong khu phố Williamsburg, Brooklyn, New York, Mỹ. Không gian tồi tàn, tường dán đầy poster phim, trên bàn làm việc là vài tờ giấy rời rạc và các sản phẩm đóng gói giữa chừng.
Trụ sở MSCHF nhìn từ bên ngoài. Ảnh: The Verge. |
“Phòng hội thảo” nằm trên gác xép nhỏ và có một chiếc ghế nhựa duy nhất. Whaley còn cho biết thêm mái nhà ở đây thường dột khi trời mưa, hệ thống sưởi cũng không được tốt và phòng tắm chứa đầy hình graffiti.
Khi sản phẩm mới nhất của MSCHF được giao đến văn phòng - một quả bom tắm hình máy nướng bánh mì - tất cả nhân viên làm việc hôm đó sẽ tụ lại nhà kho để mở hàng, đóng gói rồi giao cho khách.
Cách làm việc và bố cục trụ sở chính phản ánh rõ ràng quan điểm của MSCHF: Hỗn loạn có tổ chức. Theo Daniel Greenberg, người đứng đầu bộ phận thương mại của MSCHF, công ty này không tuân theo mô hình kinh doanh truyền thống. Họ không chi tiền cho quảng cáo hay tiếp thị, cũng không thử nghiệm sản phẩm trước khi đưa đến người dùng.
Bên trong trụ sở của MSCHF. Ảnh: The Verge. |
"Làm những thứ khùng điên để mọi người mua"
Công ty rất kín tiếng về các nguồn thu chi hoạt động. MSCHF từng thực hiện những quảng cáo độc đáo cho Casper và Target, tuy nhiên họ đã dừng làm những việc này từ tháng 9/2019 để tập trung vào sản phẩm của mình. Kể từ đó, công ty kêu gọi đầu tư hai lần, thu được 11,5 triệu USD, theo PitchBook.
Tuy nhiên, Whaley không lo cách kinh doanh hiện tại của MSCHF có bền vững hay không cũng như làm thế nào mở rộng công ty. Điều duy nhất MSCHF quan tâm là có thu hút được sự chú ý của công chúng hay không, kể cả cách tiêu cực hay tích cực.
"Nếu chúng tôi có thể khiến mọi người trở thành fan của thương hiệu thay vì sản phẩm, chúng tôi có thể làm bất cứ điều gì mình muốn”, Greenberg, người đứng đầu bộ phận thương mại cho biết. Đôi khi quan điểm khác biệt này cũng khiến MSCHF gặp rắc rối với các công ty khác.
Đôi giày Air Max 97 "Jesus" có phần đế được bơm nước từ sông Jordan. Ảnh: The Verge. |
MSCHF cam kết cho ra sản phẩm mới cứ sau hai tuần. Họ còn kết hợp với Nike cho ra đời mẫu Air Max 97 được thêm 60 cc nước ở sông Jordan. Mẫu giày có giá 3.000 USD, thậm chí còn cao hơn trên các cộng đồng chơi giày.
MSCHF chỉ công bố sản phẩm qua tin nhắn. Sáng tạo gần đây của họ là Clickswipe, ứng dụng trên máy tính khiến tài khoản Tinder của người dùng tự động vuốt phải mỗi khi click chuột.
Mặc dù không bán công khai và chỉ cho ra 1.000 bản, sản phẩm của MSCHF vẫn cháy hàng thường xuyên chỉ trong vài phút.
“Chúng tôi không nghĩ đến bản thân như một doanh nghiệp. Chúng tôi chỉ làm ra những thứ khùng điên rồi mọi người mua lại”, Greenberg nói.
(Theo Zing)
Nhật Bản luôn nổi tiếng với những ý tưởng điên rồ nhưng cực kỳ hiệu quả, và giờ đây quán net dành cho người cao tuổi cũng có thể trở thành một trong những ý tưởng đó.
" alt="Công ty gọi vốn được 11 triệu USD nhờ bán những thứ 'khùng điên'"/>Công ty gọi vốn được 11 triệu USD nhờ bán những thứ 'khùng điên'
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc kéo dài khiến các công ty Trung Quốc rơi vào thế khó. (Ảnh minh họa)
Ấn Độ rơi vào thời kỳ căng thẳng leo thang
Vào ngày 25/6, Ấn Độ tuyên bố cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc bao gồm WeChat, Weibo và TikTok. Lệnh cấm đã khiến một nhóm những người khổng lồ công nghệ, những ông lớn "đắm chìm" trong làn sóng bành trướng phải rùng mình.
Với slogan “Born to be global”, TikTok đã được ươm tạo vào năm 2017 và nó đang nỗ lực để trở thành một nền tảng toàn cầu. Sau khi tiến vào tại thị trường Ấn Độ, Tiktok đã được chọn là một trong mười ứng dụng phổ biến nhất năm 2018 bởi tờ nhật báo quốc gia Ấn Độ Indian Express.
Một tháng trước, TikTok đã bị cấm ở Ấn Độ và một số phương tiện truyền thông báo cáo rằng Bytedance sẽ mất 650.000 USD mỗi ngày.
"Kẻ mới nổi" bị cấm cửa và gã khổng lồ Internet kỳ cựu của Trung Quốc không có "kim bài miễn tử". Vào ngày 25/7, WeChat đã ban hành thông báo đình chỉ dịch vụ cho người dùng Ấn Độ.
Chỉ ít ngày sau, chính quyền Delhi đã bổ sung thêm 47 ứng dụng khác vào danh sách đen.
Đây là "nỗi đau" không phải của riêng Tencent
Là “cha đẻ” của WeChat, Tencent đã kỳ vọng rất lớn vào việc quốc tế hóa WeChat. Mã Hóa Đằng từng nói tại Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo CNTT Thâm Quyến năm 2013: “Đối với Tencent, chỉ có WeChat mới đủ tầm quốc tế hóa”.
Tencent ngạo nghễ dành 2 tỷ nhân dân tệ làm phí vận chuyển WeChat để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình tới một số quốc gia quan trọng như Ấn Độ và Brazil.
Đầu năm 2012, WeChat đã thành lập một nhóm gồm hơn 10 người ở Gurgaon, Ấn Độ. Thông qua tiếp thị quy mô lớn trong giai đoạn đầu đã mang về gần 25 triệu người dùng.
Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm, so với những đối thủ, nỗ lực của họ đều vô ích. Năm 2015, trong bảng xếp hạng các ứng dụng miễn phí trên Google Play Ấn Độ, thật khó để tìm thấy WeChat trong số 100 ứng dụng hàng đầu.
So với các ứng dụng mạng xã hội LINE và WhatsApp, WeChat đã biến mất từ lâu sau nhiều trận chiến. WhatsApp của Facebook có 200 triệu người dùng hoạt động ở Ấn Độ và hỗ trợ 10 ngôn ngữ Ấn Độ (quốc gia này có tổng cộng 22 ngôn ngữ đồng chính thức).
Tóm lại, WeChat đã thất bại trong việc kết nối với Ấn Độ.
Mặc dù 106 ứng dụng đã bị xóa khỏi các cửa hàng, đánh giá của Ấn Độ về các ứng dụng Trung Quốc vẫn tiếp tục. Thời báo kinh tế của Ấn Độ báo cáo rằng Ấn Độ sẽ tiến hành đánh giá bảo mật trên 275 ứng dụng khác của Trung Quốc, bao gồm trò chơi di động PubG (PUBG Mobile) của Tencent, ứng dụng video ngắn của Xiaomi Zili và AliExpress của Alibaba. Vậy nên, danh sách đen này có thể còn được kéo dài.
Thế giới coi lệnh cấm của Ấn Độ đối với các ứng dụng Internet của Trung Quốc là một quyết định chính trị. Trong Tuyên bố báo chí do Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ ban hành, không có thông tin pháp lý nào được công bố, chỉ cần nêu lý do tại sao nó được thực hiện.
Tuyên bố trích dẫn phần 69A của Đạo luật Công nghệ thông tin do Ấn Độ ban hành năm 2008, nói rằng mối đe dọa đối với quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu của người dùng là lý do chính ngăn công chúng Ấn Độ truy cập các ứng dụng này. Số phận của những phần mềm bị cấm có thể được tóm tắt rộng rãi là “tham gia vào các hoạt động gây tổn hại đến chủ quyền và toàn vẹn của Ấn Độ, quốc phòng Ấn Độ, an ninh quốc gia và trật tự công cộng”.
Vào năm 2020, với cú đúp của dịch bệnh và lệnh cấm, Internet Ấn Độ dường như đang trở lại thời đại 1.0, cảm nhận lẫn nhau theo cách nguyên thủy nhất.
Vụ việc đẩy lệnh trừng phạt của Ấn Độ đối với các công ty Trung Quốc lên đến đỉnh điểm của dư luận là một tòa án địa phương ở Gurugram, một thành phố vệ tinh của New Delhi, thủ đô của Ấn Độ, đã triệu tập hàng chục người, kể cả Jack Ma, người sáng lập của Alibaba, yêu cầu tỷ phú người Trung Quốc xuất hiện tại tòa vào ngày 29/7 hoặc xuất hiện tại tòa án thông qua luật sư.
Nhưng hiện tại Jack Ma đã nghỉ hưu và không còn là pháp nhân của Alibaba.
Theo một số nhận định, trong luật pháp Ấn Độ, công tố viên có thể chỉ định bất kỳ ai là bị đơn, nhưng tòa án cần xác định liệu có thể đưa vào hay không. Nếu tòa án Ấn Độ không cho rằng việc truy tố bị cáo là hợp lý, họ sẽ không đưa ra trát đòi hầu tòa. Nói cách khác, tòa án triệu tập Jack Ma có khả năng phát triển thành một vụ việc “chỉ tồn tại trên giấy”.
Điều này được hiểu rằng Pushpendra Singh Parmar (Co-Founder - WeboMind Technologies), nhân vật chính của vụ kiện, từng giữ chức Phó giám đốc văn phòng UCWeb tại Gurugram, Ấn Độ cho đến tháng 10/2017.
Trong vụ kiện chống lại Alibaba, Parma đã yêu cầu bồi thường 268.000 USD (khoảng 6,2 tỷ đồng). Ban đầu nó chỉ là một tranh chấp lao động thông thường, nhưng trong thời kỳ căng thẳng đặc biệt giữa Trung Quốc và Ấn Độ, những thứ tưởng như bình thường sẽ bị tấn công bởi các thế lực lạ và được sử dụng để gây ồn ào.
Khoảng trống đầy tiềm năng
Trong vài năm qua, một số công ty Internet Trung Quốc đã lần lượt đổ về Ấn Độ. Theo thống kê, năm 2018, trong 100 ứng dụng hàng đầu của Ấn Độ, có tới 44 ứng dụng đến từ Trung Quốc, chiếm gần một nửa.
Ấn Độ có cổ tức nhân khẩu học khiến các công ty công nghệ thèm muốn. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Di động và Internet Ấn Độ (IAMAI), tỷ lệ thâm nhập Internet tổng thể ở Ấn Độ là khoảng 35% và người dùng Internet đã đạt 510 triệu, đến năm 2025, con số này lên tới 850 triệu. Đáng chú ý, khoảng 65% dân số Ấn Độ dưới 35 tuổi.
Ấn Độ là một thị trường mà những người khổng lồ không thể buông tay, nhưng nó sẽ trông như thế nào khi bị "bỏ rơi"?
WeChat bị cấm, khác với việc mất hầu hết người dùng Ấn Độ từ các ứng dụng khác ở nước ngoài. Chính người Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều nhất và nó đã phá vỡ một lỗ hổng trong cộng đồng người Hoa sống ở Ấn Độ.
“Lệnh cấm TikTok hoặc các ứng dụng khác ít gây ảnh hưởng, nhưng việc thiếu WeChat sẽ cản trở giao tiếp kinh doanh và xã hội của chúng tôi ở Ấn Độ”. Một người Trung Quốc sống ở Gurgaon nói. “Bởi vì chúng tôi không quen sử dụng e-mail, liên hệ của chúng tôi với trụ sở Trung Quốc đã bị cắt đứt”.
Trước đó, nhiều thương nhân ở Ấn Độ đã sử dụng WeChat để liên lạc với các nhà bán buôn Trung Quốc. Đình chỉ WeChat đồng nghĩa với việc mất một đơn hàng. Họ phải thêm số điện thoại và địa chỉ email trên trang chủ của WeChat Moments.
Sau khi WeChat bị cấm, nhiều ứng dụng địa phương của Ấn Độ đang chú ý đến khoảng trống trên thị trường. Người dùng cũng tìm kiếm các lựa chọn thay thế trong cửa hàng ứng dụng. Theo một nghiên cứu của SEMrush, vào ngày cấm, các tìm kiếm trên TikTok tăng 229% và các tìm kiếm trên WeChat tăng 255%.
Cho đến ngày hôm sau, lượng tìm kiếm giảm đáng kể. Lượng tìm kiếm của TikTok giảm từ 229% xuống 23% và kết quả tìm kiếm cho các ứng dụng như WeChat và Weibo là số âm.
Sự tò mò của người dùng đã hình thành một khoảng cách lớn như vậy trong một ngày, thật khó để tưởng tượng sẽ có bao nhiêu công ty Internet Trung Quốc "đi khỏi" Ấn Độ theo thời gian?
Lưu Điệp (Theo Phoenix)
Hàng loạt ứng dụng Trung Quốc tiếp tục bị Ấn Độ “cấm cửa” trong bối cảnh căng thẳng giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới đang leo thang.
" alt="Các công ty công nghệ Trung Quốc gặp khó sau lệnh cấm từ Ấn Độ"/>Các công ty công nghệ Trung Quốc gặp khó sau lệnh cấm từ Ấn Độ
Không chỉ trưng bày đồ tươi sống ngoài sảnh hệt như chợ, Bách Hóa Xanh còn thay đổi hàng hóa trưng bày bên trong như một đại siêu thị. Và không khó để tìm thấy những quầy hàng được dán nhãn hàng mới, được chất đầy ắp trên các quầy kệ.
Khó ai có thể tưởng tượng ở một siêu thị có diện tích chỉ vài trăm mét vuông lại có tới hàng trăm loại hàng tươi sống, hải sản: cua, ghẹ, nghêu, tôm sống, cá hồi, cá bớp, cá biển và các loại cá nhập khẩu, rau củ đầy đủ. Các loại thức ăn sơ chế sẵn số lượng lên tới 30 - 40 loại. Tiếp đến là thế giới mắm muối tương cà và gia vị. Gạo đóng gói trong nước, gạo nhập khẩu, gạo xá, nếp đủ loại. Mỹ phẩm nhập khẩu Hàn Quốc giá tốt cũng là một trong những loại mặt hàng mới được bổ sung. Ngoài ra, Bách Hóa Xanh cũng tăng thêm hơn 13 tủ đông lạnh, chứa đựng một thế giới đa dạng về hàng đông lạnh nhập khẩu và trong nước. Đồ ăn chơi gồm có bánh ngọt, bánh tươi, bánh mì, snack, trái cây sấy, rong biển… Đặc biệt, quầy trái cây nhập khẩu nay là nơi tập trung đầy đủ các loại trái cây theo mùa như táo, lê, kiwi, nho, cherry…
Quầy lớn bán đủ loại gạo xá 3 miền |
Các siêu thị sau khi chuyển đổi hứa hẹn sẽ đạt mức doanh thu 3 tỷ hoặc 5 tỷ.
Khách hàng mua sắm nườm nượp ở những siêu thị có diện mạo mới |
Thực tế cho thấy các siêu thị lớn sau chuyển đổi đều đáp ứng mức doanh thu kỳ vọng, thu hút 1.300 - 1.500 lượt khách mỗi ngày. Sự cải tiến mới đang chứng minh nhiều hứa hẹn, nếu thành công, nó sẽ là một bước tiến dài tiếp theo của Bách hóa Xanh.
Phương Dung
" alt="Biến 300m2 thành ‘chợ’, Bách Hóa Xanh sẵn sàng đón 1.500 lượt khách mỗi ngày"/>Biến 300m2 thành ‘chợ’, Bách Hóa Xanh sẵn sàng đón 1.500 lượt khách mỗi ngày
Nhận định, soi kèo Hà Nội vs HAGL, 19h15 ngày 24/1: Bám đuổi đội đầu bảng
'Quái kiệt' người Trung Quốc đập kính ô tô trộm hàng tỷ đồng
PetroLandmark là tổ hợp khu chung cư cao cấp, trung tâm thương mại, văn phòng tọa lạc tại phường An Phú, quận 2, TP.HCM do Công ty cổ phần bất động sản và Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC Land) làm chủ đầu tư.
Dự án được xây dựng với 4 block căn hộ cao từ 17 – 21 tầng cung ứng khoảng 418 căn hộ. Giá bán khởi điểm ban đầu tại dự án khoảng 23,8 triệu/m2, nhưng sau đó hạ xuống còn 15,5 triệu/m2. Theo hợp đồng, đến tháng 12/2011, chủ đầu tư phải bàn giao xong nhà cho khách hàng.
Tuy nhiên, khi dự án đã xây dựng được khoảng 80% thì bỗng dưng ngừng thi công và đắp chiếu liên tiếp trong nhiều năm. Từ đây hành trình đòi nhà của hàng trăm khách hàng cũng bắt đầu.
Được biết, rất nhiều khách hàng đã đóng tiền trên 95%, thậm chí có người đóng 102% để mua căn hộ Petrolandmark, nhưng 5 năm qua họ phải chờ đợi, thậm chí “đội đơn” khiếu kiện nhiều nơi yêu cầu phía chủ đầu tư phải giao nhà. Thế nhưng, nguyên vọng chính đáng của người mua không được hồi đáp. Được biết, một trong những nguyên nhân khiến dự án bị “ngâm” nhiều năm trời do chủ đầu tư PVC Land ngập trong nợ nần.
Có mặt tại dự án này vào ngày 26/8, cổng vào dự án đã được rào chắn, chỉ để mở một lối nhỏ cho công nhân vào thi công, một bảo vệ cũng túc trục tại đây. Cả 4 tòa nhà của dự án đã được sơn mới, lắp kính. Một nhóm công nhân đang thi công khu vực sân vườn giữa các tòa nhà. Một người mua nhà tại dự án này cho biết, chủ đầu tư đã tái khởi động dự án được vài tháng nay, tuy nhiên hiện khách hàng cũng chưa biết chính xác dự án sẽ hoàn thiện và bàn giao nhà cho khách hàng.
Một số hình ảnh của dự án Petrolandmark được tái khởi động:
Dự án Petroland “thức giấc” sau nhiều năm ngủ quên. Các tòa nhà đã được sơn mới và lắp kính. Một nhóm công nhân đang thi công khu vườn cây giữa các tòa nhà. Petrolandmark từng là dự án được yêu thích, sở hữu vị trí mặt tiền trục đường lớn Mai Chí Thọ, quận 2. Tuy nhiên dự án sau đó lại thành nỗi ám ảnh của hàng trăm khách hàng. Dự án tái khởi động là niềm mong mỏi của nhiều người.Tuy nhiên, khách hàng vẫn phải chờ đợi đến khi dự án hoàn thiện và giao nhà mới yên tâm. |
Theo Cafeland
" alt="Petrolandmark tái khởi động, cơn “ác mộng” treo nhà có kết thúc?"/>Petrolandmark tái khởi động, cơn “ác mộng” treo nhà có kết thúc?
Đáng chú ý, Mercedes-Benz Việt Nam cũng thiết kế riêng một khu vực dành riêng cho xe đã qua sử dụng chính hãng ‘Mercedes-Benz Certified’, trưng bày nhiều mẫu xe ‘như mới’ nhưng có giá bán hấp dẫn với lịch sử dịch vụ minh bạch.
" alt="Đến Mercedes"/>