您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Nhận định, soi kèo Al
Kinh doanh79人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 18/04/2025 08:09 Nhận định ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Preston North End vs QPR, 21h00 ngày 18/4: Chủ nhà mất kiểm soát
Kinh doanhPha lê - 18/04/2025 09:02 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多Sao Hàn 23/6: Park Shin Hye trải lòng về 17 năm sự nghiệp và chuyện hẹn hò cùng Choi Tae Joon
Kinh doanhSao Hàn 23/6: Park Shin Hye cho biết bản thân thường có khuynh hướng nhìn thấy những gì bản thân đang thiếu sót và hối tiếc về lần đầu tiên. “Tôi nghĩ mình không thể giúp được gì, và luôn lo lắng. Chuyện gì sẽ xảy ra với tôi vào ngày mai? Tôi sẽ bị cuốn vào một vấn đề gì đó? Nhưng khi nhìn vào con người mình ở hiện tại và con đường tôi đã đi qua, có thể tôi không phải lúc nào cũng hoàn hảo, nhưng tôi nghĩ rằng mình vẫn tiến về phía trước nhờ những trải nghiệm đó và trở nên tiến bộ. Thay vì tập trung vào quá khứ hay tương lai, tôi cố gắng tập trung vào ‘hôm nay và lúc này'". Ngoài ra, nữ diễn viên còn chia sẻ về chuyện tình cảm cùng bạn trai Choi Tae Joon. Năm 2018, truyền thông đưa tin cả hai đang hẹn hò. Kể về mối quan hệ hiện tại của mình, cô nàng mỉm cười: "Chúng tôi vốn không có ý định công khai mối quan hệ. Nhưng mà sau đó, phía truyền thông tiết lộ mọi chuyện và may mắn nhận được phản ứng tích cực từ công chúng. Hiện tại, bọn tôi vẫn đang yêu đương say đắm".
BTS nhận Giải thưởng Truyền cảm hứng 2020 của UNICEF với chiến dịch Love Myself. Lee Ki Cheol, người đứng đầu UNICEF Hàn Quốc chia sẻ: “Thông điệp của BTS về việc ‘yêu bản thân là một điểm bắt đầu trong hành trình yêu người khác’ đã tạo ra những thay đổi tích cực trên toàn thế giới. Tôi tin giải thưởng này là kết quả của những ảnh hưởng tốt đẹp vì đã cổ vũ và an ủi trẻ em cũng như các bạn trẻ khác trên toàn thế giới. Tôi rất tự hào khi một chiến dịch của người Hàn Qcốc đã thắng được giải thưởng này. Nhân cơ hội này, tôi cũng muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình đến với BTS và BigHit Entertainment vì đã luôn chủ động ủng hộ chiến dịch #ENDviolence (Chấm dứt bạo lực) của UNICEF”. BLACKPINK đăng poster công bố nhà sản xuất cho ca khúc How You Like That phát hành ngày 26/6. Nhiều cư dân mạng háo hức và đặt kỳ vọng vào ca khúc lần này bởi nhà sản xuất âm nhạc là TEDDY, R.Tee và 24 - những người đã tạo nên các ca khúc nổi tiếng của BLACKPINK như Kill This Love, DDU-DU DDU-DU… Rosé (BLACKPINK) trở thành đại sứ toàn cầu cho Saint Laurent - thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới. Đây là thông tin được Rosé xác nhận trong buổi phỏng vấn với tờ Elle Korea, ấn phẩm phát hành tháng 7/2020. Ca khúc ''Through The Night'' của IU lập kỷ lục mới trên bảng xếp hạng âm nhạc Genie (Hàn Quốc) về thời gian trụ hạng. Được biết, bài hát đã xuất hiện trong top 100 của bảng xếp hạng âm nhạc này lên đến 25.000 giờ. Với số giờ trụ hạng trên, IU trở thành nghệ sĩ nữ Kpop đầu tiên có thời gian trụ top 100 lâu nhất trong lịch sử bảng xếp hạng Genie. Through The Night nằm trong album Palette ra mắt năm 2017, được chính cô nàng viết lời. Wonder Girls tụ họp vui vẻ trong tiệc chia tay độc thân của Hyelim. Trong buổi tiệc có sự tham dự của Sunmi, Sohee và Yubin, còn Sunye và Yeeun vắng mặt nên chỉ có thể gọi điện thoại trò chuyện. Các cô gái thậm chí còn cầm lightstick trên tay. Được biết, Hyelim sẽ kết hôn vào tháng 7/2020. Park Bo Gum đơn giản mà đầy thu hút trong trang phục trắng tại trường quay Record of Youth. Tờ Starnews đăng tải những hình ảnh đầu tiên của nam diễn viên trong lúc ghi hình phim truyền hình mới của đài tvN tại công viên Hanwool. Dù vào sáng sớm, trời vẫn còn tối đen nhưng Park Bo Gum vẫn vô cùng rạng rỡ và nổi bật. Record of Youth dự kiến sẽ lên sóng vào nửa cuối năm nay. Với hình ảnh sạch sẽ và lành mạnh (clean & healthy), Ahn Hyo Seop trở thành người mẫu toàn cầu cho thương hiệu mỹ phẩm Innisfree. Được biết, nam diễn viên sẽ bắt đầu chiến dịch quảng bá với sản phẩm nổi bật của hãng là Mặt nạ đất sét tro núi lửa - Super Volcanic Pore Clay Mask 2X. Yoo In Na, Eric Mun (Shinhwa) và Im Joo Hwan xác nhận đóng vai chính trong bộ phim hài lãng mạn The Spy Who Loved Me. Nội dung kể về một người phụ nữ vô tình bị cuốn vào thế giới gián điệp. Kang Ah Reum (Yoo In Na thủ cai) vốn là một nhà thiết kế váy cưới đã kết hôn hai lần, cả hai đời chồng đều có nhiều bí mật. Jun Ji Hoon (Eric Mun thủ vai) - người chồng đầu tiên của Kang Ah Reum, là một điệp viên bí mật quyến rũ và khó đoán, làm việc cho Interpol. Trong khi đó, người chồng thứ 2 Derek Hyun (Im Joo Hwan thủ vai) là một điệp viên thông minh, có tính cách cạnh tranh. Eric bày tỏ sự phấn khích của mình: "Tôi đã rất vui khi được tham gia bộ phim hay này. Cùng với các bạn diễn, tôi sẽ làm việc chăm chỉ để cho mọi người thấy diễn xuất tuyệt vời của mình". Theo dự kiến, The Spy Who Loved Me sẽ ra mắt khán giả vào tháng 10/2020. Phim It’s Okay to Not Be Okay của Kim Soo Hyun và Seo Ye Ji đã không thu hút được nhiều người xem ở tập 2. Được biết, tỷ suất người xem đạt 4.7%, giảm 1.4% so với tập 1. Khánh Ngọc
Yoo Ah In lần đầu khoe căn hộ 3 tầng sang trọng
Sau nhiều năm trời kín tiếng, nam diễn viên Yoo Ah In đã hé lộ nội thất bên trong căn nhà hạng sang của mình trên chương trình I Live Alone.
">...
阅读更多Apple thông báo khẩn cấp về linh kiện iPhone sản xuất tại Đài Loan
Kinh doanhTheo quy định của Trung Quốc, các loại hộp, tài liệu, thùng carton và tờ khai xuất nhập khẩu không thể hiện dòng chữ "Taiwan" (Đài Loan), "R.O.C." hoặc "Republic of China" (Trung Hoa Dân Quốc).
"Nếu chữ 'R.O.C.' xuất hiện, lô hàng sẽ bị tạm giữ để kiểm tra và không thể vận chuyển. Vui lòng xem xét kỹ tất cả tài liệu, chứng từ và thùng hàng" là nội dung thông báo được Nikkeithu thập. Apple yêu cầu đối tác tuân thủ nghiêm ngặt quy định để tránh việc thùng hàng bị thu giữ.
Các quy định trên đã tồn tại trong nhiều năm, thường được kiểm soát nghiêm ngặt hơn khi quan hệ Trung Quốc - Đài Loan trở nên căng thẳng.
Apple yêu cầu đối tác chú ý nhãn xuất xứ khi chuyển hàng từ Đài Loan đến Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Thông báo của Apple được đưa ra sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan vào ngày 2/8, dấy lên lo ngại về gia tăng rào cản thương mại. Bà Pelosi được cho đã gặp Jason Cheng, Phó chủ tịch Pegatron và Mark Liu, Chủ tịch tập đoàn sản xuất chip TSMC.
Ngày 4/8, lô linh kiện từ Đài Loan đến nhà máy của Pegatron tại Tô Châu (Trung Quốc), nơi lắp ráp sản phẩm cho Apple, Microsoft và Tesla được cho đã bị tạm giữ, để xem xét tờ khai nhập khẩu có dán chữ "Taiwan", "Republic of China" hay không.
Tuy nhiên, cơ quan lập pháp Đài Loan cũng yêu cầu tất cả mặt hàng xuất khẩu dán nhãn ghi xuất xứ, với chữ "Taiwan" hoặc "Republic of China". Theo Nikkei, một số nhà cung ứng và đơn vị hậu cần đang trong tình trạng "khó xử".
Đại diện Pegatron phản hồi rằng hoạt động sản xuất tại Trung Quốc vẫn "hoạt động bình thường", Reutersđưa tin. Nhà máy của Pegatron ở Thượng Hải, nơi chủ yếu lắp ráp iPhone chưa ghi nhận trường hợp tương tự.
Táo khuyết kêu gọi đối tác khẩn cấp xử lý vấn đề, tránh những gián đoạn có thể xảy ra nếu hàng hóa bị hải quan Trung Quốc giữ lại để giám sát. Đây là thời điểm nhạy cảm với Apple, khi các nhà cung ứng chuẩn bị linh kiện để lắp ráp dòng iPhone 14, dự kiến ra mắt vào tháng 9.
Để tránh sự cố, Apple còn yêu cầu đối tác lập kế hoạch dự phòng. Nếu cần thiết, có thể kiểm tra và chỉnh sửa nhãn dán xuất xứ trên tài liệu, thùng hàng gửi từ Đài Loan sang đại lục Trung Quốc.
">(Theo Zing)
...
阅读更多
热门文章
- Kèo vàng bóng đá Espanyol vs Getafe, 02h00 ngày 19/4: Khách ‘tạch’
- Thẻ tín dụng phát sinh giao dịch bất thường, ngân hàng vẫn yêu cầu khách trả tiền
- Hoàng Rob biến hoá đương đại 'Ở trọ' cùng Hà Lê
- Sao Việt 5/6:
- Nhận định, soi kèo Mallorca vs Leganes, 23h30 ngày 19/4: Cơ hội cho chủ nhà
- Khởi động cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2022
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Monaco vs Strasbourg, 0h00 ngày 20/4: Giữ chắc top 2
-
- Mỗi trường sẽ có ít nhất 2 lớp 10 sẽ học tiếng Anh theo sách giáo khoa mới từ năm học 2016 - 2017. Đó là kế hoạch mà Hà Nội triển khai đại trà bắt buộc tại 100% các trường THPT trên địa bàn. Thông tin được ông Chử Xuân Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra tại Hội thảo sách giáo khoa (SGK) tiếng Anh mới lớp 10 và 11 diễn ra ngày 16/8.
Mỗi trường ít nhất có 2 lớp
Mỗi trường có ít nhất 2 lớp 10 dạy SGK theo chương trình mới. Những lớp 10 còn lại tiếp tục dạy học theo SGK hiện hành. Các lớp 11 và 12 phải được tiếp tục dạy học lên theo đúng chương trình SGK.
Thiết kế nội dung bên trong SGK tiếng Anh mới.
Tiến tới từ năm học 2016-2020, Hà Nội sẽ triển khai 100% số lớp 10 trong các trường THPT trên địa bàn được học SGK tiếng Anh chương trình mới và học nối tiếp chương trình đến lớp 12.
Theo ông Dũng, chương trình mới với thời lượng dạy học tối thiểu 3 tiết/tuần theo các chủ điểm/chủ đề quen thuộc, gần gũi với học sinh; quan tâm đầy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết với định hướng phát triển toàn diện. Đặc biệt đánh giá học sinh theo kết quả đầu ra.
Cụ thể, yêu cầu kết quả đạt được đối với từng lớp cấp THPT như sau:
Hết lớp 10, học sinh sẽ đạt trình độ tương đương B1.1.
Hết lớp 11, học sinh sẽ đạt trình độ tương đương B1.2.
Hết lớp 12, học sinh sẽ đạt trình độ tương đương B1.
Để đảm bảo kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu về định hướng, mục tiêu, nội dung đầu ra của chương trình tiếng Anh cấp THPT, ông Dũng cho biết, việc kiểm tra đánh giá sẽ được tiến hành thường xuyên và định kỳ.
Kiểm tra thường xuyên chủ yếu dành cho kỹ năng nói. Học sinh được đánh giá thông qua các hoạt động trên lớp như trả lời các câu hỏi ngắn, miêu tả tranh, thuyết trình, hùng biện, hội thoại,... chú trọng định hướng giao tiếp và khả năng thực hiện các yêu cầu đàm thoại. Học sinh được đánh giá kỹ năng nói qua kiểm tra thường xuyên tối thiểu 2 lần/kỳ.
Kiểm tra định kỳ (45 phút) sẽ kiểm tra tích hợp các kỹ năng. Bài kiểm tra phải có ít nhất 2 dạng câu hỏi cho mỗi kỹ năng với định hướng đánh giá năng lực ngôn ngữ toàn diện của học sinh. Giáo viên căn cứ kế hoạch dạy học và chương trình chi tiết đã được phê duyệt lựa chọn thời điểm phù hợp để tiến hành kiểm tra định kỳ cho học sinh. Không tổ chức kiểm tra định kỳ quá sớm, quá muộn hoặc quá sát nhau trong học kỳ.
Bài kiểm tra học kỳ dành cho các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và có từ 35 đến 60 câu hỏi.
Giáo viên được chủ động, linh hoạt
Theo ông Dũng, để phát huy những điểm mạnh của SGK tiếng Anh theo chương trình mới, giáo viên cần vận dụng linh hoạt nội dung trong SGK, tăng cường sử dụng các thiết bị trong dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án và trong giảng dạy nhằm giúp học sinh sử dụng hiệu quả các kênh hình ảnh, âm thanh đa phương tiện kết hợp hài hòa với các phương pháp truyền thống để tiếp thu kiến thức và luyện tập các kỹ năng đảm bảo chất lượng.
Ngoài SGK, giáo viên có thể sử dụng các tài liệu khác để bổ trợ cho bài giảng dựa trên các tiêu chí quy định trong chương trình khung do Bộ GD-ĐT ban hành nhưng phải lưu ý dạy hết kiến thức trong SGK theo quy định trước khi bổ sung tài liệu bổ trợ. Đặc biệt không được tự ý dùng tài liệu bổ trợ để thay thế SGK.
Những giáo viên lần đầu tiên dạy SGK tiếng Anh lớp 10 theo chương trình mới được giảm số giờ với định mức: 1 tiết dạy chương trình SGK tiếng Anh mới tương đương 1,5 tiết thông thường.
Số tiết vượt định mức sau khi quy đổi được thanh toán thừa giờ theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, mỗi giáo viên dạy theo SGK chương trình mới chỉ được tính giảm số giờ trong 1 năm duy nhất.
Giáo viên soạn giáo án mới có thể viết tay hoặc đánh máy.
Ngoài ra, các trường học cần phải đảm bảo đủ thiết bị dạy học tối thiểu (Đài, máy chiếu, màn chiếu,... cho giáo viên tiếng Anh) tổ chức dạy học đạt chất lượng cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
- Thanh Hùng
Hà Nội dùng sách tiếng Anh lớp 10 mới từ năm học 2016
-
- Bức ảnh được chia sẻ trên một diễn đàn dành cho giáo viên với cái tên “Áp lực” nhận được nhiều sự đồng cảm của các thầy cô. Bức ảnh nhận được nhiều lượt "like" và chia sẻ trên Facebook Bối cảnh của bức ảnh là trong một lớp học có rất nhiều giáo viên dự giờ. Không đủ chỗ ngồi, các thầy cô phải đứng kín vòng ngoài phòng học. Đoạn đối thoại tưởng tượng giữa giáo viên và học sinh được đề tựa dưới bức ảnh:
“- Trò hãy cho cô biết: Áp lực do đâu mà có?
- Thưa cô, áp lực không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, mà nó được chuyền từ Bộ, xuống Sở, xuống nhà trường, qua các thầy cô và xuống từng học sinh ạ!”
Một giáo viên bình luận: “Tiết thao giảng là tiết mà thầy trò cùng "diễn sâu" mà phải chuẩn bị cả tháng trời cho 1 tiết đó”.
Cô giáo này cũng cho biết: “ Phải dùng bảng tương tác nè, phải hoạt động nhóm nè, làm thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo nè . Củng cố bài bằng trò chơi mở ô số giống như chương trình Trúc Xanh của VTV3 đó . Nhiều thứ lắm . Xây dựng bài theo phương pháp Bàn tay nặn bột nữa . Hoặc cao hơn là thao giảng theo Giảng dạy theo dự án .... Với loại này có khi chuẩn bị 2 tháng mà chỉ biểu diễn 45 phút thôi”.
“Thế này áp lực đè lên cổ học sinh sao có thể tự do phát triển tư duy, năng lực được” – một thành viên khác than phiền.
- Nguyễn Thảo
Bức ảnh dự giờ hàng ngàn lượt 'like'
-
- “Sự mách bảo về phương pháp dạy con đúng đắn đến với tôi từ khi còn là một đứa trẻ. Từ năm 11 tuổi, tôi tình cờ có cuốn sách “Làm mẹ”, do một nhà giáo dục học của Liên xô cũ viết. Tôi tự nhủ: “Nuôi con thế này mới đúng cách chứ, ứơc gì bố mẹ cũng nuôi dạy mình như vậy”. Bà Trần Bích Hà, Giám đốc TransViet Group, mẹ của nữ sinh Việt du học từ 9 tuổi Phạm Minh Thu chia sẻ hành trình nuôi dạy con của mình.
Bà Trần Bích Hà
Học dạy con từ thuở còn thơ
- Cơ duyên nào đưa chị đến với những phương pháp dạy con tiên tiến từ hơn 18 năm về trước?
Bà Trần Bích Hà:Từ khi còn rất trẻ, tôi vẫn hoài nghi và không tin tưởng về cái cách nuôi con theo kiểu truyền miệng của các cụ, đặc biệt là phương pháp dạy. Tôi còn nhớ, năm quãng 10 -11 tuổi, tôi thấy rất “bất mãn” với việc bị bố mẹ ép phải làm mọi việc theo ý các cụ, nên tôi chống đối khá dữ dội.
Sau này, tôi may mắn được tiếp cận sớm với nền giáo dục phương Tây nên mỗi ngày lại thai nghén trong mình những tư tưởng dạy con hiện đại. Cùng với sự quan sát thực tế nuôi dạy con ở Việt Nam, tôi càng tâm niệm sẽ dành cho đứa con tương lai một nền giáo dục hoàn toàn tiên tiến.
- Vậy nhưng mãi tới gần 40 tuổi, chị mới làm mẹ. Chị chuẩn bị một chặng đường dài đến thế?
Tôi bị trục trặc hoc-môn nên phải chữa rất nhiều năm. Cho đến gần 40 tuổi, tôi mới có thai. Đến lúc đó, bản thân tôi thực sự muốn có con, chứ không phải bị ép buộc theo ý muốn hay sự giục giã của người khác.
Tôi mua rất nhiều sách, đặc biệt là sách của các tác giả Anh và Mỹ viết về nuôi dạy con. Cả trăm cuốn sách chất trong nhà, tôi đọc hết.
Càng đọc, càng thấy sáng ra nhiều điều, càng thấy cách dạy con cũ của Việt nam có nhiều sai lầm quá. Cái mà tôi chuẩn bị kỹ nhất là làm sao bản thân mình phải hiểu và thoải mái với phương pháp dạy con tiên tiến. Sau đó, là chuẩn bị các bước cụ thể, liệt kê những việc cần làm cho từng ngày, tuần, tháng, trước và ngay sau khi con ra đời, và những năm kế tiếp sau đó.
Hành trình làm mẹ
Bà Trần Bích Hà và con gái Minty Phạm
- Nhiều người nói rằng đi làm có vất vả mấy cũng không bằng ở nhà trông và chơi với trẻ. Vì sao chị lại nghỉ hẳn 2 năm chỉ để tập trung chăm sóc con?
Bởi vì tôi biết rằng, người tiếp xúc, nuôi dưỡng đứa trẻ hằng ngày có vai trò quan trọng tuyệt đối với quá trình hình thành nhân cách, phẩm chất của đứa trẻ, đặc biệt trong 6 năm đầu đời.
Với tâm niệm đó, khi ở trước mắt con, tôi luôn cẩn thận trong từng hành động và câu nói. Mặt khác, tôi luôn cố gắng để mình cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi có con bên cạnh, vì hiểu rõ tâm lý của người lớn tác động đến trẻ rất nhiều.
Theo tôi, giáo dục gia đình là nền tảng cơ bản nhất trong việc hình thành đạo đức, khả năng, cá tính, thói quen tốt hoặc xấu trong mỗi con người. Sáu năm đầu tiên của cuộc đời là sáu năm quan trọng nhất trong việc giáo dục một đứa trẻ, và trong 6 năm đó, đặc biệt là 3 năm đầu tiên, đứa trẻ hầu như được nuôi dạy và lớn lên trong gia đình.
Nếu được nuôi dạy khoa học và đúng phương pháp, sau 6 tuổi, đứa trẻ đã có thể có đủ khả năng dùng chính kiến cá nhân phân tích sự đúng sai, phải trái đối với các sự việc xảy ra quanh nó, để quyết định hành động.
Tôi là người không tin nhiều vào yếu tố di truyền, mà tin nhiều hơn vào phương pháp, thời gian và cách thức truyền tải kiến thức cho đứa trẻ.
Minh Thu đã có những năm đầu đời bên cạnh mẹ như thế nào?
Cả căn nhà của tôi biến thành trường mẫu giáo với thư viện, phòng soạn giáo án, phòng ăn, phòng ngủ, phòng chơi. Tôi là hiệu trưởng mầm non, kiêm cô nuôi dậy trẻ, kiêm mẹ bỉm sữa lên chương trình đến từng 15 phút, dịch hàng chục quyển sách ra tiếng Việt để đọc cho con, khi sách thiếu nhi hồi đó còn hiếm.
Tôi tự chế rất nhiều đồ chơi, cùng ăn, cùng chơi, cùng sinh hoạt với con nhiều giờ mỗi ngày. Để thực hiện được triệt để kế hoạch của mình, tôi thay đổi toàn bộ nếp trong gia đình. Giờ giấc sinh hoạt, chế độ ăn uống, bao giờ được xem TV, thậm chí quan niệm về lẽ công bằng, khi nào thì người lớn tuổi nhất trong nhà vẫn phải xin lỗi hay cám ơn – tất tật được sắp đặt để tạo ra môi trường vừa là nhà, vừa là trường thuận lợi nhất cho con gái.
Tôi nói chuyện và đọc sách rất nhiều cho con nghe, ngay từ ngày đầu tiên khi bé ra đời. Khi có bé ở cùng phòng, làm bất cứ việc gì, tôi đều mô tả cho bé nghe một cách rõ ràng, mạnh lạc, giúp bé phát triển khả năng nghe hiểu, đồng thời làm quen với logic suy nghĩ về nguyên nhân và hậu qủa. Tôi không ép bé làm bất cứ cái gì, nhưng bằng hành động của mình, và bằng cách “bày trò” để chơi, nhảy múa, hát, đóng kịch cùng bé – tôi dạy cho bé hầu như mọi kiến thức và kỹ năng phù hợp với lứa tuổi.
- Bị “điều chỉnh”, mọi người xung quanh chị hẳn cũng phản ứng?
Cách đây hơn 18 năm, ở Việt nam, mọi người vẫn có tư tưởng: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Vì vậy, việc tôi mua hàng đống sách từ nước ngoài về, đọc, rồi bắt chước nuôi con theo sách, cũng gây nên rất nhiều điều tiếng. Trong gia đình, nhiều người phản ứng ra mặt. Nhưng tính tôi vốn bướng bỉnh, lại rất quyết đoán. Vì vậy, ai nói gì thì nói, tôi kệ - vì tôi tin là mình làm đúng, làm một cách có cơ sở. Mọi người nói mãi mà thấy không tác động gì được đến tôi, nên dần dần cũng thôi. Việc tôi quyết định cho Thu đi du học từ lúc chưa tròn 9 tuổi, theo ý muốn của chính con – cũng đã gây rất nhiều tranh cãi trong nhà.
- Vì sao chị có thể dũng cảm để con gái còn nhỏ như vậy đi học ở nước ngoài?
Tôi nuôi Thu một cách có cơ sở khoa học, dựa trên rất nhiều sách do các nhà giáo dục có kinh nghiệm của các nước tiên tiến viết. Theo dõi sự phát triển của con, đến năm Thu quãng độ 5 – 6 tuổi, tôi thấy con gái đã rất tự lập. Con tự làm mọi việc liên quan đến bản thân.Việc đi du học sớm là do con gái tự lựa chọn và đề nghị. Tôi không có bất cứ lý lẽ gì để phản bác, nên phải đồng ý.
- Khi Minh Thu đi du học, chị làm thế nào để vẫn tiếp tục dạy con từ xa?
Tôi là người bạn thân thiết nhất của con gái, và con gái hết sức tin tưởng mẹ. Mẹ con có thể kể cho nhau nghe mọi chuyện, tâm sự với nhau mọi suy nghĩ. Mặt khá tích cực của việc phải xa nhà sớm, là làm cho con gái tôi nhận thức rõ: gia đình là nơi gắn bó và thân thiết nhất, không gì có thể thay thế. Hàng tuần, hai mẹ con nói chuyện với nhau nhiều giờ.
Mỗi đợt con gái về nhà, tôi đều sắp xếp thời gian để ở nhà trọn ngày bên con. Tôi vẫn tiếp tục tham gia vào mọi hoạt động của con, nắm tình hình rất sát, để có thể đưa ra lời khuyên đúng lúc, hoặc can thiệp kịp thời khi con cần.
Nghề làm cha mẹ
Dù đã sắp chạm ngưỡng 60 tuổi, bà Trần Bích Hà vẫn có một sức khỏe khiến nhiều người mơ ước và bà thường xuyên trải nghiệm du lịch ở nhiều nước trên thế giới
- Hành trình chuẩn bị và nuôi con của chị thật chẳng đơn giản chút nào, mà sao chị lại lấy tên sách là "Nuôi con đôi khi thật đơn giản"?
Thực ra, cái gì khi viết ra cho rành mạch, người ta sẽ có xu hướng thấy rất phức tạp. Nhưng khi đã hiểu và thấm thì sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Tôi mất 7 tháng để đọc sách về nuôi dạy con, cứ cho là mỗi ngày trung bình quãng 3 tiếng. Để học lý thuyết một nghề mới -“Nghề Làm Cha Mẹ – nghề quan trọng bậc nhất với xã hội – thì thời gian như vậy là quá ít trong sự so sánh tương quan với các nghề khác.
Khi thực hành, tôi mất 6 năm đầu phải rất chú ý để khớp được lý thuyết với thực hành, tôi đã có một “sản phẩm” tương đối hoàn chỉnh và tốt hơn mục những giá trị đặt ra ban đầu. Khi con 4 tuổi, tôi chỉ bố trí thời gian cùng chơi với con 30-60 phút/ngày. Khi con đi du học, con về thì tôi chỉ ở bên con được 3-4 tiếng/ngày.
- Nếu so với các nghề phức tạp khác – thì học và thực hành “Nghề Làm Cha Mẹ” đơn giản hơn nhiều. Vậy cái gì làm cho nó phức tạp?
Theo tôi: tâm lý truyền đời qua nhiều thế hệ ở Việt nam “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, đẻ ra khác biết nuôi, mỗi đứa mỗi khác, vì vậy con họ thành công là do “số” họ may, mình có học cũng không được.
Là vì không ai bắt buộc mình học cái nghề đó, cũng không có nhu cấu cấp thiết là phải học xong thì mới được đẻ, mà nghề đó đâu giúp mình “kiếm cơm”. Vậy thì sao phải mất công học? Ngại đọc, ngại học cái mới cũng góp phần cản trở cái sự học nghề này.
Nếu học và làm tốt “Nghề Làm Cha Mẹ”, nó dài lắm. Kết quả đến sau 18 năm, thậm chí 25 năm. Trong chừng ấy năm trời đằng đẵng, có thể phải chịu đựng biết bao “lời ong tiếng ve”, bao cái lườm nguýt, cái dằn vặt cấm cẳn của người thân và cả không thân. Chưa kể, mâu thuẫn về quan điểm trong việc nuôi dạy con là nguyên nhân hàng đầu của cái sự vợ chồng cãi nhau, kể cả ly tán.
Với nghề gì cũng vậy, việc học và làm sẽ rất đơn giản nếu ta thấm nhuần và tin tưởng, nếu ta yêu thích và thấy đời có ý nghĩa khi làm nghề đó – và đặc biệt là khi ta được chuẩn bị tốt về tâm lý, sức khỏe, tài chính hợp lý trong khả năng – để làm nghề đó trong vòng 18 năm – sau đó ta sẽ đủ thạo nghề để lại thành thầy, truyền lại cho con dạy cháu.
- Là một doanh nhân thành đạt, bận rộn và thường xuyên đi đây đi đó, nhưng tôi thấy chị vẫn là một bà mẹ kết nối, truyền cảm hứng cho mọi người từ việc quản lý, nuôi dạy con đến chăm sóc sức khỏe. Động lực nào giúp chị có đủ thời gian và sức khỏe cho tất cả những việc này?
Ở bất cứ vị trí làm việc hoặc nơi nào tôi sống, tôi đều có mong ước được người khác chia sẻ kinh nghiệm, và chính mình chia sẻ những điều tốt cho mọi người. Tôi bị ảnh hưởng sâu sắc bởi nền giáo dục của 2 nước Anh và Mỹ.
Tôi nhận thấy nhiều người châu Âu luôn có mong muốn chia sẻ, để ai chưa có kinh nghiệm có thể học hỏi và tham khảo. Người Việt có cái dở là hay bị tâm lý “thủ thế”, thậm chí ích kỷ, biết điều gì thì giữ thật kín, chỉ sợ người khác biết rồi bằng mình. Những gì tốt liên quan đến việc giáo dục trẻ con, và sức khỏe của cá nhân cũng như cộng đồng, thì nên được chia sẻ càng nhiều càng tốt, giữ làm “bảo bối”, nó cứ hơi “sao sao” ấy, nếu không nói là hơi ích kỷ.
Từ khi con gái còn bé, tôi luôn khuyến khích và động viên con hãy chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ những ai kém may mắn hơn mình. Tôi rất mừng là những bài học đó thấm rất sâu vào tâm hồn con. Bằng cách chia sẻ, cuộc sống sẽ phong phú và đa dạng hơn, con người sẽ cảm thấy hài lòng với bản thân và vì thế - thấy hạnh phúc hơn.
Xin cảm ơn chị!
- Nhã Uyên
Giám đốc TransViet: Hành trình chuẩn bị làm mẹ dài nhất đời tôi
-
Nhận định, soi kèo Lille vs Auxerre, 20h00 ngày 20/4: Đối thủ khó chơi
-
Tâm sự của một cô giáo trước việc học sinh không thể bắt đầu đi học từ đúng ngày khai giảng.
Tôi đã từng chờ đợi và hy vọng năm học này sẽ khai giảng xong mới vào học. Nhưng rồi cũng như mọi năm, học sinh tỉnh tôi lại đồng loạt tựu trường ngày 22/8. Ngày vào học chính thức là 29/8, học xong một tuần mới bắt đầu khai giảng.
Ảnh Đinh Quang Tuấn Điều đáng nói là việc học trước một tuần trước như thế không chỉ làm mất đi ý nghĩa thật sự của ngày khai giảng, mất đi sự vui mừng, phấn khởi của các em học sinh, mà còn thêm việc cho ban giám hiệu, gây khó khăn cho giáo viên khi thực hiện theo thời khóa biểu đã lùi chương trình.
Trong tuần học chính thức, có ngày 2/9 rơi vào thứ 6, các em học sinh sẽ được nghỉ học. Thế là thời khóa biểu nhà trường phải được điều chỉnh lùi một ngày trong tuần.
Cụ thể, sáng thứ 2 ngày 5/9 làm lễ khai giảng. Ngày 6/9 học sinh sẽ phải học thời khóa biểu của ngày thứ 6 tuần trước do nghỉ lễ. Vậy là tuần học của học sinh sẽ được tính bắt đầu từ thứ 4 tuần này và kết thúc vào thứ 4 tuần kế tiếp (chứ không phải thứ hai như thường lệ).
Học kì 1, thời gian thực học 18 tuần nhưng lại “đẻ” ra thêm tuần 18b, 18c… Những tuần này, giáo viên cũng tranh thủ làm hồ sơ học kì 1. Học sinh được ngồi chơi thoải mái nhưng ngày nào cũng phải đi.
Bên cạnh đó, do học trước nhưng vẫn kết thúc năm học trễ (khoảng 26/5) nên có một khoảng thời gian học sinh học hết chương trình nhưng chưa đến ngày kết thúc năm học. Bởi thế, các em được nghỉ nhiều hoặc đến trường mà không phải học gân nên sự chán nản mệt mỏi cho nhiều người.
Học sớm kết thúc năm học trễ, giáo viên có đến 2 tuần hoàn thành hồ sơ sổ sách. Có điều các trường học không dám cho học sinh nghỉ học nên để các em cứ đến trường như bình thường thay vì học lại chơi nhiều.
Có thầy cô cho học sinh vài chục bài tập để các em làm, chủ yếu có việc làm để khỏi nói chuyện, còn bản thân từng giáo viên cặm cụi, hì hục chép, nhận xét hết cuốn sổ này đến cuốn sổ khác để chuẩn bị cho lần kiểm tra sổ sách cuối cùng vào cuối năm học.
Nhiều giáo viên tâm sự rằng “Cũng may có thời gian rãnh để hoàn thành hồ sơ sổ sách chứ không đem về nhà cày cả buổi tối cũng chẳng biết khi nào xong”.
Nói thế nhưng vẫn thấy học sinh là khổ nhất bởi các em đến trường học cũng chẳng được học đoàng hoàng, chơi cũng chẳng được thoải mái.
Nên tôi nghĩ rằng, cứ khai giảng xong rồi vào học như những năm trước đây, học sinh được nghĩ trọn 3 tháng hè, các em đỡ có nhiều thời gian chết vô ích gây chán nản, mệt mỏi khi phải đến trường mà không được học.
Khánh Ngọc
" alt="Tiếc gì mà không chờ khai giảng rồi mới học?">Tiếc gì mà không chờ khai giảng rồi mới học?