
Quay ngược thời gian vào năm 1985, người ta tìm thấy cậu bé Jojo 4 tuổi bơ vơ giữa khu chợ Munoz ở thành phố Quezon, Philippines. Thời điểm đó, chàng trai này không thể nhớ địa chỉ nhà cũng người thân. Và đó cũng là bước ngoặt khiến cho anh rời xa vòng tay của mẹ đẻ suốt mấy chục năm trời.
 |
Nhà làm phim ngoài 30 tuổi luôn suy nghĩ và đặt câu hỏi người mẹ ở Philippines là ai trong những năm tháng sống cùng cha mẹ nuôi. |
Trong cuộc phỏng vấn với chương trình "Kapuso Mo, Jessica Soho" (KMJS) của kênh truyền hình GMA, Jojo đã kể lại khoảnh khắc làm thay đổi cuộc đời anh mãi mãi.
 |
Giây phút trào dâng nước mắt và xúc động khi 2 mẹ con gặp lại nhau sau 30 năm. |
Ngày hôm đó, Jojo lấy một vài que diêm mang lên phòng rồi đốt khiến toàn bộ bức tường và giường bốc cháy. Cậu bé non nớt quá sợ hãi, bước xuống cầu thang để đi ra ngoài… rồi biết mình đã bị lạc.
Một lái xe jeepney (loại xe phương tiện công cộng phổ biến ở Philippines) nhìn thấy cậu bé lang thang giữa dòng người xuôi ngược nên quyết định đưa Jojo đến trại trẻ mồ côi. Sau một thời gian không tìm được cha mẹ cho cậu bé, cặp vợ chồng Julie và George de Carteret nhận Jojo làm con nuôi rồi đưa về Australia.
 |
Câu chuyện của họ đã khiến nhiều người xúc động và rơi nước mắt. |
Quyết tìm kiếm gia đình
Hơn 30 năm sau kể từ ngày bị lạc khỏi gia đình, Jojo đã trưởng thành và là một nhà làm phim. Anh quyết định về Philippines tìm kiếm gia đình và người thân. Tuy nhiên, mong muốn là một chuyện, làm cách nào để có được kết quả như ý là điều không dễ dàng. Bởi, Jojo chỉ còn lưu giữ được ký ức ít ỏi và mơ hồ về bố mẹ...
"Những kỷ niệm trong tôi về bố mẹ là bố làm lái xe jeepney, mẹ là thợ may quần áo...", Jojo kể với kênh GMA.
Cuộc tìm kiếm lóe lên chút ánh sáng khi anh gặp được vợ chồng Danilo và Vicky - từng có con trai mất tích cách đây 30 năm. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra ADN đập tan mọi hy vọng với kết quả 2 bên không cùng huyết thống.
Cú sốc đó không khiến Jojo gục ngã, anh vẫn tiếp tục chặng đường tìm kiếm cha mẹ đẻ, dù trong tay không có bất cứ giấy tờ gì. Thông qua sự giúp đỡ của người dân, Jojo biết được thông tin về cha mẹ có thể là bà Herminia Rio và ông Carding Culadilla.
 |
Jojo đã đưa mẹ đẻ đến Australia và gặp mặt gia đình đã nuôi nấng mình từ khi còn nhỏ. |
Ông Carding Culadilla không còn ở Philippines mà đã chuyển tới Mỹ làm việc trong lĩnh vực cơ khí. Với sự giúp đỡ của chương trình truyền hình KMJS, Jojo liên lạc được với người cha sau 30 năm thất lạc. Từ lúc con trai mất tích, người đàn ông này dành nhiều thời gian tìm kiếm nhưng vô vọng. Có vẻ như ông Carding không còn liên lạc với bà Herminia nên không biết người phụ nữ này ở đâu.
Sau 2 tháng tìm kiếm mà không thu được kết quả, Jojo lên sóng trong một chương trình phát thanh kể về câu chuyện thất lạc gia đình của mình và mong muốn được gặp mẹ. May mắn câu chuyện xúc động trên sóng đã đến tai bà Herminia Rio. Chỉ một ngày trước khi đáp máy bay về Australia, kết quả kiểm tra ADN cho thấy Jojo và bà Herminia là mẹ con.
Sau 30 năm bặt vô âm tín, bà Herminia và con trai bị thất lạc đã có giây phút đoàn tụ đầy nước mắt ngay trên đường phố.
Nỗi mong chờ con của bà mẹ ở tuổi xế chiều được khỏa lấp, còn con trai xúc động nghẹn ngào khi được ôm mẹ đẻ sau bao năm trời ở nơi đất khách. Khoảnh khắc 2 mẹ con đoàn tụ đã khiến nhiều khán giả truyền hình rơi nước mắt.
- "Con nhớ mẹ," Jojo nói với mẹ.
- "Mẹ cũng nhớ con", bà Herminia xúc động đáp lại.
Câu chuyện đoàn tụ đầy nước mắt này cũng đã được truyền hình Australia phát sóng. Sau khi có kết quả xét nghiệm ADN, bà Herminia được Jojo đưa sang Australia gặp mẹ nuôi trong niềm hạnh phúc vô bờ.
Theo GMA/Summit Express/ Dân Trí

Chồng bỏ nhà đi 30 năm, vợ âm thầm giúp tìm lại gia đình
Biết chồng thương nhớ quê hương, gia đình sau hàng chục năm xa cách, chị Đông đã kết nối với chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly để giúp anh tìm về nguồn cội.
" alt=""/>Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người con thất lạc mẹ 30 năm trời

Quách Ngọc Ánh (sinh năm 1997) vừa mới kết hôn được 6 tháng. “Trước khi cưới, tôi lo lắng đến mức giảm đến 4kg, nhưng sau khi cưới, không biết mình đang ở nhà chồng hay nhà mẹ đẻ vì chẳng có gì thay đổi, vẫn được mọi người quan tâm, chiều chuộng như ở nhà mình”.
Ánh chia sẻ, biết con dâu quê Thanh Hoá, mẹ chồng cô đã tế nhị “rào trước”: “Mọi người không kỳ thị gì đâu, không phải lo lắng hay suy nghĩ nhiều”.
Và đúng như lời mẹ chồng nói, không chỉ mẹ chồng mà họ hàng đều rất yêu quý, cởi mở với cô ngay từ ngày đầu về nhà.
“Biết mình vừa đi xa về mệt, mọi người còn không cho mình rửa bát hay dọn dẹp gì. Mình chỉ phụ vài việc vặt thôi. Mọi người trong họ ai cũng rất tình cảm”.
Còn với mẹ chồng - người mà Ánh bằng cái tên thân thương là “mẹ Tuyên”, cô dâu trẻ cho biết cô nhận được quá nhiều tình yêu thương và chỉ bảo chân thành từ mẹ.
“Mẹ gọi con dâu dậy ăn sáng, bắt ăn nhiều vì mình hơi gầy. Hôm nào về với mẹ, mẹ cũng pha sữa cho mình uống. Có lần, mình bị rong kinh, mẹ vừa biết đã xin nghỉ việc tức tốc đưa mình đi khám, sau đó mua gà tần rồi cháo bồi bổ cho mình”.
“Khi 2 đứa lên Hà Nội, mẹ chỉ sợ các con không có tiền nên lúc nào cũng gửi đồ lên, rồi mẹ còn đưa cả thẻ lương cho mình cầm để chi tiêu. Tiền dự trữ của mẹ, mẹ cũng đưa cho mình cầm hết”.
“Hôm nào mẹ cũng nhắn tin hỏi thăm, rồi chỉ bảo mình cách quan tâm mọi người trong họ, rồi chỉ mình ăn chay niệm Phật, phóng sinh hướng về những điều tốt đẹp nữa”.
 |
Mẹ chồng nấu nước ngâm chân bằng rau mùi cho Ngọc Ánh hôm 30 Tết để con dâu đỡ tủi thân trong cái Tết xa nhà đầu tiên. |
 |
Mẹ chồng nhặt tóc sâu lúc con dâu đang ngủ. |
Ánh kể, có những hôm 2 vợ chồng từ Hải Phòng lên Hà Nội, mẹ chồng cô khóc, bảo con trai lên cũng được nhưng con dâu thì ở lại với mẹ.
“Mẹ chỉ có 2 người con trai, chồng mình là lớn nên mẹ rất mong có một đứa con gái để yêu thương, chiều chuộng”.
Ngọc Ánh cũng chia sẻ những tâm sự của mẹ chồng vào ngày cưới của các con. Trong đó, “mẹ Tuyên” viết: “Cô gái nhỏ nhắn ơi, 230km là chặng đường con về nhà chồng. Cả ngần ấy tiếng đồng hồ con hồi hộp, lo lắng lắm phải không? Hành trang của con là tình yêu và sự vun trồng chăm lo của hai bên gia đình.
Vượt trùng xa về với Hải Phòng yêu dấu, về làm dâu của mẹ. Cảm ơn con nhiều lắm con dâu. Nhớ ngày con về ra mắt, cả nhà thấy con nhỏ nhắn, mong manh nhưng rất vui vẻ, thân thiện nên mẹ giả vờ bớt khó tính đi đấy. Nhưng từ hôm nay, con là con dâu của mẹ rồi, hết tuần trăng mật rồi. Mẹ sẽ bắt đầu khó tính.
Để mẹ nói cho mà nghe: Làm dâu mẹ mỗi sáng phải thức dậy trước 11 giờ sáng, bắt con trai mẹ giặt quần áo, nấu cơm, lau nhà. Con tuyệt đối không rửa bát vì nước xà phòng ngấm vào, móng tay sẽ bị bong, bị hỏng. Mẹ rút kinh nghiệm từ chính mẹ. Phụ nữ lười một chút sẽ hạnh phúc. Đừng cái gì cũng làm hết, biết hết, không cần quá giỏi, quá đảm đang nhé con. Hãy luôn cười thật tươi và trang điểm, diện những bộ váy xinh hợp với con… Hãy nhắn tin và gọi điện cho mẹ ngay lập tức nếu như chồng con bắt nạt hay làm con buồn nhé. Mẹ sẽ giúp con. Yêu con dâu thật nhiều”.
Ngọc Ánh kể, đọc những dòng tâm sự của mẹ chồng, cô đã cảm động phát khóc. Cô dâu trẻ cho biết, khi nhận được những tình cảm chân thành ấy từ mẹ chồng, cô chỉ biết cố gắng ngoan ngoãn, kiếm tiền để sau này phụ giúp 2 người mẹ trong cuộc đời.
Đọc những dòng chia sẻ của Ngọc Ánh, nhiều chị em đã hết lời ca ngợi bà mẹ chồng "quốc dân" và cô con dâu may mắn. Một số người bình luận đùa vui: "Nhà còn cậu con trai nào không?".
Ánh cho biết, sau khi chia sẻ về mẹ chồng trên mạng xã hội, cô cũng không kể gì với mẹ. Nhưng sau đó, mẹ chồng cô được các đồng nghiệp "mách", bà đã rất vui khi được mọi người khen và cảm động trước những suy nghĩ, tình cảm của con dâu. Bà trêu cô: "Nịnh mẹ chồng giỏi nhỉ!".
 |
Tin nhắn phê bình của mẹ chồng gửi cho con trai - chồng của Ngọc Ánh. |
 |
Những lời dặn dò, quan tâm của mẹ chồng Ngọc Ánh với con dâu. |
 |
Hội chị em hết lời ca ngợi bà mẹ chồng tình cảm, tâm lý. |
Đăng Dương

Mẹ chồng quốc dân bao cô gái đăng ký làm con dâu
Đoạn video ghi lại hình ảnh người mẹ phân tích cho cậu con trai lý do vì sao mình chiều con gái hơn. Bà còn cho biết, sau này con trai lấy vợ, bà sẽ coi con dâu như con gái ...
" alt=""/>Nàng dâu khoe mẹ chồng vạn người mê, hội chị em ghen tị