当前位置:首页 > Thể thao > Soi kèo tài xỉu Urawa Reds vs Consadole Sapporo hôm nay, 17h30 ngày 12/10 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Atalanta vs Bologna, 17h30 ngày 13/4: Đối thủ kị giơ
Có lần đi họp lớp, gặp một người đàn ông trong chiếc sơ mi dài tay nhăn nheo, chiếc quần tây bạc màu lơ ngớ trước cổng nhà hàng, tôi đã chực trào nước mắt khi nhận ra đó là học trò của tôi. Mấy mươi năm trước vẫn là cậu học trò hiền lành giỏi giang nhưng nay đã bị sương gió của cuộc đời phủ lấy.
Lần khác, một nhóm học trò nữ, không có duyên với công danh đỗ đạt, lấy chồng rồi về quê chồng làm ăn nuôi con, bàn tay nhăn nheo, đen thủi mà tôi mang máng nhớ ra đây là học trò của mình.
Cũng có lần, sau khi được mời phát biểu, tôi thẳng thắn góp ý:
"Cô rất tự hào và ngưỡng mộ với những trò giỏi giang và thành đạt, chúc mừng các em. Cũng chia sẻ với những em còn lận đận. Cô có góp ý thế này, khi họp lớp, các em nên bỏ ngoài cổng nhà hàng chức tước, danh vọng, quyền vị đi.
>>'Họp lớp là nơi khoe khoang tiền của, con cái'
Đến đây, ai cũng nên trở về thời học sinh áo trắng. Hy vọng các em đóng góp nhiều cho xã hội. Hãy dành buổi họp lớp để ôn lại kỷ niệm của tuổi hồn nhiên, chỉ xảy ra một lần trong đời và đã trôi đi".
Có vài học trò tứ tán bốn phương nay quần tụ ở lớp. Về khoảng cách địa lý đã hẹp, nhưng khoảng cách trong lòng người dần xa, khi các em cứ giới thiệu người thành đạt, người kia làm chức to, tậu nhà, sắm xe...
Các em hãy lập quỹ, hội liên lạc trong lớp. Bạn bè có hỷ sự vui buồn thì chia sẻ với nhau. Bệnh tật thì chăm nom quyên góp giúp đỡ nhau. Kết nối giúp nhau làm ăn. Nếu có thể, hãy nhận đỡ đầu con cái của những bạn ở quê, kém may mắn hơn. Cùng giúp nhau thành công thì đó mới là sự thành công chắc chắn. Hãy cố gằng đừng tạo ra khoảng cách kẻ thành công- người thất bại trong buổi họp lớp".
Người ta nói dạy học là nghề đưa đò và thầy cô là những người cầm tay chèo để nói lên sự bạc bẽo của nghề. Vì mấy khi lữ khách qua sông mà còn nhớ đến người đã đưa mình đến bờ bên kia.Và người ta cũng nói hạnh phúc là một quá trình chứ không phải đích đến. Thật đúng trong trường hợp này. Nhìn mỗi thế hệ học sinh mình dạy dỗ, nâng niu suốt cả năm học chín tháng trưởng thành từng ngày, lòng người thầy cô nào cũng vui sướng.
Nhưng tôi nghĩ họp lớp không nhất thiết phải ở nhà hàng khách sạn sang trọng, hãy trở về trường, thăm lại gốc cây che mát, phòng học râm ran tiếng cười đùa năm xưa. Thăm lại ông giáo, bà giáo già ngày xưa đã dạy học mình. Những buổi họp lớp ăn nhậu và phô trương chẳng ích gì.
Mỗi người có số phận khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, xuất thân trong môi trường khác nhau đều được dòng đời xô đi những ngã rẽ khác nhau mà ta không biết và cũng không tài nào hiểu được. Nếu như đời đã không nương kẻ thất thế thì bạn bè hãy mở lòng và sẻ chia.
Đừng khoe khoang hay lên mặt, phô diễn hay gây chú ý bởi sự thành công của mình trong buổi họp lớp, bởi "Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng - Được, mất, thành, bại bỗng chốc hóa hư không" - là hai câu thơ mà tôi tâm đắc.
Hương Thu
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.
Chuyện sẽ chẳng có gì khi 6 tháng trở lại đây, chồng tôi chuyển sang công ty mới với mức lương cao gấp đôi. Kèm theo với đó, anh thường xuyên về muộn vì phải đi ăn uống cùng đối tác, anh em trong phòng. Đêm về, lúc 1-2 giờ đêm, tôi vẫn thấy điện thoại anh rung lên, báo có tin nhắn. Tôi hỏi thì anh bảo là tin nhắn công việc, mọi người đang bàn về dự án mới.
Hôm đó, con tôi quấy khóc đêm, tôi dậy thay bỉm rồi dỗ con ngủ trong khi chồng vẫn ngủ say bên cạnh. Nằm trằn trọc mãi không ngủ được, tôi bỗng để ý đến chiếc điện thoại cứ rung liên tục của chồng. Tò mò, tôi dùng ngón tay của chồng mở khóa và vào nhóm chat “công việc” của chồng trên Zalo.
Đập vào mắt tôi là những những tin nhắn, hình ảnh, clip, bình luận hết sức khiêu dâm, gợi dục của chồng với mấy người bạn. Họ đã rủ nhau đi đàn đúm và thậm chí còn báo giá 4 triệu là giá qua đêm với gái gọi, còn 2 triệu thì là giá “vui chơi” ở quán karaoke. Sau đó, tất cả đều đăng clip, hình ảnh gái gọi để review và cùng nhau bình luận những câu mà tôi không thể tưởng tượng nổi.
Càng kéo lên đọc những dòng chat ở nhóm chat đó, tôi càng giận sôi người và không thể chợp mắt. Sáng hôm sau, tôi đưa từng hình ảnh nhóm chat cho chồng đọc. Chồng tôi vẫn tiếp tục bao biện, nói “đạo lý” với gương mặt không hề biến sắc. Anh kể rằng, tối đó, sau bữa tiệc, mọi người rủ rê đi hát karaoke tay vịn, anh không muốn tham gia nhưng bị khích bác, sỉ nhục nên đành theo họ.
“Có một mình anh thì anh không bao giờ đến những tụ điểm như thế, không bao giờ gặp gỡ chứ đừng nghĩ đến chuyện lên giường với loại gái như thế. Nhưng chẳng qua anh bị rủ rê, thúc ép, lại có chút hơi men nên không làm chủ được mình. Mong em thông cảm và tha lỗi cho anh”, chồng tiếp tục nói “đạo lý” khiến tôi cảm thấy ghê tởm. Sau đó, anh còn cầu xin tôi không nói chuyện này với 2 bên nội ngoại, vì sợ làm mất “hình tượng” tốt đẹp mà bấy lâu nay anh tạo dựng.
Mấy hôm nay, tôi giận nên chẳng nói chuyện gì với chồng, tôi cũng không nấu cơm, không ăn cùng chồng. Tôi dần nhận ra mình chẳng hiểu gì về chồng và dường như anh ấy chỉ đang diễn kịch trước tôi và mọi người.
Tôi cảm thấy ghê tởm và không muốn đến gần người chồng ấy nữa. Có lẽ chuyện hôn nhân của tôi sẽ không được lâu dài. Xin độc giả hãy cho lời khuyên. Không biết tôi nên làm gì lúc này.
Em năm nay 24 tuổi, mới lấy chồng được hơn 1 năm và con gái em mới được 3 tháng. Chồng em làm bộ đội chuyên nghiệp. Hiện tại, em mới sinh con nên chỉ buôn bán trên mạng chứ chưa thể đi làm.
" alt="Giận sôi người khi phát hiện bí mật ngoại tình của người chồng hay nói đạo lý"/>Giận sôi người khi phát hiện bí mật ngoại tình của người chồng hay nói đạo lý
Những lời nói ấy có thể là ánh nắng ấm áp mùa hạ, cũng có thể là cơn gió lạnh mùa đông… Lời nói của cha mẹ có thể quyết định con đường tương lai của con. Là cha mẹ, bạn hãy tự kiểm điểm bản thân để tránh không thốt ra những lời này trong cơn tức giận để không làm ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
1. Loại như con thì làm nên trò trống gì?
Đây có thể nói là một câu mắng xát muối lòng trẻ nhưng nhiều cha mẹ vẫn vô tâm nói ra. Trẻ có làm nên trò trống gì cho tương lai không thì cần có sự định hướng, sự tin tưởng, khích lệ của bố mẹ, người thân xung quanh.
![]() |
Nếu con bị chính bố mẹ - người thân thiết nhất coi thường và không tin tưởng thì chắc chắn trẻ sẽ chẳng có tâm trí để phấn đấu. Đặc biệt nghiêm trọng là sự coi thường của bố mẹ có thể khiến con từ một đứa trẻ ngoan ngoãn thành người hỗn láo, ngông cuồng và gây hại cho xã hội.
2. Nhìn con nhà người ta đi, rồi xem lại mình xem
Nhiều cha mẹ thường dùng phép so sánh, với mục đích tốt là muốn động viên con nỗ lực học hỏi người khác. Ví dụ, khi điểm số của con không bằng một bạn nào đó ở lớp, bố mẹ sẽ nói: "Nhìn bạn ấy mà xem, tại sao con lại không được điểm như thế?". Trong mắt cha mẹ, thành tích của đứa bé học giỏi có thể là một mục tiêu cho con mình tiến bộ. Nhưng khi bạn nói ra câu này lại lợi bất cập hại.
Mỗi đứa trẻ đều có ưu, nhược điểm riêng. Việc so sánh con có thể khiến bé cảm giác như bố mẹ châm biếm điểm yếu của mình, chê cười sự thiếu sót của bé, và thông thường thành tích của con không được cải thiện sau những lời này. Ngược lại, chỉ những bậc cha mẹ thấy được điểm mạnh của trẻ và đánh giá cao những mặt mạnh đó, con họ mới có thể đạt được thành tích ngày một tốt hơn.
3. Khi ở tuổi con, bố/mẹ học giỏi hơn nhiều
Từ khi sinh ra đến khi được 6 tuổi, cha và mẹ đối với những đứa trẻ gần như là các vị thần, những người biết tất cả mọi thứ.
Họ là người tạo nên thái độ của đứa trẻ với thế giới và với cá nhân mình. Câu nói này có thể phản ánh sự đua tranh của cha mẹ với con, dường như bạn nói với con :"Con chẳng bao giờ bằng bố/mẹ! Dù con có cố gắng thế nào, bố/mẹ cũng sẽ giỏi hơn con". Trẻ em lớn lên với ám ảnh này, theo như quy luật, suốt đời sẽ phài cố gắng chứng minh rằng chúng giỏi.
Tất nhiên, khi nói những câu như thế, bạn thực sự chỉ muốn kích thích sự tự ái trong tâm lý của trẻ, để cổ vũ chúng đạt được mục tiêu nào đó. Nhưng tai họa là ở chỗ cuối cùng đứa trẻ sẽ cố gắng làm gì đó không phải cho mình mà cho bố và mẹ, để họ cuối cùng nhìn thấy rằng nó xứng đáng với họ.
Lớn lên, những đứa trẻ này không bao giờ hạnh phúc với thành công của mình, niềm vui chỉ đến khi cha mẹ công nhận thành tích của chúng, nhưng điều đó sẽ luôn luôn rất khó khăn.
4. Con giống hệt bố/mẹ con
Những câu nói kiểu thế này hầu hết do các bậc làm cha mẹ trẻ đang có vấn đề gì đó bất hoà với nhau rồi sau đó trút giận lên trẻ. Việc này vừa khiến cho người bố hoặc mẹ và cả người con cảm thấy bị xúc phạm.
Ví dụ, như một đứa trẻ hết mực yêu thương mẹ nó, trong mắt trẻ mẹ là người tuyệt vời nhất mà suốt ngày lại bị bố cho nghe câu mỉa mai "Mày giống y hệt mẹ mày" bé sẽ cảm thấy cả mình và mẹ đều không được tôn trọng.
Khi đó, người cha/mẹ vô tình đã đẩy con vào cuộc đấu tranh để chọn lựa, hoặc là theo phe bố hoặc là theo phe mẹ; trong trường hợp bố mẹ đã ly dị thì cảm giác của trẻ càng tồi tệ hơn.
5. Sao con không thể được như anh/chị con
Câu nói này cũng tương tự như những câu hàm ý về sự so sánh đã nêu ở trên. Mỗi đứa trẻ sinh ra sẽ có một tính cách riêng, không thể áp đặt tính cách, ưu điểm của đứa này lên đứa khác được. Việc so sánh như thế sẽ gây tổn thương và ức chế tinh thần rất lớn cho trẻ, vô hình tạo ra khoảng cách giữa các con với nhau và tình cảm anh chị em trong gia đình cũng bị sứt mẻ.
6. Nếu con không dừng lại thì mẹ sẽ chẳng có gì để nói với con!
Câu nói này khiến trẻ nghĩ rằng trẻ không được tìm sự giúp đỡ của cha mẹ nếu không làm theo cách mà cha mẹ muốn hoặc yêu cầu. Đứa trẻ có thể cảm thấy bị từ chối, làm tổn hại đến lòng tự trọng của chúng. Trẻ dần cảm thấy kém tự tin khi khám phá thế giới, đặc biệt là khi trẻ không có cha mẹ hỗ trợ.
7. Có gì đâu mà con phải sợ
Câu nói này hoàn toàn không thể an ủi cảm xúc sợ hãi của trẻ. Và một lần nữa, nó thể hiện bạn đang đánh giá thấp cảm xúc của con, khiến chúng nghĩ bản thân kém cỏi. Thay vào đó, hãy chia sẻ cảm xúc cùng con bạn, cho thấy bạn luôn ở bên cạnh chúng.
8. "Bố/Mẹ đã nói bao nhiêu lần rồi?" khi con cố nán giờ học để xem TV
Khi bạn quát "Bố/mẹ đã nói bao nhiêu lần rồi?", điều này sẽ không cho trẻ biết bất kỳ ý tưởng nào về lý do tại sao chúng nên dừng lại hoặc bắt đầu làm điều gì đó mà bạn muốn chúng làm.
Thay vào đó, câu nói của bạn có thể khiến con cảm thấy như chúng không có quyền gì cả, và nó sẽ sợ chính cha mẹ mình. Bạn nên đưa ra những hướng dẫn đơn giản dễ hiểu và giải thích ngắn gọn những lý do đằng sau lời nói của mình có lẽ sẽ hiệu quả hơn.
Những hộp cơm bento giàu dinh dưỡng, bắt mắt là tâm huyết và tình yêu mà chị Yến Dung muốn dành cho con của mình mỗi ngày.
" alt="Những lời nói vô tình của cha mẹ gây sát thương cho trẻ khi trưởng thành"/>Những lời nói vô tình của cha mẹ gây sát thương cho trẻ khi trưởng thành
Nhận định, soi kèo Lokomotiv Moscow vs Akhmat Grozny, 22h00 ngày 15/4: Tin vào cửa dưới
Emily Canham (sinh năm 1997, Anh) từng là nạn nhân của bạo lực học đường từ năm cấp 2. Do những tổn thương tâm lý về nạn bắt nạt, Emily đã không thể hoàn thành chương trình và bỏ dở việc học khi mới 17 tuổi.
![]() ![]() |
Trong thời gian đó, 9X may mắn có bố mẹ ở bên an ủi nên dần thoát khỏi mặc cảm tâm lý. Cô quyết định không quay lại trường học và theo đuổi đam mê làm vlogger. Sau nhiều năm cố gắng, kênh vlog của cô đạt mốc hơn 1 triệu follower nhờ các video chất lượng về thời trang, làm đẹp. Ngoài ra cô còn là mẫu ảnh cho nhiều nhãn hàng nổi tiếng. Năm 2016, vlogger nước Anh trở thành gương mặt đại diện cho nhãn hàng L'Oreal. |
![]() |
“Tôi từng bị bắt nạt khi còn nhỏ, đó là khoảng thời gian khó khăn nhất với tôi. Tôi cảm thấy suy sụp và giống như bị mắc kẹt. May thay, YouTube đã giúp tôi thoát khỏi đó. Tôi đã mất khoảng 6 tháng để hoàn thành xong vlog đầu tiên và bắt đầu đăng nhiều hơn từ đó. Tôi làm điều này như một sở thích”, Emily chia sẻ. |
![]() |
Jade Slavin (27 tuổi, sống tại Anh) từng trải qua thời gian khó khăn với chiều cao “khủng” 1,93 m. Vì sở hữu thân hình cao lớn, Jade thường bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt khi còn đi học. Họ dành cho cô những biệt danh khác thường như "quái vật", "đồ xấu xí", "kẻ lập dị". |
![]() ![]() |
Để tránh bị thương do những trò đùa ác ý, cha của Jade khuyên con gái nên đi học võ tự vệ. Nhờ vậy, cô tìm được đam mê của mình với môn võ taekwondo. Sau nhiều thời gian tập luyện chăm chỉ, cô gái 27 tuổi được gọi vào đội tuyển quốc gia Anh và đạt được nhiều huy chương quốc tế. |
![]() ![]() |
Năm 2013, Jade Slavin tham dự cuộc thi Hoa hậu Trái đất và lọt tới vòng chung kết. Hiện ngoài là huấn luyện viên taekwondo, cô còn thử sức với vai trò người mẫu. 9X không còn tự ti về chiều cao của mình nữa mà thoải mái đăng hình khoe dáng trên mạng. "Đừng để bất cứ ai hạ thấp bạn. Tôi đã trải qua thời gian dài ghét bản thân, khóc lóc với mẹ và ước gì mình được 'bình thường' như bao cô gái khác. Nhưng giờ đây, tôi biết ơn sự khác biệt của mình. Nó đã mang lại cho tôi nhiều thành công. Hãy trân trọng bản thân, dù cơ thể bạn thế nào", Jade nói. |
![]() ![]() |
Do cấu trúc khuôn mặt không cân đối, Mia Duckworth (22 tuổi, Anh) thường bị bạn bè ở trường lớp trêu chọc, chế giễu. Vì vậy, thời đi học, Mia rất tự ti về bản thân mình, cô ngại giao tiếp, không dám cười và thường lấy tay che miệng khi ăn. Từng có thời gian 9X cảm thấy mình giống như “người ngoài hành tinh xấu xí”. |
![]() ![]() |
Nhiều lúc, Mia phải trang điểm đậm và lấy tóc che bớt khuôn mặt để né tránh ánh nhìn của mọi người. Tháng 5/2019, cô quyết định phẫu thuật chỉnh hàm để dễ ăn uống hơn và thoát khỏi ám ảnh bị kỳ thị. Ca phẫu thuật này đã giúp Mia thay đổi diện mạo của mình. |
![]() |
Từ một cô gái bị bắt nạt vì 2 hàm không cân xứng, giờ đây Mia hoàn toàn tự tin mỉm cười bất cứ lúc nào. “Trước đây tôi rất ghét nhìn vào trong gương và nhờ người khác chụp ảnh dùm bởi vì họ nhìn tôi thật kỳ dị. Tôi còn bị trêu chọc, chế giễu ở trường và tôi thường so sánh bản thân với bạn bè. Nhưng hiện tại, tôi cảm thấy rất hạnh phúc với vẻ ngoài xinh đẹp của mình”, Mia cho biết. Ngoài ra, cô thường mang câu chuyện của mình chia sẻ với nhiều cô gái đang là nạn nhân của nạn miệt thị ngoại hình. |
Nana (16 tuổi) khiến dân mạng Trung Quốc ngỡ ngàng với gương mặt kỳ dị sau 3 năm liên tục phẫu thuật thẩm mỹ.
" alt="3 cô gái thay đổi hoàn toàn sau quá khứ từng bị bắt nạt vì ngoại hình"/>3 cô gái thay đổi hoàn toàn sau quá khứ từng bị bắt nạt vì ngoại hình
Dưới đây là bài khấn tết Hàn thực theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam:
Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài bản cảnh thành hoàng, ngài bản xứ thổ địa, ngài bản gia táo quân cùng chư vị tôn thần.
Con kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.
![]() |
Tín chủ chúng con là… Ngụ tại…
Hôm nay là ngày… (đọc ngày theo âm lịch) gặp tiết Hàn thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Mâm lễ cúng ngày tết Hàn thực không cần phải chuẩn bị mâm cao, cỗ đầy, bày vẽ các thủ tục tốn kém mà chỉ cần thành tâm.
" alt="Bài cúng Tết Hàn thực chuẩn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam"/>Bài cúng Tết Hàn thực chuẩn theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Nếu muốn đổi khẩu vị cho cả gia đình, bạn có thể áp dụng công thức sau để có niêu cơm với gà, lạp xưởng và nấm hương. Điều quan trọng là phần mặt đáy phải giòn và xém.
" alt="Làm trứng lòng đào ngâm xì dầu ngon cơm ngày cuối tuần"/>