Xe Wuling Hong Guang MINI EV
Top thương hiệu bán xe BEV+PHEV nhiều nhất năm 2020 gồm:
1. Tesla: 499.535 (16% thị phần)
2. Volkswagen: 421.591 (13% thị phần)
3. SAIC: 272.210 (9% thị phần)
4. Liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi: 226.975 (7% thị phần)
5. BMW: 195.979 (6% thị phần).
Top 5 đạt tổng doanh số 1.616.290 xe (tương đương 51,7% thị phần); các thương hiệu còn lại bán được 1.508.503 xe (tương đương 48.3% thị phần) trong tổng số 3.124.793 xe bán ra trên toàn thế giới.
Ở 1 bảng xếp hạng khác, nếu chỉ tính nguyên dòng xe thuần chạy điện BEV thì kết quả vẫn là Tesla đứng đầu:
1. Tesla: 499.535 (23% thị phần)
2. SAIC: 243.201 (11% thị phần)
3. Volkswagen: 227.394 (11% thị phần)
4. Liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi: 172.673 (8% thị phần)
5. BYD: 131.705 (6% thị phần)
Như vậy, doanh số tổng Top 5 đạt đứng đầu đạt 1.274.508 xe (tương đương 59,5% thị phần); các thương hiệu còn lại đạt 866.803 xe bán ra (chiếm 40.5% thị phần) trong tổng số 2.141.311 xe BEV bán ra trên thế giới năm 2020.
Theo Cartimes
Mời bạn đọc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ba nhà sản xuất pin của Hàn Quốc đã bán hơn 1/3 số lượng pin cho xe điện (EV) trên toàn cầu vào năm ngoái, chiếm 34,7% thị phần thế giới.
" alt=""/>Top 5 thương hiệu có doanh số xe điện cao nhất thế giớiNhư VietNamNetđã đưa tin, ngày 28/3, Trường Tiểu học Kim Giang tổ chức cho 915 học sinh khối 1 và khối 2 đi tham quan tại Nông trại giáo dục Cánh Buồm Xanh, địa chỉ tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Đồ ăn trưa cho học sinh được nấu tại trường và vận chuyển đến địa điểm trải nghiệm. Món ăn gồm: Cơm rang, gà phi lê chiên xù, khoai tây chiên, canh chua nấu thịt, bánh quy. Ngoài ra, trong quá trình đi trải nghiệm, học sinh có mang theo đồ ăn vặt, nước uống từ nhà đi và sử dụng nước uống đóng chai 19 lít của trang trại Cánh Buồm Xanh.
Khi về đến trường, khoảng 15h30, một số học sinh có biểu hiện đau bụng, nôn, đi ngoài phân lỏng. Sáng 29/3, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội báo cáo ghi nhận tổng cộng 73 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang nhập viện. Những học sinh này được đưa đến các bệnh viện: Bạch Mai, Đống Đa, Xây dựng, Nhi Trung ương và Đa khoa Xanh Pôn. Trong đó, riêng Bệnh viện Bạch Mai có 38 trẻ.
Tổ điều tra của Chi cục đã lấy mẫu nôn, mẫu thức ăn dã ngoại, mẫu thức ăn lưu tại trường, gửi Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Quốc gia. 1 tổ phối hợp lấy mẫu cần thiết tại Nông trại giáo dục Cánh Buồm Xanh cũng được tiến hành.
Bếp ăn tập thể Trường Tiểu học Kim Giang đã tạm dừng hoạt động để điều tra rõ nguyên nhân. Hiệu trưởng trường này đã nhận trách nhiệm và gửi lời xin lỗi trước sự việc hàng chục học sinh bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại.
Để ăn lẩu đúng cách, đảm bảo sức khỏe, chúng ta nên ăn rau trước và sau cùng là thịt. Như thế dạ dày không phải làm việc quá tải. Trong quá trình ăn lẩu, cũng nên uống nước để giúp tiêu hóa được nhanh hơn.
Chuyên gia này cũng khuyên nên ăn nhiều rau xanh. Rau xanh sẽ làm món lẩu thêm phong phú, giúp giải độc, làm mát cơ thể và hấp thụ các chất béo tốt hơn, lá rau có chứa các vitamin và chất khoáng giúp ngày tết khỏe mạnh hơn.
“Mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài không quá 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ, vì khi kéo dài thời gian ăn uống hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc vất vả hơn gây quá tải từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe”, TS.BS Sơn cho biết.
Một vấn đề hiện rất nhiều người quan tâm, đó là ăn lẩu thập cẩm. Tuy nhiên, không ít người bị dị ứng với một số loại thực phẩm trong đó điển hình nhất là tôm, cua...
Về vấn đề này, TS.BS Bùi Văn Khánh - Trung tâm dị ứng - miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, có khá nhiều bệnh nhân phải vào viện vì dị ứng với tôm, cua và hải sản sau khi ăn lẩu. Một số bệnh nhân chỉ bị những triệu chứng ở mức độ nhẹ như nổi mày đay, ngứa. Nặng hơn đã có trường hợp khó thở, tụt huyết áp, sốc phản vệ nguy kịch sau khi ăn hải sản.
Theo TS.BS Khánh, để phòng tránh tình trạng dị ứng xảy ra, điều đầu tiên bạn cần phải làm là được chẩn đoán chính xác xem bị dị ứng với loại hải sản nào. Hải sản bao gồm nhiều loại tôm, cua, cá tuyết, cá ngừ… Nếu chỉ dị ứng tôm mà bạn kiêng ăn cả cá, điều này thực sự không cần thiết.
Xét nghiệm tìm nguyên nhân dị ứng sẽ giúp bác sĩ đưa ra lời tư vấn về thuốc cũng như chế độ ăn phù hợp. Một số người bệnh từng có tiền sử phản vệ mức độ nặng với thức ăn có thể được hướng dẫn sử dụng bút tiêm tự động adrenalin trong trường hợp cấp cứu.
“Trước đây, khi được chẩn đoán dị ứng tôm, cua, cách duy nhất có thể làm là không ăn những thực phẩm đó nữa. Tuy nhiên, liệu pháp miễn dịch đường uống hoặc giảm mẫn cảm với thức ăn sẽ giúp giải quyết vấn đề này”, TS.BS Khánh cho biết.
Liệu pháp miễn dịch đường uống được thực hiện bằng cách cho người bệnh tiêu thụ một lượng rất nhỏ thực phẩm gây dị ứng cho đến khi cơ thể có khả năng dung nạp. Khi đó, hệ miễn dịch ngừng phản ứng quá mức với thực phẩm gây dị ứng. Nhờ vậy, người bệnh có thể ăn lại các món này một cách an toàn.
Liệu pháp điều trị trên cần được thực hiện nghiêm ngặt dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa dị ứng - miễn dịch lâm sàng và được thực hiện ở cơ sở có khả năng cấp cứu tình trạng phản vệ.