Bản sao của Sơn Tùng M-TP khiến các cô gái sợ hãi:
Trong tập 1 của Tần số tình yêu mùa 2,ầnsốtìnhyêutậpBảnsaolỗiSơnTùvideo Hoàng Rapper và Lê Lộc đảm nhận vai trò MC. Hai MC nhận trách nhiệm đầu tiên là mai mối cho hai cô gái: ca sĩ bolero Phạm Quỳnh Như và diễn viên trẻ Minh Trân.
Các chàng trai tham gia màn xem mắt trong tập này là HLV thể hình Thanh Tâm, vũ công Minh Truyền cùng hai chàng sinh viên trẻ Hoài Thịnh và Minh Lộc. Tuy nhiên, gây ấn tượng nhất trong chương trình có lẽ chính là anh chàng Minh Lộc - người tự nhận mình là bản sao của Sơn Tùng M-TP.
Anh chàng còn tự hào chia sẻ mình được mọi người nhận xét có nét giống Sơn Tùng M-TP vì gương mặt góc cạnh, phong thái biểu diễn tự tin, phóng khoáng. Trước đó, Neo cũng đã khẳng định mình là một sky chính hiệu khi trong điện thoại không thiếu một ca khúc nào của nam ca sĩ gốc Thái Bình.
Lê Lộc, Hoàng Rapper cùng 2 người chơi xinh đẹp.
Xuất hiện trên sân khấu anh chàng Minh Lộc (nghệ danh là Neo) chia sẻ bản thân vô cùng yêu thích nghệ thuật và rất hâm mộ nam ca sĩ Sơn Tùng M-TP. Khi giới thiệu về mình, Minh Lộc bất ngờ đọc một đoạn rap do anh tự viết khiến khán giả thích thú.
Neo chia sẻ mình có niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật. Tuy nhiên do điều kiện tài chính không cho phép, anh chàng còn làm nhiều công việc để nuôi dưỡng đam mê như bán bánh mì, khuân vác và phục vụ bàn.
Anh chàng Neo khiến cả 2 cô gái sợ hãi vì tính “bạo lực”, sự “hận đời”.
Vừa ghi điểm khi chia sẻ về ước mơ và cuộc sống của bản thân, Neo lại khiến các cô gái bức xúc khi cấm người yêu mang giày cao gót. Suy nghĩ có phần gia trưởng của Neo khiến Quỳnh Như và Minh Trân không hài lòng. Hơn nữa, anh chàng cũng thể hiện thần thái “đầy sát khí”, có phần “bạo lực” và “hận đời” khiến các cô gái sợ hãi.
Những phát ngôn của anh chàng cũng khiến khán giả ngỡ ngàng vì sự bất bình thường: “Khi lên sân khấu, mình chỉ muốn làm chủ nó và mình phải có chút sát khí. Mình thì tướng nhỏ con, người ta nói mình giống con sói. Con sói có thể ác nhưng nó có thể bảo vệ bạn”.
Sau khi bị cả hai cô gái từ chối hẹn hò, Neo đành ngậm ngùi ra về.
Neo tự hào khi được mọi người khen có nét giống Sơn Tùng M-TP.
Bên cạnh điểm nhấn là anh chàng bản sao “lỗi” của Sơn Tùng M-TP, chương trình cũng đã kết duyên thành công cho cả hai cô gái tham gia tập 1. Quỳnh Như nhanh chóng nên duyên với HLV thể hình Thanh Tâm. Mặc dù chàng thích chó, nàng lại có nỗi ám ảnh với chó nhưng cuối cùng cả hai đã tìm được tiếng nói chung và đến với nhau. Sự kết duyên này khiến 2 MC của chương trình vô cùng mừng rỡ.
Ca sĩ Bolero Quỳnh Như nên duyên với HLV thể hình Thành Tâm.
Cặp đôi “tay trong tay” ra về tiếp theo là chàng vũ công Minh Truyền và diễn viên Minh Trân. Se duyên cho cặp đôi này có lẽ chính là tình yêu nghệ thuật mãnh liệt. Minh Truyền đã chinh phục được trái tim Minh Trân khi khoe giọng hát truyền cảm với hit "Ánh nắng của anh" của Đức Phúc và trình diễn vũ đạo mạnh mẽ trong ca khúc “Boomerang” của nhóm nhạc Hàn Quốc Wanna One.
Trước sức hút của Minh Truyền, Minh Trân không kiềm được lòng và đòi lao lên sân khấu để tháo mặt nạ, bày tỏ tình cảm với chàng trai giấu mặt. Sau cùng, cặp đôi cũng đến được với nhau do có cùng đam mê nghệ thuật.
Cặp đôi nghệ thuật diễn viên Minh Trân và vũ công Minh Truyền “tay trong tay” ra về
Thùy Linh
Lê Giang kịch liệt phản đối con gái quen đàn ông đã có vợ
- Lê Lộc bất ngờ kể chuyện bị mẹ Lê Giang phản đối chuyện tình cảm vì muốn tiến đến hôn nhân với người đàn ông lớn hơn 20 tuổi, từng có gia đình và đang ly thân.
Anh Đỗ Duy Vị - đồng Giám đốc điều hành tổ chức Rồng Xanh, người có 10 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp với trẻ em đường phố
Với kinh nghiệm 10 năm lăn lộn trên những con phố Hà Nội để tìm kiếm trẻ em lang thang, anh Đỗ Duy Vị chia sẻ, nhiều người theo bản năng tò mò hay hỏi bọn trẻ những câu kiểu như “tại sao mà con phải ra đây?”, “gia đình con làm sao?”… Nhưng cũng từng là một đứa trẻ đánh giày trên phố cách đây 19 năm, anh không làm như thế. “Đừng cố hỏi chúng quá nhiều thứ” - anh nói.
Tiếp cận và tạo được lòng tin với những đứa trẻ này là một quá trình dài và cần nhiều sự kiên trì, đồng Giám đốc điều hành của tổ chức Blue Dragon (Rồng Xanh) chia sẻ.
“Những đứa trẻ này rất cảnh giác và luôn bật chế độ phòng vệ cao. Chúng sợ người lạ, sợ ai đó đưa ra một lời mời nào đấy. Bởi vì các em từng bị lừa rất nhiều, hoặc từng bị tổn thương. Chúng không có nhiều niềm tin vào con người nữa”.
Từng là một nhân viên uy tín của Rồng Xanh trong việc “chinh phục” các ca khó, anh Vị nói, anh chỉ đơn giản là đưa cho chúng quyền lựa chọn. “Tôi sẽ nói rằng tôi lo cho sự an toàn khi các em ăn ngủ ở những nơi này. Nếu các em chưa cần sự giúp đỡ của tôi thì cũng không sao, nhưng bất cứ khi nào cần, hãy gọi. Hoặc sau một thời gian tiếp cận, tôi sẽ mời các em ghé qua tham quan, nếu các em không thích, tôi sẽ lại chở các em về chỗ cũ”.
“Có những đứa trẻ tôi phải mất tới cả năm để xây dựng mối quan hệ, còn các trường hợp thông thường sẽ mất 3-5 lần gặp”.
Nơi tiếp cận được trẻ em đường phố có thể là gầm cầu, bến xe, công viên...
Khi đã rủ được bọn trẻ về nơi sinh hoạt của tổ chức, các nhân viên ở đây sẽ giới thiệu các em tới các lớp học tiếng Anh, học vẽ, học bơi, học võ, tham gia câu lạc bộ bóng đá, học kỹ năng sống, học cách viết CV xin việc…
Đội ngũ của Rồng Xanh còn rủ các em tham gia vào các hoạt động cộng đồng như đi thiện nguyện ở các khu vực miền núi, đi nhặt rác, hỗ trợ nhân viên tìm kiếm trẻ lang thang…
Những hoạt động này giúp trẻ nhận ra chúng có những giá trị riêng, phát lộ ra những đam mê, thế mạnh mà trước giờ ít người nói cho các em biết.
“Không có một công thức chung nào cho việc hỗ trợ những đứa trẻ. Mỗi đứa sẽ có một nhu cầu, một hoàn cảnh và những vấn đề khác nhau. Vì thế, chúng tôi phải có những giải pháp toàn diện”.
“Không phải cứ cho các em một khoá học nghề, một cái học bổng, rồi để mặc chúng học được thì học, không thì thôi”.
Với những đứa trẻ có thể trở về với gia đình, các nhân viên ở đội tìm kiếm sẽ hỗ trợ đưa các em về quê, xin cho các em đi học lại, làm việc với gia đình, tổ chức địa phương để cùng phối hợp, đảm bảo cho các em sự phát triển an toàn.
Với những đứa trẻ có gia đình phức tạp, các nhân viên xã hội sẽ đánh giá xem vấn đề của các em là gì, có nhu cầu gì để xây dựng kế hoạch dài hạn cho các em. Tổ chức có thể hỗ trợ xây nhà, cung cấp con giống, hạt giống, kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt… để gia đình các em vực dậy về kinh tế. Trẻ đủ tuổi học nghề sẽ được kết nối với các trung tâm hướng nghiệp.
Những đứa trẻ đến với tổ chức thuộc đủ các loại đối tượng: trẻ bị bạo hành, bị lạm dụng tình dục, bị mua bán, ép buộc lao động bất hợp pháp, bố mẹ không hạnh phúc, liên quan đến các tệ nạn như ma tuý, trộm cắp…
Những đứa trẻ bị tổn thương sâu
Hai đứa trẻ không có sự chăm sóc của mẹ, phải theo bố lăn lộn trên đường mưu sinh.
Đào Hoàng Anh (SN 1994), tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam - là một trong số những thành viên dày dặn kinh nghiệm của đội tìm kiếm và làm việc với trẻ em đường phố của tổ chức.
Theo quan sát của Hoàng Anh, vài năm trở lại đây, trẻ lang thang kiếm ăn trên đường phố Hà Nội thường tới từ các khu vực miền núi phía Bắc. Hầu hết các em đều sinh ra trong những gia đình “có vấn đề”. Có đứa bố mẹ đi tù, có đứa bị bạo hành, bị bỏ rơi. Có đứa sẵn sàng ra gầm cầu ngủ vì không nhận được tình yêu thương ở gia đình mặc dù gia đình không phải quá khó khăn. Nhiều đứa trẻ lăn lộn ngoài đường một thời gian dài đã quen với sự tự do, không bị ai kiểm soát nên rất khó để thuyết phục các em gắn bó với một nơi nào đó.
N. là một cậu bé như thế. Hoàng Anh gặp N. và K. khi các em đang theo một người đàn ông đi bán kẹo. Chúng gọi người đàn ông kia là bố và tuyệt đối tin vào ông ta. Khi nhân viên tìm cách bắt chuyện, các em từ chối và rất cảnh giác.
Sau một thời gian, dù đã mất rất nhiều công sức, Hoàng Anh cũng chỉ đưa được K. về trong khi N. vẫn kiên quyết không theo. Hoàng Anh vẫn kiên trì mang đồ ăn, thuốc uống tới mỗi khi em ốm. Dần dần, anh đã rủ được N. đi đá bóng. N. cũng đồng ý nhận sự giúp đỡ của tổ chức.
Đưa N. về quê để tìm hiểu hoàn cảnh thì Hoàng Anh được biết bố mẹ N. chia tay nhau. Cậu bé phải sống với dì. Ban đầu, N. chỉ đi lang thang ở gần. Càng lớn, cậu càng đi xa hơn, rồi lên Hà Nội sống ở gầm cầu. N. có lòng tự trọng rất lớn - không lấy của ai cái gì bao giờ.
Mặc dù Hoàng Anh đã cố gắng hết sức giúp N. ổn định cuộc sống nhưng đôi khi em vẫn thích ra gầm cầu ngủ. Vì ở đó, cậu bé có cảm giác tự do, không phải nghe theo lời ai cả.
Bây giờ, N. đã vào quân ngũ. Được ăn ngủ điều độ, cậu khoe với Hoàng Anh là đã tăng 6kg. N. được phân công làm việc ở bộ phận bếp vì nấu ăn rất ngon.
Nhưng khi hỏi về tương lai của N., Hoàng Anh cũng không dám chắc. Anh nói, N. đi bộ đội cũng chỉ là bắt buộc, chứ tư tưởng của em vẫn không thich môi trường bó buộc và chưa định hướng được sau này sẽ làm gì, đi đâu.
Hoàng Anh nói, làm việc với những đứa trẻ này không nên đặt ra điều kiện gì cả. “Mình phải giúp các em một cách vô điều kiện, chứ không phải là em ngoan thì anh chị mới giúp. Khi nào trẻ tự nhận thức được và sẵn sàng thay đổi thì chúng sẽ hợp tác để thay đổi”.
Chia sẻ về một hoàn cảnh khác, Hoàng Anh cho rằng cậu bé này cũng tạm ổn sau khi được giúp đỡ. Đó là A. - một cậu bé người dân tộc thiểu số, năm nay 20 tuổi nhưng tuổi trên giấy tờ của cậu mới chỉ 17.
Đến giờ, A. chỉ còn nhớ mang máng đường về nhà mình sau lần bỏ đi vì bị đánh ngày nhỏ. Vì thế, A. không biết cha mẹ, ruột thịt của mình là ai. Sau khi được người dân bắt gặp và đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội, A. được một gia đình nhận nuôi. Mẹ nuôi của A. thực ra muốn nhận một đứa trẻ nhỏ hơn. Còn A. lúc ấy đã 10 tuổi rồi.
Khi về nhà, A. được làm giấy khai sinh nhỏ tuổi hơn để đi học. Nhưng tuổi thơ có quá nhiều biến cố đã khiến A. trở thành một học sinh cá biệt, khó bảo. Người mẹ nuôi cảm thấy bất lực nên đã gửi trả A. lại cho trung tâm bảo trợ. Trung tâm này sau đó lại gửi A. vào chùa. Cậu bé bị chuyển từ ngôi chùa này sang ngôi chùa khác nhưng không ở đâu chấp nhận tính cách ngỗ ngược của A.
A. bỏ chùa đi lang thang ngoài đường, đêm đến được người ta cho ngủ nhờ ở một phòng bảo vệ chung cư. Ban ngày, A. làm cho một quán bánh khoai, bánh chuối, được nuôi ăn. Đây là thời điểm Hoàng Anh gặp cậu.
Sau một thời gian có người chia sẻ, A. đã nối lại mối quan hệ với người mẹ nuôi – không thắm thiết nhưng cũng không còn nặng nề như ngày xưa nữa. Hiện tại, A. chuyển sang làm việc cho một quán cà phê ở Hà Nội và được tổ chức hỗ trợ chỗ ở miễn phí.
Hoàng Anh nói, khó khăn nhất trong công việc của anh là sự kiên trì và thời gian dành cho trẻ, đặc biệt là với những đứa trẻ đã bị tổn thương sâu như A. Các thành viên trong nhóm cũng chấp nhận những trường hợp thất bại, hoặc giúp được rất ít. Một là do vấn đề của gia đình vượt quá khả năng của tổ chức, ví dụ như nợ nần quá nhiều. Hai là có những trường hợp, dù hỗ trợ đến đâu cũng không thể bù đắp được khoảng trống hay những tổn thương có từ gia đình.
“Làm việc với gia đình để thay đổi những hành vi không phù hợp của họ với trẻ cũng cực kỳ khó. Bởi nó còn phụ thuộc vào trình độ, nhận thức của phụ huynh, không thể thay đổi chỉ bằng 1, 2 cuộc trò chuyện”.
Tuy nhiên, việc giúp những đứa trẻ nhận biết được giá trị bản thân, điểm mạnh của mình luôn là một mục tiêu không bao giờ thừa.
Được thành lập vào năm 2004, đến nay, sau 18 năm Rồng Xanh đã giúp cho hơn 5.200 trẻ em được đi học văn hoá hoặc học nghề; hơn 1.100 em có nơi tạm trú an toàn; xây sửa 110 ngôi nhà; giải cứu hơn 1.000 nạn nhân của mua bán người và lao động trẻ em; đưa hơn 2.200 trẻ em trở về đoàn tụ với gia đình.
Nhiều đứa trẻ được tổ chức giúp đỡ đã trưởng thành, thậm chí lại quay trở lại làm nhân viên của tổ chức, tiếp tục con đường “trả ơn cuộc đời” như vị đồng Giám đốc điều hành Đỗ Duy Vị đã từng đi qua.
Nguyễn Thảo
Ảnh: NVCC
Cuộc gặp với anh Tây giúp cậu bé đánh giày trở thành CEO của hàng trăm nhân viên
16 tuổi, Đỗ Duy Vị bước vào ngôi nhà chung của Blue Dragon (Rồng Xanh) với vị trí một đứa trẻ đánh giày. Anh không ngờ rằng 19 năm sau, mình trở thành đồng Giám đốc điều hành tổ chức ấy.
" alt="Những người ‘giải cứu’ cuộc đời trẻ em đường phố"/>
Khoang động cơ ô tô là nơi trú ngụ yêu thích của lũ chuột. (Ảnh minh hoạ)
Thế nhưng, cách đây 2 hôm, khi vừa mở cửa xe để bước vào, tôi giật mình khi thấy một con chuột từ trong ô tô chạy ra. Tá hoả kiểm tra kỹ trên xe và trong khoang máy thì có rất nhiều dấu chân chuột, một số mảnh thức ăn thừa như xương gà, xương cá,... vẫn còn trong ngóc ngách của khoang máy.
Rất may chưa có sợi dây điện hay đoạn ống nước nào nào biến thành "đồ nhắm" cho chúng. Tuy nhiên tôi rất lo đến một lúc nào đó chúng lại tiếp tục đến làm tổ trong xe, gây mất vệ sinh và "đen" hơn là còn gây hỏng hóc, chập cháy,...
Không biết làm cách nào để lũ chuột tránh xa chiếc xe, nhất là với ô tô ít đi và để dưới hầm nhiều ngày như xe của tôi. Rất mong nhận được sự tư vấn từ những người có kinh nghiệm, từng gặp tình huống như tôi. Xin cảm ơn!
Độc giả Tạ Trung Văn(Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn hay kinh nghiệm nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bảo quản ô tô trong mùa dịch thế nào?
Ô tô không được sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến những hỏng hóc, hao mòn nên chủ xe cần lưu ý bảo quản.
" alt="Xe 'đắp chiếu' quá lâu, làm sao để chuột không vào làm tổ trong khoang máy?"/>
Nhìn lại những thói quen “xấu xí” của tài xế Việt trong năm qua
Một chị gái mặc quần áo sành điệu, cầm lái một chiếc xe hạng sang. Qua ngã tư, chị hạ kính, thản nhiên thả xuống đường mẩu giấy ăn vừa dùng để chùi son.
Phía ghế sau, đứa con chị cũng ném vèo qua cửa sổ vỏ hộp sữa đang hút dở, suýt vào mặt một người đi đường. Ai nhìn thấy cũng lắc đầu ngao ngán. Mệt nhất là mấy chị công nhân môi trường.
Vô tư xả rác ra đường là thói quen vô cùng xấu xí không chỉ của “dân thường” mà còn của một số người ở tầng lớp được coi là “có tiền”.
Đúng là tiền chưa chắc đã mua được ý thức!
Bật đèn pha vô tội vạ
Nhiều tài xế để đèn pha chiếu thẳng vào xe đối diện rất vô ý thức
Những ai hay lái xe vào ban đêm chắc không lạ gì với những chiếc đèn pha chiếu thẳng vào mắt mình. Nhiều ô tô được chủ xe độ thêm dàn đèn siêu khủng, mỗi lần “giương pha” khiến lái xe đối diện lâm vào tình trạng “mù tạm thời’, vô cùng nguy hiểm.
Còn trong thành phố, dù đã quy định rõ trong Luật là lái xe không được để chế độ chiếu xa, thế nhưng không khó để thấy những chiếc đèn pha “chổng ngược” trên đường vừa vô duyên, vừa vô ý thức.
Chỉ cần lái xe có ý một chút, luôn để đèn ở chế độ “cos”, chỉ bật pha cao khi đi đường trường, đường đèo và không có xe đối diện thì chắc hẳn ai cũng vui.
Va chạm nhỏ dẫn tới xô xát
Vụ xô xát xảy ra vào tối 31/12/2020 tại quận Thanh Xuân, Hà Nội
Một anh trai dừng đèn đỏ ở làn dành cho xe quay đầu khiến hàng dài ô tô phải chờ. Một lái xe khác lên nhắc liền bị anh trai này đánh gãy răng, chảy máu mặt.
Hay hai chiếc ô tô không may bị quệt vào nhau trên đường, vết xước nhỏ như sợi chỉ. Thế nhưng, nhưng hai tài xế thay vì xuống bắt tay hoà giải thì đã nói chuyện với nhau bằng…nắm đấm.
Năm 2020, vô số những vụ việc những tài xế hành hung nhau, thậm chí gọi thêm người mang hung khí đến để hỗn chiến được báo chí và mạng xã hội đăng tải.
Bạo lực là cách để thị uy sức mạnh, giải phóng cơn giận dữ nhưng cũng thể hiện sự coi thường luật pháp của những kẻ thích dùng nó.
Nhiều “ma men” sau tay lái
Tuy mức phạt nâng lên rất cao nhưng trong năm 2020 vẫn có tới gần 200.000 "ma men" sau tay lái bị xử phạt.
Từ 01/01/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực, trong đó mức phạt đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn lên tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe đến 24 tháng.
Phạt nặng là vậy nhưng theo số liệu từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), trong năm 2020, toàn quốc xử lý 185.550 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, vẫn còn quá nhiều “ma men” sau tay lái.
Phải chăng, lái xe không sợ bị phạt? Phải chăng, nhiều lái xe không nỡ từ chối được chén rượu, cốc bia? Đã đến lúc, cộng đồng lái xe phải xây dựng cho mình “văn hoá từ chối” rượu bia một cách nghiêm túc hơn.
Thắt dây an toàn kiểu “đối phó”
Dây an toàn chỉ phát huy tác dụng khi nó được đeo đúng cách.
Trên các trang thương mại điện tử, những chiếc chốt cài dây an toàn được bán tràn lan với giá chỉ vài chục đến một trăm nghìn đồng, có rất nhiều người đặt mua chúng để sử dụng.
Đây là dụng cụ giúp cắm vào chốt của dây an toàn, chiếc xe sẽ hiểu là dây đã được thắt và không phát ra âm thanh cảnh báo, chẳng lo bị xe “nhắc”.
Đó chỉ là một trong số nhiều mẹo của cánh tài xế để đỡ phải thắt dây an toàn khi ngồi lên xe. Tuy nhiên, họ không hiểu được rằng, thắt dây an toàn đúng cách chính là biện pháp để bảo vệ tính mạng cho chính mình và những người trên xe.
Dây an toàn được sinh ra với chỉ một tác dụng là giữ cho hành khách không bị văng khỏi ghế, lao về phía trước khi xe bị dừng lại đột ngột. Thế nhưng, dây an toàn chỉ phát huy tác dụng khi nó được đeo đúng cách.
Có vẻ như nhiều không quen và nghĩ rằng đeo dây an toàn là vướng víu, khó chịu, mất thời gian. Nhưng đến khi tính mạng bị đe doạ thì… hối không kịp.
Đỗ xe thiếu ý thức
Một chiếc ô tô bị sơn bẩn lên xe vì đỗ chắn cửa nhà. (Ảnh: Beat)
Trên một tuyến phố nọ, dù có biển cấm dừng đỗ to như cái mâm, thế mà hai bên vẫn xuất hiện hàng dài xe đỗ kín mít, chỉ chừa ra một lối nhỏ, cứ có ô tô đi vào là lại tắc cứng.
Hay ở một con phố khác, chiếc ô tô hạng sang đỗ bưng kín mặt tiền của một cửa hàng từ sáng đến trưa khiến chẳng ai ra vào được. Trên xe cũng không để lại số điện thoại liên lạc. Bất lực, chủ cửa hàng lấy sơn xịt đầy lên xe cho “bõ tức” rồi chụp ảnh, đăng lên mạng.
Trong năm qua, hàng ngàn tình huống “dở khóc dở cười” liên quan đến việc đỗ xe thiếu ý thức được ghi nhận, chia sẻ. Có những trường hợp, công an đã phải vào cuộc để điều tra về tội cố tình phá hoại tài sản.
Giá như lái xe đỗ gọn hơn, biết “nhìn trước nhìn sau” hơn, hay tối thiểu là để lại số điện thoại để liên lạc khi cần thì mọi chuyện đã không đến mức như vậy.
Tất cả những thói quen xấu được nêu trên không chỉ bị luật pháp nghiêm cấm mà còn bị xã hội và ngay cả cộng động lái xe lên án. Việc thay đổi thói quen “xấu xí” trong một sớm một chiều là không dễ nhưng hoàn toàn có thể làm được. Điều đó tuỳ thuộc vào ý thức bản thân của mỗi người.
Đừng để khi xảy ra tai nạn hay bị “bêu mặt” lên mạng xã hội mới ngộ ra. Lúc đó có thể đã quá muộn!
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào với những thói quen "xấu xí" trong bài viết trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mọi tin bài cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet qua email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Văn hóa giao thông: Sau va chạm, đừng nói chuyện bằng nắm đấm
Nhiều lái xe không giữ được bình tĩnh sau va chạm giao thông, sẵn sàng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" để nói chuyện với đối phương. Vậy lý giải điều này như thế nào?
" alt="Những thói xấu của tài xế Việt cần thay đổi trong năm mới"/>