![]() | ![]() |
Phương Nhi dừng chân ở top 15 chung cuộc khiến nhiều khán giả tiếc nuối. Tuy nhiên, một số bình luận cho rằng đây là kết quả vừa vặn với người đẹp gốc Thanh Hoá. Hoa hậu Mai Phương, Hoa hậu Bảo Ngọc... cùng nhiều mỹ nhân chúc mừng Phương Nhi về thành tích top 15 Miss International 2023.
Trong phần giới thiệu, Phương Nhi chia sẻ cô là người có sức ảnh hưởng, người mẫu và hiện là sinh viên ngành Luật. Trong phần mở màn đêm chung kết, cô diện trang phục Cò ơinặng hơn 10kg. Trang phục mang sắc trắng, bạc làm tôn lên vẻ đẹp trong sáng, nhẹ nhàng vốn có của Phương Nhi. Cùng với đó, tà áo dài trắng khiến người đẹp dịu dàng, sang trọng.
Trong phần trình diễn phần thi trang phục dạ hội trên nền nhạc She used to be minecủa Sara Bareilles, Phương Nhi lựa chọn Ngọc Phương Đông. Trang phục được ví như một toà châu báu được dát lên sắc vóc của nàng công chúa đến từ Phương Đông. Thiết kế được đính kết lộng lẫy mà vẫn thanh thoát khi pha phối ngọc trai và hàng ngàn viên đá Swarovski bung toả trên dáng váy đuôi cá xuyên thấu, cùng tùng váy xoè bồng lấp lánh phía sau.
Chiếc nơ 8 cánh bằng lụa Mikado cao cấp được nhấn nhá như một dải choàng tinh tế duyên dáng, cũng gợi nhớ đến nốt thắt trên Obi truyền thống trang trọng của Kimono, biểu tượng Nhật Bản.
Sau hơn 3 tiếng của đêm chung kết, các giải thưởng chính gồm: Á hậu 4 là Vanessa Hayes của Bolivia, người đẹp Nicole Borromeo đến từ Philippines đạt giải Á hậu 3, Hoa hậu Peru Camila Díaz đạt Á hậu 2.
Đại diện Colombia dù được đánh giá cao cho chiếc vương miện dừng chân ở vị trí Á hậu 1. Đại diện đến từ Venezuela đã xuất sắc vượt qua 69 cô gái để trở thành Miss International 2023.
Phương Nhi khóc sau chung kết Miss International 2023:
Diệu Thu - Thảo Nguyên
![]() |
Cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2020 hoãn tổ chức vì Covid-19. |
Thông tin Miss World – cuộc thi hoa hậu lớn nhất thế giới không thể diễn ra như thường lệ đã khiến cho những người hâm mộ sắc đẹp bàn tán xôn xao và nuối tiếc. Đại diện đơn vị nắm giữ bản quyền Miss World tại Việt Nam đã chia sẻ thông tin chính thức này.
Được biết, Julia Morley, Chủ tịch Miss World đã bày tỏ sự đau lòng bởi thế giới đang trải qua những ngày tháng nặng nề khi số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 đang tăng lên từng ngày.
“Tổ chức Hoa hậu Thế giới biết rằng có những quốc gia đã hoàn thành cuộc thi trong nước và chọn lựa được thí sinh tiềm năng để gửi đến tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm nay, nhưng rất tiếc tình hình thế giới vẫn chưa sẵn sàng để chúng ta có thể tổ chức cuộc thi. Vì vậy, BTC quyết định sẽ hoãn cuộc thi năm nay và tổ chức cuộc thi Hoa hậu Thế giới lần thứ 70 vào tháng 10 hoặc tháng 11 hay sớm hơn vào năm 2021", đại diện đơn vị nắm giữ bản quyền chia sẻ.
![]() |
Hoa hậu Thế giới lần thứ 70 sẽ lộ diện vào cuối năm 2021. |
Trước đó, tối 24/7, chuyên trang Global Beauties cũng đã đăng tải thông báo cuộc thi Hoa hậu Thế giới lần thứ 70 sẽ không diễn ra vào cuối năm 2020 như dự kiến vì tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp: “Miss World đã chính thức thông báo sáng nay ngày 24/7 rằng cuộc thi lần thứ 70 sẽ diễn ra vào nửa cuối năm 2021, khi cả thế giới đã an toàn hơn và việc cấm du lịch cũng được gỡ bỏ trên khắp các quốc gia”.
Chuyên trang này cũng đồng thời bày tỏ rằng đây là một quyết định khôn ngoan. Dưới phần bình luận, các ý kiến của khán giả quốc tế đều cho rằng quyết định dời cuộc thi sang năm 2021 là đúng đắn, nhằm đảm bảo an toàn về sức khỏe và tinh thần cho đại diện các quốc gia tham dự.
Dù tiếc nuối vì cuộc thi không thể diễn ra đúng lịch trình nhưng đây cũng được coi là một tín hiệu đáng mừng cho đại diện của Việt Nam. Bởi như vậy, Hoa hậu Việt Nam 2020 lộ diện vào cuối năm nay sẽ có thêm một năm để chuẩn bị cho hành trình đi thi kỷ niệm 70 năm Miss World.
![]() |
Hoa hậu Lương Thùy Linh – đại diện gần nhất của Việt Nam, lọt vào Top 12 Miss World 2019. |
Được biết, Việt Nam trong những năm trở lại đây luôn đạt thành tích ấn tượng tại cuộc thi Hoa hậu thế giới mà gần nhất là vị trí Top 12 chung cuộc của Hoa hậu Lương Thùy Linh năm 2019 dù chỉ có gần 4 tháng để chuẩn bị.
![]() |
Đương kim Hoa hậu Thế giới Toni – Ann Singh sẽ có nhiệm kỳ dài hơn những người tiền nhiệm của mình. |
Cùng với đó, đương kim Hoa hậu Thế giới 2019 Toni - Ann Singh sẽ có thêm thời gian đương nhiệm để đồng hành cùng với Tổ chức Miss World trong các hoạt động thiện nguyện, với sứ mệnh lan tỏa tình yêu thương, nghị lực tới mọi người trên thế giới cùng vượt qua dịch bệnh đang ngày càng phức tạp. Cô cũng sẽ trở thành một trong những hoa hậu có nhiệm kỳ dài nhất trong lịch sử cuộc thi.
Hoa hậu Jamaica đăng quang Miss World 2019:
Đức Thắng
Chủ tịch Hoa hậu Thế giới Julia Morley dương tính Covid-19
" alt=""/>Hoa hậu Thế giới 2020 hoãn tổ chức vì CovidÔng Đam dẫn chứng có những nước rất phát triển nhưng đã phải tuyên bố chính thức "nguy cơ sinh viên sẽ bỏ học do giá thuê nhà trọ quá cao". Thậm chí, có những nước rất phát triển bắt đầu phải cắt khẩu phần ăn tại trường của học sinh.
Nhìn về Việt Nam, ông Đam nhấn mạnh mặc dù rất nhiều khó khăn, nhưng "chúng ta vẫn lo rất tốt cho bà con, không chỉ ở vùng đô thị, đặc biệt là cả các vùng núi, vùng dân tộc".
Ông Đam cho biết giáo dục phổ thông Việt Nam đứng trong top 50 quốc gia hàng đầu, đại học phấn đấu ở top 70, giáo dục nghề nghiệp - đã tiến bộ trong những năm qua - hiện đứng khoảng thứ 90. Sự kỳ vọng vào giáo dục là có thật ở tất cả các quốc gia và luôn luôn rất căng thẳng, không chỉ ở các nước đang phát triển.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ câu chuyện gần đây nhất, khi sang Việt Nam dự hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN, có vị Bộ trưởng ở một đất nước có nền giáo dục rất xuất sắc và từng làm Bộ trưởng Công thương nói rằng: "Khi tôi làm Bộ trưởng Công thương và được chuyển sang làm Bộ trưởng Giáo dục, các thành viên nội các có nói khi anh làm Bộ trưởng Công thương, chỉ có vài nghìn người muốn thay Bộ trưởng, còn sang làm Bộ trưởng Giáo dục hãy sẵn sàng với việc có vài triệu người muốn thay anh".
Từ đấy, ông Đam nhận định ở tất cả các nước phát triển và đang phát triển, y tế cũng như giáo dục có rất nhiều vấn đề.
"Y tế, giáo dục, văn hóa là những ngành trước mắt không làm ra tiền, thành tích không thấy được ngay. Những ngành này muốn có thành tích cũng phải nhiều năm, bất cập cũng nhiều năm mới bộc lộ và khi bộc lộ cũng mất nhiều năm mới khắc phục được" - ông Đam nhấn mạnh.
Về biên chế, Bộ GD-ĐT lo đào tạo nguồn, lo chuẩn về giáo viên và Bộ muốn rằng "cứ ở đâu có học sinh, phải có giáo viên đủ các môn học và số lượng học sinh trên lớp ít nhất có thể". Theo ông Đam, ở các nước tiên tiến có khoảng 20 học sinh/lớp, Việt Nam hiện nay chuẩn đề ra 35 học sinh/ lớp, nhưng vẫn thiếu.
"Ngành giáo dục lo đào tạo giáo viên, mong có đủ giáo viên, nhưng để có đủ thì phải tăng biên chế. Muốn tăng biên chế mà không phát triển giáo dục ngoài công lập được thì chúng ta phải tăng ngân sách, tăng ngân sách thì không có tiền. Do đó, muốn làm được như vậy, chúng ta phải đồng bộ rất nhiều" - ông Đam nói.
Theo ông, đầu tiên phải phát triển giáo dục ngoài công lập nhanh hơn để có nguồn thu nhiều hơn, nhưng phải làm sao để giáo dục ngoài công lập phát triển thực chất. Muốn trường học ngoài công lập, bệnh viện ngoài công lập thì phải có nghị quyết, chính sách...
Ông Đam cho rằng phải đẩy mạnh hơn nữa tự chủ đại học và làm sao có cơ chế để số giáo viên ở đô thị không phải dùng lương từ ngân sách nhà nước, mà có thể từ khoản học phí của những đối tượng sẵn sàng chi trả.
Nói về học phí, ông Đam cho biết cho biết Chính phủ "đã rất cố gắng, nỗ lực"và các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao Việt Nam khi với nguồn kinh phí như vậy nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục và y tế tốt hơn so với những nước có cùng mức chi.
Hiện nay, các trường phổ thông được hưởng 60% từ học phí để lo cho chi chuyên môn. Vừa qua, Chính phủ đưa ra chủ trương không tăng học phí.
"Muốn các trường vận hành được thì ngân sách nhà nước phải bù vào phần lẽ ra phải tăng mà không tăng. Chính phủ đang làm những bước cuối cùng để ban hành nghị quyết theo hướng như vậy" - Phó Thủ tướng thông tin.
Về vấn đề tự chủ, ông Đam chia sẻ "đây là vấn đề rất khó khăn từ nhiều năm nay".
"Hai năm qua có giảm nhiều về đầu mối nhưng tổng biên chế vẫn không giảm. Câu chuyện đặt ra là cơ chế quản trị các đơn vị sự nghiệp này, trong đó chủ yếu là trường học và bệnh viện. Điều này chúng ta vẫn làm nhưng khác thế giới" - ông Đam nhận định.
Theo ông, trên thế giới, quản trị bệnh viện và trường học xuất phát từ yêu cầu chuyên môn, được phát huy tính tự chủ, sáng tạo của cơ sở, từ đó cơ sở được quyền tự chủ về bộ máy, về nhân sự, về đầu tư và về lương, về chi. Nhưng ở Việt Nam, vì thiếu tiền nên thiết kế theo hướng lấy tài chính làm tiêu chí đầu tiên, nếu lo được hết cả chi đầu tư và chi thường xuyên thì mới cho tự chủ hoàn toàn. Còn nếu ở mức giá thấp hơn, không lo được đầu tư chỉ chi được thường xuyên là tự chủ được, một mức nữa là tự chủ một phần chi thường xuyên và mức cuối cùng là không tự chủ được.
"Chúng ta ra một phương pháp để quản lý các cơ sở này, chúng tôi vẫn nói với nhau đó là một khóa 4 nấc và 2 chìa. Ví dụ như đại học ở Đức là tự chủ nhưng ngân sách nhà nước vẫn lo 85%, còn ở chúng ta nếu ngân sách nhà nước còn lo thì không có tự chủ và chúng tôi rất tha thiết sẽ phải thay đổi việc này" - Phó Thủ tướng bày tỏ.