Theo đó, thời gian gần đây huyện đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và tận dụng sự phát triển của thương mại điện tử. Cụ thể, huyện Yên Châu đã phối hợp với các Sở, ban, ngành đẩy mạnh việc tập huấn, phổ biến các kiến thức, kỹ năng trong thương mại điện tử cho các HTX, người dân.
Theo đó, vừa qua đã có trên 40 doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, kinh doanh được tập huấn về các văn bản quy phạm pháp luật và các kiến thức cần thiết khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử ở các xã như Lóng Phiêng, Phiêng Khoài, Chiềng Tương, Chiềng On, Yên Sơn...
Tại lớp tập huấn các chuyên gia đã trực tiếp hướng dẫn cho doanh nghiệp, HTX, các hộ sản xuất, kinh doanh thực hành tại vườn về các kỹ năng xây dựng quy trình, chức năng và liên kết tài khoản Tiktokshop, Zalo, các kỹ năng livestream, chỉnh sửa, hậu kỳ video, lồng tiếng, phụ đề, để thu hút người xem, quảng bá, bán hàng trên kênh Tiktok, mạng xã hội Facebook cũng như hướng dẫn đăng ký, mở gian hàng, lập tài khoản, hướng dẫn quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội...
Thông qua buổi tập huấn đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất kinh doanh từng bước tiếp cận và hiểu được vai trò, lợi ích của thương mại điện tử mang lại, từ đó có kỹ năng triển khai ứng dụng thương mại điện tử phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
Đây là cách làm đúng hướng theo nhận định của Cục Xúc tiến Thương Mại (Bộ Công Thương) khi cho rằng đối với Sơn La, hình thức bán hàng trực tuyến qua livestream là phù hợp và hiệu quả hơn thương mại điện tử.
Bởi bán hàng trên kênh thương mại điện tử sẽ liên quan đến các vấn đề bao gói, bảo quản, làm thương hiệu sau thu hoạch... Trong khi đó, tại Sơn La chủ yếu các trang trại, HTX còn yếu khâu này. Hình thức bán hàng trực tuyến qua livestream sẽ phù hợp với điều kiện của người nông dân.
Bên cạnh các kênh tiêu thụ truyền thống, năm 2021, UBND tỉnh Sơn La cũng đã ký kết thoả thuận với sàn thương mại điện tử Shopee, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (sàn thương mại điện tử Postmart) hợp tác nhằm hỗ trợ đưa sản phẩm nông sản và các sản phẩm tiêu biểu khác của địa phương lên sàn thương mại điện tử.
Theo đó, mận hậu và xoài tròn Yên Châu (Sơn La) cũng chính thức lên sàn thương mại điện tử Shopee và được phân phối tại thị trường Hà Nội và TP. HCM. Các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử đều được Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn tem nhãn, đảm bảo minh bạch thông tin sản phẩm.
Với những cách làm đổi mới, sáng tạo mà UBND tỉnh Sơn La triển khai tới từng huyện như vừa qua, nông sản địa phương này ngày càng có mặt ở nhiều thị trường không chỉ trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu.
" alt=""/>Sơn La, hướng dẫn người dân bán nông sản trên Tiktok, mạng xã hội FacebookĐại diện VNPAY cho biết: "Phát triển dịch vụ VNPAY Taxi trên nền tảng ứng dụng ngân hàng, ví VNPAY nhằm kết nối các các hãng taxi uy tín là một hướng đi khác biệt”.
Thông qua đây, người dùng có thể tìm kiếm, kết nối với tài xế gần nhất, chủ động theo dõi hành trình đón/trả, với mức giá đặt xe ổn định, không phụ thuộc vào tình hình thời tiết hay giờ cao điểm. Người dùng dịch vụ này cũng có thể thanh toán cước phí ngay trên ứng dụng di động mà không cần mang theo tiền mặt.
Ngoài dịch vụ VNPAY Taxi, trong thời gian tới, VNPAY và Xanh SM sẽ phối hợp triển khai các dịch vụ như giao hàng, thuê xe, đặt xe sân bay… trên ứng dụng ngân hàng và ví điện tử.
VNPAY cũng sẽ hỗ trợ Xanh SM hoàn thiện hệ sinh thái, chuyển đổi số dịch vụ thông qua việc triển khai giải pháp thanh toán và quản lý VNPAY-POS. Giải pháp này từng được cấp chứng chỉ PCI DSS v3.2.1 level 1, loại chứng chỉ cấp độ cao nhất về tiêu chuẩn an ninh thông tin bắt buộc dành cho các doanh nghiệp lưu trữ, truyền tải và xử lý thẻ thanh toán.
Tài xế Gojek sẽ sử dụng xe điện Make in Viet NamThông qua việc hợp tác với startup Selex Motors, Gojek đang cho thấy tham vọng mở rộng việc thí điểm sử dụng xe điện tại thị trường Việt Nam." alt=""/>Đưa dịch vụ gọi xe lên ứng dụng ngân hàng, ví điện tử