Hội thảo về vai trò của Trường Cao đẳng Công nghiệp (CĐCN) In trong đào tào nguồn nhân lực cho ngành in diễn ra sáng nay, 7/8.
Với sự tham gia đầy đủ của đại diện các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp cũng như các cán bộ lâu năm của ngành in, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Minh Hồng đã gọi đây là một “hội nghị Diên Hồng nhỏ của ngành in”.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng tại hội thảo. Ảnh: Lê Văn. |
Ngành in Việt Nam đang phát triển rất nhanh với những công nghệ công suất lớn, hiện đại bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, nhân lực ngành in để quản lý vận hành khai thác thiết bị và công nghệ này lại chưa đáp ứng được ở mức độ cần thiết.
“Điều này dẫn đến việc đầu tư hiệu quả chưa cao, gây lãng phí cho xã hội và khiến ngành in bị động trước những tiến bộ công nghệ và thiết bị của thế giới”, ông Trần Văn Sơn, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường Cao đẳng Công nghiệp In cho hay.
Theo Quyết định 896/QĐ-BTTTT của Bộ TT&TT về quy hoạch phát triển nhân lực ngành thông tin truyền thông giai đoạn 2011-2020 thì đến năm 2020, dự báo nhu cầu nhân lực ngành in là 63 ngàn người trong đó, tỉ lệ có trình độ cao đẳng, đại học là 10%.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Hiệp hội In Việt Nam vào tháng 5 vừa qua, mỗi năm các cơ sở đào tạo in của Việt nam chỉ cung cấp được khoảng trên 600 lao động mới có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đại học, đáp ứng chưa tới 1/4 nhu cầu bổ sung của toàn ngành.
Trong khi đó, Trường CĐCN In, một trường cao đẳng về chuyên ngành in duy nhất trong cả nước trong những năm qua lại đang gặp phải khó khăn trong vấn đề tuyển sinh.
Trong năm học 2014 vừa qua, trường chỉ tuyển được 37 sinh viên hệ cao đẳng chính quy. Các hệ đào tạo khác chỉ tuyển được chưa tới 30 học viên. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự như với các cơ sở đào tạo khác.
Theo các chuyên gia, thực tế này sẽ trở nên khó khăn hơn khi tới đây Cộng đồng ASEAN hình thành, và các doanh nghiệp ngành in phải đối mặt với sự cạnh tranh với các doanh nghiệp đến từ nước trong khu vực mà đặc biệt là Thái Lan.
Đại diện Hiệp hội In Việt Nam cho rằng, vấn đề nguồn nhân lực cho ngành in từ trước tới nay luôn là vấn đề nóng.
Theo đó, các cơ sở đào tạo nhân lực ngành in tại Việt Nam không ít, thậm chí nhiều nhất khu vực. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo của các cơ sở này lại không đáp ứng được các nhu cầu của các doanh nghiệp in. “Vấn đề quan trọng nhất lúc này là phải nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo nhân lực ngành in”, vị này cho biết.
Để làm được điều này, nhiều đại biểu cho rằng, trường CĐCN In cần phải có chiến lược phát triển lâu dài, trong đó cải tổ triệt để cơ cấu tổ chức, bộ máy lãnh đạo cũng như xây dựng phương hướng hoạt động lâu dài và ổn định.
Các đại biểu cũng cho rằng, những cơ sở như trường CĐCN cần phải tăng cường mối liên kết với các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu để tăng cường chất lượng đào tạo, hình thành mối liên hệ chặt chẽ giữa người học với cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp nhân lao động ngành in.
Cũng có ý kiến cho rằng, theo xu thế phát triển hiện nay, quá trình sản xuất chuyển sang in kỹ thuật số thì các nhu cầu đối với lao động trực tiếp sẽ ngày càng giảm, thay vào đó sẽ là những lao động có trình độ cao (từ cao đẳng trở lên) với chất lượng khác hẳn trước đây.
Do đó, vai trò của của Trường CĐCN In hiện nay và tương lai sẽ chủ yếu là đào tạo cao đẳng, đại học trong tương lai và cung cấp dịch vụ tư vấn, kỹ thuật cho ngành in.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng khẳng định, việc thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với tình hình phát triển thực tế của ngành in là tất yếu nhưng thay đổi thế nào để hoạt động tốt hơn.
Theo Thứ trưởng Hồng, việc định hướng nâng cấp trường CĐCN In thành trường đại học cũng cần suy nghĩ nhưng trước hết cần phải ổn định để trường có thể hoạt động và phát triển bình thường.
Với tư cách là Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực, ông Hồng khẳng định tiếp nhận tất cả các ý kiến trong Hội thảo để cùng lãnh đạo Trường CĐCN In bàn bạc, xác định phương hướng phát triển cho trường, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành in trong tương lai.
Lê Văn
" alt=""/>“Hội nghị Diên Hồng’ về nhân lực cho ngành inÔng Jason trước khi phải thở máy trở lại
Những tháng gần đây, ông Jason đã đạt được những bước tiến lớn trong quá trình hồi phục của mình. Nhưng rồi tình trạng của ông bỗng trở nên tồi tệ.
Bà Sue, vợ của ông Jason, lo sợ, người chồng 49 tuổi của mình sẽ nguy kịch khi ông bắt đầu bị ngất liên tục.
“Chồng tôi đang gặp một số vấn đề. Thỉnh thoảng, ông ấy bị bị bất tỉnh không rõ nguyên do. Ông ấy ngủ không ngon giấc, không giao lưu với mọi người qua mạng nữa”, bà Sue tâm sự.
Điều khiến người vợ lo lắng hơn cả là chồng mình không còn "tin tưởng vào bản thân" trong cuộc chiến với Covid-19.
“Trước đây, ông ấy chưa bao giờ mất niềm tin vào bản thân. Jason luôn suy nghĩ tích cực. Nhưng bây giờ, không như vậy nữa. Ông ấy bực bội, gần như đã bỏ cuộc”, Sue kể.
Ông Jason từng phải thở máy vài tuần. Hiện tại, ông phải tiếp tục sử dụng lại máy thở khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, ông cũng cần chạy thận nhân tạo.
Các bác sĩ nhận định, Jason cần ống mở khí quản để loại bỏ chất lỏng tích tụ trong cổ họng và khí quản.
"Tôi được thông báo rằng ông ấy có thể sẽ không bao giờ được rút ống mở khí quản. Chồng tôi lại rơi vào tình trạng cách đây một năm", Sue tâm sự.
Trước khi trở nặng, ông Jason đã bắt đầu ăn được súp, uống trà và sử dụng Facebook Messenger hầu như mỗi ngày. Nhưng trong lần nói chuyện gần nhất của hai vợ chồng, ông bắt đầu nói những điều vô nghĩa.
“Chỉ trong một tuần, mọi thứ đã đi lùi lại một bước”, bà Sue nói. Bà đã viết lời kêu gọi trên mạng nhằm quyên góp tiền để có thể lo cho chồng khi ông xuất viện.
An Yên(Theo Sky)
C.36.3 được gọi là biến thể Thái Lan khiến quan chức nước này nổi giận.
" alt=""/>Ca mắc CovidDùng một phần nhỏ tiền cá nhân và phần lớn tiền chiếm đoạt từ khách hàng, Luyện cho người thân, nhân viên thân tín đứng tên nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp với số lượng lớn, tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận.
Sau đó, những cá nhân đứng tên lập “hợp đồng ủy quyền” cho các pháp nhân do Luyện thành lập để tự vẽ “dự án” không có thật trên nền đất nông nghiệp, phân lô, tách thửa trái quy định.
Một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản phân tích: Công ty Alibaba đã dùng thủ thuật “tự mua đi bán lại, ủy quyền” lòng vòng giữa các công ty do tự mình lập ra để tạo “pháp lý giả” của dự án, đồng thời tự ghi nguồn gốc đất thổ cư, thời hạn sử dụng lâu dài, sau đó dùng truyền thông nội bộ, mạng xã hội… để quảng cáo bán sản phẩm.
Tiếp theo, Luyện tiếp tục chỉ đạo các công ty con trong hệ thống 22 công ty do mình tự lập ký hợp đồng hợp tác kinh doanh phân phối bán đất nền trong dự án (tự vẽ) với Công ty Alibaba để Alibaba trở thành đại lý phân phối đất nền cho các khách hàng.
Mục đích nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp, tạo giao dịch ảo để khách hàng tin tưởng là các dự án có đủ tính pháp lý, đủ điều kiện chuyển nhượng theo Luật Kinh doanh Bất động sản mà đồng ý mua.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Nguyễn Thái Luyện cùng đồng phạm đã “vẽ” ra 58 dự án không có thật, thực hiện giao dịch, chuyển nhượng chiếm đoạt hơn 2.264 tỷ đồng của 4316 bị hại.
Thủ đoạn “biến điều vô lý thành có lý"
Vì sao, những điều vô lý, những dự án "ma”, dự án trên giấy phân lô bán nền đất nông nghiệp… lại qua mặt được hàng nghìn nhà đầu tư, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay?
Luật sư Nguyễn Mạnh Hà phân tích: Nguyễn Thái Luyện đã tạo ra các “sản phẩm bất động sản ảo” là đất nông nghiệp phân lô trên giấy ở các xã thuộc các huyện, không phải ở các trung tâm, đô thị.
Tiếp đó, Công ty Alibaba “tung hỏa mù thông tin”, mua bán vòng vèo giữa các pháp nhân để tạo tính pháp lý giả. Điều này đánh vào tâm lý, các nhà đầu tư chỉ thấy các hợp đồng mua bán, giao dịch, ủy quyền… giữa các pháp nhân với nhau mà không tìm hiểu kỹ lưỡng, tường tận các giao dịch.
Ngoài ra, Luyện lợi dụng chủ trương “phân lô tách thửa” sau đó tổ chức đấu giá ở nhiều địa phương trong thời gian qua để người mua càng thêm mù mờ thông tin.
Ngoài ra, khách hàng mà Luyện hướng đến chủ yếu là những nhà đầu tư ở khu vực nông thôn, làng xã, ít va chạm, không có khả năng/cơ hội kiểm chứng thông tin. Họ bị bủa vây bởi những thông tin mà Luyện dùng mạng xã hội và truyền thông nội bộ để tung hỏa mù về các dự án "ma".
Điều này khiến nhiều bị hại, khi được triệu tập đến Tòa tham dự phiên xét xử, vẫn tin tưởng những dự án của Công ty Alibaba là có thực.
Điều mấu chốt nhất, theo luật sư Nguyễn Mạnh Hà, các nhà đầu tư hầu như chỉ nhìn vào lợi nhuận đạt được trong giai đoạn bất động sản đẩy giá lên cao bất thường để quyết định đầu tư mà không cần biết bất động sản đó có thật hay không.
“Có nghĩa là, khi Công ty Alibaba tạo được một thị trường ảo đủ nóng, bất động sản (chỉ tồn tại trên giấy) được coi là một loại hàng hóa - có thể mua đi bán lại với giá cao hơn, có lợi nhuận… nên sẽ có người đầu tư. Bất động sản không có thật của Alibaba trở thành một kênh đầu tư tài chính để thu lời ngắn hạn.
Chưa kể đến, Công ty Alibaba còn cam kết mua lại với giá cao hơn (30% sau 12 tháng; 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền) hoặc thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng, có nghĩa là nhà đầu tư chắc chắn luôn có lãi.
Với phương thức này, người mua không có cơ hội nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như cam kết bởi mọi người đều có tâm lý đầu tư kiếm lời, thanh khoản nhanh, cho nên họ không cần “nhìn mặt hàng” mà mình bỏ tiền ra mua.
Khi đến hạn, Công ty Alibaba đều chủ động chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các hợp đồng quyền chọn hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo”, luật sư Hà phân tích.
Đó chính là lý do, nhiều nhà đầu tư là nông dân, trình độ có hạn, ít thông tin - họ đầu tư theo đám đông, thấy có lời là hùa theo. Nhiều người dốc hết tiền tiết kiệm cả đời, bán cả nhà cửa, đất đai lấy vốn để mua đất nền của Nguyễn Thái Luyện.