当前位置:首页 > Công nghệ > Ai hưởng lợi từ gần 5.000 tỉ đồng dạy nghề?

Ai hưởng lợi từ gần 5.000 tỉ đồng dạy nghề?

2025-01-18 11:58:47 [Công nghệ] 来源:NEWS

Qua ba năm triển khai chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn,ưởnglợitừgầntỉđồngdạynghềlịch âm hôm nay là ngày bao nhiều điều dễ nhận thấy là ngân sách nhà nước đã chi ra một khoản tiền không nhỏ, tuy nhiên số lượng lao động được đào tạo nghề vẫn chưa tương xứng với kinh phí đó và ở nhiều nơi, chương trình vẫn chưa thực sự hiệu quả.

{ keywords}

Kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất đã đạt 75% tổng kinh phí đầu tư trong 11 năm, còn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho lao động chỉ đạt 8,08%. Ảnh: danviet.vn

Giữa tuần này một hội nghị sơ kết về chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ được Chính phủ tổ chức. Theo tổng cục Dạy nghề (bộ Lao động – thương binh và xã hội), tổng kinh phí đã sử dụng trong ba năm là hơn 4.778 tỉ đồng, trong đó hơn 1.641 tỉ đồng hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gần 252 tỉ đồng kinh phí đào tạo bồi dưỡng cho lao động cấp xã. Còn lại gần 2.931 tỉ đồng đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho dạy nghề. Chỉ sau ba năm triển khai chương trình, số kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất đã đạt 75% tổng kinh phí đầu tư trong 11 năm, còn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho lao động chỉ đạt 8,08%.

Với số kinh phí chi cho đầu tư cơ sở vật chất lớn như vậy, các trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện vốn đang thoi thóp vì xuống cấp, không có người học bỗng dưng được hồi sinh. Trung bình mỗi trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện được đầu tư từ 40 – 50 tỉ đồng để xây dựng lại cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị. Đã có những địa phương bị phát hiện mua sắm lãng phí như Dăk Nông, Lâm Đồng, năm trung tâm bị phát hiện mua sắm thiết bị không phù hợp, tám trung tâm mua thiết bị về nhưng chưa sử dụng…

Có vẻ như số kinh phí đầu tư như vậy vẫn chưa thể làm thoả mãn các địa phương. Vẫn có nhiều địa phương đề xuất tăng định mức đầu tư. Cụ thể như huyện Phố Yên, Thái Nguyên muốn được bố trí nhanh kinh phí để xây dựng trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên, tỉnh Bắc Giang muốn được hỗ trợ kinh phí để xây dựng các trung tâm dạy nghề cấp huyện ở những huyện chưa có, tỉnh Sóc Trăng muốn kinh phí trung ương bố trí cho mỗi năm 20 tỉ đồng để mua sắm trang thiết bị…

Chỉ sau ba năm triển khai chương trình, số kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất đã đạt 75% tổng kinh phí đầu tư trong 11 năm, còn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho lao động chỉ đạt 8,08%.

Trong khi “phong trào” mua sắm đầu tư trở thành một điều kiện để chương trình đào tạo lao động nông thôn thành công thì vẫn có những mô hình đào tạo không cần nhiều chi phí đầu tư cơ sở vật chất như vậy. Ông Huỳnh Văn Thòn, tổng giám đốc công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang kể, công ty ông là doanh nghiệp có tham gia vào chương trình đào tạo này nhưng cách mà công ty triển khai là tổ chức nông dân theo từng nhóm với nhóm trưởng là nông dân giỏi. Nông dân được học các kỹ thuật canh tác và các kỹ năng ngay trên cánh đồng. Việc đào tạo được tổ chức theo hình thức kèm cặp khoá trước kèm khoá sau. Theo định kỳ, nông dân được tham gia các buổi nói chuyện về cách làm hay, kiến thức kinh doanh… khiến họ rất hào hứng.

Hay như ông Phạm Vũ Khiêm, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Long Biên (Hà Nội) cho biết, trường đã đào tạo được 3.669 lao động nông thôn, số lao động này đã có việc làm với mức thu nhập từ 2,3 – 4,5 triệu đồng/tháng. Nhà trường đã tự liên hệ với các doanh nghiệp để tìm việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo sau đó mới tuyển sinh. Những lao động này được đào tạo theo kinh phí hỗ trợ của chương trình, ngoài ra ngân sách nhà nước không phải đầu tư thêm cho cơ sở vật chất của nhà trường vì đã có sẵn.

Như vậy, nhìn vào ba năm triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với mức chi lớn nhưng lại chủ yếu chi cho đầu tư cơ sở vật chất của các trường, vấn đề đặt ra là việc đầu tư các trường dạy nghề cấp huyện nhiều với mức kinh phí lớn có thực sự cần thiết? Mỗi huyện có một trường dạy nghề, sau chương trình này các trường nghề sẽ tiếp tục hoạt động khi không còn được hỗ trợ? Mục tiêu cuối cùng là lao động nông thôn có nghề, có việc làm và có thu nhập, họ là người được hưởng lợi từ chương trình mà không phải là các trường đào tạo, nhưng xem ra các trường nghề mới đang là đối tượng hưởng lợi chính từ chương trình này.

(TheoTây Giang/Sài Gòn Tiếp Thị)

(责任编辑:Thời sự)

推荐文章
热点阅读