Sau một tháng kể từ khi ra mắt, TPBank vừa chia sẻ thông tin cho thấy, 43,3% trên tổng giá trị giao dịch tiền mặt trên các máy LiveBank là giao dịch nộp tiền vào tài khoản, ngoài ra, ngân hàng cũng đưa mức lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn 1 năm trên LiveBank là 6,9% để thu hút khách hàng trải nghiệm dịch vụ mới, đây là mức lãi suất cao nhất mà khách hàng TPBank sẽ được hưởng khi gửi tiết kiệm bằng hình thức giao dịch qua LiveBank, thay vì gửi tiết kiệm tại quầy hoặc qua eBank.
Tính năng nộp tiền vào tài khoản, cùng với tính năng mở sổ tiết kiệm là hai tính năng được khách hàng chấm điểm tích cực cao nhất trên các máy LiveBank.
Theo một chuyên gia trong ngành tài chính, nếu như chi phí đặt các máy ATM và chi phí vận hành còn khá cao, thì việc trang bị thêm tính năng nộp tiền mặt vào tài khoản đã đem lại tiện ích đáng kể cho khách hàng và cũng đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, khi những chiếc máy LiveBank có thể trở thành những hệ thống tự động có thể huy động vốn, thay vì chủ yếu dùng để rút tiền mặt, chuyển khoản như trước đây. LiveBank và ATM đều là hệ thống ngân hàng bán lẻ tự động, nhưng LiveBank có những khả năng vượt trội hơn và đem lại định nghĩa với về ngân hàng bán lẻ tự động hiện đại, cho phép các khách hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng tại LiveBank, thay vì đến chi nhánh ngân hàng truyền thống.
Một số tác vụ mà LiveBank có thể thực hiện là mở tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, thực hiện hỗ trợ các cuộc gọi video qua thời gian thực, tính năng scan CMND, Passport... theo công nghệ nhận dạng chữ in ORC giúp rút ngắn tối đa thời gian hoàn thiện các thủ tục giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến hết năm 2016, Việt Nam có 17.472 máy ATM với tổng giá trị giao dịch qua các thiết bị này là 1.809.527 tỷ đồng, các giao dịch này chủ yếu là rút tiền mặt và chuyển khoản theo đúng tính năng phổ biến mà nhiều ngân hàng trang bị trên máy ATM. Trong khi đó, cũng theo số lượng được công bố trên trang chủ của Ngân hàng Nhà nước, tổng số lượng thiết bị ATM và tổng giá trị giao dịch vẫn được duy trì ổn định qua từng quý trong năm, điều này cho thấy những hệ thống ngân hàng bán lẻ như ATM và các hệ thống tương tự đang có chỗ đứng khá vững chắc tại Việt Nam.
Hiện, không có nhiều hệ thống ATM tại các ngân hàng Việt cho phép nộp tiền mặt vào tài khoản, ngoại trừ DongA Bank, Sacombank, TPBank… đáng ngạc nhiên hơn, những ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất lại không phải là những ngân hàng đưa ra những sản phẩm dịch vụ mang tính "flagship" về công nghệ.
Trong vài năm gần đây, cuộc chiến số hoá trong ngành ngân hàng vẫn diễn ra quyết liệt và bám đuổi giữa nhiều ngân hàng với nhau và chúng ta có thể điểm qua một chút về bức tranh này.
DongA Bank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cho phép nộp tiền vào tài khoản ATM, TPBank là ngân hàng đầu tiên áp dụng bảo mật sinh trắc học vân tay trên điện thoại từ tháng 1/2016 với eBank V7.0, Vietinbank hiện tại cũng đã cho phép khách hàng đăng nhập bằng vân tay trên iPhone, CitiBank Vietnam cho phép áp dụng bảo mật bằng giọng nói từ tháng 10/2016. Trong khi đó, "ông lớn" như Vietcombank cũng đang chuẩn bị trang bị tính năng bảo mật vân tay cho ứng dụng ngân hàng di động của mình.
" alt=""/>Cuộc chiến tự động hoá trong ngân hàng bán lẻ Việt NamTheo thông tin được các chuyên gia trao đổi tại hội thảo Quốc gia về An ninh Bảo mật 2017 (Security World 2017) với chủ đề “Bảo đảm an ninh mạng, an ninh thông tin trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4” được tổ chức ngày 4/4 tại Hà Nội, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được coi là xu thế phát triển có ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực tại mọi quốc gia trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng.
Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an nhận định cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ được dự báo sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tự động hoá các quy trình kinh doanh, tăng cường khả năng kết nối qua các thiết bị di động và tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, đồng thời những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích và cơ hội, cuộc cách mạng này cũng đang đặt ra cho Việt Nam những hiểm họa khôn lường về an ninh mạng, an ninh thông tin, đặc biệt trong bối cảnh mà các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.
Thứ trưởng nhấn mạnh, thời gian qua tội phạm sử dụng công nghệ cao tấn công vào ngân hàng, viễn thông, giao thông… ngày càng trở nên nghiêm trọng; đặt vấn đề phòng chống tấn công mạng, chống khủng bố mạng… trở thành nhiệm vụ bảo vệ an ninh cấp thiết của mọi quốc gia.
Thống kê từ Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho thấy, đã có hơn 134.000 sự cố an ninh mạng đã xảy ra trong năm 2016 (bao gồm sự cố Phishing, Malware và Deface), tăng gấp bốn lần so với năm 2015.
VNCERT cũng cảnh báo mức độ phát triển và lây lan nhanh chóng của mã độc mã hóa dữ liệu Ransomware trong năm qua.
Báo cáo tình hình an ninh mạng mới đây, tập đoàn công nghệ Bkav ghi nhận năm 2016 là năm bùng nổ của ransomware khi trung bình 10 email nhận được thì 1,6 email có chứa ransomware. Cũng theo báo cáo này, người dùng Việt Nam đã chịu thiệt hại lên đến 10.400 tỷ đồng, tăng gần 9.000 tỷ đồng so với mức thiệt hại năm 2015.
" alt=""/>Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những hiểm họa khôn lường về an ninh mạngThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 05 ban hành quy định về hệ thống ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTTM quốc gia.
Có hiệu lực thi hành kể từ từ ngày 16/3/2017, Quyết định 05 quy định về hệ thống ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTTM quốc gia được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động ứng cứu sự cố bảo đảm ATTTM tại Việt Nam.
Hệ thống thông tin do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định 05.
Về phân cấp tổ chức thực hiện ứng cứu sự cố bảo đảm ATTTM quốc gia, Quyết định 05 nêu rõ, Ban chỉ đạo ATTT quốc gia đảm nhiệm chức năng Ban chỉ đạo quốc gia về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTTM, có trách nhiệm chỉ đạo Bộ TT&TT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương liên quan trong công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTTM quốc gia.
Bộ TT&TT là cơ quan thường trực, giúp việc cho Ban chỉ đạo quốc gia, có nhiệm vụ quyết định lựa chọn phương án ứng cứu và chủ trì, chỉ đạo công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTTM quốc gia; chỉ đạo Cơ quan điều phối quốc gia tiếp nhận, thu thập, xử lý thông tin, báo cáo về sự cố mất ATTTM quốc gia và đề xuất phương án ứng cứu.
Bộ TT&TT cũng được giao nhiệm vụ triệu tập, chỉ đạo Bộ phận tác nghiệp ứng cứu sự cố ATTTM quốc gia theo đề xuất của Cơ quan điều phối quốc gia; chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố, các thành viên mạng lưới ứng cứu để triển khai các phương án ứng cứu; làm đầu mối hoặc chỉ định Cơ quan điều phối làm đầu mối quốc gia phối hợp với các đơn vị chức năng của các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế trong hoạt động ứng cứu, xử lý các sự cố liên quốc gia.
Đồng thời, Bộ TT&TT còn đảm trách kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành của các đơn vị liên quan, báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về công tác ứng cứu khẩn cấp sự cố ATTTM quốc gia.
" alt=""/>Sẽ có Ban chỉ đạo quốc gia về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng