
Chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân trước và sau khi xuống tóc.Hình ảnh cô xuất hiện trong các chương trình hướng dẫn ẩm thực, lúc nào cũng mang dáng dấp như một “bà tiên” với mái tóc bạch kim, dịu dàng phúc hậu, nụ cười nhẹ nhàng luôn hiện diện trên gương mặt.
Ít ai biết cuộc đời cô đã khóc nhiều, thăng trầm cũng nhiều. Để rồi mới đây, khi xuất hiện với một hình tướng mới - người xuất gia, khi cô chạm được vào ước nguyện từ lâu của mình thì ở cô tỏa rạng niềm bình an, nhẹ tênh.
“Ông Phật trong lòng tôi là ông Phật trên cao. Để mình đảnh lễ và kính trọng”. Đó là những ngày còn bé khi được theo mẹ đi lễ chùa, được mẹ hướng dẫn lễ Phật, cô bé Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân đã thấy Phật như vậy.
Từ bé không thích ăn thịt, không biết ăn cá, thậm chí cô từng thà chịu đòn của bố, chứ nhất quyết không ăn thịt cá. Khi học xa nhà, bố mẹ gửi trường dòng, “là một Phật tử được gửi vào trường dòng”, cô kể mình hát thánh ca rất hay, đọc kinh thánh vèo vèo, đi nhà thờ đều như những con chiên ngoan đạo.
Lớn hơn một chút cô lập gia đình với một người có tín ngưỡng Ki-tô, cô đi nhà thờ được 2 năm rồi không đi nữa, trong thời gian ấy “tôi lén lén đi chùa, thấy thích đi chùa, bắt đầu thích sống hàng ngày với những điều Phật dạy”.
Năm 1989, khi đang là cô giáo dạy Văn, với đồng lương không đủ trang trải cuộc sống gia đình, cô nghĩ cách hướng dẫn thêm nấu ăn, đan len, móc áo, thêu rua, may gia công… xoay xở đủ các nghề miễn là có thể kiếm được tiền nuôi con. Năm 1990, cô nghỉ dạy để đưa con trai út sang Úc chữa bệnh tim.
Khi trở về nước thì nợ nần chồng chất vì tiền vay chữa bệnh cho con. Nhờ khéo tay, thích làm những việc tỉ mỉ, cô tự tìm tòi dạy bổ túc, rồi đi may thuê, làm bánh... Sau đó, cô xin dạy làm bánh cho Trung tâm Dạy nghề Tân Bình. Ở đây, cô dành hết tâm huyết cho những giờ dạy về nghệ thuật nấu ăn. Năm 1993, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh cần một giáo viên có kinh nghiệm dạy nấu ăn cho chương trình “Khéo tay hay làm” và Trung tâm đã giới thiệu cô tham gia chương trình này.
“Tôi là một người phụ nữ yếu đuối vì được bố mẹ chăm sóc kỹ quá, nên khi gặp khó khăn không biết bám víu vào đâu, nhưng sợ con đói con khổ, nên phải làm, phải bám vào các con. Điều quan trọng nữa là mình sống cho bố mẹ không buồn, người xung quanh không chán. Đừng bao giờ trông đợi vào một người khác, người ta có lòng họ cho gì mình nhận cái đó, nhưng mình phải đứng trên đôi chân của mình”.
Ngoài ra, khi đi chùa cô cũng thường xuyên hỏi quý thầy “tại sao con khổ vậy?, được trả lời là vì là cái nghiệp, “nghiệp thì phải trả cho hết, mà mình vui thì trả nhanh, mà mình không vui thì trả hoài và cực lắm”, nên cô hoan hỷ trong các hoàn cảnh bất như ý.
Trong một buổi chia sẻ ở Pháp viện Minh Đăng Quang cho khóa tu của người trẻ tháng 8-2018, cô bày tỏ, với tuổi 66, có 2 người con, trong cuộc đời cô có 2 nỗi đau lớn, đầu tiên là lúc con út cô đi mổ tim, “có thể nói cái đó là hãi hùng đối với tôi”. Nỗi buồn đau thứ 2 trong đời cô là lúc con trai đầu của cô mất, cô kể, người con trai mất lúc 35 tuổi, là người rất dễ thương khỏe mạnh, không có bệnh.
Những ngày tháng đầu của biến cố lớn trong cuộc đời đó, cô như điên loạn, không làm chủ được bản thân, ngày nào cũng đi ngoài đường nhưng không biết đi đâu.
 |
TT.Thích Giác Dũng thực hiện nghi thức thế phát (xuống tóc) cho cô giáo dạy Văn thời phổ thông trung học của mình - là Phật tử Diệu Tịnh Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân |
Như một duyên lành, cô đến Tứ động tâm - những thánh tích liên quan tới cuộc đời của Đức Phật, được đảnh lễ những nơi có dấu tích của Phật, đến chỗ nào cô cũng khóc, bởi vì đến chỗ nào cô cũng nhớ con, cầu xin và hồi hướng mong con được siêu thoát.
Khi đến sông Hằng, nhìn đời sống thực nơi đây, và chứng kiến cảnh người ta nhúng các trẻ sơ sinh xuống dòng sông thiêng cũng như hỏa thiêu người đã chết, “tự nhiên tôi thấy sinh tử vô thường quá”, cô kể lại.
Khi trở về nhà sau chuyến hành hương, đứng trước bàn thờ con, cô nghiệm ra “duyên nợ của mẹ con tôi đủ rồi nên anh mới đi”, anh đi vui vẻ, anh cười khi anh đi, “tại sao tôi cứ khóc”, theo đó, nỗi đau giảm dần, chẳng có nỗi đau nào làm cho cô đau được hơn nữa.
“Sau khi thấm hiểu những lời dạy của Đức Phật bằng chính cuộc đời mình đã trải qua, tôi nhận thấy những cái vô thường, những cái hữu duyên mình gặp trong cuộc sống là… bình thường”.
Cô cũng từng “thú tội, rằng có khi cô đứng trước cả ngàn sinh viên, được mời nói chuyện ở nhiều nơi, gặp học trò, gỡ rối bế tắc cho họ hay lắm. Nhưng với bản thân, cô không biết vì sao mình bế tắc đến thế, bế tắc đến mức ngộp thở, và có lúc chỉ có một suy nghĩ duy nhất là phải chết, vì nghĩ quẩn rồi quyết định “chết cho nó xong”.
“Sau khi từ cái chết trở về, tôi ý thức được mọi người thương tôi nhiều lắm, trước đó tôi không cảm nhận được điều này…”.
“Khi xuất viện về ở nhà nằm trên giường nhìn thấy câu ‘ta đầy khuyết điểm sao bực bội khuyết điểm người’, tôi cũng ngạc nhiên, vì câu này ngày nào cũng nhìn thấy mà sao tôi không thấm. Mình chưa chắc đã hay mà sao có tí hạt bụi mình đã làm to chuyện. May mà lòng nhân ái, tình yêu thương của những người yêu mình kéo mình dậy. Nên bây giờ tôi sống với tình yêu tha nhân, tôi cảm thấy cuộc đời đẹp lắm...”, cô kể.
Với 25 năm gắn bó với việc hướng dẫn ẩm thực, đã có gần 90 đầu sách, hơn 2.000 món ăn được giới thiệu, giúp những người nội trợ, nhà hàng, rất nhiều về nấu ăn nhưng niềm vui thực sự, cô bộc bạch: “Cái làm tôi hạnh phúc nhất là làm 260 món ăn chay ở chương trình món chay của Diệu Pháp Âm. Chỉ mong ngày càng đưa món ăn chay đến được nhiều người hơn. Và bây giờ là ý Phật, Phật muốn tôi nấu ăn”.
“Bây giờ với tôi những điều Phật dạy rất thực tế, Phật ở trong tâm, Phật ở khắp mọi nơi. Cuộc đời ai cũng có lúc bị mê mờ. Được làm người đó là phước báu, biết được Phật pháp là một phước báu. Giờ tôi mới thấy nghĩa vụ của mình là con người thì sinh ra phải sống xứng đáng với tư cách là một con người”.
Góp nhặt nhiều đời... Là một trong những vị có nhân duyên làm việc với chuyên gia ẩm thực Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân trong việc mở các lớp hướng dẫn ẩm thực chay ba miền và các khóa tu tại Pháp viện Minh Đăng Quang, cũng là người tham dự lễ xuất gia của cô, ĐĐ.Thích Minh Liên, trụ trì tịnh xá Ngọc Bình, Q.2, chia sẻ: “Cô Cẩm Vân học Phật là sự góp nhặt nhiều từ đời sống kinh nghiệm trong trường đời, kinh nghiệm từ bản thân, đời sống gia đình, trong quá trình đi dạy... Đó là những trải nghiệm rất phong phú về đời sống tinh thần, là cách cô học Phật. Nhờ chính những trải nghiệm đó là bài học làm cô ngộ ra lẽ sống cuộc đời nhiều hơn, hiểu thêm, thấm hơn sự học Phật. Mừng cho cô đã chọn con đường tu”. |

Chuyên gia ẩm thực nổi tiếng Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân xuống tóc đi tu
Chuyên gia ẩm thực Cẩm Vân xuất gia ngày 21/5/2019 tại một ngôi chùa ở quận 12, TP.HCM. Trước đó, bà đã quy y Phật với pháp danh Diệu Tịnh và ăn chay trường.
" alt="Chuyện đời thăng trầm của chuyên gia ẩm thực Cẩm Vân vừa xuống tóc đi tu"/>
Chuyện đời thăng trầm của chuyên gia ẩm thực Cẩm Vân vừa xuống tóc đi tu
Số tiền đó có thể giúp tôi mua một căn nhà, cưới Quỳnh và cho cô ấy một gia đình yên ấm.Tôi và Quỳnh yêu nhau ba năm. Cô ấy rất đáng yêu, da trắng, mặt xinh, dáng vóc nhỏ nhắn. Chúng tôi yêu nhau nghiêm túc, một lòng hướng đến tương lai. Không ngờ cách đây gần một năm, tôi bị chẩn đoán mắc ung thư vòm họng. Kể từ đó, tôi phải nằm theo dõi trong bệnh viện.
Hàng ngày, cô ấy dậy từ 5h sáng nấu cháo để sẵn và nghỉ trưa tranh thủ vào thăm tôi. Tối về, Quỳnh ăn vội bát cơm, tắm rửa thay quần áo rồi vào viện trò chuyện, không muốn tôi nghĩ quẩn.

|
Trong sổ tiết kiệm của tôi giờ đây có tiền tỷ, nhưng tôi đã mất Quỳnh mãi mãi (Ảnh minh họa) |
Trong ba ngày đầu nằm viện, một lần trở mình tôi nghe thấy Quỳnh van xin bác sĩ nhất định phải cứu tôi, dù tốn bao nhiêu tiền cô ấy cũng sẽ cố gắng chi trả. Thậm chí, Quỳnh còn định bán thận để cứu tôi. Thấy vậy, tôi liền ôm cô ấy và nói: "Tại sao em lại ngốc như thế?". Lúc này, Quỳnh nói: "Em không cho anh chết. Làm sao em sống được một mình. Em thà chết để anh sống".
Có lẽ là tình cảm của Quỳnh đối với tôi quá sâu sắc, cảm động ông trời. Ngày thứ tư tôi nằm viện, đột nhiên bác sĩ chạy tới nói rằng kết quả xét nghiệm của tôi bị nhầm lẫn với người khác. Tôi bị chẩn đoán sai.
Giây phút đó, cả tôi và Quỳnh đều vỡ òa trong hạnh phúc. Tôi ôm chặt cô ấy vào lòng và thề với lòng mình sẽ yêu thương cô ấy thật nhiều, để Quỳnh là người con gái hạnh phúc nhất trên đời.
Tuy vậy, không có gì dễ dàng. Tiền lương của tôi rất thấp. Tôi và cô ấy ở chung một chỗ, miễn cưỡng thì cũng được gọi là thoải mái nhưng không thể dư dả, không thể mua nổi một căn nhà ở thành phố. Nguyện vọng cho Quỳnh một đám cưới mà cô ấy hằng mơ ước dần dần nằm ngoài tầm với.
Ngày đó, công ty cử tôi ra sân bay đón Khánh Diệp, giám đốc của công ty đối tác là một phụ nữ hơn 40 tuổi, nhan sắc mặn mà, quyến rũ, sang trọng. Mặc dù là một giám đốc chức cao vọng trọng nhưng người phụ nữ này rất ôn hòa, khiêm tốn, luôn luôn mỉm cười khi lắng nghe tôi giới thiệu về những điểm đến thú vị ở thành phố Bắc Kinh.
Qua vài ngày đón tiếp, tôi và Diệp đã thân thiết hơn nhiều. Một buổi tối đi ăn cùng nhau, Diệp bất chợt nói rằng: "Nhìn cậu thực sự rất giống mối tình đầu của tôi". Tôi nghe thế vô cùng lúng túng, nóng bừng mặt. Chưa kịp nói gì thì Huyền đã đẩy sang phía tôi một hợp đồng.
Tò mò mở ra xem, tôi điếng người khi Diệp trực tiếp đề nghị, nếu tôi chấp nhận làm tình nhân của cô ấy ba tháng thì sẽ nhận được số tiền 1,5 tỷ. Khoảnh khắc đó, suy nghĩ của tôi không ngừng xoay chuyển.
Số tiền đó có thể giúp tôi mua một căn nhà, cưới Quỳnh và cho cô ấy một gia đình yên ấm. Hai đứa sẽ không còn phải ở trọ tạm bợ trong những ngôi nhà đi thuê lại nữa. Tuy vậy, chỉ cần nghĩ đến việc phản bội lại tình cảm của Quỳnh, lòng tôi đau như dao cắt.
Lúc này Diệp nói thêm, cô ấy chỉ muốn mơ một giấc mơ, bởi mối tình đầu của cô ấy bị tai nạn qua đời đã lâu. Chỉ cần tôi theo Diệp ba tháng, hết hạn, cô ấy tuyệt đối không liên lạc, không bao giờ gây sức ép với tôi. Nói xong, Diệp khóc nức nở, khiến tôi thực sự thương cảm. Sau mấy ngày suy nghĩ, tôi quyết định trở thành tình nhân của Diệp.
Lần đầu tiên theo Diệp đi chơi xa, tôi thấp thỏm lo âu. Cũng may là Quỳnh tuyệt đối không hoài nghi tình cảm của tôi. Tôi nói dối là phải đi công tác vài ngày, Quỳnh không hề nghi ngờ mà còn chuẩn bị quần áo cho tôi rất chu đáo.
Người ta nói không sai, vụng trộm thì kích thích, mỗi lần qua lại với Diệp, tôi có cảm giác tôi thực sự là mối tình đầu của cô ấy. Chúng tôi điên cuồng lao vào nhau trong say mê, bất chấp tất cả. Ngày qua ngày, tôi cũng không muốn dứt khỏi thứ đam mê nhục dục quấn quít này.
Tuy nhiên, cái kim trong bọc lâu ngày cũng lộ ra. Một buổi tối khi tôi về nhà, Quỳnh gần như phát điên, ném vào mặt tôi bản hợp đồng làm tình nhân của Diệp.
Quỳnh không thể tiếp nhận nổi một giao dịch bẩn thỉu như vậy. Tôi mở miệng định giải thích nhưng cô ấy lấy tay bịt chặt tai, nghiến răng nhả từng chữ: "Nghe anh giải thích, lỗ tai của tôi cũng dơ bẩn theo". Đêm đó, Quỳnh thu dọn đồ đạc, rời khỏi chỗ trọ của hai đứa.
Từ khi Quỳnh bỏ đi, tôi không thể gặp được cô ấy. Quỳnh bỏ việc làm tại công ty cũ, đổi số điện thoại. Tôi gọi điện về nhà Quỳnh nhưng người nhà cô ấy nghe điện là tôi cũng vội vã cúp máy.
Sau ba tháng làm tình nhân, Diệp đã giữ lời hứa. Cô ấy chuyển tiền vào tài khoản của tôi, tuyệt đối không liên lạc lại. Trong sổ tiết kiệm của tôi giờ đây có tiền tỷ, nhưng tôi đã mất Quỳnh mãi mãi.
Mỗi đêm, trước mắt tôi đều hiện lên khuôn mặt đẫm nước mắt của cô ấy. Tôi biết cho dù tôi có bao nhiêu tiền cũng không có lại được người con gái dám dùng cả mạng sống để cứu tôi nữa.
(Theo Dân Việt)
" alt="Chuyện ngoại tình: Chấp nhận làm bồ gái già để có tiền lấy vợ trẻ"/>
Chuyện ngoại tình: Chấp nhận làm bồ gái già để có tiền lấy vợ trẻ