Để chuẩn bị cho khâu trang phục trong bộ phim này, Huyền Lizziekết hợp ăn ý cùng stylist Khúc Mạnh Quân, giúp nhân vật Vân Trang được khen ăn mặc có gu, truyền cảm hứng cho khán giả khi nhắc tới phong cách công sở nhưng không nhàm chán, cứng nhắc.
Khúc Mạnh Quân cho biết, Huyền Lizzie có vòng eo rất thon gọn, chỉ khoảng 58cm nhờ luyện tập chăm chỉ. Vì vậy, các mẫu thiết kế theo size chung thường bị rộng so với vòng eo của cô. Nam stylist vì vậy phải đặt riêng trang phục, hoặc chỉnh sửa các món đồ sao cho vừa với số đo của nữ diễn viên. Khi chọn đồ, Khúc Mạnh Quân chú trọng đường kim mũi chỉ thật chỉn chu, màu sắc phù hợp với yêu cầu của từng phân cảnh. Nhiều lần, anh phải tức tốc "gom đồ" để phục trang sẵn sàng chỉ trong 1-2 ngày sau khi được thông báo. Stylist Hà thành phải làm việc sát sao với cả nhà thiết kế của các thương hiệu và yêu cầu của đoàn làm phim để với từng phân cảnh, dù là nơi công sở hay ở nhà, Huyền Lizzie vẫn có trang phục tối ưu và đẹp mắt nhất.
"Trong phim lần này, tôi và Minh Huyền tránh tối đa việc mặc trùng đồ trong các phân cảnh hay 'đụng hàng' với các diễn viên khác. Vì vậy, tôi phải chuẩn bị số lượng trang phục 'khổng lồ'. Tính đến nay, phục trang của Minh Huyền là khoảng 4 chiếc vali đầy ắp, và dự đoán vẫn sẽ nhiều lên thêm trong thời gian tới", Khúc Mạnh Quân cho biết. Đối với anh, việc mượn trang phục quay phim số lượng lớn trong thời gian dài, lại trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn với các thương hiệu, là điều không hề dễ dàng, tuy nhiên anh cố gắng để khắc phục.
Thường xuyên diện các mẫu suit, vest nhưng phong cách của nhân vật Vân Trang không hề đơn điệu vì trang phục vừa có những điểm nhấn, chi tiết đa dạng, vừa tôn vóc dáng quyến rũ của Huyền Lizzie. Ngoài những mẫu áo nhấn eo, món đồ được cô yêu thích còn là quần cạp cao với ống suông hoặc rộng, giúp tạo cảm giác thanh thoát và lịch sự, đồng thời "ăn gian" chiều cao.
Bên cạnh đó, chất liệu tweed được sử dụng trong những mẫu thiết kế sang trọng, thanh lịch nhưng vẫn vô cùng trẻ trung và mềm mại nhờ những đường chiết eo, hàng khuy cùng màu sắc tươi sáng hay cầu vai bồng nhẹ nhàng. Vốn đã có định hình tốt về phong cách phù hợp với nhân vật, Huyền Lizzie lại càng thành công hơn trong những bộ cánh xuất hiện trên phim nhờ sự trợ giúp của stylist. Khi xem phim, nhiều khán giả khen ngợi Vân Trang là nhân vật hiếm hoi "chưa bao giờ mặc xấu" trong các cảnh quay. Từ phần 1 sang đến phần 2 của Thương ngày nắng về, cô đều ghi điểm với những set đồ đẹp mắt.
Sau thành công của phần 1, Huyền Lizzie nhận nhiều sự quan tâm, được nhiều nhà thiết kế đề nghị hỗ trợ nên thuận lợi hơn trong việc lựa chọn trang phục. Ngoài trang phục chủ yếu đến từ những thương hiệu trong nước, cô đầu tư nhiều túi hiệu, phụ kiện đắt đỏ để mix-match cho nhân vật. Diễn viên cho biết cô rất yêu mến Vân Trang và dành tâm huyết cho bộ phim vì nhân vật có nhiều điểm giống mình. Đó là sự nghị lực, quyết đoán trong công việc nhưng mềm yếu trong cuộc sống.
Phan Minh Huyền được biết đến với tên Huyền Lizzie, sinh năm 1990 ở Hà Nội. Cô từng tham gia cuộc thi Miss Teen 2009 và là một trong những hotgirl đình đám ở Hà Nội. Cô bén duyên với diễn xuất thông qua nhiều phim truyền hình: Bí mật của Eva, Ba đám cưới một đời chồng, Ngược chiều nước mắt...
Khúc Mạnh Quân là stylist có duyên với phim VFC khi từng giúp Hồng Diễm, Huyền Lizzie, Kiều Anh, Quỳnh Kool... tạo dựng phong cách. Anh cũng đồng hành cùng nhiều nghệ sĩ khác như ca sĩ Nguyễn Ngọc Anh, MC Thuỳ Linh...
Theo Thông tư số 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế, từ năm 2024 - 2028, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Những cơ sở chưa triển khai phải báo cáo lý do và lộ trình hoàn thành trước ngày 31/12/2030.
Đáp ứng thông tư của Bộ Y Tế về phát triển y tế số, Hệ thống Y tế Hợp Lực hợp tác chiến lược cùng CMC TS để xây dựng hệ thống y tế số hóa toàn diện, bao gồm hoàn thiện hồ sơ bệnh án điện tử, phát triển dịch vụ y tế từ xa, tối ưu hóa hệ thống quản lý bệnh viện, triển khai ứng dụng di động cho bệnh nhân và phân tích dữ liệu và quản lý hiệu suất bệnh viện.
Theo đó, CMC TS và Hệ thống Y tế Hợp Lực sẽ triển khai các hạ tầng công nghệ và cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin hiện đại như OCR sử dụng trí tuệ nhân tạo để tự động hóa xử lý tài liệu, RPA để tự động hóa các quy trình, trợ lý ảo, giải pháp quản lý giám sát bằng AI C-Camera, hợp đồng điện tử C-Contract, ký số từ xa C-Sign, cùng với giải pháp lưu trữ Cloud và bảo mật SOC.
TS. Nguyễn Văn Thành - Đại biểu HĐND tỉnh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP. Thanh Hóa, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Hợp Lực khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác chiến lược giữa hai bên: "Việc ký kết với CMC TS là một bước ngoặt quan trọng trong phát triển khoa học công nghệ. Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng cơ sở dữ liệu toàn diện với sự hỗ trợ từ CMC. Năm 2024, Hệ thống Y tế Hợp Lực sẽ chuyển đổi số và tự động hóa, không sử dụng giấy tờ, hiện đại hóa quy trình theo dõi sức khỏe cộng đồng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ công nghệ số”.
Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Điều hành Tập đoàn Công nghệ CMC khẳng định: "CMC tự tin với kinh nghiệm hơn 31 năm phát triển trong lĩnh vực công nghệ thông tin và sở hữu hơn 20 công nghệ lõi. Chúng tôi đồng hành cùng Hệ thống Y tế Hợp Lực không chỉ số hóa các hệ thống giấy tờ, mà còn tiến tới tầm nhìn trở thành bệnh viện thông minh, dẫn đầu doanh nghiệp y tế tư nhân tại Việt Nam, đóng góp vào nâng cao chất lượng cuộc sống và sự phát triển bền vững của xã hội".
GS. Viện sĩ danh dự Nguyễn Văn Đệ - Thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính Phủ, Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty CP Hợp Lực, đặt kỳ vọng vào hợp tác cùng CMC TS: “Chúng tôi mong muốn sự hợp tác này giúp Hệ thống Y tế Hợp Lực ứng dụng công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, khẳng định cam kết phát triển nhanh và bền vững, số hóa toàn bộ bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Hợp Lực trên toàn quốc đến năm 2030”.
Thúy Ngà
" alt=""/>CMC TS số hóa toàn diện Hệ thống Y tế Hợp LựcNghị định khi được ban hành quy định về chính sách tín dụng và hoàn trả khoản vay tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo học ngành đào tạo giáo viên tại các trường trung cấp, CĐ, ĐH và các cơ sở đào tạo được phép đào tạo giáo viên.
Tín dụng sư phạm là chính sách cho vay đối với học sinh, sinh viên sư phạm để hỗ trợ chi trả chi phí đào tạo phục vụ cho việc học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học ngành đào tạo giáo viên.
Nguyên tắc vay và hoàn trả khoản vay tín dụng sư phạm như sau:
Việc cho vay tín dụng phải bảo đảm đủ để trả học phí và chi phí sinh hoạt cho toàn khóa học của học sinh, sinh viên.
Học sinh, sinh viên không phải trả khoản vay tín dụng nếu làm việc trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định.
Học sinh, sinh viên sư phạm trong trường hợp không công tác trong ngành giáo dục sau khi tốt nghiệp theo thời gian quy định tại Nghị định này thì có trách nhiệm hoàn trả khoản vay tín dụng.
![]() |
Dự kiến theo Luật Giáo dục sửa đổi, sinh viên sư phạm sẽ vay tín dụng thay vì được miễn học phí như trước đây. Ngoài học phí, sinh viên được vay tiền sinh hoạt tối đa 3,5 triệu đồng/tháng. |
Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên sư phạm được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên sư phạm mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.
Điều kiện vay vốn là học sinh, sinh viên sư phạm phải cam kết làm việc trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định; Học sinh, sinh viên sư phạm đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay; Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của cơ sở đào tạo; Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của cơ sở đào tạo về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
Mức vốn cho vay phải đảm bảo đủ để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí cho học sinh, sinh viên sư phạm trong toàn khóa học.
Cụ thể về học phí, mức vay bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo nơi sinh viên theo học.
Sinh hoạt phí: để chi trả chi phí sinh hoạt cá nhân trong thời gian đào tạo, tối đa 3,5 triệu đồng/tháng/sinh viên và thời gian vay không quá 10 tháng/năm học, tương đương 30 - 35 triệu/1 năm (định mức này vận dụng mức sinh hoạt phí cho lưu học sinh Lào và Campuchia diện Hiệp định học tập tại Việt Nam theo Thông tư số 140/2014/TT-BTC ngày 24/9/2014 của Bộ Tài chính).
Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng.
Cùng đó có thể điều chỉnh mức cho vay trong trường hợp chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động.
Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên sư phạm là 0,5%/tháng.
Học sinh, sinh viên ra trường làm trong ngành sư phạm tối thiểu trong thời gian 5 năm sẽ không phải hoàn trả khoản vay tín dụng sư phạm.
Trong vòng 2 năm sau khi tốt nghiệp, sinh viên không công tác trong ngành sư phạm sẽ phải thực hiện hoàn trả khoản vay tín dụng sư phạm.
Kinh phí hoàn trả sẽ bao gồm: Khoản vay tín dụng và lãi suất của khoản vay.
Về hoàn trả và thu hồi khoản vay tín dụng, chậm nhất trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền, học sinh, sinh viên sư phạm hoặc gia đình người học có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền vay tín dụng sư phạm cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trường hợp học sinh, sinh viên sư phạm hoặc gia đình người học không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khoản vay tín dụng thì Ngân hàng Chính sách xã hội có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật.
Trường hợp học sinh, sinh viên sư phạm hoặc gia đình người học chậm thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khoản vay tín dụng sư phạm theo thời hạn thì phải chịu lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay đối với khoản tiền chậm bồi hoàn.
Trường hợp học sinh, sinh viên sư phạm không vay tín dụng sư phạm mà tự đóng học phí trong thời gian theo học tại trường sư phạm, sau này nếu làm trong ngành sư phạm đủ thời gian 5 năm sẽ được bồi hoàn chi phí đào tạo. Mức bồi hoàn chi phí đào tạo bằng mức cho vay tín dụng quy định.
Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) mà Chính phủ trình Quốc hội cho hay: quy định không thu học phí của sinh viên ngành sư phạm theo Luật Giáo dục hiện hành đã không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn; số sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành sư phạm còn nhiều, có tình trạng đi làm trái ngành, nghề gây lãng phí lớn nguồn nhân lực sư phạm. Nếu thu học phí của sinh viên sư phạm giống như các ngành học khác thì nhà trường sẽ có thêm nguồn thu để bù đắp chi phí đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện khác để bảo đảm chất lượng giáo dục. Ban soạn thảo đã bổ sung quy định về việc hoàn trả đối với những trường hợp người học không có nhu cầu sử dụng tín dụng sư phạm nhưng ra trường vẫn làm trong ngành giáo dục vào khoản 3 Điều 83 dự thảo Luật Giáo dục. Mặt khác, Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu để đề xuất các chính sách nhằm thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm. Còn theo Bộ GD-ĐT, phương án trên sẽ đảm bảo để các trường sư phạm vẫn có thể thu hút người giỏi vào học, đồng thời tạo được sự công khai, minh bạch, bình đẳng trong việc thu và sử dụng học phí sư phạm so với các ngành học khác. Hiện, Bộ GD-ĐT đang rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là mạng lưới các trường sư phạm, đồng thời phối hợp với các trường sư phạm để tính toán chi phí đào tạo cho 1 sinh viên sư phạm theo khối ngành, thực hiện giao chỉ tiêu và kinh phí cho các trường sư phạm. Tiến tới sẽ cấp kinh phí theo cơ chế đặt hàng đào tạo trên cơ sở tính đủ chi phí đào tạo để các trường đảm bảo đủ nguồn thu để chi trả chi phí đào tạo và đầu tư phát triển trường; tiếp theo sẽ phối hợp với các trường để tính toán đến phương án đảm bảo đầu ra (việc làm) cho sinh viên nhằm giảm tình trạng làm trái ngành, gây lãng phí ngân sách nhà nước. |
Thanh Hùng
Theo dự thảo của Bộ GD-ĐT, sinh viên các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp hệ chính quy nếu hoạt động mại dâm đến lần thứ tư sẽ bị buộc thôi học.
" alt=""/>SV sư phạm được vay tiền sinh hoạt tối đa 3,5 triệu đồng/tháng ngoài học phí