当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hà Nội, 19h15 ngày 13/4: Đối thủ duyên nợ 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Nam Định vs TP.HCM, 18h00 ngày 13/4: Băng băng về đích
Giám đốc Sở Y tế, Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Phú Yên Nguyễn Thị Mộng Ngọc cho biết, toàn tỉnh hiện có 800 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, trong đó 722 bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng…
Sở Y tế Phú Yên tiếp tục có thông báo khẩn số 48 tìm người có mặt tại các địa điểm có nguy cơ mắc Covid-19 gồm:
- Các quầy hàng thực phẩm (chuối, gừng, sả) tại Chợ Ninh Tịnh (đoạn giao nhau giữa đường Mậu Thân và đường Nguyễn Hữu Thọ), địa chỉ phường 9, TP Tuy Hòa, lúc 9h ngày 21/7.
![]() |
Các chốt kiểm soát dịch ở Phú Yên |
- Lò bánh mì tại địa chỉ số 38, đường Lý Tự Trọng, TP Tuy Hòa, khoảng 6h- 8h các ngày từ 16-20/7.
- Quán bánh canh (gần cổng Trường THCS Hùng Vương), địa chỉ đường Nguyễn Huệ, phường 5, TP Tuy Hòa, khoảng 6h đến 8h các ngày từ 16-20/7.
- Quán cà phê HT (gần Trường Tiểu học Lê Văn Tám), địa chỉ: khu phố Long Phước Đông, phường Xuân Phú, TX Sông Cầu, từ 9h đến 10h ngày 17/7.
- Quán cà phê Viên Viên tại thôn Hòa Hiệp, xã Xuân Thịnh, TX Sông Cầu, khoảng 7h - 9h ngày 19/7.
Sở Y tế Phú Yên đề nghị những người có mặt tại các địa điểm và thời gian nêu trên liên hệ ngay với trạm y tế nơi cư trú hoặc gọi điện thoại đường dây nóng số 0963391414, 0834291679 để được hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19.
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân khi có các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở… cần gọi đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, không được tự ý mua thuốc để điều trị.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Trâm Trân
Sáng 27/7, Việt Nam ghi nhận thêm 2.764 ca Covid-19, nâng tổng số mắc cả nước lên trên 109.000 bệnh nhân.
" alt="Phú Yên thông báo khẩn tìm người đến các điểm có nguy cơ mắc Covid"/>Phú Yên thông báo khẩn tìm người đến các điểm có nguy cơ mắc Covid
Giải đáp băn khoăn của người dân về việc dữ liệu cá nhân được hiển thị trên ứng dụng VNEID liệu có bị truy cập bất hợp pháp khi điện thoại vô tình cài các ứng dụng độc hại, Công an Thành phố Hà Nội cho biết, các dữ liệu về định danh điện tử không lưu trữ trên thiết bị di động đã cài đặt ứng dụng VNEID của người dân nên các ứng dụng lạ khó có thể truy cập vào thiết bị để lấy cắp thông tin.
Chỉ khi công dân đăng ký truy cập mới được hiển thị lên ứng dụng và công dân hoàn toàn biết được chính xác việc xuất trình để hiển thị thông tin cho đối tượng khác (nếu cần). Việc xuất trình, hiển thị thông tin tương tự như xuất trình các loại giấy tờ và thẻ cứng vật lý.
Khi cán bộ chức năng có yêu cầu kiểm tra thông tin cá nhân, giấy tờ thì công dân phải “cho phép” tức là cấp quyền kiểm tra thì cán bộ mới có thể xem được thông tin trong phạm vi được phép.
Trường hợp các bên thứ ba như bên cung cấp dịch vụ như ngân hàng, ví điện tử...; y tế, bảo hiểm, hệ thống dịch vụ công... có nhu cầu sử dụng dữ liệu của người dân trong dịch vụ của mình thì cũng phải được sự đồng ý của người dân. Tùy vào yêu cầu về mức độ xác thực và bảo mật của bên thứ ba, thông tin công dân sẽ được ký số (chống thay đổi, chống chối bỏ) và được mã hóa. Hệ thống của các bên thứ ba khi kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử đều phải được xác thực bảo mật.
“Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trước các đối tượng tội phạm công nghệ cao thì người dân không cài các ứng dụng lạ, độc hại, không chia sẻ thông tin tài khoản của mình cũng như chú ý đến việc bảo mật cho thiết bị của mình đang sử dụng ứng dụng định danh điện tử”, Công an Thành phố Hà Nội khuyến nghị.
Cơ quan này cũng lưu ý, để đảm bảo an toàn cho tài khoản định danh điện tử cá nhân, người dân không chia sẻ thông tin tài khoản cho người khác, cần đăng xuất tài khoản khi cho người khác mượn thiết bị, và luôn cập nhật thông tin về ứng dụng để nắm được các tin tức – thông báo mới nhất về các hướng dẫn an toàn thông tin.
Vân Anh
" alt="Người dân cần làm gì để đảm bảo an toàn cho tài khoản định danh điện tử?"/>Người dân cần làm gì để đảm bảo an toàn cho tài khoản định danh điện tử?
Nhận định, soi kèo Sivasspor vs Fenerbahce, 22h59 ngày 13/4: Chiến thắng chật vật
Vào thời điểm Tokopedia ra đời, chợ điện tử chưa phải mô hình kinh doanh phổ biến. Các nhà đầu tư thậm chí còn đặt dấu hỏi vào tiềm năng của startup. Nếu không có nỗ lực bền bỉ từ hai sáng lập viên và sự ủng hộ của người dân Indonesia, Tokopedia có lẽ không thể sống sót tới ngày nay.
Khởi đầu từ một khát khao
William Tanuwijaya sinh ra và lớn lên tại thành phố Pematangsiantar và có cuộc sống bình thường như mọi đứa trẻ khác. Williams thích đọc sách nhưng thường phải chờ họ hàng ở thị trấn bên cạnh mang về những cuốn sách mới nhất. Khi đó, anh chỉ có hai lựa chọn: ở lại với gia đình và sống cuộc đời bình thường hoặc chuyển đến thành phố lớn và tìm kiếm cơ hội tốt hơn. May mắn là, cậu đã chọn phương án hai và tiếp tục việc học tập tại Jakarta. Mất 4 ngày 3 đêm để cậu đi từ cảng Belawan đến cảng Tanjung Priok.
Tại Jakarta, William trải qua cuộc sống hoàn toàn khác. Mọi thứ khó kiếm tại quê nhà có thể dễ dàng tìm thấy ở đây. William nhận ra cơ hội hiếm có và giá trị với mình nên tận dụng thời gian quý báu. Anh trông quán café Internet vào ban đêm để có chi phí trang trải việc học và sinh hoạt, đặc biệt sau khi ba lâm bệnh.
Đó là lúc William làm quen với Internet và nhìn thấy câu trả lời để giải quyết khoảng cách số tại Indonesia: công nghệ. Năm 2007, khi ăn trưa cùng đồng nghiệp Leontinus Alpha Edison, William nảy ra ý tưởng về Tokopedia. Indonesia chưa có một chợ điện tử đúng nghĩa. Mọi người thường lên diễn đàn, mạng xã hội hay blog để mua bán. Vấn đề của các website là không sinh ra với mục đích thương mại điện tử. Rất khó để quản lý danh mục sản phẩm, theo dõi đơn hàng; không có hệ thống thanh toán đủ tốt để xử lý giao dịch, có trường hợp người bán không giao hàng ngay cả khi người mua đã trả tiền. Hai vấn đề được giải quyết bằng cách Tokopedia giữ lại khoản tiền của người mua và chỉ chuyển cho người bán khi người mua nhận được hàng.
Xây dựng Tokopedia không hề dễ dàng. Indonesia thiếu vắng các startup thành công nên nhiều nhà đầu tư tiềm năng thường lắc đầu trước các ý tưởng khởi nghiệp. Họ nghi ngờ thị trường không hiệu quả tại Indonesia. Một nhà đầu tư thậm chí còn nói rằng chỉ những người đặc biệt mới có thể hiện thực hóa ý tưởng và William không nằm trong số này.
Ngay cả như vậy, William và Leon không từ bỏ. Khi tìm kiếm các nhà đầu tư, họ nghĩ về việc đặt tên cho chợ điện tử đang phát triển. Những cái tên đầu tiên là Belanjaaman.com, Kopaja.com và cuối cùng là Tokopedia, kết hợp giữa toko (mua sắm) và encyclopedia (bách khoa toàn thư). Với hai nhà sáng lập, cái tên chính xác là những gì họ đang hướng tới.
Sau 2 năm gõ hết cánh cửa này đến cánh cửa khác, William và Leon cuối cùng cũng nhận được những đồng vốn đầu tiên từ một người họ hàng. Từ bước đi khiêm tốn, ngày 17/8/2009, hành trình của Tokopedia chính thức bắt đầu. Mục tiêu khi ấy của họ là giúp mọi người có niềm tin vào chợ điện tử. Thuê một văn phòng nhỏ với vài nhân viên, Tokopedia thu hút hàng ngàn người dùng. Mặt hàng đầu tiên họ bán được là chiếc áo phông in chữ “Kami Tidak Takut” (chúng tôi không e sợ) của một xưởng quần áo nhỏ.
Hành trình phát triển
Những năm đầu, Tokopedia không tổ chức chương trình khuyến mãi nào vì nguồn vốn hạn hẹp. Dù vậy, nhiều người lại chia sẻ cho nhau về Tokopedia, cho đến khi đến tai báo chí. Nhờ vậy, họ có cơ hội xuất hiện trên tạp chí Tempo Magazine của Indonesia trong một bài viết về chợ điện tử.
Quảng cáo đầu tiên của Tokopedia được chiếu trong rạp chiếu phim. Sở dĩ họ chọn phương thức này vì nó rẻ tiền hơn quảng cáo truyền hình. Tất cả nhân viên đều “xắn tay” vào quá trình sản xuất video. Họ tham gia viết kịch bản, quay phim, diễn xuất… và cùng nhau xem tại rạp với giọt nước mắt hạnh phúc.
Quảng cáo khó quên ấy là một cột mốc đáng nhớ với Tokopedia. Từ đây, Tokopedia thực hiện các chiến dịch truyền cảm hứng, chẳng hạn, chiến dịch “Mulai Aja Dulu” năm 2018 khuyến khích mọi người tại Indonesia theo đuổi ước mơ, giống như những gì Tokopedia và hàng triệu người bán hàng khác đang làm.
Năm 2014 đánh dấu một chương đặc biệt quan trọng của Tokopedia khi họ nhận khoản đầu tư 100 triệu USD từ Softbank và Sequoia Capitol, giúp startup phát triển các dịch vụ khác nhau. Năm 2016, Tokopedia tập trung cung cấp sản phẩm số và dịch vụ tài chính, hỗ trợ mọi người Indonesia tiếp cận dịch vụ ngân hàng và hệ thống thanh toán để chi trả cho các nhu cầu hàng ngày như điện nước. Tokopedia còn ra mắt Train, sản phẩm cho phép mọi người mua vé tàu trên nền tảng. Đây chính là nỗ lực dân chủ hóa thương mại bằng công nghệ tại Indonesia của startup.
Tokopedia không ngừng đổi mới, sáng tạo. Năm 2017, họ giới thiệu Deals Product, giúp mọi người tìm kiếm những mặt hàng giá hời nhất từ 8 danh mục chính, bao gồm làm đẹp, du lịch…, đồng thời giúp các doanh nghiệp truyền thống mở rộng hoạt động trên mạng. 2017 cũng là năm Tokopedia chuyển trụ sở đến tòa nhà 53 tầng có tên Tokopedia Tower, tọa lạc tại quận trung tâm Jakarta. Cùng năm này, Tokopedia được rót 1,1 tỷ USD trong vòng gọi vốn do Softbank và Alibaba dẫn đầu.
Năm 2018, Tokopedia khởi xướng lễ hội mua sắm thường niên “Ramdan Ekstra”. Giao dịch riêng trong ngày 25/5/2018 tương đương giao dịch 5 năm đầu tiên của họ. Những bước đi khiêm tốn của hai nhà sáng lập đã chuyển hóa thành hàng ngàn bước đi lớn, ảnh hưởng đến thị trường thương mại điện tử Indonesia.
Phát triển hệ sinh thái
Hợp tác là chìa khóa tăng trưởng của Tokopedia trong 12 năm qua. Startup tin rằng chỉ có thể đạt được thành công khi giúp người khác thành công. Tokopedia muốn xây dựng cầu nối mọi người với nhau, kết nối tất cả dịch vụ và nhu cầu trên một nền tảng.
Tokopedia giải đáp mọi nhu cầu của cộng đồng. Khi truy cập ứng dụng hay website Tokopedia, mọi người tìm thấy hàng loạt dịch vụ: bán lẻ, thanh toán số, mua vé tàu, máy bay, đặt phòng, mua vé xem phim, mua gói dịch vụ streaming, đầu tư…
Trong cuộc phỏng vấn năm 2019 với hãng tin Reuters, Tanuwijaya bày tỏ mong muốn Tokopedia trở thành “siêu hệ sinh thái” cho người mua và người bán. Hiện tại, Tokopedia nằm trong top 3 nền tảng thương mại điện tử nhiều lượt truy cập nhất tại Indonesia dù chưa bao giờ tổ chức các sự kiện mua sắm “khủng”. Năm 2020, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Tokopedia đạt 11,7 tỷ USD, theo báo cáo của hãng nghiên cứu Euromonitor International, đứng trên Shopee. Trong khi đó, theo Google, Temasek và Bain & Co, nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030 với hai trụ cột là fintech và thương mại điện tử.
Để hiện thực hóa tham vọng “siêu hệ sinh thái” của mình, Tokopedia đã sáp nhập với một kỳ lân công nghệ khác của Indonesia là Gojek, hoạt động dưới trướng công ty mẹ GoTo. Mới đây, GoTo huy động thành công 1,3 tỷ USD trong vòng gọi vốn do Google và Tencent dẫn đầu trước thềm IPO.
Đối với nhà sáng lập William, lời khuyên cho các doanh nhân trẻ là luôn tự hỏi bản thân: “Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo” và nỗ lực hết sức để đạt mục tiêu. Đó chính là tinh thần của Tokopedia ngay từ buổi đầu và trở thành văn hóa nội bộ công ty. Mục tiêu
Du Lam
" alt="Tokopedia: 12 năm ‘dân chủ hóa’ thương mại bằng công nghệ"/>Thời điểm tắt sóng truyền hình analog ở 4 thành phố chỉ còn 8 ngày nữa, cho đến lúc này hai doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất ở hai khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là RTB và SDTV đều công bố đã đảm bảo hạ tầng để truyền dẫn phát sóng các kênh truyền hình thiết yếu của các tỉnh thành bị ảnh hưởng.
Đợt tắt sóng lần này được coi là có tính chất quyết định tới sự thành công của Đề án số hóa truyền hình vì có tới 23 tỉnh, thành ở hai khu vực đồng bằng có số lượng dân cư đông nhất sẽ về đích sớm so với kế hoạch ban đầu đặt ra.
ICTnews đã thu thập ý kiến của người dân tại các tỉnh, thành về số lượng kênh cũng như chất lượng phủ sóng và được biết, số lượng kênh truyền hình số DVB-T2 mà người dân có thể thu được khá nhiều, tuy nhiên chất lượng thu sóng chưa thật đồng đều giữa các khu vực và có nhiều kênh bị phát trùng lặp.
Cụ thể, theo phản ánh của người dân tại Cần Thơ hiện có thể thu được hơn 70 kênh, Hà Nội 87 kênh, Hải Phòng 70 kênh, TP.HCM 70 kênh, Đồng Tháp thu được 64 kênh. Trong số này tại Hà Nội có tới 34 kênh bị trùng, Đồng Tháp trùng 19 kênh.
Nhiều ý kiến trên Diễn đàn DVB-T2 cho biết, các kênh do VTC phát sóng ra khỏi Hà Nội chất lượngsóng rất kém, trong khi nhóm kênh do VTC phát sóng có nhiều kênh mang nội dung phù hợp với thị hiếu của nhiều người dân. Đặc biệt là kênh TodayTV (VTC7) đang chiếu phim "Cô dâu 8 tuổi" có số lượng khác giả theo dõi rất đông nhưng lại khó xem được trên VTC7 do chất lượng sóng yếu, còn RTB lại ngừng phát sóng kênh này để thay thế bằng kênh YouTV.
" alt="Người dân xem được những kênh nào trên truyền hình số?"/>