Cảnh sát Anh áp giải nghi phạm người Việt Ngo Sy Tai. Ảnh: PA
Ngo Sy Tai đang bị các cơ quan chức năng Bỉ truy nã vì cáo buộc điều hành đường dây bí mật có tên "Ngôi nhà an toàn" ở Anderlecht, Brussels, nơi nhốt giữ các di dân người Việt trước khi đưa họ đến một địa điểm gần biên giới Pháp - Bỉ để sang các quốc gia châu Âu khác.
Ngo được tin là thành viên một tổ chức tội phạm xuyên quốc gia có dính líu đến nạn buôn người và sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mạo.
Sau khi vụ 39 người Việt chết ở Essex bị phát giác, Ngo đã bỏ trốn đến Berlin rồi tìm đường di chuyển sang Birmingham, miền trung nước Anh.
Được biết, vào thời điểm phạm tội, Ngo mới 16 tuổi. Do đó, nếu bị kết án, anh ta có thể phải đối mặt mức án tối đa 20 năm tù giam.
Phiên điều trần dẫn độ Ngo diễn ra lần đầu tiên vào tháng trước. Joel Smith, luật sư biện hộ cho Ngo đã kháng nghị lệnh dẫn độ sau phiên tòa với lí do cáo trạng thiếu chi tiết và không thuyết phục. Luật sư Smith viện dẫn lí do Ngo còn quá trẻ và đã không được tư vấn pháp lý đầy đủ liên quan vụ việc nghiêm trọng này.
Tuy nhiên, Mark Jabbit, thẩm phán Tòa Sơ thẩm Westminster của Anh đã ra phán quyết bác bỏ kháng nghị và do đó nghi phạm Ngo đã bị dẫn độ.
Trước Ngo, 4 kẻ cầm đầu đường dây buôn người đã bị tòa án Anh kết án 20 - 27 năm tù giam vì liên quan đến thảm kịch buôn người nói trên.
Tuấn Anh
Bốn bị cáo trong vụ 39 người Việt chết tại Anh bị kết tội
Các thành viên của một đường dây buôn người, chuyên đưa hàng triệu người tới Anh, đã bị kết tội giết 39 người Việt di cư, những người chết ngạt trong thùng xe tải.
" alt="Anh lệnh dẫn độ nghi phạm người Việt vụ 39 người chết trong xe đông lạnh" />
Sinh viên đeo khẩu trang khi đi bộ trong khuôn viên Đại học California Berkeley (California, Mỹ) năm 2020. Ảnh: AP
Số tiền 36 tỷ USD sẽ được chia nửa để phân bổ cho các trường dựa trên tỷ lệ học sinh nhận được Chương trình hỗ trợ tài chính liên bang Pell Grants. Theo đó, những gia đình sinh viên đủ điều kiện sẽ được nhận trực tiếp trợ cấp từ khoản hỗ trợ trên để trang trải thực phẩm, nhà ở, internet và các chi phí thiết yếu khác để có thể tiếp tục theo học.
Nửa còn lại sẽ cho phép các trường sử dụng để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 trong khuôn viên trường, tiêm chủng cho sinh viên và cán bộ nhân viên, thu hút lại những sinh viên đã bỏ học. Số tiền cũng bao gồm việc thanh toán các khoản nợ của sinh viên không thể chi trả vì đại dịch để họ có thể đăng ký học tiếp, cùng nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên khác.
Bill Pink, Hiệu trường trường Cao đẳng Cộng đồng Grand Rapids bang Michigan chia sẻ: “Việc Chính phủ cung cấp các khoản hỗ trợ là vô cùng kịp thời và cần thiết trong thời điểm hiện tại. Bằng những khoản hỗ trợ trước đó, trường đã mua hơn 630 máy tính xách tay và 400 thiết bị phát sóng internet cho sinh viên, đồng thời hợp tác với các thư viện địa phương để có thể cung cấp internet không dây tại 20 địa điểm vùng nông thôn phía Tây của quận. Chúng tôi cũng đã trao 3,4 triệu USD hỗ trợ trực tiếp cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của trường.”
Ảnh hưởng của đại dịch đã đè nặng lên con đường học tập của hàng ngàn học sinh nghèo nước này. Theo thống kê mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục National Student Clearinghouse, số lượng sinh viên nhập học vào học kỳ mùa xuân năm nay giảm 6% so với năm ngoái, đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi đại dịch bùng phát. Vừa qua, các trường cao đẳng cộng đồng đã chứng kiến đợt tuyển sinh thất bại nhất khi giảm tới 11% số lượng đăng ký vào học kỳ mùa xuân này, trước đó cũng đã giảm 9,5% từ đầu năm học 2020 - 2021. Trong đó, một sự biến động nghiêm trọng là tổng hồ sơ nhập học của sinh viên từ 18 đến 20 tuổi giảm gần 15%.
Vân Anh (Theo U.S. News & World Report)
Cựu Hiệu trưởng Mỹ bị cáo buộc gian lận để tăng hạng đại học
Cựu Hiệu trưởng Trường Kinh doanh thuộc Đại học Temple và Fox (Pennsylvania, Mỹ) chính thức bị cáo buộc gian lận vì cung cấp dữ liệu giả mạo về chương trình bậc sau đại học cho các cơ quan xếp hạng quốc gia.
" alt="Mỹ chi 36 tỷ USD cho học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch Covid" />