Cháy nổ lớn tại chung cư Thâm Quyến: Hậu quả và điều tra


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Plymouth, 21h00 ngày 18/4: Bỏ lỡ cơ hội góp mặt top 6 -
Cơ hội sinh lời khi đầu tư bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội Cơ hội sinh lời khi đầu tư bất động sản thấp tầng phía Tây Hà NộiTiến Thịnh
(Dân trí) - Với lợi thế vượt trội về hạ tầng, tiện ích và tiềm năng phát triển, thị trường bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội được đánh giá có tiềm năng tăng giá mạnh mẽ và bền vững trong tương lai. Đây là cơ hội sinh lời cho các nhà đầu tư.
Bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội giữ vững phong độ trên đường đua
Theo Savills Việt Nam, quý I, Hà Nội ghi nhận có 93 căn thấp tầng mới, tăng 7% theo quý và 221% theo năm. Giao dịch đạt 185 căn, tăng 189% theo quý và 110% theo năm, chiếm 52% tổng giao dịch năm 2023. Trong đó, 63% nguồn cung mới đã được hấp thụ và 72% giao dịch ở phía Tây (quận Hà Đông). Giá bán thứ cấp biệt thự, shophouse tăng 14% theo năm, nhà liền kề tăng 20%, giá sơ cấp biệt thự đạt 164 triệu đồng/m², liền kề 192 triệu đồng/m², shophouse 279 triệu đồng/m².
Bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội giữ vững phong độ trên đường đua (Ảnh: Tổng công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng).
Sang quý II, nguồn cung mới đạt 128 căn, tăng 38% theo quý, tập trung ở Hà Đông và Hoài Đức. Giao dịch tăng 5% theo năm, giá biệt thự sơ cấp lên 178 triệu đồng/m², liền kề 188 triệu đồng/m², shophouse 288 triệu đồng/m².
Ba lợi thế lớn của phía Tây Hà Nội tác động mạnh mẽ tới bất động sản thấp tầng
Thứ nhất là sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Trong đầu tư bất động sản, hạ tầng được xem là đòn bẩy của giá trị sản phẩm. Những năm gần đây, phía Tây Hà Nội được ưu tiên đầu tư mạnh mẽ với hệ thống hạ tầng linh hoạt và đồng bộ.
Các tuyến giao thông lớn như Đại lộ Thăng Long, đường 32, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, và trục Tố Hữu - Lê Văn Lương kết nối khu vực này với trung tâm thành phố. Tuyến đường Lê Quang Đạo dự kiến đi vào hoạt động tháng 10, cùng với dự án vành đai 3.5 và đại lộ Thăng Long đang được xây dựng. Đường vành đai 4 dự kiến hoàn thành năm 2027, sẽ góp phần thay đổi diện mạo phía Tây, gia tăng khả năng kết nối giao thương. Hệ thống dịch vụ, tiện ích hiện đại như trường học, bệnh viện, và công viên cũng đang phát triển, đáp ứng nhu cầu sống cao cấp của cư dân.
Phía Tây Hà Nội được ưu tiên đầu tư mạnh mẽ với hệ thống hạ tầng đồng bộ (Ảnh: Tổng công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng).
Thứ hai, phía Tây Hà Nội trở thành trung tâm hành chính - kinh tế mới. Dưới áp lực dân số tăng, Hà Nội mở rộng địa giới và dịch chuyển nhiều cơ quan về phía Tây - khu vực có quỹ đất lớn và là cửa ngõ quan trọng. Phía Tây đã trở thành trung tâm hành chính - kinh tế mới, thu hút hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ. Điều này cũng tạo nên làn sóng an cư của cán bộ công chức, chuyên gia nước ngoài và lao động chất lượng cao.
Quỹ đất rộng, tiện nghi đầy đủ, môi trường sống xanh và kết nối thuận tiện khiến khu vực phía Tây trở thành lựa chọn hấp dẫn cho tầng lớp thượng lưu và thị trường bất động sản.
Thứ ba, sự xuất hiện của nhiều ông lớn bất động sản ở khu vực này. Sự phát triển đột phá về quy hoạch và hạ tầng đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn đến phía Tây Hà Nội, biến nơi đây thành điểm đến của các dự án bất động sản tầm cỡ, hấp dẫn giới tinh hoa. Nhiều dự án thấp tầng tại đây được thiết kế với không gian xanh và thoáng mát, tạo môi trường sống lý tưởng và thu hút khách hàng.
Hinode Royal Park - một dự án nổi trội về vị trí, cảnh quan, tiện ích phía Tây Hà Nội (Ảnh: Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng).
Một trong số đó là Hinode Royal Park - dự án có vị trí, cảnh quan và tiện ích vượt trội, thu hút cộng đồng cư dân lớn. Hinode Royal Park tọa lạc tại điểm giao quốc lộ 32 và vành đai 3,5, khu vực cửa ngõ trung tâm Hà Nội, giúp cư dân kết nối dễ dàng đến Mỹ Đình, Cầu Giấy qua các tuyến đường huyết mạch.
Dự án có quy mô 146,8ha, trong đó 16,7ha là cây xanh và 1,95ha mặt nước, tạo nên "lá phổi xanh" trong lành. Hinode Royal Park được quy hoạch theo tiêu chí "all-in-one" (tất cả trong một), bao gồm nhà phố thương mại, biệt thự đơn lập, song lập cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp như công viên, khu thể thao, spa, Onsen, trung tâm thương mại, trung tâm y tế, trường học liên cấp, và chuỗi đỗ xe ngoài trời.
Với những ưu thế nổi bật và tiện ích đa dạng, Hinode Royal Park hứa hẹn thu hút dân cư, gia tăng giá trị không chỉ cho dự án mà còn lan tỏa lợi ích đến các khu vực xung quanh.
"> -
Cây cầu hóa "sắt vụn" sau vài giây: Thiệt hại 15 triệu USD mỗi ngày Cây cầu hóa "sắt vụn" sau vài giây: Thiệt hại 15 triệu USD mỗi ngàyHuỳnh Anh
(Dân trí) - Thảm họa sập cầu Francis Scott Key tiềm ẩn nhiều rủi ro kéo dài đối với nền kinh tế Mỹ và toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp lớn như Amazon, BMW, Ford, GM... đang bị tắc nghẽn hàng hóa tại khu vực này.
Rạng sáng 26/3 theo giờ Mỹ, một tàu chở container tên Dali, treo cờ Singapore, đã đâm vào một trong những trụ đỡ trung tâm của cây cầu Francis Scott Key (Mỹ).
Ông Wes Moore, Thống đốc bang Maryland, cho rằng đây không chỉ là thảm họa kinh tế của riêng thành phố Baltimore hay bang Maryland mà là của cả nền kinh tế Mỹ.
Tuyến đường sông đang bị ách tắc vì thân cầu đổ sập vốn là điểm dẫn vào cảng Baltimore, một trong những cảng bận rộn và hoạt động thường xuyên nhất trên cả nước Mỹ.
Với tầm quan trọng lớn như vậy của cảng Baltimore, giới chức bang Maryland ước tính mỗi ngày nền kinh tế của bang này thiệt hại 15 triệu USD vì vụ sập cầu. Ngoài ra, 15.000 công việc trực tiếp tại cảng và 140.000 công việc gián tiếp khác phụ thuộc vào cảng Baltimore bị ảnh hưởng.
Các công ty bảo hiểm có thể chịu thiệt hại lớn hơn. Bloombergước tính các công ty bảo hiểm có thể phải chi trả số tiền bảo hiểm lên tới 3 tỷ USD trong vụ này.
Tàu container đâm sập cầu ở Baltimore, bang Maryland, Mỹ ngày 26/3 (Ảnh: Reuters).
Các quan chức Mỹ cảnh báo vụ sập cầu này có thể gây tác động lan rộng đối với toàn bộ nền kinh tế Mỹ khi tuyến vận tải đường thủy chuyên lưu thông một số hàng hóa quan trọng vẫn sẽ bị ùn tắc trong ngắn hạn.
Theo ông Pete Buttigieg, Bộ trưởng Giao thông Mỹ, Baltimore là cảng xử lý phương tiện lớn nhất cả nước, bao gồm ô tô và thiết bị nông nghiệp hạng nặng. Cảng đã xử lý 52,3 triệu tấn hàng hóa, trị giá 80,8 tỷ USD vào năm 2023.
Vì thế, trong trường hợp tình trạng tắc nghẽn kéo dài, các tàu tiếp tục chờ đợi thì sự chậm trễ là khó tránh đối với các công ty xuất nhập khẩu, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như Amazon, Fedex, BMW, Ford, GM...
Bộ trưởng Giao thông Mỹ cho rằng việc sớm đưa cảng biển này hoạt động trở lại không chỉ quan trọng với người dân và người lao động ở Baltimore mà còn với các chuỗi cung ứng của đất nước.
Ông khẳng định công tác khắc phục đang được tiến hành khẩn trương nhưng chưa biết khi nào sẽ hoàn thành. Trong khi đó, khung thời gian để xây dựng lại cây cầu cũng chưa thể ước tính được.
Theo dữ liệu của bang Maryland, năm 2023, cảng Baltimore tiếp nhận và điều phối khoảng 1,1 triệu container hàng hóa, là cảng bận rộn thứ 9 trên cả nước xét về khối lượng trao đổi thương mại.
Với chiều dài gần 3km, Francis Scott Key là một trong những tuyến giao thông vận tải huyết mạch đông đúc nhất của Mỹ. Cây cầu được khánh thành vào năm 1977. Mỗi năm có khoảng 11,5 triệu lượt phương tiện lưu thông qua cầu.
Cầu Francis Scott Key bị sập khi tàu container tên Dali, treo cờ Singapore đâm vào trụ cầu. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, trên tàu có 22 thủy thủ đoàn và khoảng 4.679 container.
Vụ va chạm khiến cây cầu bị gãy, sập, kéo theo một số phương tiện rơi xuống sông Patapsco và khiến một số người mất tích. Ít nhất 6 người thiệt mạng trong vụ sập cầu này, đến nay mới chỉ tìm thấy 2 thi thể nạn nhân
Theo CBS, Reuters, Yahoo news"> -
Quảng Nam: Lò đốt rác thải đầu tư hơn 25 tỷ đồng, bỏ hoang suốt 8 nămLò đốt rác thải đầu tư hơn 25 tỷ đồng, bỏ hoang suốt 8 năm
Công Bính
(Dân trí) - Vận hành thử nghiệm từ năm 2016 nhưng đến nay, dự án lò đốt rác thải Hội An vẫn chưa đưa vào hoạt động. Rác thải của thành phố Hội An được đưa về đây phân loại rồi đưa đến nơi khác xử lý.
Theo ghi nhận của phóng viên, cuối tháng 11, lò đốt rác thải Hội An ở xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, không vận hành đốt rác, nơi đây chỉ là nơi thu gom rác rồi phân loại và sau đó đưa đi nơi khác xử lý. Năm 2016 dự án này đã từng được vận hành thử nghiệm.
Trước đó, năm 2013, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt dự án xây dựng Lò đốt rác thải Hội An tại xã Cẩm Hà, thành phố Hội An với tổng mức đầu tư hơn 25,6 tỷ đồng.
Dự án này được chia thành hai gói thầu chính: hạng mục thiết bị do Công ty TNHH Tràng An Xanh trúng thầu với giá trị hợp đồng hơn 15,6 tỷ đồng và hạng mục xây lắp do liên danh nhà thầu Công ty TNHH MTV Quang Long và Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Trung An trúng thầu, trị giá hợp đồng hơn 6,9 tỷ đồng.
Dự án lò đốt rác thải Hội An vận hành thử nghiệm từ năm 2016, đến nay vẫn chưa đưa vào hoạt động (Ảnh: Văn Vương).
Sau khi hoàn thành thi công lắp đặt, Công ty TNHH Tràng An Xanh đã tiến hành đốt rác thử nghiệm để làm cơ sở cho công tác nghiệm thu vận hành. Tuy nhiên, qua ba lần thử nghiệm trong giai đoạn 2016-2017, công suất lò đốt không đạt yêu cầu hợp đồng, dẫn đến việc nghiệm thu hoàn thành hạng mục thiết bị chưa được xác nhận.
Đến năm 2020, UBND tỉnh Quảng Nam đã cho phép nghiệm thu hệ thống lò đốt rác theo công suất trung bình qua các lần vận hành thử nghiệm. Tuy nhiên, chủ đầu tư không thể liên lạc với nhà thầu thi công để hoàn thiện các thủ tục cần thiết.
Chủ đầu tư đang làm việc với các sở, ngành để hoàn thiện các thủ tục nghiệm thu và quyết toán công trình. Đối với gói thầu xây lắp, đã trình hồ sơ phê duyệt thanh toán nghiệm thu hơn 6,1 tỷ đồng, nhưng vẫn còn một số vướng mắc cần giải quyết.
Lò đốt rác Hội An hiện nay chỉ là điểm phân loại rác thải, sau đó được chở đến nơi khác xử lý (Ảnh: Công Bính).
Theo UBND thành phố Hội An, nguyên nhân chậm trễ là do Công ty TNHH Tràng An Xanh đã phá sản, không thể liên hệ được. Thành phố đang xin chủ trương của UBND tỉnh Quảng Nam để chấm dứt hợp đồng với công ty này và thanh lý, quyết toán các hạng mục thiết bị trước khi đưa công trình vào vận hành.
Tháng 11 vừa qua, ông Trần Nam Hưng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã yêu cầu UBND thành phố Hội An kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân và tập thể liên quan.
Đồng thời, ông cũng yêu cầu hoàn chỉnh và giải trình đầy đủ các nội dung liên quan đến dự án để Sở Xây dựng kiểm tra và chấp thuận nghiệm thu.
">