Về lý do lý do bổ sung quỹ đất xây dựng nhà xã hội, quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh nêu rõ, thực hiện kiến nghị tại Kết luận thanh tra số 138 ngày 25/11/2022 của Thanh tra Bộ Xây dựng việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch chung, quy hoạch phân khu theo quy định tại khoản 1 Điều 56, Luật Nhà ở năm 2014.
Theo khoản 1 Điều 56, Luật Nhà ở năm 2014, khi phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu nghiên cứu đào tạo, UBND có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phải có trách nhiệm xác định rõ diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội.
Tỉnh Quảng Ninh đang triển khai 3 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân gồm: Dự án nhà ở xã hội phục vụ công nhân và chuyên gia khu công nghiệp Đông Mai (phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên); Khu nhà ở xã hội thuộc khu dân cư đồi Ngân Hàng (phường Hồng Hải và Cao Thắng, TP Hạ Long); Khu nhà ở xã hội (phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên).
Dự kiến trong năm 2023, Quảng Ninh sẽ có hơn 1.500 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân hoàn thành.
Tại Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”, chỉ tiêu giao cho tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 hoàn thành khoảng 18.000 căn, trong giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 8.200 căn.
Tuy nhiên, Quảng Ninh đặt ra lộ trình đến năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng khoảng 25.000 căn nhà ở xã hội, tăng 40% so với chỉ tiêu được giao.
Riêng trong năm 2023, tập trung triển khai 10 dự án với quy mô 7.034 căn, bằng 85% kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.
Khu du lịch giải trí quốc tế Tuần Châu được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch từ năm 1999 với quy mô ban đầu gần 300ha. Chủ đầu tư của “siêu dự án” này là Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (tiền thân của Tập đoàn Tuân Châu), đứng đầu là ông Đào Hồng Tuyển – người được mệnh danh là “chúa đảo”.
Được biết, sau nhiều lần điều chỉnh mở rộng quy mô dự án, Tập đoàn Tuần Châu được giao quản lý, sử dụng và quy hoạch trên 800ha đất trên đảo Tuần Châu. Hiện dự án có những hạng mục như bãi tắm nhân tạo, khu nghỉ dưỡng, vườn ẩm thực, vui chơi giải trí, cảng tàu...
Thực tế xe Hyundai Tucson mới cũng đang “cháy hàng” và khách phải ký chờ tới 6 tháng hoặc lấy nhanh phải trả thêm cao hơn giá niêm yết từ 35 - 100 triệu đồng.
Không chỉ xe đang sản xuất “cháy hàng” đẩy giá cao mà thị trường xe cũ cũng ghi nhận cả mẫu xe đã công bố dừng sản xuất như Vinfast Fadil đội giá. Như một chủ xe ở TP.HCM vừa rao bán chiếc VinFast Fadil bản nâng cao 1.4 AT Plus 2021 đã lăn bánh đến 19.000km với mức giá khá cao lên đến 398 triệu đồng, chỉ kém chục triệu đồng so với giá xe mới.
Giá tăng nhưng phải có “máu liều” mới có lãi
Tình trạng tăng giá bán trên cả xe mới lẫn xe cũ khiến cho người đi mua xe rất khó để đưa ra quyết định tìm được một chiếc xe đủ cả hai yếu tố: yêu thích và hợp ví. Cơn “sốt” ô tô khiến nhiều người nhìn thấy là cơ hội cho những người kinh doanh. Tuy nhiên, với dân trong nghề lâu năm thì dịp này không khác nào chơi...chứng khoán.
Anh Nguyễn Xuân Đức, một người kinh doanh ô tô cũ ở khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ rằng thời điểm này không chỉ người mua xe chịu giá cao mà người bán cũng không kém. “Những xe hot như Santa Fe, Tucson giờ cũng khó kiếm nguồn. Chủ xe bán lại cũng hét giá cao, người buôn phải chắc cốp sẵn khách tìm mới dám nhập lại. Xe mua về mà để lâu không bán, qua thời điểm sốt xe thì chỉ có ôm lỗ,” anh Đức nói.
Anh Đức cũng cho biết nguồn xe có giá dễ chịu nhất là nhập từ các tỉnh phía Nam, nhưng phụ thuộc đối tác kiếm xe, mình không tự kiểm định được, thêm chi phí vận chuyển, hoa hồng cao nên lợi nhuận không hơn xe lấy ở miền Bắc, bù lại dễ mua nhanh. Theo anh, người chọn kinh doanh dòng xe “hot” không chỉ cần vốn tốt mà cũng phải có “máu liều” mới mong có lãi.
Cùng chung nhận định với anh Đức về yếu tố cơ hội khi chọn kinh doanh dòng xe đang sốt giá, anh Phan Cảnh dự đoán thị trường sẽ vẫn tốt cho đến tháng 7 ngâu tới đây. Anh Cảnh cho biết: “Từ đầu năm đến nay, mỗi tháng tôi bán khoảng chục xe. Riêng với xe hot chạy lướt chỉ cần 4 đến 5 ngày có khách mua sau khi nhập về, xoay vòng thì chỉ cần bán 4 xe là đủ chỉ tiêu.”
Tuy nhiên, anh Cảnh cho rằng rủi ro với người bán khi chạy theo xe “lướt” cũng cao như phải thẩm định giấy tờ, thủ tục giải chấp ngân hàng nếu chủ xe mua bằng tiền vay. “Nhiều trường hợp ham mua xe lướt do tâm lý nôn nóng mà không rành dễ dính xe cắm ngân hàng, giả giấy tờ,” anh Cảnh kể.
Một số chuyên gia cho rằng trong bối cảnh thị trường ô tô đang có biến động giá và khan hiếm xe như hiện tại, người mua cần cân đối lại khả năng của mình để tránh rơi vào bẫy tài chính. Việc cố chạy theo một chiếc xe yêu thích mà phải chịu giá cao, dễ tăng rủi ro thanh khoản khi phải mua bằng tiền vay ngân hàng, mượn người thân.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Điều ngược đời: Giá xe ô tô lướt cao hơn xe mớiSau gần 20 phút đi ca nô cao tốc từ bến Cửa Đại (Hội An), du khách sẽ bước lên hòn đảo Cù Lao Chàm xinh đẹp giữa biển xanh mênh mông.
Nếu nghỉ lại đảo qua đêm, buổi sáng sớm du khách vừa bước dạo quanh đảo vừa hít thở không khí trong lành và khám phá cuộc sống thường nhật của người dân ở đảo.
![]() |
Các loại hải sản được bày bán ngay trên cầu cảng ở Cù Lao Chàm |
Buổi sáng, ngay các bến cảng, các ghe máy nhỏ của ngư dân cũng chờ sẵn để bán cá cho người dân trên đảo hay du khách có nhu cầu. Từ dưới ghe, các rổ tôm, cá và các loại hải sản khác được ngư dân bê lên bờ bán cho người dân và du khách.
![]() |
Các loại ốc được khai thác ở vùng biển Cù Lao Chàm |
Đây là những loại hải sản mà ngư dân đánh bắt từ đêm, đến rạng sáng quay về đảo bán nên còn rất tươi và đảm bảo không bị ướp hay tẩm chất bảo quản. Giá hải sản cũng rẻ hơn đất liền. Ví dụ như mực cơm chỉ từ 150 ngàn đồng/kg, cá ngân giá chỉ 70 ngàn đồng mỗi kg, cá ngừ hơn 100 ngàn đồng mỗi kg…
Với những con cá, mực, tôm còn tươi xanh vừa từ biển mang lên, du khách muốn thưởng thức cũng rất đơn giản, chỉ cần mua và mang về nhà nghỉ hay nhà lưu trú nhờ chủ nhà làm giúp hay đến bất cứ quán ăn nào ở đảo gởi chủ quán làm giùm theo ý mình, sau khi khám phá đảo đến trưa hoặc chiều về ghé quán là được thưởng thức… Rất tươi ngon.
![]() |
![]() |
Mực và cá tươi roi rói được người dân cùng du khách mua về ăn |
Một điều rất thú vị là tất cả nhà nghỉ, quán ăn trên đảo đều có thể nhận chế biến cho du khách các món hải sản mà du khách tự tay lựa chọn; chỉ thêm ít chi phí chế biến và gia vị. Nếu du khách đi theo tours, muốn thưởng thức thêm hải sản tươi sống mà mình tự tay chọn lựa của các chủ ghe vừa mang từ biển vào thì các nhà hàng cũng sẵn sàng chế biến.
Đây cũng là một cách để người dân làm du lịch ở Cù Lao Chàm giữ chân du khách cho những lần sau.
Mùa cao điểm hè, mỗi ngày đảo Cù Lao Chàm tiếp nhận trên 2 ngàn lượt du khách; rất nhiều du khách thích hải sản tươi sống thường chọn cách này. Thường là các nhà hàng cũng phục vụ mệt nghỉ.
Một chủ quán ăn tên D.T. ở Cù Lao Chàm nói đa số quán ăn hay nhà hàng ở đây điều phục vụ khách hết mình nhưng giá cả thì phải chăng và không có tình trạng chặt chém. Thứ nhất, nếu chặt chém sẽ bị xử lý nặng, thứ 2 là mang tiếng xấu với du khách nên không ai làm vậy cả.
Mùa thu, thời tiết ở Cù Lao Chàm dịu mát, rất thích hợp cho du khách thuê xe máy khám phá một vòng quanh đảo; sau khi đã thấm mệt, xuống biển nước trong xanh tắm cho sảng khoái và sau đó là thưởng thức hải sản tươi xanh từ vùng biển này do chính tay mình chọn thì còn gì bằng.
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Ra Cù Lao Chàm thưởng thức hải sản gì?