Soi kèo góc Liverpool vs West Ham, 20h00 ngày 13/4
本文地址:http://web.tour-time.com/html/40d891084.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Cagliari, 23h00 ngày 12/4: Chủ nhà thắng nhẹ
Trước đây, tôm hùm bị xem là "gián biển" và chỉ dành cho dân nghèo, nô lệ hay tù nhân. Tuy nhiên, qua thời gian, loài vật này dần trở thành món ăn chỉ xuất hiện trên những bàn tiệc của giới nhà giàu. Tôm hùm khi được bắt lên từ biển có màu nâu, hơi pha xanh lá và chuyển sang đỏ hồng khi nấu. Đó là loại cơ bản thường thấy. Dù vậy, có những con tôm hùm lại mang những màu kỳ lạ, được liệt vào hàng hiếm, nhiều tiền chưa chắc mua được. Ảnh: Food and Wine
![]() |
Tháng 5/2016, hai ngư dân Canada bắt được hai con tôm hùm mang màu xanh neon ở vịnh Nova Scotia. Các nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn cũng như điều kiện sống có thể ảnh hưởng đến màu của chúng. Số khác mang màu xanh nguyên bản di truyền từ bố mẹ. Tôm hùm xanh được xem là điềm may mắn. Theo các nghiên cứu, bạn cũng phải thực sự may mắn để bắt được một con tôm hùm xanh với tỷ lệ 1:2 triệu. Ảnh: Animals Day. |
![]() |
Tôm hùm màu đỏ thậm chíhiếm hơn tôm hùm xanh. Khi nấu, những con tômthường sẽ chuyển dần sang màu đỏ hồng. Tuy nhiên, việc bắt được con tôm hùm đỏ tự nhiên rơi vào khoảng 1:10 triệu. Ảnh: YouWorkForThem. |
![]() |
Nếu tỷ lệ bắt được tôm hùm đỏ là 1:10 triệu, con số này với tôm hùm vàng (tôm hùm calico) là 1:30 triệu. Năm 2014, một con tôm hùm vàng siêu hiếm này được phát hiện đang ngụp lặn trong một bể tôm hùm thường ở siêu thị tại Mỹ. Những người có chuyên môn nhanh chóng nhận ra độ quý giá và thả nó về tự nhiên. Loài tôm hùm nàycó xu hướng thay đổi màu từ vàng nhạt thành vàng cam theo thời gian. Ảnh: TDG. |
![]() |
Tôm hùm còn có loại 2 màu, được phân đôi bằng một đường thẳng giữa lưng. Loại tôm này không có màu đặc trưng, có con nửa xanh, nửa vàng. Một số khác lại mang màu đỏ đen. Theo các nhà khoa học, việc tôm hùm mang hai màu là do ảnh hưởng từ gen di truyền. Để bắt gặp một con tôm hùm hai màu, bạn cần rất may mắn khi tỷ lệ chỉ vỏn vẹn 1:50 triệu. Ảnh: The Sun. |
![]() |
Loại tôm hùm hiếm nhất, hơn cả tỷ lệ 1:50 triệu, là con mang màu pha lê hay còn được biết đến với tên "tôm hùm bạch tạng". Cách đây vài năm, hai ngư dân Anh đã bắt được một con tôm hùm bạch tạng 30 tuổi ở vịnh Dorset. Đây mới là con thứ 3 xuất hiện tại Anh trong 30 năm qua. Thông thường, tôm hùm thường ngụy trang nhờ lớp vỏ màu tối để tránh kẻ thù tấn công. Việc một con tôm màu pha lê nổi bật sống sót 30 năm là điều phi thường. Ảnh: NatGeo. |
Hàng nghìn chiếc hố xuất hiện ở đáy biển sâu ngoài khơi, có những hố sâu tới 5m, đến nay vẫn là điều bí ẩn chưa tìm được giải đáp.
">Những loại tôm hùm hiếm nhất thế giới
Đa số người dân tại đây kiếm sống nhờ việc khai thác du lịch. Bên cạnh đó, Å cũng hút khách nhờ sở hữu cảnh quan thanh bình, yên tĩnh.
Å vỏn vẹn chỉ có một ký tự duy nhất, không thể rút ngắn thêm, đồng thời cũng được công nhận là địa danh sở hữu cái tên ngắn nhất thế giới.
Cư dân địa phương phát âm Å như từ “aw” trong tiếng Anh. Trước đó, làng có tên gốc là một từ trong tiếng Bắc Âu cổ, mang ý nghĩa “dòng sông nhỏ”.
Ngôi làng Å nằm ở mũi nam của quần đảo Lofoten, thuộc quận Nordland, phía bắc của Na Uy. Quần đảo Lofoten cũng là một trong những nơi sở hữu phong cảnh đẹp nhất trên trái đất. Hiện tại có khoảng 150 cư dân đang sinh sống tại đây.
Một thực tế ít người biết, ở Na Uy có tới 7 ngôi làng đặt tên là Å. Nhưng làng Å ở quần đảo Lofoten mới là nơi được nhiều du khách biết tới nhiều nhất.
Một số người chơi khăm từng lấy trộm biển tên làng Å, bởi vậy sau này người ta đã thay mới bằng tấm biển đề tên “Å i Lofoten” (tạm hiểu làng Å của quần đảo Lofoten) để phân biệt với những nơi khác. Sau này, do người dân phàn nàn nhiều, chính quyền địa phương buộc phải dùng biển tên với chữ cái như cũ.
Năm 2004, một nhà văn kiêm nhà soạn hài kịch người Anh có tên Paul Parry đã làm chuyến đi bằng xe đạp từ địa điểm A tới điểm B. Đó là hành trình đi từ làng Å, Na Uy đến làng Bee, thuộc bang Nebraska, Mỹ.
Với Paul, đó là chuyến đi thú vị, dù bên cạnh đạp xe, anh sử dụng cả đi bằng đường biển. Cuối cùng, Paul đặt chân tới điểm B – làng Bee sau 3 tháng. Và thị trưởng thành phố Omaha, bang Nebraska, đã gọi đó là ngày A tới B. Đó cũng là thời điểm làng Bee trở nên bùng nổ, thu hút sự chú ý từ giới truyền thông và chào đón vị khách sau 3 tháng hành trình ròng rã.
Bên cạnh làng Å ở Na Uy, trên thế giới vẫn tồn tại một số địa điểm có tên gọi chỉ là một chữ cái, bao gồm dòng sông E của Scotland, thị xã Y ở miền bắc nước Pháp, khu đô thị U ở Micronesia, Mỹ….
Để xóa đói giảm nghèo ở Abuluoha - nơi có dân số 253 người và cách quận hạt Butuo 60 km - Sở Giao thông vận tải tỉnh Tứ Xuyên đang xây dựng một con đường mới.
">Ngôi làng có tên ngắn nhất hành tinh, chỉ gồm 1 ký tự
Gần Tết, chồng thú nhận mất 2 tỷ vào tay người tình 47 tuổi. |
Hơn 4 năm trước, xã tôi có đợt tuyển lao động đi nước ngoài. Chồng tôi động viên vợ, đi dăm năm để kiếm chút vốn. Sau này hai vợ chồng mở cửa hàng tạp hóa hoặc buôn bán vật liệu. Tôi thấy chí lý nên đã làm thủ tục, vay mượn tiền bạc rồi đi xuất khẩu lao động.
Bên xứ người, tôi làm osin, vừa chăm cụ già, vừa chăm 2 cháu nhỏ cho một cặp vợ chồng Hàn Quốc.
Công việc vô cùng vất vả nhưng được trả lương tốt nên tôi cố bám trụ, tích cóp từng đồng gửi về cho chồng. Hơn 1 tháng trước, tôi đã ngỏ ý xin về Việt Nam dịp Tết.
Nhà chủ không đồng ý nhưng khi biết, năm nay nhà tôi làm thượng thọ 90 tuổi cho ông bà nội, họ đã đồng ý, cho tôi về từ tuần trước. Trên đường về nước, tôi thấp thỏm, hồi hộp, đầu óc cứ nghĩ đến những niềm vui sắp tới. Thế nhưng, mọi thứ đã tan tành theo mây khói.
Đêm đầu tiên ở bên nhau sau 4 năm xa cách, chồng tôi uống rượu, khóc mếu rồi thú nhận, toàn bộ số tiền tôi gửi về (gần 2 tỷ) đã mất trắng.
Anh nói, anh cho người ta vay lãi, giờ nhà đó đã bỏ trốn, 1 tháng rồi không ai tìm được. Nay gặp tôi, anh chỉ muốn chết vì tiếc của và thương tôi.
Tôi rụng rời chân tay. Họng cứng lại không nói nên lời. Hôm sau, thay vì đi chào hỏi người thân, họ hàng, tôi tìm đến nhà người đàn bà đã vay tiền của chồng tôi.
Đó là căn nhà 3 tầng khang trang nhưng đã cửa đóng then cài. Trên cánh cửa, nhiều tờ giấy với nội dung đòi nợ và dọa nạt được dán kín.
Một người phụ nữ ở cạnh đó nói với tôi: 'Chủ nhân của căn nhà đã trốn cách đây 2 tháng, rất nhiều người đến tìm nhưng không ai gặp và lấy lại được tiền'.
Bà ta cũng nói, chủ nhà là phụ nữ góa chồng, năm nay 47 tuổi, người đẹp, nói chuyện khéo léo. Vì thế, có rất nhiều ông đến đây bồ bịch, rồi cho cô ta vay tiền lấy lãi, giờ méo mặt cả loạt.
Tôi nghe câu chuyện, cảm giác như chết đi sống lại một lần nữa. Về nhà, tôi hỏi chồng chuyện cặp kè.
Anh chối bay biến. Nhưng sau đó, anh thú nhận chỉ quan hệ kiểu qua đường vì biết cô ta chung đụng với không ít đàn ông.
Anh còn nói, đàn ông xa vợ thì ai cũng như vậy nên tôi đừng quá nâng cao vấn đề. Bây giờ việc cần làm là tìm được cô ta để đòi tiền, chứ không phải dằn vặt nhau chuyện ngoại tình.
Tôi đau lòng quá. Tôi không biết phải làm thế nào lúc này. Mong mọi người tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.
Các chủ nợ ngày nào cũng đến nhà, yêu cầu tôi phải trả nợ thay vợ, nếu không họ sẽ phá đồ, gọi giang hồ đến xử tôi.
">Tâm sự, chồng thú nhận mất 2 tỷ vào tay người tình 47 tuổi dịp gần Tết
Siêu máy tính dự đoán Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4
Anh Triệu Chằn Sửu - cán bộ văn hóa xã Công Sơn chia sẻ: ‘Tôi cũng là người Dao Lù Gang. Cuộc sống hiện đại, đám cưới của bà con dân tộc Dao đã có nhiều nét đổi mới như: Cô dâu chú rể chụp ảnh cưới, thủ tục bớt rườm rà hơn nhưng nhìn chung, những nghi thức quan trọng vẫn được bảo tồn và phát huy’.
Người Dao ở Lạng Sơn vẫn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo trong đời sống của mình. |
Thách cưới và quan niệm gả - bán xưa
Theo anh Sửu, thời xưa, người Dao Lù Gang quan niệm ‘cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy’. Tuy nhiên, ngày nay các nam thanh, nữ tú được quyền tự do tìm hiểu. Khi tình cảm chín muồi, họ đặt vấn đề với hai bên gia đình về việc cưới xin.
Nhà trai sẽ cử đại diện sang nhà gái thưa chuyện, xin tên tuổi, ngày sinh của cô dâu nhờ thầy xem. Lần thứ 2 gặp mặt, hai bên chính thức bàn bạc về đám cưới, lễ vật.
‘Xưa kia, người Dao có tư tưởng gả - bán con gái nên nhà cô dâu thường thách cưới cao. Ngoài 100 đồng bạc trắng, nhà trai phải có vài tạ thịt lợn, gà trống mái, 100 lít rượu, quần áo, trang sức cho cô dâu….
Sau này tư tưởng thay đổi, việc thách cưới chỉ còn là hình thức, tùy thuộc vào gia cảnh hai bên.
Lễ vật chỉ cần 6 đồng bạc trắng hoặc thay bằng vòng cổ, vòng tay, tiền mặt… Với trang phục cưới của cô dâu, nhà trai có thể đưa tiền để nhà gái tự chuẩn bị. Gia đình nào tiết kiệm, cô dâu còn dùng lại đồ cưới của mẹ chồng', anh Sửu cho biết.
Bên cạnh lễ vật, nhà gái cũng thông báo cho nhà trai số người trong đoàn đưa cô dâu về nhà chồng, để nhà trai bố trí chỗ ăn nghỉ, thuê xe trong trường hợp nhà gái ở xa. Đồng thời, nhà trai có trách nhiệm chuẩn bị thịt lợn, gà, xôi biếu người lớn tuổi, họ hàng cô dâu hôm cưới.
Sau khi thống nhất được lễ vật, nhà trai mời thầy xem ngày lành, tháng tốt tổ chức cưới cho đôi trẻ.
Chú rể quỳ lạy hàng trăm lần, cô dâu thay áo giữa đường
Vị cán bộ văn hóa xã chia sẻ thêm, ngày cưới, đồng bào dân tộc Dao Lù Gang quan trọng nhất là giờ cô dâu ra khỏi nhà mình và bước vào nhà chồng.
Cô dâu khởi hành về nhà chồng vào giờ nào phụ thuộc vào thầy xem. Nhiều trường hợp, cô dâu phải rời nhà từ lúc 1 - 2 giờ sáng và vào nhà chú rể lúc trời còn tờ mờ sương.
Trang phục truyền thống của bà con dân tộc Dao Lù Gang. |
‘Thông thường, các cô dâu Lù Gang về nhà chồng vào lúc sáng sớm. Ngoài của hồi môn, cô dâu Dao Lù Gang chuẩn bị 2 bộ trang phục. Một bộ lúc rời nhà bố mẹ đẻ và một bộ thay trước khi bước vào nhà trai.
Trang phục của cô dâu gồm khăn che mặt, áo dài nhiều lớp, 4 thắt lưng. Tất cả thêu chỉ màu rực rỡ, cầu kỳ.
Trước khi vào cổng nhà trai, đoàn nhà gái dừng lại dọc đường, các phù dâu phụ giúp thay đồ mới cho cô dâu. Lúc này, cô dâu đeo thêm vòng cổ, vòng tay, trang sức bằng bạc.
Mỗi bộ trang phục của cô dâu Lù Gang trung bình có từ 3 đến 10 lớp. Gia đình có điều kiện, trang phục cô dâu được may nhiều lớp hơn.
Theo tục lệ tổ tiên, chú rể Lù Gang không đi đón dâu mà ở nhà chuẩn bị các nghi thức cúng’, anh Sửu nói.
Đến giờ đẹp, đoàn đưa dâu đến trước cổng nhà trai, cô dâu được 2 phù dâu che ô. Một đại diện nhà trai mang chiếc mũ, che kín mặt cho cô dâu đội. Mọi hoạt động của cô dâu lúc này phụ thuộc vào phù dâu bên cạnh.
Trước cửa nhà trai lúc này đặt một bát nước và con dao, thầy cúng sẽ đọc bài khấn xua đuổi tà khí đã đi theo cô dâu trên đường và xin với tổ tiên cho cô chính thức làm dâu trong gia đình. Sau bài khấn của thầy cúng, cô dâu phải bước qua bát nước đó.
‘Quan niệm của bà con người Dao, con dao này xoay mũi ra phía ngoài. Bát nước sau đó sẽ được đổ đi, còn con dao gắn lên cửa nhà. Như vậy, mọi điều tốt lành sẽ đến với cô dâu’, cán bộ văn hóa xã nói thêm.
Cũng theo tục lệ, cô dâu Dao Lù Gang không được bước vào cửa chính nhà chú rể mà đi cửa phụ. Bố mẹ chồng phải tránh mặt.
Họ hàng nhà trai đại diện, đứng hai bên, đón đoàn nhà gái cùng hai người thổi kèn, thổi giai điệu vui tươi, rộn rã bằng kèn Pí Lè cho đến khi mọi người vào hết trong nhà.
Kèn Pí Lè là một nhạc cụ truyền thống hay được người Dao sử dụng vào những dịp, như: lễ hội truyền thống, lễ cúng thần lúa, thần rừng, cưới hỏi, lễ Tết… Kèn Pí Lè có thể thổi được 72 giai điệu khác nhau, phù hợp với từng bối cảnh.
Khi cô dâu bước vào nhà, nghi thức quan trọng nhất của đám cưới sẽ diễn ra. Đó là lễ tơ hồng, công nhận cô dâu chính thức là con cái trong nhà.
Thầy cúng trải chiếc chiếu hoa mới, ngồi lên và đọc bài khấn nhận dâu. Sau đó, chú rể che kín mặt, được người nhà đưa ra, cùng cô dâu bước vào chiếu hoa thực hiện lễ vái. Nghi lễ gồm: Vái gia tiên, vái thầy cúng, vái bố mẹ, anh em họ hàng nhà trai và đoàn đưa dâu họ nhà gái.
Trước đây, theo phong tục, chú rể phải vái hơn 300 lần nhưng nay việc vái lạy chỉ mang tính hình thức. Chú rể chỉ cần vái 12 lần là đủ.
Chiếc chiếu hoa làm lễ được người trong họ, có đầy đủ con trai, con gái, khỏe mạnh, trải giường đêm tân hôn cho cô dâu và chú rể.
Cô dâu, chú rể rót rượu mời họ hàng hai bên. Đây là rượu gan lợn nướng. Gan lợn được nướng lên, cắt miếng nhỏ để vào từng chén, rồi rót rượu ngâm mật nướng vào.
Người Dao cho rằng, đôi trai gái yêu nhau và ưng ý nhau thì sẽ uống hết số rượu này. Đôi nào không ưng ý nhau mà bị ép lấy thì sẽ không uống hoặc uống một nửa.
Kết thúc nghi lễ tơ hồng, gia đình chú rể dọn cỗ cưới được chuẩn bị khá chu đáo và thịnh soạn để mời khách. Tiếp đó, thầy kèn thổi lên khúc nhạc mừng cô dâu mới cho đến hết đám cưới.
Vì một chức vụ của làng, hai gia tộc ở Hưng Yên đã mâu thuẫn thù hằn cho tới khi đám cưới của đôi trẻ diễn ra.
">Đám cưới Lạng Sơn, chú rể vái lạy hơn 300 lần, cô dâu thay áo giữa đường
Chương trình vận động hiến máu “Xuân hồng lần thứ 13 năm 2020” do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện thành phố Hà Nội và Hội Thanh niên Vận động hiến máu Hà Nội phối hợp tổ chức. Bên cạnh thông điệp “Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống”, chương trình còn truyền tải thông điệp “Phòng chống nCoV - Đừng quên đi hiến máu”.
Theo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, ngày 1/2, lượng máu dự trữ của Viện chỉ còn 6.700 đơn vị máu. Đến sáng 7/2, lượng máu dự trữ của Viện vẫn chỉ duy trì ở mức 5.000 đơn vị máu, nhóm A thiếu đáng báo động khi còn chưa đến 200 đơn vị. Khối hồng cầu, khối tiểu cầu là các chế phẩm bị thiếu hụt trầm trọng nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp máu cho 170 bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố trong khi nhu cầu máu mỗi ngày lên tới 1.500 đơn vị.
Nói về nguyên nhân khan hiếm máu điều trị ở nhiều địa phương trong nước sau Tết Nguyên đán, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết: kì nghỉ kéo dài, thời tiết khắc nghiệt, máu là chế phẩm sinh học tuy được dự trữ nhưng có hạn sử dụng rất ngắn, trong khi người bệnh vẫn cần truyền máu trong cả Tết. Đặc biệt, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona diễn biến phức tạp, kéo theo hệ lụy là tình trạng thiếu máu cho điều trị càng trầm trọng hơn.
Tại Hà Nội và một số địa phương, người dân ngại đến những chỗ đông người, các hoạt động tập trung đông người đều trì hoãn, kéo theo hoạt động hiến máu cũng bị ảnh hưởng. Nhiều trường đại học đã nghỉ học dài ngày trong khi sinh viên chiếm tới 50% lực lượng tham gia hiến máu…
Bởi vậy, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã phát đi thông tin kêu gọi hiến máu. Trước tình trạng này, hàng ngàn người dân đã không quản ngại thời tiết mưa rét tới các điểm hiến máu.
Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, những ngày đầu tuần tới nay đều có từ 400-500 người đến hiến máu, riêng ngày 11/2 có khoảng 800 người đến hiến máu. Đến sáng 11/2, lượng máu dự trữ của Viện đã có hơn 10.000 đơn vị máu, trong đó nhóm A có 1.200 đơn vị.
Doanh nghiệp tiên phong hưởng ứng Xuân Hồng 2020
Hưởng ứng chương trình của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Tổng công ty Viễn thông MobiFone là một trong những doanh nghiệp đầu tiên kêu gọi toàn thể CBCNV tham gia hiến máu tình nguyện.
Ban Thường vụ Đoàn Tổng công ty MobiFone phối hợp với Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương đã xây dựng kế hoạch tổ chức Ngày hội Hiến máu tình nguyện MobiFone năm 2020 và phát động Chiến dịch “MobiFone-Những giọt máu Hồng” lần thứ V và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ trong toàn công ty.
Sự kiện hiến máu tình nguyện được tổ chức ngày 11/02/2020 tại Hội trường tầng 2, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã thu hút hơn 135 cán bộ, công nhân viên MobiFone với 200 đơn vị máu được hiến tặng.
Nhiều CBCNV MobiFone có mặt từ sáng sớm ngày 11/2 ngày mở đầu cho chiến dịch Xuân Hồng 2020 và tích cực tham gia hiến máu. |
Ông Nguyễn Đình Chiến -Thành viên HĐTV Tổng công ty Viễn thông MobiFone cho biết: Hoạt động hiến máu nhân đạo đã trở thành nội dung thường niên, ý nghĩa của MobiFone vào mỗi dịp đầu Xuân, sau Tết Nguyên đán, khi tình trạng khan hiếm máu xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Qua chương trình này, MobiFone hy vọng sẽ góp phần lan tỏa rộng rãi ý nghĩa cao đẹp của việc tham gia hiến máu nhân đạo, đồng thời nêu rõ vai trò tiên phong của doanh nghiệp với các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội.
![]() |
Tại sự kiện, đại diện Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tình cảm, trách nhiệm của cán bộ, nhân viên MobiFone trong việc chung tay khắc phục tình trạng khan hiếm máu đang diễn ra hiện nay. Do nhu cầu sử dụng máu rất cao nên vẫn rất cần sự tiếp tục chung tay của các cơ quan, đơn vị và cộng đồng trong những ngày tiếp theo.
Từ ngày 11-22/2, người dân có thể tham gia hiến máu trong khung giờ 8-11h30 và 13h30-17 giờ tại 7 địa điểm: Điểm 1: Viện Huyết họcTruyền máu Trung ương (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy) từ 11-22/2. Điểm 2: Số 10, ngõ 122 Đường Láng, quận Đống Đa (từ 11-22/2). Điểm 3: 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm (từ 11-22/2). Điểm 4: 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân (từ 11-22/2). Điểm 5: Nhà Văn hóa Mộ Lao, 106 Trần Phú, quận Hà Đông (từ 17-20/2). Điểm 6: Nhà Văn hóa quận Hai Bà Trưng, 257 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng (từ 19-20/2). Điểm 7: Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, số 9 Phố Viên, quận Bắc Từ Liêm (từ 19-21/2). |
Ngọc Hân
">Mở đợt cao điểm vận động hiến máu Xuân hồng 2020
76 ngày là thời gian thi công các hạng mục xây dựng với 6,57 km đường dây trung thế, 20,285 km đường dây hạ thế, 10 trạm biến áp với tổng công suất 501 kVA, cấp điện cho 621 hộ dân thuộc các xã: Sín Thầu, Chung Chải, Mường Nhé, Mường Toong, Pá Mỳ huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, công trình đã về đích trước tiến độ 12 ngày so với kế hoạch.
Hành trình đưa điện đến từng hộ dân của Công ty Điện lực Điện Biên không đơn giản, bởi lẽ ở đây đồng bào sinh sống không tập trung, gần như mỗi hộ dân ở nửa quả đồi hoặc xa hơn, chưa kể đường đi đến các thôn bản là đường đất nhỏ. Nhìn những cột điện chót vót trên những đỉnh đồi với đường dây tỏa đi bên các sườn đồi núi cheo leo có thể cảm nhận được những gian truân và nỗ lực của cán bộ, công nhân ngành điện trong hành trình mang ánh sáng tới các bản vùng cao.
Công nhân Điện lực Mường Nhé thao tác đóng SI trạm biến áp |
Chỉ tay về phía đường dây trung thế, anh Tuấn, Công ty Mạnh Sang (đơn vị thi công) cho biết: “Người dân nơi đây sống không tập trung, nhà cách nhà rất xa, ngăn cách bởi đồi cao. Địa hình khó khăn lại chủ yếu là đường mòn nên để vận chuyển vật liệu xây dựng, cột điện… nhà thầu buộc phải mở đường. Có những đoạn đường mòn rộng không đến 1m, để xe chở cột điện đến khu vực thiết kế xây dựng Trạm biến áp, cột phải dùng máy xúc mở rộng. Trong quá trình thi công, dựng cột tất cả vật liệu cát, sỏi, đá, xi măng đều phải chở bằng xe máy thậm chí là đi bộ qua con đường người dân làm nương hoặc phát mới”.
Niềm vui đón điện về bản
Theo lịch trình, điểm phát điện đầu tiên trong ngày là bản Hua Sin 1 và Hua Sin2. Đối với người dân nơi đây, ước mong có điện lưới quốc gia bấy lâu nay đã trở thành hiện thực. Khi chưa có điện lưới, một số hộ dân phải tận dụng nước suối để lắp máy phát điện, nhưng điện yếu và chập chờn chỉ đủ thắp sáng một bóng điện trong nhà.
Không giấu nổi niềm vui, Trưởng bản Hua Sin 1 chia sẻ: “Hua Sin 1 có 46 hộ, 100% thuộc hộ nghèo. Việc không có điện dẫn đến thiếu hụt các dịch vụ thông tin là một trong những nguyên nhân dẫn đến cái nghèo. Bây giờ có điện lưới rồi, điện thoại không phải đem đi sạc nhờ, không cần dùng đèn dầu nữa có thể mua quạt, ti vi về dùng, được xem phim, xem các cách làm kinh tế hay trong cả nước… dần dần cuộc sống của người dân sẽ ổn định, hộ nghèo giảm, vươn lên phát triển kinh tế”.
![]() |
![]() |
Bà con dân bản vui mừng kéo đến xem đóng điện. |
Khi hoàn thành đóng điện tại Trạm biến áp Hua Sin 1&2 cũng là lúc mặt trời lặn, đoàn công tác tiếp tục di chuyển xuống nhà các hộ dân trong bản. Đây là dự án đưa điện về vùng cao, những nơi còn khó khăn nên người dân được Nhà nước hỗ trợ kéo dây về đến nhà, lắp bảng điện và một bóng điện. Nên nghe tin buổi tối sẽ có điện, người dân các thôn không ai rủ ai đều cố gắng đi làm nương về sớm để chứng kiến ‘thời khắc” bóng điện trong nhà mình bừng sáng, nhất là đám trẻ con, đứa nào cũng vui, phấn khởi và háo hức vì sắp được xem tivi.
Anh Hạng A Tà - bản Hua Sin 2 xúc động chia sẻ: “Cảm ơn Đảng với Nhà nước, bà con di cư từ năm 2008 đến nay, đã được cho tiền làm cái nhà, giờ lại có điện nữa nên rất vui mừng, chúc Đảng, Nhà nước và các cán bộ điện luôn vui vẻ, hạnh phúc. Có điện rồi bây giờ phải chịu khó làm ăn để mua tivi, mua thêm đồ điện về cho con cháu dùng nữa”.
![]() |
Vợ chồng anh Hạng A Tà - bản Hua Sin 2 vui mừng đón ánh điện vào nhà. |
![]() |
Công nhân Điện lực Mường Nhé hướng dân người dân cách sử dụng điện an toàn, tiết kiệm |
Là một trong những hộ mở cửa hàng bán tạp hóa nhỏ tại bản Hua Sin 1, bà Lan bộc bạch: “Có điện rồi gia đình đầu tư mua tủ lạnh bán thêm nhiều sản phẩm vừa tăng thu nhập, vừa để phục vụ nhu cầu của bà con vì lâu nay trẻ con trong thôn có muốn ăn kem cũng phải đợi chợ phiên xuống trung tâm xã mới được ăn. Điện lưới quốc gia tiện lắm, đi làm nương về nóng đã có quạt điện, dần dần mua thêm nồi cơm điện, ấm điện để đun nước”. Niềm vui như vỡ òa trên khuôn mặt từng người dân trong ngày đầu dòng điện về với thôn bản.
Quỳnh Hoa
">Gian nan đưa điện về bản vùng cao Mường Nhé
友情链接