
Một cặp đôi ở Trung Quốc đã thực hiện cuộc sống không rác thải khiến nhiều người ngưỡng mộ. Cái kết bất ngờ cho cặp đôi say sưa diễn 'cảnh nóng' ở Bờ Hồ
'Chân dài' bật khóc phát hiện sự thật về khách làng chơi
Cô gái đeo đầy vàng và hành vi xấu hổ ở nhà vệ sinh bến xe
 |
Cô gái Yu Yuan và bạn trai đã thực hiện cuộc sống không rác thải. |
Cô gái Yu Yuan (27 tuổi - sinh ra ở ngoại ô TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc). Hiện cô sống ở Bắc Kinh với bạn trai người Anh tên Joe.
Yu Yuan đã cùng bạn trai ngoại quốc của mình thực hiện lối sống không rác thải.
Theo đó, họ đã cố gắng giảm thiểu lượng rác thải, số rác trong 3 tháng của họ ít đến mức chỉ cần 2 chiếc lọ thủy tinh để đựng.
 |
Cặp đôi Yu Yuan - Joe. |
Được biết, cô đến Bắc Kinh từ năm 17 tuổi và bắt đầu cuộc sống tự lập trong căn hộ có diện tích 15m2.
Nguyên nhân khiến Yu Yuan thay đổi lối sống bắt nguồn từ 2 năm trước. Khi đó, cô tình cờ xem một đoạn video trên mạng về một gia đình người Mỹ có tên Bea Johnson.
 |
Gia đình người Mỹ đã thay đổi cuộc sống của Yu Yuan. |
Gia đình này mỗi năm chỉ thải ra 1 thùng rác nhỏ. Điều đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ của cô gái trẻ.
Cô nói: "Tôi nhìn lại bản thân và nhận ra bao năm qua mình đã lãng phí nhiều đến thế. Mua sắm không suy nghĩ".
Sau đó, vào dịp Tết năm 2016, cô về thăm gia đình. Khi trở lại Bắc Kinh, chủ nhà nơi cô thuê trọ bất ngờ thông báo đã bán nhà và yêu cầu Yu Yuan phải nhanh chóng dọn đi trong vòng 2 tuần.
Quá trình thu xếp đồ đạc, cô thấy dưới gầm giường, tủ, góc nhà... đang để những món đồ cô ít sử dụng hoặc không sử dụng đến nữa. Trong đó có nhiều bộ quần áo cô mua nhưng chưa mặc bao giờ.
"Tôi đã quyết định thay đổi cuộc sống của mình. Khi dọn đến nơi ở mới, rộng khoảng 60 m2, tôi chỉ mang theo những đồ vật cần thiết, bằng khoảng 1/10 đồ dùng ở căn hộ cũ", Yu Yuan nhớ lại.
 |
3 tháng cặp đôi chỉ thải lượng rác đựng vừa 2 chiếc lọ thủy tinh. |
Tháng 6/2017, cô quyết định nghỉ việc tại một công ty nước ngoài lương cao và bắt đầu thực hành cuộc sống tiết kiệm, không lãng phí, không rác thải.
"Tôi không mua quần áo, nước khoáng. Đặc biệt không sử dụng túi nhựa hay mua hàng qua mạng.
Ban đầu, tôi rất bức bối, khó quen với việc tái sử dụng mọi thứ. Dần dần, tôi nhận ra đó chỉ là một rào cản tâm lý nhỏ.
"Không rác thải" không có nghĩa là sống không tạo ra tí rác nào, mà là tránh việc dùng các bao, gói không cần thiết", cô gái 9x chia sẻ.
 |
Cô gái 9x khá thoải mái với cuộc sống "không lãng phí" của mình. |
Mọi đồ đạc trong nhà Yu Yuan đều là đồ cũ, đã qua sử dụng. "Chiếc ghế tựa màu đỏ được tôi lấy từ bãi rác.
Nó còn sạch và chắc chắn, không có dấu hiệu hư hại nào ngoài vết dầu nhỏ trên tấm vải. Lúc nhìn thấy chiếc ghế tôi đã quyết định đưa về nhà", Yu Yuan tâm sự.
Ngoài ra, cô còn sử dụng đôi giày da cô mua ở quê của bạn trai với giá 4 đô la. Trong nhà bếp, cô tái sử dụng nhiều chai, lọ để đựng gia vị và đồ nấu nướng.
 |
Yu Yuan dùng túi vải đi chợ thay cho túi nilon. |
Tháng 8 năm ngoái, cặp đôi đã đặt ra mục tiêu thử kiểm tra xem: Lượng rác 2 người thải ra trong 3 tháng là bao nhiêu để cuộc sống vẫn thoải mái?
Kết quả là trong thời gian đó họ chỉ thải ra lượng rác bằng 2 cái lọ nhỏ. Chúng bao gồm các mác trên chai thủy tinh, logo quần áo, tăm bông ngoáy tai, vỏ thuốc...
"Nhiều người nghĩ rằng điều đó là không thể. Thế nhưng thực tế, tôi nghĩ mình vẫn có thể giảm nhiều hơn nữa. Để làm được điều đó, chúng tôi đã quán triệt quy tắc sau:
- Không mua thức ăn hoặc các đồ có bao gói. Không sử dụng những sản phẩm chỉ dùng một lần (bát đũa, cốc chén, khẩu trang dùng một lần... ).
- Với thức ăn thừa, chúng tôi dùng một phương pháp ủ để biến thành phân bón tốt.
- Khi ra ngoài, cô mang theo cốc, dao không rỉ, bộ đồ ăn riêng và túi vải nhiều cỡ để đựng đồ. Mỗi lần đi siêu thị, cô dùng các túi vải để đựng đồ thay cho túi nilon.
 |
Y Yuan tự làm xà phòng. |
Các vật dụng chăm sóc cá nhân như bàn chải đánh răng, kem đánh răng, sữa tắm... cặp đôi đều tự làm lấy. Ngay cả băng vệ sinh Yu Yuan cũng không mua, mà dùng cốc nguyệt san có thể tái dùng trong 12 năm.
 |
Yu Yuan tự ủ phân bón trồng cây từ các thức ăn thừa. |
Yu Yuan cho biết thêm: "Cách làm phân bón không hề khó. Tôi tận dụng các thực phẩm thừa, ủ trong thùng sau đó trộn lẫn với đất và lá khô.
Hỗn hợp đó sẽ bị phân hủy thành đất màu mỡ sau khoảng 2 tháng. Phân bón này chúng tôi chia sẻ với hàng xóm của mình, để họ trồng hoa và cây cảnh".
Nhờ lối sống tiết kiệm mà Yu Yuan và bạn trai đã có cuộc sống thoải mái, chi phí sinh hoạt giảm đáng kể mặc dù thu nhập của họ không ổn định.
Tháng 1/2018, cô cùng Joe mở một cửa hàng nhỏ, nơi tất cả sản phẩm bán ra đều không có bao bì bằng nilon.
 |
Cặp đôi mở cửa hàng nhỏ bán đồ tái chế và các sản phẩm thân thiện với môi trường. |
"Chúng tôi bán 1 số sản phẩm thủ công, xà phòng hand-made, đồ tái chế như túi xách, ba lô làm từ túi đựng gạo đã qua sửu dụng, vỏ gối, quần áo cũ làm bằng vải cũ... Tôi sử dụng hộp bìa và loại băng dính có thể tự phân hủy để đóng gói cho khách", cô gái Trung Quốc kể.
Hành động của cặp đôi đã tác động tích cực đến mọi người. Bạn bè, người thân của họ lên tiếng ủng hộ và bắt đầu thực hiện lối sống thân thiện với môi trường, giảm các loại bao bì từ nhựa.
"Sức mạnh của một người là rất nhỏ, nhưng nếu bạn thực sự làm, nó sẽ tác động đến nhiều người xung quanh. Lợi ích của việc này sẽ đi xa hơn nữa", cô nói.

Chiếc áo thun trắng được ra đời như thế nào?
Trải qua 100 năm, chiếc áo thun trắng trở thành biểu tượng thời trang của thế giới.
" alt=""/>Cuộc sống không rác thải của cặp đôi trẻ khiến nhiều người ngưỡng mộ

Trước khi mọi thứ vỡ tan tành thế này, cuộc hôn nhân đó đã trôi nổi nơi nào? Họ đã làm gì để nuôi dưỡng cuộc hôn nhân đó, để gìn giữ cuộc hôn nhân đó?
 |
Cả ông Vũ và bà Thảo đều không muốn mất Trung Nguyên. |
Những đứa con vốn không phải là thứ neo giữ một cuộc hôn nhân đâu. Vì dù hai bạn có ly dị thì con cái vẫn là con cái của hai bạn. Nó là thứ không thể thay đổi. Tuyệt đối không!
Dù bố nó đối xử tệ với mẹ nó thì con cái vẫn không thể thay đổi được việc ông ấy vẫn là cụ thân sinh ra chúng. Hay dù một bà mẹ đẻ con ra rồi vứt con đi cho chồng nuôi thì bà ấy vẫn là mẹ đẻ.
Tuyệt đối không thể thay đổi. Nó hiển nhiên đến đau lòng vậy đấy! Nên việc có với nhau bao nhiêu đứa con chẳng phải là bảo chứng giúp giữ lại một cuộc hôn nhân đã mục ruỗng từ tận gốc.
Nghĩa tào khang hay số năm tháng người ta sống chung với nhau cũng vậy. Nó có giá trị hay không vốn chẳng phải số năm họ đã có mà lại là số năm họ muốn có tiếp với nhau cơ.
Thế nên người đầu gối tay ấp với nhau mấy chục năm mà không còn muốn sống tiếp cùng nhau ngày nào nữa thì thậm nguy rồi. Giữ lại làm gì cuộc hôn nhân đã chẳng còn ham hố ấy?
Cuộc đời vốn là hiện tại và tương lai, quá khứ chỉ là thứ vĩnh viễn nằm lại phía sau. Nuối tiếc hay cố giữ chỉ khiến ta đau đớn khôn xiết mà thôi!
Sáng nay, vợ tôi tag tôi vào một bài viết. Đại loại là mẫu số chung của một gia đình hạnh phúc là 'Mẹ được chiều chuộng quan tâm, Bố được tôn trọng, tự hào, Con được tiếp nhận, lắng nghe'. Đó vốn là điều vô cùng dễ hiểu, dễ thực hiện. Chỉ là nhiều người chồng quên câu “Happy wife- Happy Life”, Hoàng Anh Tú viết.
"Nhiều người vợ quên rằng đàn ông cần được tôn trọng mà hơi tí lại rẻ rúng chồng khi so sánh chồng mình với người khác, đòi hỏi chồng mình bằng sự tham lam muốn hơn phân những người phụ nữ khác, coi thường chồng nên chỉ thấy những điều tệ từ chồng, thấy những điều chồng mình không làm mà không thấy những điều chồng mình đã làm.
Và con cái, bao nhiêu đứa trẻ được sinh ra chỉ là bởi tự nhiên vậy, lấy chồng thì phải sinh con, tự nhiên vậy, con cái là để ràng buộc trói nghiến vợ mình, chồng mình. Là còn chưa kể có người giận chồng mà giận lẫy sang con, coi con như cái nợ mắc phải khi lấy một gã chồng chả ra gì. Con cái không phải huân chương của cha mẹ. Con cái lại càng không phải khoản đầu tư của cha mẹ để tuổi già có người nuôi mình.
Chuyện vợ chồng Thảo, Vũ vốn là chuyện riêng nhà họ nhưng sẽ thật hữu ích nếu chúng ta cùng nhìn lại chính cuộc hôn nhân của mình, về giá trị của nó trong cuộc đời mình. Chứ không phải dùng nó để lên án ông Vũ hay bà Thảo. Nghĩ về hôn nhân của mình thêm chút nữa hôm nay!”, nhà văn Hoàng Anh Tú bày tỏ.

Vì sao đàn ông vẫn ngoại tình dù có cuộc hôn nhân hạnh phúc?
Đàn ông thường đánh giá thấp cảm xúc của phụ nữ. Phụ nữ lại đánh giá thấp sự nông cạn của đàn ông.
" alt=""/>Điều đắt giá sau vụ ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng 'vua' cà phê Trung Nguyên