-"Đó là túi quà có mấy gói kẹo trái cây bốn mùa nhưng mùi vị thì không rõ trái cây gì nữa. Khi cắn vào thì cứng ngắc, muốn rụng răng. Ông Phạm Thái Sơn, Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM kể lại câu chuyện về món quà tết đầu tiên. Câu chuyện được VietNamNet ghi lại như sau.Cho tới bây giờ tôi vẫn chưa quên được món quà tết đầu tiên tôi được nhận từ cơ quan trong ngày đầu tiên đi nhận việc. Tôi vốn là sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin, ra trường ở cái thuở công việc còn cần người làm. Vì vậy ra trường không lâu, tôi đã xin được một số công việc lặt vặt tại một công ty siêu nhỏ về công nghệ thông tin.
Nhưng do cái nghiệp và một phần chịu ảnh hưởng từ gia đình khi mẹ là giáo viên, tôi vẫn tha thiết một ngày nào đó được đi dạy học. Trước tết năm 2003 khoảng một tháng rưỡi, tôi có cơ hội nộp đơn và thi tuyển làm giảng viên Trường CĐ Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (nay là Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm).
Sau khi trúng tuyển, ngày 25 tết, tôi được một cô ở phòng tổ chức hành chính gọi lên nhận việc để qua tết bắt đầu làm giảng viên thử việc. Nhìn bản hợp đồng làm giảng viên tập mà người cứ run hết lên. Cảm giác được làm giảng viên thấy thật hồi hộp.
Sau khi trao đổi công việc, một số quy định của cơ quan, tôi chuẩn bị ra về thì được cô gọi giật lại. Cô bảo trường có một túi quà tết tặng em. Nhìn túi quà cô đưa, nói là túi quà nhưng thực sự chỉ có mấy gói kẹo trái cây bốn mùa.
Tôi đã cầm túi kẹo đem về khoe với mẹ và tự hào nói rằng con theo nghiệp của mẹ. Đó là món quà tết đầu tiên tôi được cơ quan tặng dù trước đó có đi làm vài nơi.
Mãi sau này khi trở thành giảng viên chính thức của trường tôi mới biết đó là sản phẩm do xưởng thực hành của nhà trường làm.
Kẹo do sinh viên thực tập làm nên cứng ngắc, cắn muốn rụng răng. Nói là kẹo trái cây nhưng mùi vị của nó không rõ trái cây gì nữa mặc dù cái vỏ là kẹo xoài (mẹ tôi nói vậy).
Sau này điều kiện tốt hơn, tôi cũng ít ăn kẹo, nhưng giây phút được nhận món quà tết là những gói kẹo trái cây của ngày đi nhận việc thật khó tả. Đó cũng là ngày tôi được đi giày tây, mặc sơ mi đóng thùng.
Sáng nay đến trường, một anh đồng nghiệp than rằng sinh viên bây giờ mới ra trường đã thiếu lửa, các em không có nhiệt huyết làm việc như chúng tôi hồi trước. Cảm xúc ngày đầu tiên của mình lại ùa về. Đó là cảm giác mới mẻ, nôn nao, nó luôn nhắc nhở bản thân tôi phải đầy lửa và nhiệt huyết.
Bây giờ cuộc sống cũng đã khá hơn. Ngày tết cũng đầy đủ và bận rộn hơn với những món quà và những lời chúc tụng, mỗi năm trường đại học nơi tôi công tác cũng có những món quà giá trị cho giảng viên. Nhưng cảm giác ngọt ngào của những viên kẹo cứng ngắc, mùi vị khó phân biệt vẫn đọng lại trong tâm trí tôi.
Nó làm tôi nhớ đến một thời kỳ khó khăn nhưng đầy nhiệt huyết. Nhớ đến thầy hiệu trưởng Vũ Tế Xiển của trường cao đẳng ngày ấy, các đồng nghiệp khi còn nghèo khó. Còn cô giáo ở phòng tổ chức hành chính tặng quà là cô Mai Thị Tân, bây giờ đã nghỉ hưu...
Và rất may, bây giờ tôi vẫn là một giáo viên vẫn còn nhiệt huyết với công việc. Tôi chỉ mong rằng các thế hệ sinh viên ra trường hãy làm việc với tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ, với tất cả sáng tạo và vẫn giữ được những nếp truyền thống thực sự của ông cha.
" alt=""/>Giảng viên đại học: Quà tết đầu tiên là mấy gói kẹo cứng ngắc, cắn muốn rụng răng
Sự đóng khung nhằm đào tạo ra những lứa học sinh giống nhau, sự giống nhau khiến người ta yên tâm rằng có thể dễ dàng quản lý. Trẻ sợ nghĩ trong môi trường giáo dục đóng khung
Điểm giống nhau ở những đứa trẻ trong nền giáo dục như thế còn ở sự an toàn suy nghĩ đến mức không dám nghĩ, hoặc luôn nghĩ “như các bạn” hay là nghĩ ra điều mới, điều cần hỏi, điều muốn biết mà chọn lựa im lặng.
Cách vận hành của não bộ hình thành quá trình phát triển tư duy chính là một sự “trao đổi chất”, dưới dạng thức thắc mắc thông tin và xử lý dữ kiện, làm đầy bổ sung, phản biện gạch bỏ, phản đối bôi đen, gạn lọc xoá trắng...
Xã hội đòi hỏi thế hệ càng trẻ càng ngày càng phải giỏi, phải tài năng, phải toàn vẹn để tiếp tục xây dựng đất nước, nhưng lại tước đi quá sớm từ trong các hệ thống giáo dục theo cấp quyền được nghĩ khác, quyền có ý kiến riêng, quyền lên tiếng phản biện, quyền lắng nghe và đối thoại quan điểm, quyền được tôn trọng mỗi người là một cá thể riêng, có cá tính và suy nghĩ, cảm xúc không thể cứ giống như nhau được. Những đứa trẻ sẽ không thể thành công khi mà đến nghĩ cũng sợ nghĩ.
Nếu nhiều trường học vẫn còn đang giống như một cái hộp, đã đến lúc mở nắp hộp ra.
Hãy dạy một đứa trẻ như vun trồng một mầm cây
Dạy một đứa trẻ bởi vì yêu thương chúng, nghĩa là đầu tư cho một sự phát triển toàn diện từ trí tuệ, thể chất, tình cảm, khả năng giao tiếp xã hội, thói quen tốt, tư duy rõ ràng... Nhiều bậc phụ huynh muốn con “học giỏi” và nhiều giáo viên thì cần trò “điểm cao” nên họ chỉ tập trung chăm lo cho mục đích đó.
Từ đấy, một thế hệ được đào tạo ra học rất chăm, điểm rất cao nhưng “không biết gì mấy” ngoài sách vở, mà thi cử xong thì cũng quên hết. Không những thế, một loạt hội chứng sợ hãi dần hình thành, lười vận động nên sợ thể thao, sợ va chạm thử thách, sợ đám đông, sợ sự thay đổi của xã hội, sợ đi ra khỏi nhà, mơ hồ về nghề nghiệp tương lai, không thấu hiểu bản thân, không biết giao tiếp với các nhóm đối tượng khác nhau, thậm chí không rõ, không có bất cứ sở thích, đam mê cụ thể nào...
Nếu nuôi dạy một đứa trẻ như trồng cắt cây cảnh, thì cây cảnh có thể đẹp, nhưng chưa chắc đã khoẻ, và không chắc là vui.
Mọi sự phát triển bền vững nhất luôn là thuận theo trưởng thành tự nhiên, đã đến lúc có thể mong đợi và kỳ vọng ở trẻ, nhưng áp đặt khuôn mẫu không còn là một phương pháp giáo dục nên phổ biến nữa.
Giáo dục là một quá trình
Một người trao đi sự giáo dục cần nhất lòng kiên trì, và một người nhận hưởng sự giáo dục cũng cần nhất sự nhẫn nại. Bởi vì giáo dục là một hành trình dài, một sự thẩm thấu dần dần nhiều tầng nhiều lớp, tuyệt đối không phải sự nhồi nhét, “tẩy não” hay là nặng nề thành tích khen thưởng đến mức không trung thực.
Giáo dục đúng là một nền giáo dục khuyến khích phát triển những thực chất tích cực, không có giáo dục nhanh gọn, vội vàng, qua loa nào mà đáng để tự hào cả. Bất cứ sự phát triển nhân cách tư duy con người không thể nay bắt đầu mai hoàn thành được. Nếu ý thức được điểm số luôn là nhất thời và quá ít giá trị, nhiều người sẽ không theo đuổi nó đến kiệt sức như vậy nữa.
Cần mở ra một thế giới
Thế giới rộng lớn như đại dương, làm thế nào để sau khi bước ra một cánh cửa lớp, một cánh cổng trường học, những đứa trẻ có thể đã biết bơi, đã sẵn sàng ngụp lặn khám phá và tự tin bơi thật dài hơi?.
Trường học là một sự tập dượt, ngã để biết cách đứng lên, điểm thấp để biết lần khác nỗ lực, được khen ngợi thì trân trọng công sức đã cố gắng, kết nối với bạn bè bởi niềm vui, nhận được sự tôn trọng của thầy cô giáo để hồi đáp lòng biết ơn, hình thành thói quen tốt, tư duy tốt, nhân cách tốt, muốn trưởng thành để sống hữu ích vì nhận ra các giá trị về con người, xã hội.
Đó là một trường học mà đến trường sẽ là những hồi ức muốn nhớ. Giáo dục chưa tốt sẽ cản trở bước tiến, giáo dục tốt sẽ tạo ra động lực để đi xa. Thế nên, đầu tư cho giáo dục tốt chính là đầu tư có lãi cho tương lai.
Xem thêm về một nền giáo dục hiện đại: http://m.gatewayhanoi.com/
Thúy Ngà" alt=""/>Những lứa học sinh ‘cá hộp’