Mới đây, một người đàn ông đã chia sẻ với cộng đồng mạng câu chuyện của chính anh – người đã từng một lần trải qua sự đổ vỡ trong hôn nhân.
Câu chuyện đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, chúng ta hãy cùng đọc và suy ngẫm.
Nội dung câu chuyện như sau:
"Tôi và vợ cũ gặp nhau trong buổi họp lớp, cô ấy học cùng khoa nhưng không cùng lớp với tôi. Ngay buổi gặp đó, tôi đã bị thu hút bởi vẻ ngoài xinh đẹp và nụ cười tươi tắn của vợ mình. Sau khi xin được thông tin của cô ấy, chúng tôi bắt đầu trò chuyện với nhau.
Chúng tôi ở cùng thị trấn, tôi làm việc trong ngân hàng còn cô ấy làm nhân viên văn phòng ở một công ty nhỏ. Theo đuổi được một thời gian, cô ấy đồng ý làm bạn gái tôi.
Sau đó chúng tôi thường cùng nhau đi dạo, xem phim, vì thị trấn khá nhỏ nên hay gặp người quen, mọi người đều nói tôi rất may mắn mới có được người yêu như cô ấy.
Mẹ tôi cho rằng vợ tôi rất xinh đẹp, nhưng công việc của cô ấy lại quá bình thường. Bà nói con trai nên tìm một người làm công chức nhà nước thì sẽ tốt hơn.
Tôi không đồng ý nên đã nói rằng chúng tôi là bạn học nên hiểu rất rõ về nhau, tôi mới gặp đã thích cô ấy, sau này chỉ cần hai người cùng nhau cố gắng là được.
Vì chuyện này mà tôi và bố mẹ đã mâu thuẫn trong nhiều tháng, cuối cùng ông bà cũng đành chấp thuận cho chúng tôi tổ chức lễ cưới.
Bố mẹ tôi chuẩn bị gần 300 triệu đồng tiền sính lễ, còn mẹ vợ thì mua tặng cô con gái duy nhất của bà một chiếc ô tô làm của hồi môn. Trong lễ cưới, mọi người đều khen ngợi bà hào phóng.
Sau khi kết hôn, mẹ tôi vẫn xem thường con dâu. Ban đầu bà đã nói rằng sẽ ở riêng nhưng sau đó lại muốn dọn đến ở cùng, như vậy sẽ tiện chăm sóc cho tôi. Tuy vợ tôi không đồng ý nhưng vẫn thể hiện thái độ tôn trọng với mẹ chồng.
Những ngày tháng sau đó, mẹ tôi luôn chê con dâu dọn nhà không gọn gàng, rửa bát không sạch sẽ, đi làm thì luôn về muộn, tiêu xài hoang phí, dù đã có nhiều quần áo nhưng vẫn thường xuyên mua, khiến gia đình tán gia bại sản.
Sau đó, bà dứt khoát lấy thẻ lương của tôi, nói như vậy sẽ giúp con trai tiết kiệm được tiền. Vì chuyện này mà mẹ và vợ tôi đã cãi nhau rất lâu, nhưng dù mâu thuẫn như thế nào thì bà cũng không rời đi.
Khi vợ tôi mang bầu, cô ấy ngủ nhiều và luôn mệt mỏi. Mẹ tôi lấy cớ phải luôn rèn luyện nên để con dâu làm việc nhà nhiều hơn. Khi tôi nói giúp cho vợ thì bà lại nói con trai có vợ mà quên đi mẹ mình.
![]() |
Ảnh minh họa |
BIẾN CỐ TRONG HÔN NHÂN
Hai người phụ nữ trong gia đình vẫn luôn mâu thuẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt, vì thế mà tôi không muốn về nhà. Sau khi tan làm, tôi đều ra ngoài chơi cùng bạn bè rồi quen biết một cô gái tên Phương.
Cô ấy quyến rũ hơn vợ tôi, thường chủ động hẹn hò đi chơi. Ở cùng cô ấy, tôi thấy mình như trẻ hơn chục tuổi. Rồi dần dần, tôi càng ít về nhà.
Một lần, vợ hỏi có phải tôi đã có người khác không. Lúc này mẹ tôi lại thêm mắm thêm muối nói với con dâu rằng: "Con trai tôi giỏi giang, kiếm người ở đâu chẳng được."
Khi con gái được ba tuổi thì chúng tôi ly hôn, vợ cũ mang theo con gái đi cùng. Mẹ tôi giục con trai nhanh chóng tái hôn nhưng khi tôi ly hôn, người tình cũng rời bỏ tôi, còn nói tôi quá bạc tình.
Sau khi ly hôn, tôi vẫn chu cấp hàng tháng cho con gái. Vợ cũ đưa con đến nơi khác sinh sống nên tôi cũng không gặp được hai mẹ con. Sau này khi bình tâm suy nghĩ lại, tôi mới nhận ra vợ cũ vẫn là người tốt nhất, cuộc hôn nhân của chúng tôi đã bị mẹ tôi gián tiếp hủy hoại.
3 năm sau khi ly hôn, một lần tôi đến bệnh viện khám bệnh và vô tình gặp lại vợ cũ. Cô ấy đang cùng con gái đợi khám bệnh.
Tôi thoáng chút xúc động nên lập tức chạy tới, con gái nhìn thấy tôi thì có chút sợ hãi, tôi vội vàng nói: "Con gái, là bố đây mà, bố đến đón con về nhà."
Vợ cũ không buồn nhìn tôi, còn con gái thì nói rằng mẹ luôn nhớ đến bố, tại sao bố lại không cần đến con?
Câu nói của con gái khiến tôi buồn rơi nước mắt. Tôi quỳ gối xin vợ cũ tha thứ và muốn được quay lại với cô ấy, nói rằng con gái chúng tôi cần một gia đình trọn vẹn.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên lúc đó, cô ấy chỉ nói một câu rằng: "Hãy quay về nhà hỏi mẹ anh xem bà có đồng ý không" rồi ngay lập tức rời đi.
Trong lời nói của vợ, tôi biết cô ấy vẫn còn rất giận tôi và mẹ. Nhưng trong câu nói đó, dường như tôi đang được trao một cơ hội cuối cùng.
Tôi đã quyết tâm xây dựng lại mối quan hệ tốt đẹp mà tôi đã vô tâm đánh mất với vợ mình dù mẹ tôi có phản đối thế nào đi nữa. Tôi cũng sẽ thuyết phục vợ cũ để cô ấy có thể tin tưởng và yên tâm quay lại với tôi.
Theo các bạn, tôi làm vậy có đúng?"
Theo Gia đình & Xã hội
Tôi tự hỏi còn cơ hội nào cho mình không khi anh vừa chia tay bạn gái. Mỗi lần anh đến chỗ tôi để đón các con, tôi đều cố ăn mặc thật đẹp đưa con ra gặp anh, anh sẽ hỏi tôi "em chuẩn bị đi đâu à?".
" alt=""/>Gặp lại vợ cũ sau 3 năm ly hôn, người đàn ông bật khóc, quỳ xuống xin tha thứCòn bạn lựa chọn cách nào? Hãy cùng xem một vài biện pháp để hóa giải mâu thuẫn dưới đây của chuyên gia tâm lý Tuệ An nhé:
1. Nếu chưa tìm được tiếng nói chung thì hãy chủ động im lặng
Mỗi lần tranh cãi, đừng vội thất vọng. Bởi sau mỗi cuộc xung đột, chắc chắn cái tôi của cả hai sẽ đang còn rất lớn, đặc biệt là tất cả những gì vừa mới xả vào mặt nhau vẫn còn đọng lại trong tâm trí.
Những tổn thương vẫn hiện hữu chưa lành nên vào những giờ phút như vậy tốt nhất hãy tạm cho nhau một khoảng thời gian ngắn để ổn định lại tinh thần và nhìn nhận lại sự việc một cách thấu đáo.
Khi cảm thấy đã ổn, cơn giận đã qua hãy nhớ tìm lại nhau để nói lời yêu thương bạn nhé!
![]() |
2. Dù tức giận đến mấy cũng không được đe dọa bằng ly hôn
Hai người quen nhau, yêu nhau, đến với nhau thành một gia đình không hề dễ dàng, nên đừng bao giờ vì những mâu thuẫn, tranh cãi mà nói ra hai chữ "ly hôn". Vì trong lúc ta kích động, khó tránh sẽ đưa ra sự lựa chọn sai lầm khiến bản thân hối hận cả đời.
"Ly hôn" là từ nhạy cảm nhất, rất nguy hiểm khi bất cẩn nói ra những chữ này, sẽ rất dễ phá vỡ mối dây liên kết tình cảm giữa vợ chồng.
3. Không lợi dụng những điểm yếu của nhau để công kích đối phương
Đặc điểm phổ biến của các cặp vợ chồng ở Việt Nam là rất thích lôi những ngôn từ nhạy cảm hoặc gia đình ông, bà, bố, mẹ... của hai bên ra để nói nhau trong những lúc mất bình tĩnh.
Đây là điều không nên mà các cặp đôi nên lưu ý tránh xa. Vì điều này sẽ làm tổn thương nhau và không hề có sự tôn trọng nhau. Thay vào đó hãy thật bình tĩnh để lắng nghe và chia sẻ thẳng thắng với nhau.
4. Học cách nói lời xin lỗi
Tranh cãi dường như xảy ra trong bất kỳ mối quan hệ nào. Sau mỗi cuộc xung đột đó, hãy dẹp bỏ thể diện, lòng tự cao của mình sang một bên để nói lời xin lỗi người mình yêu thương vì gia đình nhỏ của bạn quan trọng hơn những thứ ấy rất nhiều.
Muốn giữ gìn hôn nhân yên ấm, cần nhớ những thời điểm phải nói lời xin lỗi, để người bạn đời của mình thông cảm, thấu hiểu cho những sai lầm của mình. Lời xin lỗi chân thành có thể nói thông qua tin nhắn điện thoại, ghi vào giấy, nhờ con cái chuyển lời hộ… Học cách xin lỗi vợ/chồng sẽ khiến tình cảm gia đình thêm hạnh phúc.
Theo Giáo dục & Thời đại
Quá nghe lời chồng, phục tùng chồng một cách vô điều kiện, không dám đòi hỏi tiền bạc, vật chất là những việc nhiều phụ nữ đang làm. Nhưng điều này chỉ khiến họ trở nên đáng thương, ít được chồng trân trọng.
" alt=""/>4 cách đơn giản giúp vợ chồng làm lành sau 'chiến tranh lạnh'![]() |
Trước đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, Toyota Việt Nam ủng hộ 10 tỷ đồng cho Quỹ vắc xin phòng Covid-19; đóng góp thông qua Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 tỷ đồng; hỗ trợ công tác phòng chống dịch và ủng hộ tỉnh Vĩnh Phúc các trang thiết bị y tế (bao gồm máy xét nghiệm nhanh Covid-19 RT-PCR, máy đo thân nhiệt, dung dịch sát khuẩn…) với tổng giá trị 2,67 tỷ đồng.
![]() |
Phó Tổng Giám đốc Công ty ô tô Toyota Việt Nam trao số tiền 10 tỷ đồng ủng hộ cho Quỹ vắc xin phòng Covid-19. |
Trong suốt hơn 25 năm hoạt động tại Việt Nam, với phương châm “trở thành công dân tốt trong cộng đồng sở tại”, Toyota Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các hoạt động đóng góp cho cộng đồng trên nhiều lĩnh vực, góp phần lan toả thông điệp phát triển bền vững gắn với trách nhiệm xã hội, vì sự phát triển của đất nước.
Tại Toyota Việt Nam, ngay sau khi Bộ Y tế công bố tình trạng dịch bệnh trên toàn quốc, công ty đã chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết tại các địa điểm làm việc của công ty; Thông báo đến đại lý và nhà cung cấp các biện pháp phòng chống dịch, nâng cao ý thức cộng đồng, thường xuyên cập nhật tình hình thực hiện để đảm bảo an toàn và tránh dịch lây lan. Đặc biệt, công ty nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định và hướng dẫn về phòng chống dịch bệnh của Chính phủ, Bộ Y tế và các ban ngành liên quan.
Đồng thời, hệ thống đại lý Toyota trên toàn quốc thực hiện các chương trình đảm bảo an toàn cho khách hàng và nhân viên đại lý trong mùa dịch Covid-19 cũng như đẩy mạnh hoạt động trực tuyến (online), giao xe tại nơi khách hàng yêu cầu, cứu hộ, sửa chữa khẩn…
Toyota Việt Nam cam kết tham gia tích cực vào các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 cũng như các hoạt động xã hội khác, đồng hành cùng đất nước và người dân Việt Nam.
Minh Ngọc
" alt=""/>Toyota Việt Nam tặng Vĩnh Phúc thiết bị y tế 1,2 tỷ đồng