Giới CNTT tiếc thương cố GS.Phan Đình Diệu

作者:Giải trí 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-24 00:59:30 评论数:

Vào lúc 10h00 sáng qua,ớiCNTTtiếcthươngcốGSPhanĐìnhDiệgiải việt nam ngày 13/5/2018, GS.TS Phan Đình Diệu, sinh năm 1936 tại Hà Tĩnh, Viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển (nay là Viện CNTT) trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Hội Tin học Việt Nam, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia về CNTT (1993 - 1997) đã trút hơi thở cuối cùng tại Viện Quân đội 354, Hà Nội.

Trao đổi với ICTnews, các chuyên gia trong ngành đều khẳng định, cố GS.TS Phan Đình Diệu là người có công đầu trong việc đặt nền móng cho sự phát triển ngành CNTT nước nhà. Ông là người đã tạo lập nền tảng của ngành CNTT Việt Nam: đầu năm 1977 Viện Khoa học tính toán và điều khiển được thành lập, GS Phan Đình Diệu được phân công làm Viện trưởng; trong suốt từ năm 1977 đến năm 1985, trên cương vị Viện trưởng, GS Phan Đình Diệu đã dự thảo kế hoạch, dẫn dất Viện vượt qua nhiều khó khăn, xây dựng được một số hướng nghiên cứu chính về Tin học.

GS. Phan Đình Diệu cũng là người có công tham gia gây dựng cộng đồng CNTT Việt Nam. Năm 1988, ông đã tham gia vận động, thành lập Hội Tin học Việt Nam và được bầu làm Chủ tịch Hội tại Đại hội thành lập được tổ chức ngày 6/1/1989. Ông được tín nhiệm bầu vào cương vị Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam liên tiếp trong 2 nhiệm kỳ I, II (từ tháng 1/1989 đến tháng 3/1996).

Một đóng góp quan trọng của GS. Phan Đình Diệu đối với sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam, đó là ông đã tham gia xây dựng Chương trình Quốc gia về CNTT. Năm 1993, Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia về CNTT được thành lập, GS Phan Đình Diệu được giao trọng trách làm Phó trưởng ban thường trực của Ban chỉ đạo này. Ông cũng đã tích cực tham gia xây dựng Nghị quyết 49/CP của Chinh phủ về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90, được ban hành ngày 4/8/1993. Theo đánh giá của GS Viện sĩ Đặng Hữu, nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN, nhờ có Chương trình Quốc gia về CNTT và Nghị quyết 49/CP, nhận thức trong các cấp lãnh đạo có chuyển biến, các bộ ngành và địa phương bắt đầu ứng dụng CNTT vào công tác điều hành và tổ chức quản lý, CNTT nước ta đã có những phát triển bước đầu.

Là người có dịp làm việc cùng GS Phan Đình Diệu trong giai đoạn tham gia tổ chuyên gia của Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về CNTT, TS. Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục CNTT - Bộ GD&ĐT hồi tưởng lại: “Nhớ lại kỷ niệm những ngày cuối thập kỷ 80, đầu 1990. Dưới sự chỉ đạo của GS Đặng Hữu, Bộ trưởng Bộ KH&CN khi đó, anh Diệu là tổ trưởng tổ chuyên gia cùng các anh Phạm Thượng Cát, anh Trần Văn Đắc (Vụ trưởng Vụ Công nghiệp), anh Đỗ văn Lộc (thư ký) và tôi. Nhiệm vụ rất rõ ràng là bàn thảo chính sách để ra dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về phát triển CNTT đến năm 2000. Sau này Chính phủ ký Nghị quyết 49/CP là thế. Điều đáng nói là Nghị quyết 49/CP chỉ rõ nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT là nhiệm vụ ưu tiên và là quan trọng hàng đầu với việc thành lập 5 khoa CNTT trọng điểm. Sau này về Bộ GD&ĐT thành 7 khoa trọng điểm. Đến nay, tất cả các trường đại học, cao đẳng đều có khoa CNTT. Nghị quyết 49/CP cũng chỉ rõ: Chú trọng phát triển công nghệ mạng và Multimedia. Đến giờ vẫn đúng!”.

Theo ông Ngọc, ấn tượng của ông về GS Phan Đình Diệu là một người không tham quyền. Ông Ngọc kể: “Kỷ niệm đặc biệt với anh Diệu là một hôm tôi qua nhà anh chơi. Chuyện trò 1 lúc thì buột mồm tôi bảo: “Anh à. Anh là lên đến đỉnh cao của lập chính sách CNTT. Anh không phải tuýp người phù hợp với việc quản lý dự án với tiền nong. Vì vậy em nói thật là Anh nên nghỉ đi. Như thủ thành Yasin ấy. Giã từ sân cỏ lúc đỉnh cao nhất của cuộc đời. Nghe vậy mà cây cao bóng cả không tự ái tý nào và bảo để anh suy nghĩ. Một tuần sau, Anh bảo tôi: Anh nghe theo lời Ngọc. Anh đệ đơn xin Thủ tướng cho Anh nghỉ rồi. Một năm sau vô tình gặp Anh ở sân bay Đà Nẵng, Anh bảo Thủ tướng đồng ý cho Anh nghỉ rồi. Anh về ĐHQG Hà Nội đi dạy học”.

Chia sẻ với ICTnews, TS Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam, với cộng đồng CNTT nước nhà, GS Phan Đình Diệu là người anh cả, luôn hết lòng vì sự nghiệp CNTT và đào tạo nguồn lực CNTT. “Từ những ngày đầu hình thành ngành CNTT Việt Nam cho đến giai đoạn sau này, ông luôn nỗ lực góp sức đưa ngành phát triển lớn mạnh”, ông Long nhấn mạnh.

Trong câu chuyện về GS Phan Đình Diệu, ông Nguyễn Long cho hay, trong quá trình công tác của mình, thời gian xây dựng bước đầu của Viện khoa học tính toán và điều khiển (nay là Viện CNTT trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) là quãng thời gian để lại cho GS Phan Đình Diệu nhiều kỷ niệm hơn cả. Cũng chính vì thế, hồi năm 2008, dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Hội, mặc dù nhận lời viết bài về kỷ niệm với Hội Tin học song vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Tin học lại nhớ và chọn viết về những kỷ niệm ngày đầu xây dựng Viện Khoa học tính toán và điều khiển.

Được sự đồng ý của Hội Tin học Việt Nam, ICTnews xin được đăng tải lại bài viết của GS Phan Đình Diệu:

Những năm tháng khởi đầu của Viện Khoa học tính toán và điều khiển

Phan Đình Diệu

Lời mở đầu:Tôi vốn là một cán bộ giảng dạy và nghiên cứu Toán học. Vào những năm đầu thập niên 1960, do bị hấp dẫn bởi việc học máy tính, tôi đã xin được chuyển về Phòng Toán học tính toán, tức Phòng máy tính điện tử, và rồi gắn bó gần như suốt đời với ngành khoa học tính toán, tức ngành Tin học cho đến ngày nay. Tôi đã trải qua các công tác Trưởng phòng Toán học tính toán, Viện trưởng Viện khoa học tính toán và điều khiển, Chủ tịch Hội Tin học Việt nam, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo chương trình quốc gia về Công nghệ Thông tin, rồi từ năm 1997lại trở về với công tác dạy học tại Đại học quốc gia Hà nội. Qua những cương vị công tác đó, thời gian công tác xây dựng bước đầu của Viện khoa học tính toán và điều khiển mà tôi kể lại dưới đây là để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ nhất.

Vào những năm đầu thập niên 1970, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đang dần đi vào giai đoạn kết thúc, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhiều tập thể cán bộ khoa học kỹ thuật được nhận nhiệm vụ chuẩn bị cho các kế hoạch xây dựng và phát triển đất nước sau khi hoà bình được lập lại. Tôi nhớ là Thủ tướng đã dành sự quan tâm khá đặc biệt cho ngành Toán học và khoa học tính toán.

Sau khi Viện Toán học đã được thành lập vào năm 1971 do các giáo sư Lê Văn Thiêm và Hoàng Tuỵ chủ trì, ngành Toán học được chỉ thị tập trung nhiều hơn cho các ứng dụng thực tế, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý sản xuất và quản lý kinh tế. Và vào năm 1975, Chính phủ đã ra một Nghị quyết (số 173 CP năm 1975) về đẩy mạnh ứng dụng Toán học và kỹ thuật máy tính trong quản lý kinh tế, trong đó có một nội dung là chuẩn bị thành lập một Viện Toán kinh tế ở Uỷ ban Kế hoạch nhà nước.