Vụ Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết,ĐãtrìnhChínhphủcơchếthituyể24h.com.vn24 trước đó, Bộ đã có văn bản gửi Bộ Tài chính về cơ chế này. Cũng theo Vụ Viễn thông, sở dĩ phải trình Chính phủ để đề nghị cơ chế này vì dự kiến số tiền đặt cọc của doanh nghiệp khi trúng tuyển 3G sẽ rất lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp, nên cần có ý kiến từ Chính phủ về cơ chế này. Sở dĩ phải áp dụng cơ chế này bởi việc thi tuyển 3G chủ yếu dựa trên lời hứa của các doanh nghiệp, nên nếu không có cơ chế đặt cọc và cơ chế phạt sẽ rất dễ nảy sinh tình trạng doanh nghiệp hứa suông để lấy giấy phép 3G.
Dù kẻ gian đã tắt máy, tháo thẻ SIM, H. vẫn định vị được chiếc iPhone thông qua ứng dụng Find My. Ảnh minh họa: NVCC.
Tuy nhiên, bản thân tôi vẫn chủ quan cho rằng máy bị rơi trong xe do vẫn thấy chiếc điện thoại còn lại. Sau một hồi tìm kiếm, tôi quyết định mở chiếc MacBook mang theo, đăng nhập vào iCloud để xem định vị thông qua ứng dụng Find My.
Lúc này ứng dụng định vị chiếc iPhone 13 Pro đang di chuyển trên cầu Ông Lãnh (quận 4, TP.HCM). Tôi chắc chắn bản thân đã mất điện thoại.
Thay vì quyết định bỏ máy, tôi đã nhờ bạn lần theo định vị thông qua ứng dụng.
Kẻ gian tắt nguồn máy và có thể đã tháo SIM, nhưng với iPhone chạy iOS 14 trở lên, Apple đã cập nhật thêm tính năng Mạng Tìm (Find My network) kết hợp với tính năng Gửi vị trí sau cùng. Tính năng này sẽ lưu lại vị trí cuối cùng iPhone trước khi tắt máy và kết nối với những thiết bị iPhone khác (cùng chạy iOS 14) để tiếp tục cập nhật vị trí chính xác.
Chạy theo định vị tới gần cầu Ông Lãnh lúc 6h30, ứng dụng Find My cập nhật vị trí máy đang ở đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3, TP.HCM). Đi dọc con đường này, chúng tôi thấy những sạp hàng nhỏ bán nhiều món đồ như giày dép, túi xách, ví, kính mắt và những chiếc smartphone được bày sẵn trên bạt trải vệ đường.
Dù định vị được điện thoại đang ở trong khu vực này, nhưng tôi không biết vị trí chính xác do không thể phát âm thanh tìm kiếm khi máy đã bị tắt nguồn. Tôi có nhờ người bạn đi cùng ra hỏi những người bán hàng về chiếc iPhone 13 Pro màu xanh giống của mình. Đáp lại, những người bán hàng đều khá dè chừng và khẳng định không biết.
Bạn tôi sau đó đưa 500.000 đồng cho một người bán và dặn nếu tìm được máy hãy liên lạc lại. Chúng tôi quyết định ra quán cà phê ngồi đợi và tiếp tục theo dõi định vị.
Lúc này, chiếc iPhone của tôi bắt đầu chạy vòng quanh TP.HCM, máy được định vị ở một vài địa điểm trên địa bàn quận 5, quận 10.
Sau hơn 30 phút, thông qua ứng dụng Find My, tôi nhận thấy chiếc iPhone đã quay trở lại quận 3. Bạn tôi cũng nhận được điện thoại từ người bán lúc nãy báo đã tìm được máy.
Hét giá 6 triệu đồng
Quay trở lại quận 3 vào lúc 7h30, người nhận tiền lúc đầu báo với bạn tôi đã tìm được máy và cần ra quán cà phê gần đây để xác nhận lại. “Em chỉ là trung gian thôi, lát anh xem có đúng máy không nhé”, người bán hàng cho biết.
Khi cầm máy, đầu tiên bạn tôi bật nguồn, nhập mật khẩu và kiểm tra thông tin trong máy. Xác định đúng chủ máy, người này bắt đầu ra giá 6 triệu đồng nếu như muốn chuộc lại.
Mức giá chuộc được đưa ra cho chiếc iPhone 13 Pro là 5 triệu đồng. Ảnh: NVCC.
Mức giá này khá cao, nên bạn tôi yêu cầu hạ xuống 4 triệu đồng. Người này không đồng ý và yêu cầu thấp nhất là 5 triệu đồng để chuộc, và chỉ nhận tiền mặt, không nhận chuyển khoản để tránh bị truy thông tin thông qua tài khoản ngân hàng.
Khi nhận lại máy, toàn bộ cường lực, dán PPF và ốp đều đã bị vứt bỏ hết, chỉ còn lại thẻ SIM.
“Tụi nó cho em có 200.000 đồng mà em phải chạy sáng giờ. Anh cho em thêm ít”, người này nài nỉ thêm sau khi bạn tôi giao tiền và nhận máy. Bạn tôi quyết định cho người này thêm 500.000 đồng để cảm ơn.
Bạn tôi quay trở lại quán cà phê tôi ngồi đợi, đưa lại máy cho tôi kiểm tra. Máy không bị tác động vật lý, thông tin trong máy còn đủ. Toàn bộ thiệt hại bao gồm 5 triệu tiền chuộc máy, 1 triệu đồng cho trung gian, cùng tiền dán kính, ốp điện thoại và làm lại thẻ thang máy đã mất cùng ốp.
Trong cuộc hành trình ngắn ngủi này, tôi đã không nghĩ mình có thể tìm lại được máy. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được chứng kiến sự liên kết chặt chẽ trong nhóm trộm cắp và tiêu thụ sản phẩm tại TP.HCM.
(Theo Zing)
" alt="Chi 6 triệu đồng chuộc lại iPhone bị trộm ở TP.HCM"/>
Yoo Mo là người đầu tiên liên quan đến vụ sập tiền số LUNA bị chính quyền Hàn Quốc bắt giữ. Ảnh: Cointelegraph.
Theo Bloomberg, đại diện của công ty tiền số tuyên bố rằng lệnh bắt giữ của công tố viên là “không công bằng và không bảo vệ quyền lợi công dân theo đúng luật Hàn Quốc”.
Bên cạnh đó, công ty này cũng cho rằng cáo buộc nhà sáng lập Do Kwon vi phạm Đạo luật Thị trường Vốn là hoàn toàn vô lý và không có căn cứ. Hiện Văn phòng Công tố Tối cao, tòa án Seoul vẫn chưa có bất kỳ phản hồi nào về vấn đề này.
iPhone 14 Pro được chào đón ở thị trường Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg.
Trong khi đó, nhà phân tích Ming-Chi Kuo của TF Securities lại cho biết lượng đặt hàng trước iPhone 14 và 14 Plus sẽ bị cắt giảm.
Điều này đồng nghĩa với việc iPhone 14 Pro sẽ chiếm hơn 60-65% sản lượng dòng iPhone 14 trong nửa cuối năm 2022, tăng mạnh so với dự đoán 55-60% trước đó. Còn iPhone 14 Pro Max sẽ chiếm khoảng 30-35% lượng iPhone được sản xuất, chuyên gia cho biết.
Công ty phân tích thị trường Sandalwood Advisors còn lấy số liệu từ lượng đặt hàng iPhone mới trên sàn thương mại điện tử Tmall của Alibaba để chứng minh cho sự chênh lệch này.
Công ty cho biết so với iPhone 13 năm ngoái, sản lượng dòng iPhone 14 tiêu chuẩn đã giảm 71% chỉ 11 ngày sau khi ra mắt. Trong khi đó, dòng Pro/Pro Max lại tăng 38%. Ngoài ra, tổng lượng iPhone 14 bán ra cũng tăng 4% so với người tiền nhiệm.
“Nguyên nhân doanh số iPhone 14 thay đổi là vì Apple thay đổi chiến lược bán iPhone, thiếu hụt chuỗi cung ứng cùng với suy thoái kinh tế, làm nhu cầu mua thiết bị công nghệ sụt giảm”, nhà phân tích của Sandalwood Advisors cho biết.
iPhone 14 Pro được quan tâm
Theo SCMP, lượng smartphone bán ra tại thị trường Trung Quốc hồi tháng 7 đã giảm 31%, còn 19,1 triệu thiết bị do nhu cầu mua giảm và không có nhiều sản phẩm mới ra mắt. Không chỉ vậy, tổng doanh số điện thoại ở thị trường này trong 7 tháng đầu năm 2022 cũng chỉ đạt 153 triệu chiếc, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sandalwood Advisors còn cho biết tình trạng doanh số ảm đạm sẽ còn tiếp diễn trong tương lai vì lượng smartphone bán ra trên các sàn thương mại điện tử đã giảm mạnh trong suốt 3 tháng qua. Hồi tháng 6, con số này giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đến tháng 10 mức giảm đã tăng đến 10%.
Hàng dài người xếp hàng chờ mua iPhone 14 ở Thâm Quyến trong ngày đầu mở bán. Ảnh: SCMP.
Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số iPhone năm nay. Cụ thể, lượng phiên bản iPhone 14 tiêu chuẩn được bán ra trong ngày đầu tiên mở bán không cao. Thậm chí, giá chợ đen cũng bị giảm mạnh, thấp hơn giá bán chính thức.
Tuy nhiên, với dòng Pro, các thiết bị này còn được sang tay với mức giá cao hơn 2.000 CNY (280 USD) so với giá hãng. iPhone 14 Pro/Pro Max còn trở thành đề tài nóng hổi, được nhiều người dùng trên mạng xã hội Trung Quốc quan tâm.
Đa số đều phàn nàn về tình trạng iPhone giao trễ hẹn. Người dùng Wu Yin trên Weibo cho biết theo lịch hẹn, cô sẽ được nhận smartphone mới vào ngày 10/10 nhưng đã bị hoãn. Một người dùng khác có tên Xiaohua lại tỏ ra khó chịu vì phải mất đến 10 ngày để mua được chiếc iPhone 14 Pro Max màu tím bản 256 GB.
Theo SCMP, để nhận được iPhone 14 cao cấp nhất, người dùng thường phải đợi 6 tuần nếu đặt hàng online. Trong khi đó, họ cũng phải mất 4-5 tuần để được cầm chiếc iPhone 14 Pro trên tay.