Đồng Tháp cho học sinh học trực tiếp từ ngày 17/1
Ngày 11/1,ĐồngThápchohọcsinhhọctrựctiếptừngàthời tiết cuối tuần Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu ký văn bản chấp thuận chủ trương tổ chức dạy học trực tiếp theo đề nghị của Sở GD-ĐT.
Trước đó, Sở GD-ĐT Đồng Tháp đưa ra phương án, học sinh lớp 9 và 12 sẽ bắt đầu học trực tiếp vào ngày 17/1. Đối với các khối lớp còn lại, nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 sau Tết Nguyên đán ổn định sẽ bắt đầu học trực tiếp từ ngày 7/2.
Đến nay, phương án này của Sở GD-ĐT Đồng Tháp được UBND tỉnh chấp thuận.
![]() |
Đồng Tháp đồng ý cho học sinh lớp 9 và 12 học trực tiếp từ ngày thứ Hai, 17/1. Ảnh: Minh họa (Cổng thông tin Đồng Tháp). |
UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện; tổ chức Đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị đón học sinh, học viên học trực tiếp tại các trường.
UBND tỉnh Đồng Tháp lưu ý khi tổ chức dạy học trực tiếp phải bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên như: trước khi nhập học, khi vào lớp học, về nhà; trong mỗi công đoạn, dự báo các tình huống phát sinh, đồng thời có phương án xử lý đối với từng tình huống cụ thể. Đồng thời chỉ cho phép các trường tổ chức dạy học trực tiếp khi bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định.
Theo ghi nhận, số ca mắc Covid-19 tại Đồng Tháp trong vài tuần gần đây giảm rất sâu, tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng ngày càng cao.
Từ ngày 3 đến 9/1, Đồng Tháp ghi nhận 940 ca mắc Covid-19, ít hơn 2.671 ca so với 1 tuần trước đó (từ 27/12/2021 - 2/1/2022) với 3.611 ca.
Trước Đồng Tháp, một số tỉnh miền Tây cũng đã cho học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Tại An Giang, gần 1.800 học sinh lớp 9 và 12 thuộc tám trường ở huyện Châu Phú đã đến lớp từ 10/1, đạt tỷ lệ 89%.
Tỉnh Kiên Giangđề xuất cho học sinh lớp 12 trở lại trường từ 10/1. Ngoài ra, các khối từ lớp 7 đến 11 được đề xuất học trực tiếp ngay sau tết Nguyên Đán. Việc trở lại trường không thực hiện ở các địa phương có cấp độ dịch 3 và 4.
Tại Tiền Giang, học sinh lớp 9 và 12 trở lại trường từ 3/1. Bến Trecho học sinh lớp 9 và 12 trở lại trường từ 10/1. Học sinh lớp 12 tại huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giangcũng học trực tiếp từ ngày 10/1. Cần Thơcho học sinh tới trường từ ngày 17/1...
H.Thanh

Học sinh Cần Thơ có thể học trực tiếp từ 17/1
Dự kiến từ ngày 17/1, học sinh THCS, THPT ở TP Cần Thơ sẽ đến trường học trực tiếp một buổi/ngày...
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Soi kèo phạt góc Brighton vs Nottingham, 0h15 ngày 30/3
Trước thềm bầu cử, tài sản ông Trump "bốc hơi" 2,4 tỷ USD chỉ trong 3 ngày
Huỳnh Anh
(Dân trí) - Chỉ trong 3 ngày, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mất 2,4 tỷ USD vì giá cổ phiếu Trump Media bất ngờ lao dốc ngay trước thềm bầu cử.
Theo CNN, sau 5 tuần tăng "phi mã", cổ phiếu Trump Media & Technology (DJT) - công ty truyền thông của ông Donald Trump đang sụt giảm mạnh, mất 41% giá trị chỉ trong 3 ngày qua.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cổ phiếu công ty đã giảm thêm 14%, sau khi lao dốc 12% và 22% trong 2 phiên trước đó. Diễn biến này đánh dấu mức giảm mạnh nhất trong 3 ngày của cổ phiếu Trump Media kể từ khi công khai niêm yết vào tháng 3.
Việc này khiến vốn hóa của hãng hiện chỉ còn 6,1 tỷ USD. Giá trị số cổ phần của ông Trump trong công ty này cũng chỉ còn 3,5 tỷ USD, giảm 2,4 tỷ USD so với ngày 29/10.
Cổ phiếu Trump Media hiện đã trở thành thước đo phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư về kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trước khi lao dốc, cổ phiếu này đã tăng hơn 200% kể từ cuối tháng 9, đẩy vốn hóa công ty vượt mốc 10 tỷ USD, vượt cả mạng xã hội X của Elon Musk.
Diễn biến cổ phiếu Trump Media & Technology Group trong tháng qua (Ảnh: Google Finance).
Cổ phiếu Trump Media từng sụt giảm mạnh vào tháng 7 sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tạm dừng chiến dịch tranh cử, khiến giới đầu tư lo ngại ông Trump sẽ gặp nhiều thách thức khi đối đầu với bà Harris.
Theo ông Steve Sosnick, chiến lược gia tại công ty môi giới Interactive Brokers, các yếu tố cơ bản của công ty không hề liên quan đến việc giao dịch cổ phiếu. Hiện Trump Media vẫn chưa đưa ra lời giải thích nào về đợt lao dốc cổ phiếu này.
"Nếu ông Trump tái đắc cử, Trump Media sẽ có triển vọng đầy hứa hẹn khi Truth Social có thể trở thành kênh truyền thông quan trọng của tổng thống Mỹ", ông Sosnick cho biết.
Nhưng nếu ông Trump không chiến thắng, Trump Media có thể bị bán tháo. "Cổ phiếu này sẽ rơi tự do. Tôi không nghĩ giá trị của công ty sẽ còn đạt mức tỷ USD", ông Gene Munster, đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Deepwater Asset Management, nhấn mạnh với CNN.
Theo Reuters, CNN" alt="Trước thềm bầu cử, tài sản ông Trump "bốc hơi" 2,4 tỷ USD chỉ trong 3 ngày" />Quá hạn đăng ký, Temu có động thái "lạ" ở thị trường Việt Nam
Thanh Thương
(Dân trí) - Sau hơn 2 tháng xuất hiện tại Việt Nam, hiện website và ứng dụng Temu không còn hiển thị phiên bản tiếng Việt, không ít người dùng cho biết đơn hàng đặt từ đầu tháng 11 đến nay vẫn chưa được giao.
Ngày 4/12, một số người dùng phản ánh vài đơn hàng đã đặt từ tháng 11 trên trang thương mại điện tử Temu song họ vẫn chưa nhận được hàng.
Anh Đặng Thành (quận 9, TPHCM) nói anh đặt một đơn hàng trên Temu từ ngày 9/11 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sản phẩm. Trên ứng dụng, đơn hàng chỉ hiển thị trạng thái đang được vận chuyển và thông báo chậm trễ do bất khả kháng và các điều kiện khác.
Tương tự, anh Cao Nhân ở Hải Phòng kể đơn hàng của anh đặt từ ngày 18/11 đến nay vẫn chưa được giao. "Trước đó, tôi mua 4 đơn hàng trên sàn này vận chuyển rất nhanh, chỉ 4 ngày đã nhận được, nhưng 6 đơn đặt sau giá trị 1 triệu đồng mỗi đơn từ ngày 18/11 thì mãi vẫn chưa nhận được", anh chia sẻ.
Không chỉ vậy, một số người dùng khác phản ánh tình trạng khi bấm vào link (đường dẫn) tiếp thị liên kết (affiliate marketing) đều được điều hướng sang ứng dụng Temu ở App Store hoặc Google Play trên thiết bị di động, không chuyển hướng sang sản phẩm để mua hàng như trước.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, ngày 4/12, website hay ứng dụng của Temu không còn hiển thị phiên bản tiếng Việt, chỉ còn phiên bản tiếng Anh, Pháp và Trung Quốc. Từ tháng 11, sàn này cũng không còn quảng cáo rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận người dùng Việt.
Website của Temu đã không còn hiển thị phiên bản tiếng Việt như trước (Ảnh: Chụp màn hình).
Dòng thông báo "Temu đang làm việc với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) để đăng ký việc cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam" vẫn hiển thị trên website và ứng dụng Temu mỗi khi người dùng truy cập nhưng đều bằng tiếng Anh.
Bên cạnh đó, Temu đã thay đổi trong chính sách hoa hồng của chương trình affiliate. Cụ thể, trước đây, hoa hồng 10-30% giá trị đơn hàng cộng thêm 150.000 đồng cho mỗi khách hàng mới thì hiện tại, Temu đã cập nhật mức hoa hồng chỉ còn 10% giá trị đơn hàng và 25.000 đồng cho mỗi khách hàng mới. Chính sách này đã khiến nhiều người dùng không còn hào hứng chia sẻ link như trước.
Phóng viên Dân tríđã liên hệ với đại diện sàn thương mại điện tử Temu để cập nhật thông tin hoạt động giao hàng về Việt Nam cũng như quyền lợi của người tiêu dùng đã đặt hàng nhưng chưa nhận được phản hồi.
Trước đó, từ đầu tháng 11, Temu đã thay đổi chính sách với thị trường Việt Nam, người dùng chỉ có thể chốt đơn với giá trị tối thiểu 887.000 đồng và không quá 1 triệu đồng. Thời điểm cuối tháng 9 - khi mới xuất hiện tại Việt Nam, nền tảng này không có điều kiện về giá trị đơn hàng. Chỉ yêu cầu mua tối thiểu 120.000 đồng để được nhận ưu đãi miễn phí giao hàng.
Động thái của Temu diễn ra trong bối cảnh cơ quan chức năng yêu cầu đại diện sàn Temu hoàn thiện các thủ tục pháp lý để được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Trước đó, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết sau tháng 11, Temu không hoàn thành đăng ký tại Việt Nam thì sẽ bị chặn ứng dụng, tên miền.
Thời điểm cuối tháng 11, đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho biết Temu vẫn đang làm việc với cơ quan này để được cấp phép tại Việt Nam.
Trước đó, tại cuộc làm việc với đại diện sàn thương mại điện tử Temu tại Việt Nam, ngày 27/11, ông Nguyễn Bắc Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết hiện Temu chưa được cấp phép nên chưa có cơ sở để giải quyết thủ tục hải quan.
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan khẳng định sau khi Bộ Công Thương cấp phép hoạt động đối với Temu, cơ quan hải quan sẽ thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua sàn thương mại điện tử bình đẳng như các nhà cung cấp, xuất nhập khẩu khác.
Tại buổi làm việc, đại diện Temu Việt Nam cho biết đơn vị đang trong quá trình làm việc với Bộ Công Thương để hoàn thiện hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam. "Bộ Công Thương đã có hướng dẫn thủ tục và bổ sung tài liệu cần thiết, Temu đã bổ sung hồ sơ và đang chờ phản hồi", đại diện Temu Việt Nam thông tin.
" alt="Quá hạn đăng ký, Temu có động thái "lạ" ở thị trường Việt Nam" />Thủ tướng: Giá điện phải phù hợp với chi trả của người dân
Phương Liên
(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Thông báo nêu rõ, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 dự kiến là 7% và để bảo đảm đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân, tăng trưởng điện phải đạt từ 12-13%. Theo báo cáo, dự kiến tổng công suất cần tăng thêm đáp ứng nhu cầu khoảng 2.297 MW.
Với kinh nghiệm điều hành trong năm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nhất định không để thiếu điện cho năm 2025, trong đó, đề nghị triển khai các giải pháp để bảo đảm bù đắp tổng công suất thiếu hụt.
Bộ Công Thương nghiên cứu thúc đẩy việc mua điện từ Lào, thống nhất cho cả giai đoạn 5 năm và điều chỉnh giá điện nhập khẩu phù hợp. Bên cạnh đó, cũng xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.
Thường trực Chính phủ dự báo tăng trưởng điện giai đoạn 2026-2030 dự báo khoảng 12-15% mỗi năm. Tại thông báo kết luận vừa ban hành, Thủ tướng nhắc lại yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục" (Ảnh: EVN).
Bộ Công Thương được giao nghiên cứu chuyển điện nền từ than sang khí, đa dạng hóa các nguồn năng lượng. Thủ tướng lưu ý phát triển năng lượng sạch như điện hạt nhân, mặt trời mái nhà, gió, rác. Việc này góp phần chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn.
Với điện khí, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan tính toán giá mua phù hợp, sát thị trường và tình hình của đất nước, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên, tạo động lực và hiệu quả đầu tư để nhà đầu tư có thể tham gia.
Lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục".
Ngành điện đẩy mạnh tiết kiệm chi phí, tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, tăng năng lực cạnh tranh, giảm chi phí... giá điện phải phù hợp nền kinh tế, có sự điều tiết của Nhà nước để ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngoài ra, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu triển khai nhanh, hoàn thành các dự án nguồn điện có quy mô công suất lớn ở miền Bắc. Các dự án được yêu cầu triển khai sớm, gồm nhà máy LNG Nghi Sơn - Thanh Hóa (1.500 MW), LNG Quỳnh Lập - Nghệ An (1.500 MW). Cùng đó, các dự án phải khởi công trong quý II/2025, hoàn thành vào 2027 gồm dự án LNG Quảng Ninh (1.500 MW), LNG Thái Bình (1.500 MW), thủy điện Hòa Bình mở rộng (480 MW), Quảng Trạch I (1.403 MW), Na Dương II (TKV-110MW)...
" alt="Thủ tướng: Giá điện phải phù hợp với chi trả của người dân" />
- ·Nhận định, soi kèo Drita Gjilan vs Gjilani, 20h00 ngày 27/3: Phá dớp
- ·Ông Trump mất bao nhiêu tiền từ khi bà Harris tranh cử?
- ·Lãi kép và bài học làm từ thiện hàng tỷ USD ở tuổi 94 của Warren Buffett
- ·Hà Nội FC nguy cơ mất Văn Quyết, Thành Chung ở vòng 4 V.League 2019
- ·Nhận định, soi kèo Everton Vina del Mar vs Universidad Chile, 06h30 ngày 28/3: Thời của khách
- ·Đức Chinh giải cứu SHB Đà Nẵng, HLV Huỳnh Đức nói gì?
- ·Em gái shark Hồng Anh muốn thoái sạch vốn tại TTC Land
- ·VNG đã nắm ZaloPay hồi tháng 5 và báo lỗ
- ·Nhận định, soi kèo Cherkasy vs Polissya Zhytomyr, 20h30 ngày 28/3: Nỗi lo xa nhà
- ·Chủ tịch nước đề xuất 3 định hướng hợp tác lớn cho APEC thời gian tới
8X người Mường bỏ nghề giáo về quê "hốt bạc" từ nuôi gà 9 cựa
(Dân trí) - Gác lại sự nghiệp "gõ đầu trẻ", chàng trai người dân tộc Mường - Nguyễn Văn Đức (Tân Sơn, Phú Thọ) quyết định về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà 9 cựa.
Những ngã rẽ đổi đời
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Tân Phú (Tân Sơn, Phú Thọ), anh Nguyễn Văn Đức (36 tuổi) luôn khát khao một ngày nào đó có thể quay về phát triển, làm giàu cho quê hương. Học hết phổ thông, chàng trai dân tộc Mường xuống Hà Nội học ngành sư phạm. Sau khi ra trường, anh về công tác tại một trường học ở Phú Thọ trong vòng 3 năm, đến năm 2018, anh quyết định xin nghỉ việc về nhà khởi nghiệp.
"Lúc đó, gia đình tôi gặp khó khăn về kinh tế nên tôi xin nghỉ việc để về nhà khởi nghiệp. Tôi nhận thấy, ở quê mình có giống gà 9 cựa quý hiếm, có giá trị cao mà không được nuôi bài bản dẫn đến việc bị pha tạp giống, nên tôi muốn đầu tư, nuôi thử giống gà này" - anh Đức nói.
Những con gà 9 cựa có mào đỏ tươi, màu lông bắt mắt.
Để có được giống gà quý, anh Đức phải lặn lội đi khắp các bản làng ở Phú Thọ thu mua gà. Hồi đó, anh mua khoảng 1.000 con gà các loại về sàng lọc, nhân giống nhưng chỉ ra được 100 con gà đạt chuẩn, đúng với tiêu chí đặt ra. Cụ thể, dòng gà chuẩn là lúc nở ra sẽ có 6 cựa, khi phát triển và trưởng thành sẽ có 8 cựa hoặc 9 cựa.
"Những ngày đầu khởi nghiệp gian nan lắm, tiền không có, tôi phải bán mấy quả đồi để lấy vốn mua gà. Nếu nhớ không nhầm, số tiền mà tôi bỏ ra mua giống khi đó là khoảng 200 triệu đồng" - anh Đức thông tin.
Anh Nguyễn Văn Đức cầm trên tay con gà 9 cựa.
Tuy nhiên, theo anh Đức, khó khăn về vốn chỉ là một phần, khó khăn nhất là việc chăm sóc gà. Do chưa có kiến thức, kinh nghiệm nên những ngày đầu chăm nuôi, anh Đức vất vả vô cùng, nhất là khi gà bị ốm, bị bệnh.
"Nhà tôi ở cách xa trung tâm nên mỗi lần đi mua thuốc về tiêm cho gà đều phải đi lại vất vả, thành ra chi phí nuôi, chăm sóc gà bị đội lên cao. Hồi mới nuôi, mỗi khi gà ốm, tôi còn không biết cách xử lý thế nào, nên cứ chạy vạy khắp nơi tìm hiểu. Mãi sau này, khi tôi dần quen và có kinh nghiệm thì mới đỡ vất vả" - anh tâm sự.
Theo anh Đức, thời gian đầu làm bạn với gà, anh gần như chẳng có lãi, thậm chí còn lỗ vốn. Bởi theo anh, làm nông nghiệp muốn "ăn xổi", lãi ngay thì rất khó, ít nhất là phải sau 5-10 năm mới nhìn thấy thành quả rõ rệt. Cho nên, nếu ai không đam mê, yêu thích và thực sự dốc lòng thì không thể làm nổi.
Khi mới nở, dòng gà này thường có 6 cựa.
Làm giàu từ gà 9 cựa
Xác nhận về mô hình nuôi gà của anh Nguyễn Văn Đức với PV Dân trí,ông Hoàng Văn Dũng - Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Sơn (Phú Thọ) - cho biết đó là mô hình tốt, tiêu biểu ở xã Tân Phú.
Về phía anh Đức, sau 2 năm hoạt động, mô hình nuôi gà 9 cựa của anh Đức dần đi vào ổn định nhưng anh lại gặp phải một bài toán lớn là tìm đầu ra. Vì thế, anh đã thuê một người đến chăm sóc gà để anh đi tìm đầu ra, nơi tiêu thụ.
Điểm đến của anh là các thành phố lớn, nơi có các nhà hàng, quán ăn chuyên về gà đặc sản như Hà Nội, TPHCM, Quảng Ninh, Hải Phòng. "Nơi nào có khách thì mình đi thôi, đi để tìm hiểu xem khách đang cần gì, muốn gì. Hồi đó, tôi bỏ ra 17 triệu đồng vào TPHCM để khảo sát thị trường một tuần. Thậm chí, tôi còn dành 2 tháng ở Hà Nội để đi khắp các nhà hàng, quán ăn quảng cáo, tiếp thị".
Ban đầu, khi chàng trai người dân tộc Mường đi quảng cáo về gà 9 cựa, nhiều người hoài nghi, lăn tăn nhưng anh vẫn cố gắng thuyết phục họ đến cùng. Nhờ sự nỗ lực, anh đã thành công, hiện nay, gà nhà anh đã có mặt ở các thị trường lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và nhiều tỉnh thành khác.
Ngoài bán gà thịt, anh Đức còn bán gà giống.
Theo tiết lộ, doanh thu bán gà trong năm 2020 của anh Đức đạt 2,5 tỷ đồng, nếu trừ hết chi phí, anh thu lãi khoảng 15-20%.
Thông thường, gà nhà anh được bán theo 3 kiểu, một là gà thịt, phục vụ cho thị trường tiêu dùng hàng ngày với giá 200.000-250.000 đồng/kg. Hai là gà thắp hương, cúng lễ, biếu tặng thuộc dòng 8 cựa, 9 cựa có giá 600.000-1.500.000 đồng/con. Ba là gà giống, trứng giống phục vụ cho các trại chăn nuôi.
"Với những con gà 9 cựa, loại cực phẩm dành riêng cho việc làm cảnh, biếu tặng có thể lên tới 15-30 triệu đồng/con. Đa phần, những con gà này đều được nuôi trên 8 tháng và chúng thường nặng từ 1,8-2,5 kg /con" - anh tiết lộ.
Gà được chăn thả tự nhiên.
Để mở rộng quy mô, ngoài tự nuôi, anh Đức còn kết nạp thêm các "vệ tinh". Cụ thể, anh sẽ đứng ra lo bao tiêu, cung cấp giống gà cho các hộ gia đình với một yêu cầu, gà thương phẩm phải đạt chất lượng như cam kết.
Theo đó, toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm nuôi gà được anh Đức hướng dẫn cho các "vệ tinh" để mọi người chăn nuôi hiệu quả. Ngoài ra, anh còn mở các kênh bán hàng trên mạng để đến gần hơn với khách hàng.
"Hiện chiến lược kinh doanh của tôi đang thay đổi, tôi tập trung cho mảng bán lẻ nhiều hơn. Với cách này, tôi sẽ kiểm soát được tốt đầu ra, tiếp cận được nhanh, chính xác phản hồi của khách chứ không cần thông qua một bên thứ ba" - anh phân tích.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, việc kinh doanh gà của anh Đức cũng gặp nhiều khó khăn. Song, anh luôn tin tưởng rằng, con đường khởi nghiệp của anh là đúng đắn, bởi nó không những mang lại thu nhập tốt cho anh mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho bà con ở quê hương.
" alt="8X người Mường bỏ nghề giáo về quê "hốt bạc" từ nuôi gà 9 cựa" />Hơn 32.000 tấn thịt lợn ngoại đổ về Việt Nam, giá chỉ hơn 57.000 đồng/kg
Minh Huyền
(Dân trí) - Trong quý III, Việt Nam tiếp tục chi hơn 473 triệu USD nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt, trong đó, nhập 32.010 tấn thịt lợn, trị giá hơn 72 triệu USD.
Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong quý III, Việt Nam nhập khẩu 221.160 tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 473,31 triệu USD, tăng 4,2% về lượng nhưng giảm 0,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Ấn Độ, Mỹ, Nga, Ba Lan, Australia, Hàn Quốc và Brazil là 7 thị trường cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam. Trong đó, lượng nhập khẩu từ Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc, Mỹ tăng (tăng mạnh nhất là nhập khẩu từ thị trường Australia với mức tăng 38,3% so với quý II), còn các thị trường khác giảm. So với quý III/2023, lượng nhập khẩu từ Mỹ và Ba Lan tăng mạnh, còn các thị trường khác giảm.
Riêng thịt lợn, trong quý vừa qua, Việt Nam nhập khẩu 32.010 tấn thịt, trị giá 72,51 triệu USD, tăng 17% về lượng và tăng 18% về trị giá so với quý II. Như vậy, giá nhập khẩu thịt lợn trung bình về Việt Nam ở mức 2.265 USD/tấn (khoảng hơn 57.000 đồng/kg), mức này rẻ hơn giá lợn hơi xuất chuồng nội địa hiện nay (60.000-64.000 đồng/kg).
"Nhập khẩu thịt lợn có xu hướng tăng từ tháng 5 đến nay. Brazil, Nga, Canada, Đức và Hà Lan là những thị trường cung cấp thịt lợn lớn cho Việt Nam trong quý III", Cục Xuất nhập khẩu cho biết.
Trong đó, Brazil vẫn là thị trường lớn nhất cung cấp thịt lợn cho Việt Nam với 11.800 tấn, trị giá 28,04 triệu USD, giảm 43% về lượng và giảm 45,6% về trị giá so với quý III/2023.
Ở chiều ngược lại, trong quý III, Việt Nam xuất khẩu được 5.300 tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 24,85 triệu USD, giảm 8,4% về lượng và giảm 12,4% về trị giá so với cùng kỳ 2023.
Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hong Kong (Trung Quốc) đạt 2.460 tấn, trị giá 15,54 triệu USD, chiếm 46,57% về lượng và 62,52% về trị giá. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là thịt lợn sữa, thịt lợn nguyên con đông lạnh).
Thịt khác và phụ phẩm, chủ yếu là thịt ếch đông lạnh được xuất khẩu sang các thị trường như Bỉ, Mỹ, Pháp, Canada…. Ngoài ra, chân gà đông lạnh được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Hong Kong (Trung Quốc), Trung Quốc, Lào…
Về thị trường trong nước, trong tháng 10, giá lợn hơi ở các tỉnh, thành phố dao động trong khoảng 61.000-69.000 đồng/kg. Hiện sản lượng lợn sản xuất trong nông hộ nhỏ lẻ giảm còn 35-40%, sản lượng lợn trong hộ chuyên nghiệp và trang trại đã chiếm tới 60-65%. "Để đảm bảo cân đối nguồn cung cầu, nhất là dịp Tết Nguyên đán, nguồn cung thịt lợn sẽ phải tăng thêm 10-15%", Cục Xuất nhập khẩu đánh giá.
" alt="Hơn 32.000 tấn thịt lợn ngoại đổ về Việt Nam, giá chỉ hơn 57.000 đồng/kg" />Công nghệ và đổi mới là chìa khóa cho thành công bền vững
Huỳnh Anh
(Dân trí) - Biến đổi khí hậu được dự báo sẽ tác động sâu rộng đến chiến lược kinh doanh trong những năm tới. Các doanh nghiệp đã chuyển đổi mô hình hoạt động, tận dụng công nghệ để đạt được các mục tiêu khí hậu.
Doanh nghiệp toàn cầu tăng tốc đầu tư bền vững
Báo cáo CxO 2024 về phát triển bền vững của Deloitte cho thấy các doanh nghiệp toàn cầu ngày càng coi biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu, vượt qua cả các thách thức như bất ổn địa chính trị và cạnh tranh nhân tài.
Với tỷ lệ 85% lãnh đạo doanh nghiệp (CxO) tăng cường đầu tư bền vững trong năm qua, báo cáo cho thấy làn sóng chuyển đổi mới trong chiến lược kinh doanh để đối phó với các tác động từ khí hậu.
Khảo sát với hơn 2.100 lãnh đạo doanh nghiệp tại 27 quốc gia cho thấy 70% lãnh đạo doanh nghiệp dự đoán biến đổi khí hậu sẽ tác động ở mức cao hoặc rất cao đến chiến lược và hoạt động của họ trong 2 năm tới.
Đặc biệt, gần một nửa lãnh đạo doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ đang chuyển đổi mô hình kinh doanh để đối phó với biến đổi khí hậu và đưa phát triển bền vững trở thành trọng tâm trong chiến lược của tổ chức.
"Thật đáng khích lệ khi thấy sự gia tăng mạnh mẽ trong đầu tư bền vững năm nay, đặc biệt khi các tổ chức tận dụng công nghệ để thúc đẩy các giải pháp vì khí hậu" ông Joe Ucuzoglu, CEO Deloitte toàn cầu, nhận định trong báo cáo.
Ông nhấn mạnh rằng hành động vì khí hậu không chỉ giúp giải quyết các thách thức môi trường mà còn tạo ra giá trị mới và lợi thế cạnh tranh khác biệt so với các đối thủ trong một thị trường ngày càng phức tạp.
Theo báo cáo, công nghệ đóng vai trò trung tâm trong quá trình khử carbon. Hiện nay, 50% các tổ chức đã triển khai các giải pháp công nghệ nhằm đạt được các mục tiêu khí hậu, trong khi 42% khác dự kiến sẽ thực hiện trong hai năm tới. Những công nghệ này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm phát thải mà còn tạo điều kiện phát triển các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường.
Lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng rằng đổi mới sáng tạo sẽ là thành quả nổi bật nhất từ các nỗ lực bền vững trong 5 năm tới, với hơn 50% tập trung vào việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới.
Doanh nghiệp toàn cầu ngày càng coi biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu (Biểu đồ: Deloitte).
Lợi ích kinh doanh từ chuyển đổi bền vững
Hành động vì khí hậu không chỉ là trách nhiệm mà còn mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Báo cáo chỉ ra rằng các tổ chức đang nhận thấy những tác động tích cực từ việc phát triển bền vững, như cải thiện khả năng phục hồi chuỗi cung ứng (37%) và tăng tỷ suất lợi nhuận (37%).
Ngoài ra, phát triển bền vững còn giúp các doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. Thế hệ trẻ, đặc biệt là gen Z và Millennial, ngày càng ưu tiên làm việc tại các công ty có cam kết mạnh mẽ với môi trường. Điều này trở thành yếu tố quan trọng trong chiến lược nhân sự của doanh nghiệp khi bước vào giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp.
Dù đã có những bước tiến rõ rệt nhưng mức độ hành động vì khí hậu vẫn còn chênh lệch giữa các doanh nghiệp. Chỉ 17% tổ chức thuộc nhóm tiên phong với nhiều sáng kiến đột phá, trong khi hơn 25% doanh nghiệp vẫn chỉ dừng ở mức tối thiểu.
Tuy vậy, phần lớn các doanh nghiệp thuộc nhóm trung bình đang dần tăng cường quy mô và phạm vi hành động, đặt nền móng cho những tác động lớn hơn về phát triển bền vững trong tương lai.
Lãnh đạo các doanh nghiệp đang bắt đầu nhận thấy nhiều lợi ích hữu hình hơn từ việc triển khai các hành động vì khí hậu. Từ đó họ có thể thấy được phát triển bền vững là động lực thúc đẩy các sản phẩm mới, mô hình kinh doanh và tổng thể quá trình tạo ra giá trị.
Khi ngày càng nhiều tổ chức nhận ra giá trị kinh doanh từ phát triển bền vững, doanh nghiệp kiểm toán trên khuyến nghị các công ty cần suy nghĩ toàn diện hơn để tối đa hóa tác động. Điều này bao gồm việc đầu tư vào công nghệ, hợp tác với các đối tác chiến lược và xây dựng chiến lược dài hạn để phát triển trong nền kinh tế phát thải thấp.
" alt="Công nghệ và đổi mới là chìa khóa cho thành công bền vững" />
- ·Nhận định, soi kèo Akwa United vs Niger Tornadoes, 22h00 ngày 27/3:
- ·Hàng trăm chuyến bay bị hoãn, hủy trong ngày 7/9 vì siêu bão Yagi
- ·Xấp xỉ 32.000 tỷ đồng đổ vào thị trường chứng khoán
- ·HLV Lê Huỳnh Đức thất vọng tột cùng về 'trò cưng' của thầy Park
- ·Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Melbourne City, 13h00 ngày 29/3: Khó tin cửa trên
- ·Xe máy va chạm với ô tô, hai học sinh lớp 9 tử vong
- ·Viettel đón hảo thủ trở lại trong trận derby gặp Hà Nội FC
- ·Phân tích tỷ lệ Hà Nội FC vs B.Bình Dương, 16h ngày 16/2
- ·Nhận định, soi kèo BKMA Yerevan vs West Armenia, 19h00 ngày 27/3: Cơ hội chiến thắng
- ·Nhận định Thanh Hóa vs Bình Dương, 15h00 ngày 21/2 (V