Ca nghi ngờ này đã được đi cách ly tập trung. Ngành chức năng tỉnh Tiền Giang quyết định phong tỏa chợ Ba Dừa và 1 khu dân cư ở xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy cho đến khi có thông báo mới.
Đồng thời, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, tiến hành truy vết và đưa đi cách ly các trường hợp tiếp xúc gần với ca nghi mắc Covid-19 nói trên.
Ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đã phong tỏa chợ Ba Dừa |
UBND xã Long Trung cũng thông báo yêu cầu người dân từng đến chợ Ba Dừa từ ngày 1 đến 11/6, khẩn trương khai báo y tế tại trạm y tế địa phương nơi cư trú.
Đến thời điểm này, tỉnh Tiền Giang ghi nhận 13 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, trong có 12 người là cán bộ kỹ thuật cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
T.Chí
" alt=""/>Người phụ nữ bán thịt heo ở Tiền Giang nghi mắc CovidTheo CBRE, 6 tháng đầu năm, thị trường Hà Nội ghi nhận 7.200 căn hộ mở bán mới, giảm 65% theo năm. Trong đó, quý II ghi nhận 5.600 căn mở bán. Mặc dù nguồn cung mới trong 6 tháng đầu năm giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng dịch Covid-19, song lượng căn hộ mở bán trong quý II gấp hơn 3 lần so với quý trước cho thấy sự phục hồi của các hoạt động bán hàng và mối quan tâm đến BĐS tăng trở lại. Theo phân khúc, 88% số căn mở bán mới đến từ phân khúc trung cấp, phần còn lại là các sản phẩm cao cấp.
Các chuyên gia khẳng định, thời gian qua là giai đoạn “thử lửa” của thị trường BĐS. Qua giai đoạn giãn cách xã hội bởi Covid-19, BĐS vẫn là kênh được các nhà đầu tư quan tâm bởi tính sinh lời ổn định và an toàn.
Trong một hội thảo về BĐS, TS.Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nhận định: Thị trường BĐS phục hồi nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế và hành động của Chính phủ. Một số phân khúc cơ bản như BĐS công nghiệp, đất nền, nhà ở giá rẻ, chung cư cao cấp, shophouse có thể phục hồi sớm ngay sau khi kinh tế phục hồi, trong khi văn phòng cho thuê, BĐS nghỉ dưỡng phục hồi chậm hơn. Để có được điều này, thời gian qua gói kích thích kinh tế của Chính phủ, các chính sách sửa đổi thông thoáng hơn đã có tác động tích cực đến thị trường BĐS nói chung.
Trên thị trường lãi suất, Chính phủ đã có những động thái tích cực và kịp thời. Nhìn chung, về lãi suất tín dụng, lãi suất tiền gửi có xu hướng giảm, phần này đã hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp BĐS để họ có thể dễ dàng hơn trong huy động vốn.
Một góc đáng sống trong Khu đô thị Dương Nội, phía Tây Hà Nội |
Khi nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi tích cực, BĐS cũng rục rịch khởi sắc, các nhà đầu tư lại tiếp tục tìm kiếm cơ hội mới. Tại thị trường Hà Nội, BĐS phía Tây sẽ là khu vực hút dòng vốn đổ về. Theo thống kê của CBRE Việt Nam, giai đoạn từ 2017 đến 2019 khu vực này luôn chiếm tỷ trọng khoảng 60-70% nguồn cung BĐS chào bán trên toàn thị trường.
Nhờ được định hướng trở thành trung tâm đô thị mới của thủ đô, phía Tây được quy hoạch và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông rất lớn và hiện đại. Những trục đường vành đai và hướng tâm rộng lớn đã và đang dần hoàn thiện như đường Lê Văn Lương, đường Đại lộ Thăng Long, trục Lê Quang Đạo kéo dài, … cùng các đại đô thị lớn như Khu đô thị Dương Nội, Khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, Khu đô thị Park City, Khu đô thị Smart City, … đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đã kéo theo một lượng dân cư lớn đổ về khu vực này sinh sống, tạo nên một diện mạo đô thị mới sầm uất.
Không những vậy, các dự án tiện ích xã hội cũng rầm rộ được đầu tư xây dựng và hoàn thiện ở khu vực này, tạo ra giá trị sống ngày càng cao cho dân cư của chuỗi đô thị mới nằm ở phía Tây này. Đơn cử như trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông đã đi vào hoạt động vào tháng 12/2019; công viên Thiên văn học đầu tiên tại Hà Nội có quy mô lên tới 12ha với hồ Bách Hợp Thuỷ rộng 6ha nằm trong Khu đô thị Dương Nội mang lại một diện mạo mới không chỉ cho khu đô thị này mà còn đem lại nơi vui chơi giải trí, không gian sống thoáng đãng cho người dân khu vực.
Nhận thấy sự phát triển của khu vực, nhằm nâng cao giá trị sống của cộng đồng cư dân nơi đây, hàng loạt trường học quốc tế và trường tư thục liên cấp chất lượng cao cũng đổ về khu vực này như trường liên cấp Lê Quý Đôn, trường quốc tế Nhật Bản (JIS), trường đại học Phenikaa…
Có thể thấy, dịch Covid -19 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, BĐS vẫn được đánh giá kênh đầu tư - giữ tiền kèm sinh lời an toàn cho khách hàng. "Bởi dù được xem như ‘của để dành’ hay công cụ đầu tư, BĐS đều hứa hẹn lợi nhuận cao, nhất là gần như chắc chắn giá BĐS sẽ tiếp tục tăng sau khi dịch bệnh đi qua và kinh tế phục hồi" - theo TS. Vũ Đình Ánh. Khi dịch Covid-19 tại Việt Nam được kiểm soát, các chuyên gia nhận định BĐS công nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Phương Dung
" alt=""/>Thị trường BĐS Hà Nội đang dần hồi phụcICTnews hỏi một số hãng và đơn vị bán lẻ công nghệ hiện nay nhưng hầu hết đều chưa có dịch vụ hỗ trợ tương tự. Theo một nhà bán lẻ, họ ghi nhận không nhiều trường hợp người khiếm thính đến mua hàng, thường những người này sẽ đi kèm với người thân hoặc được người thân mua hộ.
Rõ ràng nhóm khách hàng khiếm thính hay cần trợ giúp không đủ nhiều, hoặc họ ngại tự mình tiếp xúc với các hoạt động xã hội, và thường được người thân hay bạn bè trợ giúp. Song những hãng đưa ra giải pháp hỗ trợ cho nhóm đối tượng này có mục đích riêng, nhằm giúp đỡ người gặp khiếm khuyết tự hoà nhập cộng đồng, tự tìm hiểu sản phẩm, làm chủ cuộc sống. Ông Kevin Lee, Tổng Giám đốc Samsung Vina, cho hay dịch vụ này nhằm đồng hành cùng những người điếc/nghe kém tại Việt Nam, giúp nâng cao chất lượng sống và giúp cộng đồng này tiếp cận và hưởng lợi từ công nghệ.
Theo một thống kê hồi năm 2015, Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người khiếm thính bao gồm người điếc, người nghe kém và người mới bị mất thính lực.
Hầu hết những người này cần có người thông dịch ngôn ngữ ký hiệu để tiếp cận với các dịch vụ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy vậy, lực lượng phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu hiện rất khiêm tốn, hầu hết không được đào tạo một cách chính thức. Để tìm một thông dịch viên hoặc một nhân viên am hiểu ngôn ngữ kí hiệu ở các cửa hàng, siêu thị, quán cà phê... gần như không khả thi.
Anh Vệ Nhịn, một hoạ sĩ phim hoạt hình, cho biết cả hai vợ chồng anh đều khiếm thính, mỗi khi đi ra cửa hàng hay siêu thị muốn hỏi thông tin sản phẩm để xem xét mua hàng đều rất ngại, vì hầu như không có nhân viên bán hàng nào biết sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.
“Ở nhà nếu có đồ đạc bị hư hỏng cũng rất phân vân tìm đến sự giúp đỡ từ dịch vụ chăm sóc khách hàng trên đường dây nóng, vì gọi điện lên đấy cũng không thể nào giao tiếp được với ai", hoạ sĩ chia sẻ.
Không chỉ tại các cơ sở dịch vụ tư nhân, bản thân những đơn vị công cũng khan hiếm dịch vụ hỗ trợ cho người khiếm thính. Khảo sát hồi cuối năm 2021 của Trung tâm Nghiên cứu giáo dục Người Khiếm thính (CED) cho hay, các bệnh viện hầu như không có người thông dịch ngôn ngữ ký hiệu, dẫn đến việc thăm khám, điều trị cho nhóm này gặp nhiều hạn chế.
Theo tìm hiểu, tại Việt Nam có khá ít dịch vụ dành riêng cho người khiếm thính. Ví dụ có đơn vị tư vấn xin visa cho người điếc bằng cách trò chuyện qua video, dùng ngôn ngữ ký hiệu. Cũng có bên phát triển tổng đài cho người khiếm thính. Song số lượng dịch vụ dạng này không đủ đếm trên đầu ngón tay, một phần do bản thân người khiếm thính từ nhỏ gặp hạn chế về giao tiếp, học tập, hoà nhập xã hội, do đó thường không tự mình hoà nhập cộng đồng.
Chị Hồng Hạnh, phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu tại Trung tâm Nắng Mới (TP.HCM), cho rằng cần có thêm những kênh giao tiếp dành riêng cho người điếc/nghe kém, nhằm giúp họ độc lập trao đổi thông tin, bày tỏ mong muốn của cá nhân về sản phẩm, dịch vụ và những vấn đề trong cuộc sống.
Hải Đăng
Các thành viên đội Việt Nam VN01 tin rằng ứng dụng Earlie vừa đạt giải nhì Tech4Good có thể hỗ trợ gỡ bỏ những rào cản, xây dựng sự kết nối giữa những người khiếm thính và người bình thường trong giao tiếp hàng ngày.
" alt=""/>Thiếu kênh giải đáp sản phẩm công nghệ cho người khiếm thính