Bóng đá

Top 10 dịch vụ CNTT Việt Nam đạt giải thưởng Sao Khuê 2018

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-04-06 01:35:23 我要评论(0)

Đây là những sản phẩm,ịchvụCNTTViệtNamđạtgiảithưởngSaoKhuêlịch bóng đá ngoại hạng anh hôm nay dịch vlịch bóng đá ngoại hạng anh hôm naylịch bóng đá ngoại hạng anh hôm nay、、

Đây là những sản phẩm,ịchvụCNTTViệtNamđạtgiảithưởngSaoKhuêlịch bóng đá ngoại hạng anh hôm nay dịch vụ tiêu biểu nhất trong ngành sản xuất phần mềm và CNTT Việt Nam. Trong năm gần nhất, ngành công nghiệp này đem lại cho Việt Nam số tiền lên tới 8,8 tỷ USD.

Sáng 21/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm Danh hiệu Sao Khuê và trao Danh hiệu Sao Khuê 2018 cho 73 sản phẩm, dịch vụ, giải pháp phần mềm, CNTT xuất sắc của Việt Nam năm 2018.

Tham dự sự kiện có lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Đảng ủy khối doanh nghiệp TƯ, Bộ Công Thương, UBND thành phố Hà Nội cùng trên 500 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ các doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT trong cả nước. 

{ keywords}

Lễ trao Danh hiệu Sao Khuê 2018. Ảnh: Trọng Đạt 

Sao Khuê được VINASA được tổ chức lần đầu từ năm 2003, ở thời điểm ngành CNTT còn rất non trẻ. Nghành CNTT Việt Nam khi đó chỉ có vỏn vẹn 5.000 kỹ sư cùng mức doanh thu 62 triệu USD. Đến nay, ngành phần mềm và dịch vụ CNTT đã có trên 200.000 kỹ sư đang làm việc, đem lại doanh thu trên 8,8 tỷ USD. Các sản phẩm, giải pháp phần mềm, CNTT đã được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các cơ quan, ngành kinh tế, góp phần vào sự phát triển, làm thay đổi lối sống, cách làm việc của từng con người và toàn xã hội.

Theo ban tổ chức, Danh hiệu Sao Khuê 2018 đã nhận được 103 đề cử từ 80 tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc. Qua vòng sơ tuyển, có 92 đề cử được chọn lựa.

Trên cơ sở kết quả thẩm định thực tế, ngày 2/4/2018, Hội đồng Chung tuyển toàn quốc đã họp xem xét và quyết định công nhận Danh hiệu Sao Khuê 2018 cho 52 sản phẩm phần mềm và 21 dịch vụ CNTT tiêu biểu nhất.

Hội đồng đã đánh giá và lựa chọn ra Top 10 Sao Khuê 2018 bao gồm:

- Chương trình BIDV iBank của Ngân hàng BIDV.

- Dịch vụ Chuyển đổi số của Công ty TNHH Phần mềm FPT.

- Hệ thống ISOFHCARE của Công ty ISOFH.

- Dịch vụ giải pháp Banking của Công ty ITSOL.

- Sàn kết nối tài chính Tima của Tập đoàn TIMA.

- Tổng đài chuyển mạch di động của Trung tâm nghiên cứu công nghệ mạng Viettel.

- Hệ thống quản lý giám sát mạng viễn thông phiên bản 4.0 của Tổng Công ty Mạng lưới Viettel.

- Giải pháp truyền thông qua màn hình hiển thị VNPT SmartAds của Công ty CNTT VNPT.

- Trợ lý ảo thông minh Viettel của Trung tâm Công nghệ thông tin Tập đoàn Viettel.

- Hệ thống phần mềm lưu trữ, phân loại, xử lý, truyền tải tín hiệu truyền hình và thông tin điện tử của Công ty Viễn thông số VTC.

{ keywords}

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp CNTT cả nước tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển. Ảnh: Trọng Đạt

 

Phát biểu tại lễ trao danh hiệu, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho biết: “Qua 15 năm tổ chức, Sao Khuê đã có bước tiến cả về lượng và chất, thu hút sự tham gia ngày càng đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp CNTT cả nước. Sản phẩm và dịch vụ CNTT ngày càng đa dạng, phong phú, bắt kịp với xu hướng phát triển chung của thế giới”.

“Có thể nói, danh hiệu Sao Khuê đã thực sự tạo ra một sân chơi bổ ích của cộng đồng doanh nghiệp CNTT, đồng thời góp phần quan trọng vào việc xây dựng thương hiệu, uy tín sản phẩm, giải pháp phần mềm, dịch vụ CNTT Việt Nam, giới thiệu tới thị trường trong nước và quốc tế”, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng chia sẻ.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng cũng kêu gọi cộng đồng doanh nhân và doanh nghiệp CNTT cả nước tiếp tục tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển, đổi mới sáng tạo, chú trọng nâng cao trình độ nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tế.

Trọng Đạt

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Bà Thủy cho biết, vợ chồng bà quê gốc ở vùng biển Thanh Hóa. Năm 2002, gia đình bà rời quê hương đi định cư, làm kinh tế mới ở xã Thanh Tân, huyện Như Thanh.

Một gia đình hơn 20 năm bảo vệ báu vật giữa đại ngàn - 1

Bà Thủy kể về những ngày tháng cùng chồng phục tráng rừng lim xanh (Ảnh: Hạnh Linh).

Những ngày đầu lập nghiệp ở vùng đất mới, vợ chồng bà Thủy nhận thầu 13ha đất đồi khô cằn với thời hạn 50 năm để trồng trọt. Trong diện tích đất canh tác khi đó có 2 cây lim xanh cổ thụ sum suê lá, hàng năm ra hoa, kết trái.

Vào mùa cây lim rụng quả, chồng bà là ông Lê Huy Thục thường đi quanh gốc cây nhặt quả về ươm, rồi trồng trong khoảnh đồi của gia đình. Cứ như thế, sau hơn 20 năm cần mẫn phục tráng, gia đình bà đã tạo nên kỳ tích; quả đồi khô cằn trước kia nay đã được phủ xanh bởi màu xanh của rừng lim.

"Không ai bắt chồng tôi phải phục tráng, gìn giữ rừng lim xanh, nhưng ông ấy tự nguyện làm. Để có được thành quả như ngày hôm nay, công lớn là tình yêu đặc biệt của chồng tôi dành cho rừng lim", bà Thủy tâm sự.

Những năm tháng phục hồi rừng lim, vợ chồng bà Thủy trải qua không ít khó khăn, vất vả. Thậm chí, có thời điểm thấy ông Thục dồn tâm sức chăm sóc, bảo vệ rừng lim, cả làng cho rằng ông ấy "gàn dở".

"Nhà đông con, nhiều lúc cuộc sống thiếu thốn, tôi khuyên chồng bán vài cây để trang trải, lo cho các con, nhưng ông ấy nhất quyết không đồng ý. Thậm chí, kể cả khi bị bệnh, cần tiền điều trị nhưng ông vẫn không bán lim để chữa bệnh", bà Thủy nói.

Thấy chồng tâm huyết với rừng lim, bà Thủy dần quen, hàng ngày bà theo chồng lên rừng chăm sóc, bảo vệ "báu vật" của gia đình. Không chỉ vậy, các con của ông bà cũng "nối nghiệp" cha, quyết tâm bảo vệ rừng lim.

Một gia đình hơn 20 năm bảo vệ báu vật giữa đại ngàn - 2

Anh Lê Văn Tươi (áo đen) cùng các anh chị em trong nhà thay người bố quá cố bảo vệ rừng lim xanh (Ảnh: Hạnh Linh).

Anh Lê Văn Tươi (35 tuổi, con trai bà Thủy) cho biết, năm 2023, do bị ung thư phổi, ông Thục đã qua đời. Mỗi khi nhìn rừng lim, anh và mẹ lại rất nhớ những kỷ niệm cả gia đình cùng nhau lên đồi chăm sóc, bảo vệ rừng lim.

"Cả cuộc đời dốc sức bảo vệ, chăm sóc rừng lim, bố tôi được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành trao tặng. Nhưng điều làm bố tôi vui nhất trước khi mất là được nhìn thấy anh em tôi đoàn kết, giúp ông hoàn thành tâm nguyện bảo vệ rừng lim", anh Tươi bộc bạch.

Theo anh Tươi, với giá trị kinh tế cao, thấy rừng lim của gia đình, nhiều thương lái tìm đến hỏi mua, nhưng gia đình anh nhất quyết không bán.

Rừng lim "độc nhất vô nhị"

Ông Trần Thanh Kiên, Chủ tịch UBND xã Thanh Tân cho biết, rừng lim của gia đình bà Thủy là "độc nhất vô nhị" của địa phương. Rừng lim không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn nguồn gen sinh học.

"Ông Thục, chồng bà Thủy, là người rất yêu rừng. Ông là gương điển hình trong bảo vệ, phát triển rừng của địa phương. Cả cuộc đời ông đã dành hết tâm sức chăm sóc, bảo vệ rừng lim xanh. Trước khi qua đời, ông căn dặn vợ con phải giữ gìn rừng lim", ông Kiên chia sẻ.

Một gia đình hơn 20 năm bảo vệ báu vật giữa đại ngàn - 3

Ông Thục nhận được giấy khen của các cấp, ngành vì có thành tích trong bảo vệ, phát triển rừng (Ảnh: Lê Văn Tươi).

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lại Thế Chiến, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Như Thanh, cho biết, hành động bảo vệ rừng lim xanh của gia đình bà Thủy là minh chứng cho sự quyết tâm, tình yêu thiên nhiên, góp phần vào công tác phát triển, bảo vệ rừng.

"Chúng tôi rất vui khi tình yêu rừng của vợ chồng bà Thủy được truyền lại cho các con. Hai thế hệ trong gia đình ông Thục đang chung tay bảo vệ, gìn giữ "báu vật" giữa đại ngàn", ông Chiến nói.

Theo ông Chiến, huyện Như Thanh có 834ha rừng lim xanh. Dự kiến đến năm 2030 ngành chức năng cùng với bà con sẽ trồng, phục hồi thêm 190ha, nâng tổng diện tích rừng lim của huyện lên hơn 1.000ha.

Ông Lương Hồng Sỹ, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Thanh, cho biết, để rừng không bị "chảy máu" cần có nhiều cá nhân dám nghĩ, dám làm và hết lòng, có trách nhiệm với rừng như gia đình ông Thục.

Ông Sỹ nhận định, việc bảo vệ, phát triển rừng, làm giàu rừng không chỉ hoàn thành mục tiêu tăng năng suất, giá trị lâm sản trên một đơn vị diện tích đất lâm nghiệp mà còn bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn gen quý hiếm, phục vụ cho nghiên cứu khoa học.

"Ngành nông nghiệp huyện khuyến khích bà con phục tráng, phát triển rừng gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Giai đoạn 2026-2030, huyện Như Thanh sẽ phục hồi, trồng mới hơn 1.000ha rừng", ông Sỹ thông tin thêm.

" alt="Một gia đình hơn 20 năm bảo vệ "báu vật" giữa đại ngàn" width="90" height="59"/>

Một gia đình hơn 20 năm bảo vệ "báu vật" giữa đại ngàn

Công ty đông lao động nhất ở Đồng Nai công bố thưởng Tết - 1

Công nhân Công ty Chang Shin Việt Nam tan ca (Ảnh: Hoàng Bình).

Công ty Chang Shin Việt Nam chuyên gia công giày cho Tập đoàn Nike, có số lượng hơn 40.000 công nhân làm việc tại Đồng Nai. Công ty có 3 nhà máy tại xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu), Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn (huyện Long Thành) và 1 nhà máy tại huyện Tân Phú.

Công ty Cổ phần Đồng Phú Cường (cụm công nghiệp Phú Cường, xã Phú Cường, huyện Định Quán) đã thông báo về các khoản thưởng Tết
Nguyên đán 2025.

Theo đại diện công ty, tiền thưởng bình quân là hơn 12 triệu đồng/người, cao hơn 4 triệu đồng so với năm trước. Các khoản tiền thưởng Tết của người lao động sẽ được chuyển trước ngày 22/1/2025.

Ngày khai trương đầu năm 5/2/2025, cán bộ công nhân viên có mặt đúng giờ làm việc sẽ được thưởng 300.000 đồng/người. Công ty Cổ phần Đồng Phú Cường là công ty may có khoảng 2.500 lao động.

Đại diện lãnh đạo Tập đoàn Phong Thái thông tin vẫn duy trì thưởng Tết Nguyên đán cho người lao động 1 tháng lương như mọi năm, để người lao động có thêm điều kiện chăm lo cuộc sống.

Bên cạnh đó, tập đoàn sẽ còn có các phần quà Tết của công đoàn đến người lao động.

Tập đoàn Phong Thái là doanh nghiệp có số lượng công nhân đông nhất của tỉnh Đồng Nai với khoảng 65.000 lao động.

Năm 2024, các doanh nghiệp ở Đồng Nai thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn cao nhất hơn 1 tỷ đồng dành cho vị trí Giám đốc kinh doanh vùng của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và thấp nhất 200.000 đồng/người. Bình quân mức thưởng Tết của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 7,7 triệu đồng/người.

" alt="Công ty đông lao động nhất ở Đồng Nai công bố thưởng Tết" width="90" height="59"/>

Công ty đông lao động nhất ở Đồng Nai công bố thưởng Tết

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm bà con gốc Việt tại Campuchia - 1

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trong chuyến công tác tại Campuchia (Ảnh: Bộ Ngoại giao).

Trong chương trình công tác tại Campuchia, Đoàn công tác Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài dẫn đầu đã đến thăm bà con gốc Việt và lớp học trên Biển Hồ tại các tỉnh Kampong Chhnang, Battambang (Campuchia) và tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Ban Chấp hành Chi hội Khmer - Việt Nam tỉnh Siêm Riệp.

Ngày 1/12, tại các cuộc tiếp xúc với bà con đang sinh sống tại khu tái định cư ở huyện Kampong Tralach, tỉnh Kampong Chhang, sau khi lắng nghe tâm tư, tình cảm của bà con, Thứ trưởng chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà bà con gặp phải trong môi trường sống mới; đánh giá cao nỗ lực chuyển đổi nghề nghiệp của bà con.

Thứ trưởng nhấn mạnh bà con cần nâng cao nhận thức và có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Việc tham gia các chương trình chuyển đổi nghề nghiệp là cơ hội để bà con có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống, con cái được học hành, là cơ sở cho một tương lai tốt đẹp hơn. Bà con cần coi nơi làm việc mới như là ngôi nhà mới của mình, gắn bó lâu dài với các doanh nghiệp.

Thứ trưởng lưu ý bà con cần nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp, chính sách của nước sở tại, đặc biệt là chấp hành các quy định liên quan đến đăng ký, gia hạn thẻ thường trú ngoại kiều. Thứ trưởng cũng đề nghị bà con chủ động thích ứng với cuộc sống mới và quan tâm đến việc học hành của con em mình.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm bà con gốc Việt tại Campuchia - 2

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng tới thăm cộng đồng gốc Việt ở Campuchia (Ảnh: Bộ Ngoại giao).

Sáng ngày 3/12, Đoàn đã đến thăm bà con và lớp học trên Biển Hồ tại làng nổi Kbal Tao, tỉnh Battambang. Tại đây, Thứ trưởng ân cần thăm hỏi và trân trọng cảm ơn những việc làm của các thầy, cô giáo đối với các cháu học sinh hiện đang sinh sống ở Biển Hồ, chia sẻ những khó khăn chung của bà con gốc Việt và thầy, trò cùng các cháu học sinh đang sinh sống, học tập trên Biển Hồ.

Dịp này, Đoàn cũng tặng quà các thầy cô giáo; tặng sách vở, đồ dùng học tập cho các cháu học sinh tại đây.

Chiều cùng ngày, Đoàn đã tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Ban Chấp hành Chi hội Khmer - Việt Nam tỉnh Siêm Riệp. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương thành tích to lớn của Ban Chấp hành Chi hội Khmer - Việt Nam tỉnh Siêm Riệp trong suốt 10 năm qua; chúc Chi hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, là điểm tựa cho bà con người gốc Việt tại Siêm Riệp phát triển và là cầu nối củng cố quan hệ hai nước.

Thứ trưởng đề nghị lãnh đạo Hội tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực của đội ngũ Ban Chấp hành Hội các cấp, xây dựng cộng đồng ngày càng phát triển, đóng góp tích cực vào đời sống kinh tế, xã hội Campuchia, đồng thời hướng về xây dựng quê hương đất nước.

Cùng với đó, tăng cường quan hệ, phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền Campuchia hỗ trợ công tác giải quyết địa vị pháp lý, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống để giúp bà con vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập với xã hội sở tại.

" alt="Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm bà con gốc Việt tại Campuchia" width="90" height="59"/>

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thăm bà con gốc Việt tại Campuchia