Chồng Huỳnh Lý Đông Phương điển trai và phong độ không kém sao nam nào. Cặp đôi được cộng đồng mạng khen ngợi là vô cùng xứng đôi.
Ảnh cưới lãng mạn của cặp đôi được bạn bè tiết lộ.
Tối 9/12, đám cưới của nữ cơ trưởng Huỳnh Lý Đông Phương chính thức diễn ra tại một khách sạn ở TP Hồ Chí Minh trong sự chúc phúc của gia đình cùng bạn bè.
Một số hình ảnh trong đám hỏi và lễ cưới của cặp đôi được bạn bè chia sẻ trên Facebook khiến người hâm một không khỏi ngỡ ngàng.
Đông Phương rạng rỡ trong ngày trọng đại.
Thay vì bàn tiệc tròn thông thường, vợ chồng nữ cơ trưởng chọn bàn tiệc dài chạy dọc sân khấu theo phong cách châu Âu.
Ngay sáng nay, 10/12, nữ cơ trưởng đầu tiên của đội bayAirbus A321 đã chính thức để chế độ công khai - “Đã kết hôn” trên trang Facebook của mình.
Đông Phương cập nhật trạng thái "Đã kết hôn" trên trang Facebook cá nhân.
Được biết, chú rể 30 tuổi. Anh làm việc trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Cả hai đã quen biết nhau một thời gian dài và chính thức nên duyên vợ chồng vào hôm qua, 9/12.
Trong tiệc cưới của mình tối qua, chồng của Đông Phương gửi lời cảm ơn tới bố mẹ vợ vì “đã sinh ra một người con gái quá tuyệt vời!”.
Sau những sóng gió về chuyện tình cảm, cuối cùng, nữ cơ trưởng xinh đẹp cũng tìm được hạnh phúc mới. Nhiều người hâm mộ liên tiếp gửi tới vợ chồng cô lời chúc phúc ngọt ngào.
Chú rể bảnh bao trong hôn lễ.
Phong độ với vest, sơ mi.
Mọi thông tin về chú rể, hôn lễ... được nữ cơ trưởng xinh đẹp giấu kín đến phút chót.
Nữ cơ trưởng cưới người mới khi vừa chia tay Trương Thế Vinh
Hình ảnh mới nhất của bạn gái cũ Trương Thế Vinh trong hôn lễ với người mới tối 9/12 khiến nhiều người hâm mộ ngỡ ngàng.
" alt="Chồng nữ cơ trưởng Đông Phương phong độ không kém sao nam nào"/>
Cũng như hoa tươi, thiệp thường được lựa chọn để gửi lời chúc mừng đến thầy cô. Thị trường thiệp hiện nay khá phong phú với rất nhiều kiểu được thiết kế cho ngày Nhà giáo Việt Nam. Tuy nhiên, một cánh thiệp đẹp cũng không quan trọng bằng lời chúc mừng được nắn nót từ bàn tay của các em học sinh yêu thương.
Thiệp mừng là món quà truyền thống trong ngày 20/11 không bao giờ trở nên lỗi thời.
3. Đồ dùng sinh hoạt
Chọn quà 20/11 cho thầy cô là những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như bộ ấm chén trang nhã và đơn giản, thêm gói trà, cafe hay thậm chí chỉ là một tấm thiệp.
Đồ sinh hoạt là lựa chọn số một trong ngày này.
4. Túi xách
Những chiếc túi xách hay cặp lớn rất thích hợp cho thầy cô luôn phải mang nhiều đồ dùng đến trường. Để thêm phần đặc biệt, có thể gói thêm một số quyển sách mới đi kèm làm quà tặng 20/11.
Sách được đánh giá là món quà của tri thức và trong cuộc sống hiện tại, sách rất phong phú và đa dạng về loại. Chính vì thế, khi chọn sách để tặng, bạn phải dành ra chút thời gian để tìm hiểu nội dung của sách nhằm tránh trường hợp truyền tải nhầm thông điệp ý nghĩa và mang nội dung chính cần thiết cho quý thầy cô giáo.
5. Bánh tự làm
Không có gì ý nghĩa hơn đối với thầy cô khi một học sinh dành thời gian vào bếp làm những chiếc bánh thật ngon. Sau khi làm xong, bạn cho bánh vào chiếc hộp trang trí đẹp và thắt thêm ruy băng thật xinh xắn là được.
Bánh tự làm là món quà ý nghĩa nhất mà học sinh dành tặng cho thầy cô của mình
6.Giỏ quà đựng trà
Đối với những thầy cô thích uống trà thư giãn, giỏ quà này hẳn sẽ làm thầy cô hài lòng. Gói những hộp trà thảo dược và bánh quy thành một giỏ quà thật đẹp để thể hiện tấm lòng của bạn với thầy cô.
7. Bộ áo dài cho cô giáo và bộ đồ tây kèm cravat cho thầy
Đây là một món quà được rất nhiều người lựa chọn cho ngày 20/11.Các cửa hàng vải, đặc biệt là áo dài có rất nhiều chương trình khuyến mãi cho dịp này. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu sở thích của thầy cô để chọn quà cho hợp ý người được tặng.
Một số điều các bạn cần chú ý
Bên cạnh những món quà chỉ mang tính tinh thần như hoa tươi, thiệp… thì có rất nhiều thứ bạn nên cân nhắc khi lựa chọn làm quà tặng cho thầy cô.
- Đồ thời trang: Đây cũng là một món quà ý nghĩa, đơn giản dành cho thầy cô nhân ngày 20-11. Tuy nhiên nếu không biết rõ sở thích của mỗi người thì không nên chọn loại tặng quà này.
- Trang sức, mỹ phẩm: Đây cũng là những loại quà khá kén người. Đồ trang sức có giá trị cao nhưng nó lại hơi thiên về “vật chất” và dễ gây hiểu lầm. Còn mỹ phẩm, chắc chắn phải hợp mới dùng được.
- Phong bì: Nhiều người cho rằng đây là một món quà thiết thực trong thời buổi kinh tế khó khăn. Cứ bỏ phong bì một khoản tiền để các thầy cô thích gì thì mua. Tuy nhiên, tất cả các món quà bằng phong bì sẽ bị lãng quên nhanh chóng, ngay cả với những người “tặng nó”.
Các bạn cũng nên lưu ý, ý nghĩa ngày này là để chúng ta tỏ lòng biết ơn các thầy cô, nên các bạn đừng quá quan trọng về món quà cũng như giá trị của món quà. Quan trọng là tấm lòng của mọi người dành cho thầy cô.
Minh Giang (tổng hợp)
Gợi ý quà tặng ý nghĩa, thiết thực tặng thầy cô ngày 20/11
Dưới đây là những gợi ý quà tặng ý nghĩa để các bậc phụ huynh và học sinh có thể tham khảo.
" alt="Quà tặng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 các thầy cô rất thích"/>
Đoạn đường lên đò để qua cù lao Tân Lộc. Ảnh: T.A.
Ban đầu, Trang cự mẹ, muốn được tự quyết định chuyện chồng con của mình. Khi nghe mẹ nói: ‘Con không nghe mẹ, sau này khổ đừng than’, chị dọn hành lý về quê. Sau đó, chị theo đoàn đến TP.HCM tham dự cuộc thi tuyển vợ của những người đàn ông Đài Loan.
‘Nó đi được một tuần thì trúng tuyển. Nghe bên mai mối giới thiệu, chồng nó có việc làm thu nhập cao, gia đình gia giáo, giàu có, tôi vui lắm. Tôi nghĩ, rồi đây con bé sẽ sướng’, bà Ca nhớ lại lúc được tin con gái thi đậu cuộc thi lấy chồng nước ngoài.
Ngay sau đó, bà cùng chồng, các con và mấy người trong họ, chuẩn bị quần áo đẹp ra bến đò lên TP.HCM dự đám cưới con. Ngày vui của con kết thúc, vợ chồng bà được bên mai mối đưa 6 triệu đồng tiền nộp tài của nhà trai.
Mỗi ngày, có hàng trăm chuyến đò chở khách qua sông đến với cù lao Tân Lộc và về đất liền. Ảnh: T.A.
Đến TP.HCM ngày thứ nhất, ngày thứ hai vợ chồng bà bắt xe về quê. Mọi thất vọng của người mẹ 10 con bắt đầu khi chị Trang qua Đài Loan làm dâu.
‘Nhà con rể tôi ở vùng quê nghèo của Đài Bắc. Cha mẹ nó ly hôn nhau. Vợ chồng nó phải đi thuê nhà ở, đi làm công nhân trong nhà máy’, bà Ca nói, giọng rầu rĩ.
Vì kinh tế khó khăn, hai năm trước, sau khi sinh con gái thứ hai được 6 tháng, chị Trang phải gửi con về cho người con gái thứ 6 của bà Ca nuôi giúp. ‘Con bé giờ được 2,5 tuổi rồi. Mỗi khi mẹ nó nhớ con, dì nó phải đưa qua Đài Loan cho gặp. Mẹ nó ở bên đó đi làm kiếm tiền nuôi bé lớn đang học đại học’, người mẹ sinh năm 1946 nói buồn.
Bà cũng cho biết, từ ngày con gái lấy chồng xa đến nay đã hơn 20 năm nhưng bà chưa nói chuyện với con rể bao giờ. Việc gặp nhà thông gia cũng không có.
‘Con rể tôi về đây 4 lần rồi. Nó nói tiếng Trung Quốc. Tôi nói tiếng Việt. Giờ có nói gì cũng không hiểu. Thôi, cứ im lặng’, bà Ca nói.
Bà Ca cho biết, 9 người con của bà kết hôn với người địa phương đều hạnh phúc, chỉ riêng có chị Trang là bà buồn nhất. Ảnh: T.A.
Cụ bà cho biết, nếu bây giờ được quyết định lại, bà sẽ không cho con gái lấy chồng ngoại. ‘Nhà người ta có con lấy chồng nước ngoài thì giàu lên, nhưng nhà tôi cực lắm’, bà nói.
Ở một gia đình khác, từ ngày có con gái lấy chồng Đài Loan, mỗi năm, chị Đỗ Thị Thu được đi nước ngoài 3-4 lần. Chị cho biết, chị học nhiều lần nhưng không nói được ngoại ngữ, vì thế, mỗi khi gặp mặt ông bà thông gia, chị không biết nói gì.
Người mẹ sinh năm 1975 cũng cho biết, lúc mới cưới, con gái chị ở chung với nhà chồng. Khi qua thăm con lần đầu, chị gặp đủ chuyện trái khoáy vì không hiểu và nói được tiếng Trung. 'Ba mẹ chồng con gái mời tôi ra ngồi nói chuyện, tôi xuống bếp lấy đồ ăn lên. Ông bà ấy mời tôi ăn cá, tôi hỏi lại: 'Anh chị muốn lấy cơm phải không'. Khi nghe con gái dịch lại, tôi ngại quá, không dám nhìn họ', chị Thu kể.
Đến nay, con gái chị đã ra ở riêng, khi qua thăm con chị thấy thoải mái hơn, nhưng chị vẫn chưa thể nói chuyện cùng ông bà thông gia và con rể. 'Họ nói gì tôi cũng chỉ cười và gật đầu cho xong', người mẹ miền Tây nói.
Đoạn đường trước nhà bà Ca được láng nhựa sạch sẽ. Ảnh: T.A.
Bà Nguyễn Thị Huệ, Chủ tịch hội Liên hiệp phụ nữ phường Tân Lộc cho biết, hiện nay, rào cản lớn nhất của các gia đình có con lấy chồng ngoại là ngôn ngữ. Nguyên nhân được bà Huệ cho biết, do các ông bố bà mẹ đã lớn tuổi, học thấp, vì thế không học được ngoại ngữ. Khi gặp con rể và thông gia, họ chỉ giao tiếp bằng nụ cười và ánh mắt.
Bà Huệ cho biết, hiện nay, vì việc lấy chồng theo kiểu giới thiệu, có tìm hiểu nên đỡ hơn. Trước đây, rất nhiều cô dâu đi làm dâu bị ngược đãi, chịu cảnh bạo lực và hôn nhân tan vỡ cũng vì không nói và hiểu được tiếng quê chồng.
‘Địa phương đã tổ chức nhiều buổi nói chuyện, đi từng nhà tuyên truyền, treo các băng rôn nói về những rào cản khi cho con đi lấy chồng ngoại nhưng chưa thành công’, bà Huệ nói. Bà cũng cho biết, hiện hội phụ nữ phường đang kết hợp với hội liên hiệp phụ nữ quận để làm những buổi tuyên truyền, vận động người dân học ngoại ngữ để phát triển du lịch địa phương và phục vụ cho việc giao tiếp với gia đình thông gia.
Ông bố Cần Thơ cho 4 con gái lấy chồng Đài Loan mong giàu sang
Quan niệm, cho con lấy chồng ngoại mới giàu, vợ chồng ông Nhã quyết định gả cả bốn cô con gái cho các con rể người Đài Loan (Trung Quốc).
" alt="Nỗi buồn của người mẹ miền Tây có con gái 20 năm lấy chồng Đài Loan"/>
Hình ảnh hai cô gái xinh đẹp được chia sẻ trên mạng xã hội
Ngay sau đó, danh tính của 2 cô gái dễ thương này đã được tìm ra. Đó là Võ Thương (24 tuổi, Nghệ An) và Phạm Tân Xuân (21 tuổi, sinh viên tại Hà Nội). Thương và Xuân là hai chị em họ.
Võ Thương không phải gương mặt xa lạ với cộng đồng mạng. Trước đó, cô từng gây chú ý với clip “Bà ngoại gần 100 tuổi hiến kế giúp cháu gái lấy chồng”.
Trao đổi với VietNamNet, Võ Thương cho hay, cô và em họ mình rất yêu bóng đá nên tối 7/12 đã đến sân vận động Mỹ Đình cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam. Hai chị em cảm thấy rất tiếc nuối khi đội nhà không thể tham gia trận chung kết AFF Cup.
Thương cũng cho biết công việc hiện tại của mình là ca sĩ tự do.
Thương chia sẻ, sau khi những hình ảnh của hai chị em xuất hiện trên tivi thì ngoài những lời khen ngợi, nhiều người đã vào trang cá nhân của họ trêu đùa, bình luận khá khiếm nhã vì đi xem bóng đá chỉ để chụp ảnh selfie…
Tuy nhiên, cô cho hay mình không quan tâm vì cả hai chị em hôm đó đã cổ vũ nhiệt tình và hết mình cho đội tuyển Việt Nam.
Xem clip:
Phạm Tân Xuân là em họ của Thương. Cô đang theo học tại Đại học Sư Phạm Hà Nội. Ngoài niềm đam mê bóng đá, Xuân còn là cô gái rất khéo tay và giỏi nội trợ.
Thoạt nhìn qua ảnh, hai chị em Thương và Xuân khá giống nhau. Do cùng học tập và làm việc tại Hà Nội nên mỗi khi rảnh rỗi chị em họ thường rủ nhau đi chơi.
Cùng xem những hình ảnh xinh đẹp của hai cô nàng:
Võ Thương sở hữu khuôn mặt thanh tú, khá xinh đẹp
Cô sinh ra tại Nghệ An
Cô cho biết mình vô cùng yêu thích bóng đá nên đã cùng em họ đến SVĐ Mỹ Đình để xem.
Thương từng gây chú ý với clip “Bà ngoại gần 100 tuổi hiến kế giúp cháu gái lấy chồng” chia sẻ trên mạng xã hội.
Cô được cư dân mạng chú ý bởi vẻ ngoài xinh xắn
Võ Thương từng tham gia thi The Voice năm 2014. Trong ảnh, cô chụp cùng nam ca sĩ Quang Dũng
Thương được bạn bè nhận xét là khá xinh đẹp, hòa đồng
Cô hiện là ca sĩ tự do
Cô gái Phạm Tân Xuân sinh năm 1997
Cô là em họ của Võ Thương
Ở Xuân toát lên vẻ đẹp vô cùng trong sáng
Xuân cho biết, mỗi khi đi ra ngoài, hai người đều bị nhận nhầm là chị em ruột vì quá giống nhau.
Những hình ảnh dễ thương của Xuân.
Ảnh: FBNV
H. Thúy
" alt="Dân mạng lùng sục hai thiếu nữ xinh đẹp sau trận Việt Nam"/>