Náo loạn dẫn tới cưỡng chế tại đại hội toàn trường ĐH Hoa Sen
Phía ban tổ chức đại hội cho biết toàn trường có 431 đại biểu đủ tư cách tham dự, trong đó có 353 đại biểu tham dự và được ủy quyền (có 269 cán bộ, giảng viên trong tổng số 270 cán bộ giảng viên toàn trường) chiếm tỉ lệ 81,9% đại biểu đủ tư cách tham dự. Vì vậy đại hội toàn trường là hợp pháp.
Ngay sau khi ban tổ chức công bố tính pháp lý và thể lệ làm việc, hai cổ đông là ông Nguyễn Trung Đức và bà Nguyễn Thị Hòa liền giật micro đòi phát biểu cho rằng đại hội này không hợp pháp.
Cổ đông Nguyễn Trung Đức cho rằng đại hội này là trái luật vì trước đó ngày 29.1, Sở GD-ĐT TP.HCM vừa ban hành văn bản nêu rõ, nếu ĐH Hoa Sen muốn hoạt động theo cơ chế trường ĐH tư thục không vì lợi nhuận theo điều lệ trường ĐH mới, cần phải làm hồ sơ để Bộ GD-ĐT thẩm định, trình Thủ tướng chính phủ công nhận. Nay ĐH Hoa Sen chưa được Bộ thẩm định, Thủ tướng có quyết định công nhận đã vội vàng tổ chức đại hội là sai luật.
Vừa dứt lời, ông Đức bị 4 bảo vệ cưỡng ép khỏi đại hội gây ra không khí náo loạn. Cổ đông Nguyễn Thị Hòa phát biểu: Tôi đến với tư cách được mời là thành viên góp vốn.Và đại hội này chỉ đúng luật khi Bộ GD-ĐT thẩm định, Thủ tướng thông qua và ĐH Hoa Sen muốn trở thành đại học tư thục không vì lợi nhuận vào ngày 31.1 này phải được 75% tổng số góp vốn của các thành viên góp vốn thông qua. Xin nói thẳng Trường ĐH Hoa Sen là lợi nhuận vì từ năm 2007 đến nay năm nào cũng chia cổ tức, cổ phần thưởng…
Cổ đông Nguyễn Hồng Phong đặt câu hỏi với bà Bùi Trân Phượng, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản yều cầu Trường ĐH Hoa Sen làm đúng luật tại sao nhà trường không thông báo văn bản của Sở cho các thành viên, Trường nên làm đúng luật trước khi triển khai cái khác.
Một số cổ đông khác cũng gây náo loạn tranh cãi về quyền lợi, tính pháp lý và cho rằng chủ tọa đại hội nên giải thích đầy đủ những thắc mắc của cổ đông tránh tình trạng úp mở, lạc hướng.
Bà Bùi Trân Phượng cho biết: "Về tính pháp lý, tuy chưa có quyết định công nhận của Thủ tướng nhưng chúng tôi đã nhờ luật sư tư vấn. Vì vậy, đại hội này là hoàn toàn hợp pháp. Chúng tôi hoàn toàn tuân thủ theo quy định của Bộ GD-ĐT, đại biểu nào thắc mắc có thể nhờ cơ quan pháp luật can thiệp. Trường chúng tôi tuân thủ và hiểu rõ Điều lệ trường đại học".
Để đại hội diễn ra ổn định ban tổ chức phải nhờ đến lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt. Một số cổ đông khác vì bức xúc bỏ về trước khi phần chính đại hội chưa diễn ra.
“Phi lợi nhuận tôi mới góp vốn”
Tại đại hội vấn đề lợi nhuận và phi lợi nhuận tiếp tục được nhiều cổ đông đặt lên hàng đầu. Cổ đông Nguyễn Công Đức (góp 6% vốn) cho rằng “ĐH Hoa Sen là đại học phi lợi nhuận từ lâu, tôi đầu tư vào trường vì phi lợi nhuận và không cần bàn về vấn đề này”.
Các đại biểu biểu quyết thông qua quy chế chức hoạt động và tài chính nội bộ ĐH Hoa Sen từ ngày 31.1.2015
Đại biểu, Trương Quốc Tụy cho biết “trong thời gian dài Trường ĐH Hoa Sen đi rất vững chắc, nhưng một vài năm vừa qua có trục trặc. Các cổ đông đừng vì đồng tiền mà này nọ, lộn xộn, la lối, làm mất uy tín ĐH Hoa Sen là một tội ác”.
Tuy nhiên, một vấn đề khác cũng được cổ đông quan tâm là vấn đề ĐH Hoa Sen tiến hành khởi kiện nghị quyết đại hội cổ đông bất thường ngày 2.8.2014 trước đó của nhóm cổ đông 30% đã bị tòa đỉnh chỉ.
Ông Lê Ngọc Luân người đại diện theo ủy quyền cho vụ kiện của ĐH Hoa Sen cho biết, sau khi có đơn khởi kiện gửi tới tòa án về quyết định về đại hội cổ đông bất thường của nhóm cổ đông tiến hành ngày 2.8.2014 Tòa án đã ra thông báo thụ lý và có mời những khởi kiện lên để tham gia phiên tòa. Nhưng lúc mời (22.1.2015) ông bị bệnh (có bệnh án) và theo luật tòa chỉ hoãn buổi làm việc chứ không đình chỉ vụ kiện nhưng tòa lại ra quyết định đình chỉ. Hiện tại quyết định tòa án chưa có hiệu lực pháp lý vì vậy thứ 2 tới ông sẽ làm đơn kháng cáo.
Nhiều điểm mới trong quy chế tổ chức hoạt động và tài chính nội bộ ĐH Hoa Sen
Đại hội toàn trường ĐH Hoa Sen thông qua quy chế tổ chức hoạt động và tài chính nội bộ với nhiều điểm mới như:
Về quy chế hoạt động:
- Hội đồng quản trị tối thiểu 15 thành viên (trước đây 7 thành viên) gồm 1 đại diện cơ quan quản lý nhà nước, 3 đại diện góp vốn, Hiệu trưởng là thành viên đương nhiên, 5 thành viên đại diện cán bộ quản lý, giảng viên, 1 đại diện tổ chức Đảng, 1 đại diện Công đoàn, Chủ tịch hội đồng khoa học-đào tạo và các thành viên ngoài trường do HĐQT mời.
- Ban kiểm soát từ 3-5 người trong đó ít nhất 1 thành viên chuyên về kế toán, 1-2 đại diện cho góp vốn; 1-2 đại diện cho người lao động.
- Kể từ ngày 30/1/2015, trường đại học tư thực hoạt động không vì lợi nhuận sẽ không tổ chức Đại hội đồng cổ đông thay vào đó là tổ chức Đại học toàn trường.
- Trong trường nếu tổng cán bộ giàng viên hơn 300 người thì tiến cử đại biểu tham dự Đại hội toàn trường với số lượng đại biểu không ít hơn 75%.
- Đại hội toàn trường hợp lệ khi có ít nhất 75% số đại biểu quy định tham dự
- Quyết nghị đại hội thành công khi có 65% các thành viên dự họp chấp thuận
Về tài chính:
- Người lao động được nhận lương theo quy định khung lương và phúc lợi của trường.
- Nhận phụ cấp ổn định (chức vụ, trách nhiệm) và phụ cấp khác (cơm, đi lại, kiêm nhiệm).
- Đối với phụ cấp kiêm nhiệm tương ứng 30% lương căn bản và 100% phụ cấp cho trường hợp kiêm ngang; 100% phụ cấp chức vụ cho trường hợp kiêm nhiệm dọc; 25% mức lương bậc 1 cho vị trí kiêm nhiệm ở vị trí dọc bậc thấp.
- Thưởng tối đa 1 tháng lương 13 vào tết Nguyên Đán, trường hợp đặc biệt được thưởng 20 triệu.
- Mỗi nhân viên, giảng viên, nghiên cứu viên được chi 5 triệu đồng/năm đồng phục.
- Ban giám hiệu - Trưởng khoa – Chủ nhiệm môn được chi tiền điện thoại với các mức tương ứng 1.000.000-300.000-200.000/tháng.
Thành viên IZ*ONE Jang Won Young diện trang phục Hanbok trong quảng cáo mới nhất của Gmarket.
Park Bom đăng ảnh chụp chung với các hậu bối là đại diện của các nhóm nhạc tham gia Queendom. Queendom là một chương trình thi tài giữa 6 nghệ sĩ, nhóm nhạc nữ gồm Park Bom, Mamamoo, AOA, Oh My Girl, (G)I-DLE và Lovelyz.
Chungha đăng ảnh chụp cùng Mina, Sohye và Doyeon trong phòng thu. Nhiều khả năng, các nữ thần tượng đang chuẩn bị cho lần tái xuất của I.O.I vào tháng 12 tới.
Akdong Music sẽ trở lại đường đua K-Pop với album đầy đủ mang tên Sailing sẽ được phát hành vào ngày 25/9.
Taeyeon xuất hiện đầy ma mị trên tạp chí High Cut. Hiện tại, nữ ca sĩ đang nghỉ ngơi sau thời gian quảng bá cho abum mới.
Jennie dẫn đầu bảng xếp hạng nữ thần tượng được tìm kiếm nhiều nhất trên Youtube. Trong top 5 còn có sự xuất hiện của IU, Lisa, Chungha và Taeyeon.
Jisoo thu hút mọi ánh mắt khi xuất hiện với vẻ đẹp dịu dàng, hiện đại tại sân bay Incheon sau khi kết thúc lịch trình ở Nagoya, Nhật Bản.
Đội ngũ sản xuất drama Biên Niên Sử Arthdal vừa khiến fan háo hức khi tung ra loạt ảnh mới của nữ chính Kim Ji Won. Tạo hình mới của Tan Ya hoàn toàn khác với trước kia, mái tóc buông dài được bối lên, phối cùng váy trắng thanh thoát, khí chất quyền lực và lạnh lùng toả ra từ cô nàng đủ cho thấy vai trò của Tan Ya trong phần cuối bộ phim quan trọng nhường nào.
Lê Hiếu
Mỹ nhân đẹp nhất thế giới Nana tỏa sáng tại Việt Nam
- Sao Hàn 9/9: Nữ thần tượng đăng ảnh hậu trường khi tham dự sự kiện tại Việt Nam, thu hút người hâm mộ và báo chí bởi vẻ đẹp của mình.
Đối với việc tuyển sinh, đào tạo ĐH, Trường Đại học Mở TP.HCM tuyển sinh vượt chỉ tiêu so với số lượng Bộ GD-ĐT đã phê duyệt: Năm 2010 vượt 1.082 sinh viên (33,3%); năm 2011 vượt 1.026 sinh viên (40,2%).
Đối với hệ đào tạo vừa làm - vừa học, đào tạo từ xa, đào tạo ngắn hạn tại trường,trước khi liên kết đào tạo tại địa phương Trường không lập hồ sơ liên kết đào tạo đề nghị Bộ GD-ĐT phê duyệt. Năm 2010 trường tự ra đề thi khối C cho 2 kỳ thi tuyển sinh ngành Luật Kinh tế trái với quy định Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình thức vừa làm, vừa học.
Nhà trường thiếu giảng viên nắm vững phương pháp giảng dạy, chưa xây dựng được chương trình đào tạo cho mỗi loại hình…
Hoạt động trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của trường chưa đúng với quy chế nội bộ, Trường tự khoán cho trung tâm 25% chi phí số thu cho tổ chức lớp học. Hiệu trưởng ủy quyền cho cá nhân sử dụng tiền của trường để mua đất cho dự án nhưng đứng tên cá nhân không đúng quy định.
Trường Đại học Mở TP.HCM cho Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và trường chuyển kinh phí hoạt động thông qua tài khoản tiền gửi với số tiền lớn, không kiểm soát việc chi tiêu, thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm dẫn đến khoản nợ phải thu qua nhiều năm chưa thu hồi được.
Thu học phí gửi vào ngân hàng hưởng lãi suất
Cũng theo kết luận của TTCP, Trường Đại học Mở TP.HCM tự ban hành và thực hiện một số mức thu học phí, lệ phí vượt quy định của nhà nước; một số khoản thu có tính chất phí, lệ phí ngoài danh mục quy định của nhà nước. Thu học phí chương trình đào tạo đặc biệt khi chưa có ý kiến cho phép của Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Nhà trường chưa nộp đầy đủ tiền thu học phí, lệ phí vào Kho bạc Nhà nước để kiểm soát chi theo quy định, mà gửi có kỳ hạn từ 3-6 tháng vào ngân hàng thương mại để hưởng lãi suất trong đó số tiền gửi có kỳ hạn gửi ngân hàng thương mại gồm cả nguồn tiền thuộc ngân sách nhà nước và nguồn không thuộc ngân sách.
Về chi, Trường không thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với giảng viên theo quy định của Bộ GD-ĐT. Ngược lại, một số giảng viên cơ hữu và giảng viên được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo tại một số khoa và ban có thù lao giảng dạy cao hơn 3-5 lần so với lương cấp bậc và phụ cấp chức vụ Nhà nước quy định. Một số giảng viên cơ hữu có số giờ dạy (sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giảng dạy theo quy định) vượt quá 200 giờ tiêu chuẩn/năm.
Trường trích lập quỹ học bổng 3 năm không đảm bảo mức tối thiểu 15% thu học phí chính quy theo quy định của Bộ GD-ĐT. Tổng số trích còn thiếu trong 3 năm 2010-2012 là trên 20,7 tỷ đồng; trong đó năm 2010 Kiểm toán Nhà nước kiến nghị trên 8,87 tỷ đồng nhưng trường chưa thực hiện, năm 2011 thiếu trên 7,6 tỷ đồng, năm 2012 thiếu 4,24 tỷ đồng (không kể chương trình đào tạo đặc biệt).
Trường sử dụng quỹ ổn định thu nhập không đúng quy định. Cụ thể, năm 2010 ĐH Mở TP.HCM tự bổ sung từ quỹ ổn định thu nhập vào quỹ phúc lợi 15 tỷ đồng và quỹ khen thưởng 8 tỷ đồng để chi cho cán bộ giảng viên. Sau khi kiểm toán nhà nước kiến nghị Trường ĐH Mở TP.HCM đã bố trí hoàn trả quỹ ổn định thu nhập 8 tỷ từ quỹ khen thưởng, còn 15 tỷ quỹ phúc lợi chưa hoàn trả...
Ngoài ra, kết luận TTCP cũng chỉ rõ các công tác về quản lý, đầu tư, xây dựng của ĐH Mở TP.HCM cũng có nhiều sai phạm dàn trải, không tập trung, mục đích đầu tư chưa thực hiện được; các gói thầu thi công đều chậm. Chủ đầu tư không quản lý chặt chẽ, khiến hầu hết nhà thầu đều bộc lộ những vi phạm nghiêm trọng...
Kết luận TTCP chỉ rõ những sai phạm này trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng phụ trách lĩnh vực phân công thời kỳ 2007-2012, lãnh đạo các khoa, phòng trung tâm thời kì 2010-2012.
Với sai phạm trên TTCP kiến nghị Thủ tướng chính phủ chỉ đạo các Bộ GD-ĐT, Bộ Nội Vụ, Bộ Tài chính nghiên cứu ban hành các quy định, quy chế phù hợp. Yêu cầu Bộ GD-ĐT chấn chỉnh công tác quản lý, chấm dút việc đào tạo không đúng quy định…
Quyền lợi của người sở hữu NFT ‘Don’t Break My Heart’ - Binz. Ngoài ra, người sở hữu NFT cũng sẽ nhận được Quyền ưu tiên tham gia vào các dự án NFT tương lai của Binz cũng như các nghệ sĩ khác trên nền tảng Tuniver.
Qua đợt ra mắt Bộ sưu tập Tuniver NFT này, Binz có thể chia sẻ ‘Don’t Break My Heart’ theo một cách rất khác: không chỉ qua MV, audio hay các hoạt động quảng bá, Binz còn chia sẻ quyền sở hữu ca khúc của mình với fan hâm mộ, những người đồng hành và luôn là một phần không thể thiếu trong chặng đường âm nhạc của Binz. Người hâm mộ sở hữu NFT còn có cơ hội nhận merchandise phiên bản giới hạn, tham gia live session hoặc ăn tối riêng cùng thần tượng, bên cạnh việc nhận được doanh thu bản quyền nhạc số được phân phối minh bạch qua công nghệ smart contract của Tuniver.
Bắt đầu được mở đấu giá vào ngày 16/3, Bộ sưu tập Tuniver NFT ‘Don’t Break My Heart’ của Binz sẽ là bộ sưu tập NFT âm nhạc đầu tiên của nghệ sĩ Việt Nam được phát hành trên sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu thế giới Binance NFT.
评论专区