当前位置:当前位置:首页 > Kinh doanh > Truyện Thời Hoàng Kim 正文

Truyện Thời Hoàng Kim

[Kinh doanh] 时间:2025-01-19 12:58:51 来源:NEWS 作者:Thời sự 点击:194次
Khi tôi hăm mốt tuổi,ệnThờiHoàchung kết c1 đang lao động tại Vân Nam thì Trần Thanh Dương hăm sáu tuổi, là cán bộ y tế thuộc địa phương tôi lao động. Tôi ở đội 14 dưới đồng, cô ở đội 15 trên núi. Một hôm cô xuống núi tranh luận với tôi vấn đề cô không lăng nhăng. Lúc đó tôi chưa quen cô lắm, chỉ gọi là có biết. Chuyện cô muốn tranh luận là: mặc dù ai cũng bảo cô lăng nhăng, nhưng cô cho là không phải thế. Bởi vì lăng nhăng chài đàn ông, cô chưa chài ai, mặc dù chồng cô ở tù đã một năm nay. Cô không chài ai, trước đó cũng không cho nên cô không hiểu tại sao người ta bảo cô lăng nhăng. Nếu tôi muốn an ủi cô thì không khó. Tôi có thể chứng minh bằng logic rằng cô không lăng nhăng. Nếu cô Dương lăng nhăng thì cô phải chài đàn ông, như vậy ít nhất phải có một người đàn ông nào đó để cô chài. Bây giờ không chỉ ra được người đàn ông đó thì mệnh đề cô Dương chài đàn ông là không đứng được. Nhưng tôi cứ nói, cô Dương lăng nhăng, hơn nữa không cần phải nghi ngờ gì cả. 

Cô Dương tìm tôi để chứng minh cô không lăng nhăng có nguyên cớ là tôi tìm cô nhờ tiêm cho tôi. Đầu đuôi câu chuyện thế này: Lúc đang vào vụ bận bịu, đội trưởng không bảo tôi cày mà bảo tôi cấy, lưng tôi không thể thẳng mãi được. Những người quen tôi đều biết rằng lưng tôi có một vết thương cũ mà tôi lại cao hơn mét chín. Nếu cấy một tháng trời thì đau chịu không nổi, không tiêm novocain thì không ngủ được. Mớ kim tiêm của đội tôi đều bong hết lớp mạ và cái nào cũng quằn mũi, mỗi lần rút ra là móc theo thịt ở lưng tôi. Sau này lưng tôi như bị bắn đạn ghém, vết thương mãi không khỏi, lúc ấy tôi nghĩ đến cô Dương ở đội 15, là bác sĩ tốt nghiệp Đại học Y khoa Bắc Kinh, chắc phân biệt được kim tiêm và móc câu, cho nên tôi nhờ cô khám. Khám xong trở về chưa đến nửa tiếng, cô đuổi theo đến tận nhà, bắt tôi chứng minh cô không lăng nhăng. 

Cô nói, cô không mạo nhận là lăng nhăng. Theo cô quan sát, người lăng nhăng rất tốt bụng, hay giúp người khác, rất không muốn để ai thất vọng. Do đó cô còn nể phục người lăng nhăng nữa. Vấn đề không phải ở chỗ lăng nhăng tốt hay không tốt mà ở chỗ cô hoàn toàn không lăng nhăng. Cũng như mèo không phải là thỏ vậy, nếu mèo bị ai đó gọi là thỏ thì nó sẽ mất tự tin. Bây giờ người ta cứ nhất định bảo cô lăng nhăng, làm cho cô mất hồn mất vía, hầu như chẳng biết mình là ai mữa. 

Cô Dương ở trong lều của tôi, mặc áo choàng, để lộ cánh tay và bắp chân, ăn mặc như trong phòng khám của cô trên núi, chỉ khác là tóc xõa ra thì cô búi lại, chân thì thêm đôi guốc. Nhìn dáng vẻ của cô tôi bắt đầu đoán xem, bên trong áo choàng trắng cô mặc cái gì hay không có gì cả. Điều này có thể cho thấy là cô rất đẹp, bởi vì cô biết rằng mặc hay không mặc cũng thế. Đó là lòng tự tin được nuôi dưỡng từ nhỏ. Tôi bảo cô rằng cô lăng nhăng thật, tôi còn đưa ra một số lý do: lăng nhăng chẳng qua là một cách gọi, ai cũng bảo cô lăng nhăng thì cô lăng nhăng, chẳng sao cả. Mọi người bảo cô chài đàn ông thì cô chài đàn ông, cũng chẳng sao cả. Còn tại sao ai cũng bảo cô lăng nhăng, theo tôi thì thế này: người ta cho rằng, con gái đã có chồng nếu không chài đàn ông thì da mặt sạm đen, vú thõng thẹo. Trong khi cô trắng trẻo, đôi vú không xệ mà nở nang gọn gàng, cho nên cô lăng nhăng. Nếu cô không muốn người ta nói cô lăng nhăng thì cô phải làm cho mặt sạm đen, làm cho vú xệ xuống. Khi ấy người ta sẽ không nói cô lăng nhăng nữa. Như thế thì cô rất thiệt, nếu cô không muốn thiệt thì cô đi chài đàn ông đi. Như thế cô sẽ tự cho mình là lăng nhăng. Người khác không có nghĩa vụ phải biết chắc cô có chài đàn ông hay không mới quyết định bảo cô là lăng nhăng hay không lăng nhăng. Nhưng cô có nghĩa vụ làm cho mọi người không thể nói là cô lăng nhăng. Cô Dương nghe đến đó mặt đỏ lên, trừng mắt như muốn cho tôi một cái tát. Cô gái này nổi tiếng về tát người, khối anh ăn tát của cô rồi. 

Lùi lại hai mươi năm trước, khi tôi và cô Dương bàn về vấn đề lăng nhăng. Lúc đó sắc mặt tôi vàng vọt, đôi môi nứt nẻ dính điếu thuốc cuốn, đầu tóc bù xù, mặc bộ quần áo bộ đội thủng lỗ chỗ, những chỗ rách vá bằng keo, ngồi bắt chân chữ ngũ trên ghế băng như một thằng lưu manh. Bạn hãy tưởng tượng một gã như thế mà nói với cô chuyện vú xệ với không xệ thì bàn tay cô ngứa ngáy đến mức nào. Cô khó chịu vì có rất nhiều đàn ông khỏe như vâm đến đòi khám bệnh, họ đâu có bệnh gì. Họ không đến khám bệnh mà đến xem cô lăng nhăng. Chỉ có tôi là ngoại lệ. Sau lưng tôi như bị lão Trư Bát Giới bổ cho mấy nhát bồ cào. Chẳng biết đau hay không nhưng mấy lỗ thủng cũng đủ lý do để đến khám. Những lỗ thủng ấy cho cô một hy vọng, cô có thể chứng minh cho tôi thấy cô không lăng nhăng. Có một người không bảo cô lăng nhăng cũng còn hơn chẳng có ai. Nhưng tôi lại làm cô thất vọng. 

Tôi nghĩ thế này: nếu tôi muốn chứng minh cô không lăng nhăng mà chứng minh được thì câu chuyện e quá dễ dàng. Thực tế tôi chẳng chứng minh được gì, ngoài những điều tôi không cần chứng minh. Mùa xuân năm ấy đội trưởng bảo tôi bắn hỏng mắt con chó của anh ta làm cho nó nhìn ai cũng quay đầu lại như múa ba-lê, từ đó anh ta thù tôi. Tôi muốn chứng minh vô tội, chỉ có ba điều: 

1- Đội trưởng không có chó; 

2- Con chó sinh ra đã hỏng mắt; 

3- Tôi là người không có tay, không bắn được. 

Ba điều ấy chẳng điều nào đứng được cả. Đội trưởng đúng là có con chó nâu, mắt của nó mới bị bắn, tôi không những có thể cầm súng mà còn bắn giỏi. Trước đó không lâu tôi đã từng mượn súng hơi của Tư, dùng đậu xanh làm đạn, vào trong kho lương thực đang để không, bắn được một kilô chuột. Trong đội không ít người bắn giỏi, trong đó có Tư. Súng là của hắn, hơn nữa khi hắn bắn con chó thì tôi đứng bên nhìn. Nhưng tôi không thể tố giác ai cả, tôi và hắn lại thân nhau, huống hồ anh ta có bắt nọn được Tư thì cũng chẳng dám chắc là tôi bắn. Cho nên tôi im lặng. Im lặng là thừa nhận. Thế là tôi đi cấy, đứng dưới ruộng như cái cột điện, gặt xong tôi lại đi chăn trâu, ăn cơm nguội. Tất nhiên tôi làm phất phơ. Một hôm lên núi tôi mượn súng của Tư, đúng lúc nhìn thấy con chó, tôi giơ súng bắn nốt con mắt kia, hỏng cả hai mắt nó không biết đường chạy về – có trời mà biết nó chạy đi đâu. 

Nhớ lại những ngày ấy, làm ruộng chăn trâu, rỗi rãi thì nằm nhà, ngoài ra chẳng làm cái gì. Tôi thấy mọi việc chẳng liên quan gì đến mình. Nhưng cô Dương lại xuống núi tìm tôi. Thì ra có dư luận cô ăn nằm với tôi, cô muốn tôi phải chứng minh là chúng tôi đứng đắn vô tội. Tôi bảo muốn thế, phải chứng minh hai điều: 

1- Cô Dương là gái trinh, 

2- Tôi bị thiến, không có khả năng sinh hoạt tình dục. 

Hai điều ấy khó chứng minh, do đó chúng tôi không chứng minh được là mình vô tội. Tôi lại ngả theo hướng chứng minh mình không vô tội. Cô Dương nghe thế mặt trắng bợt rồi đỏ ửng, đứng dậy lẳng lặng bỏ đi. 

Cô Dương bảo tôi là kẻ độc ác. Lần trước bảo tôi chứng minh cô trong sạch vô tội thì tôi trợn mắt lên nói ba lăng nhăng, lần này bảo tôi chứng minh hai người vô tội thì tôi lại đề nghị làm tình. Cho nên cô quyết định sớm muộn gì cũng cho tôi một cái tát. Nếu tôi biết cô định như thế thì chuyện sau đây đã không xảy ra. 



Hôm đó là sinh nhật tròn hăm mốt tuổi, tôi đang chăn trâu bên sông. Chiều nằm ngủ trên bãi cỏ, tỉnh dậy thì trống trơn, rau bị trâu ăn sạch. Nắng á nhiệt đới thiêu đốt tôi đỏ rực, da bỏng rát, thằng bé con ngỏng cổ lên trời, to tướng. Đó là quang cảnh lễ sinh nhật của tôi. 

Tôi tỉnh lại thấy chói mắt, trời xanh đến rợn người, quần áo tôi phủ một lớp bụi như rắc phấn rôm. Chưa lần nào tôi cương cứng như thế chắc là tại ở đây hẻo lánh đồng không mông quạnh. 

Tôi dậy xem trâu ở đâu, chúng nó đang nằm nhai cỏ bên sông xa xa. Lúc đó bốn bề yên ắng, gió thổi hiu hiu. Mấy con trâu trong trại tranh giành trâu cái, húc nhau mắt đỏ ké, rớt dãi lòng thòng. Trâu của chúng tôi không thế, có người đến trêu chọc cũng dửng dưng nằm đó. Để chúng khỏi húc nhau thành thương tật ảnh hưởng đến làm vụ, người ta đem thiến hết. 

Mỗi lần thiến trâu tôi đều xem. Nói chung với trâu đực, dùng dao xẻo là xong, nhưng đối với những con hung hãn quá thì phải thiến bằng chày, tức rạch dao lấy tinh hoàn ra dùng chày đập nát. Sau đó nó chỉ biết ăn cỏ cày ruộng, không biết chuyện gì khác cả, khi giết cũng không cần trói. Ông đội trưởng cầm chày tin chắc nếu dùng cách này với người thì cũng có hiệu quả như thế. Ông hay quát chúng tôi: chúng mày là đồ súc sinh, cứ cho một chày thì mới tử tế được! Theo logic của ông cái thứ đo đỏ dài một gang trên người tôi là hóa thân của mọi tội ác. 

Tất nhiên tôi không nghĩ vậy, theo tôi cái ấy rất quan trọng như sự sống còn của tôi. Trời ngả về chiều, từng cụm mây lững lờ trôi một cách lười biếng, nửa dưới xám đen, nửa trên còn sáng rực. Hôm đó tôi tròn hăm mốt tuổi, là thời hoàng kim của đời tôi với bao nhiêu mơ ước. Tôi muốn yêu, muốn ăn, còn muốn là đám mây nửa sáng nửa tối trên trời. Về sau tôi mới biết, cuộc đời là một quá trình bị đập bằng chày một cách chậm chạp, người ta mỗi ngày một già đi, ước mơ cũng mất dần, cuối cùng thì như con trâu bị chày đập. Nhưng trong ngày tròn hăm mốt tuổi tôi không thấy trước được điều đó. Tôi cảm thấy mình sẽ mạnh mẽ mãi mãi, chẳng có bất cứ cái gì nện được tôi. 

Tối đó tôi mời cô Dương đến ăn cá. Cho nên buổi chiều phải kiếm được cá. Hơn năm giờ chiều tôi mới sực nhớ ra và chạy đến chỗ tát nước để xem. Chưa đến chỗ nhánh sông đã thấy hai đứa trẻ người dân tộc vừa đánh nhau vừa chạy ra, bùn đất tung tóe, người tôi cũng dính bùn. Đến lúc tôi xách tai chúng nó mới dừng lại. Tôi quát: 

“Đồ ranh con, cá đâu?” 

Thằng lớn hơn nói: “Tại thằng Nông chó chết, nó ngồi trên kè làm sập mẹ nó rồi!” 

Thằng Nông gào lên cãi: “Anh Vương Nhị! Tại kè làm đếch chắc!” 

Tôi bảo: “Đồ cứt chó! Bố mày chặt cây đắp mà dám bảo không chắc à?” 

Tôi vào trong xem đúng là đổ tan hoang, nước tát ra chảy trở lại, cá mất hết, một ngày làm cật lực vứt đi cả. Tôi không thể nhận tôi sai, ra sức mắng mỏ thằng Nông, Thằng Tu (thằng lớn) cũng về hùa với tôi. Thằng Nông cáu quá nhảy cẫng lên gào: 

“Thằng Vương Nhị chó chết, thằng Tu chó hết, chúng mày về hùa với nhau bắt nạt tao! Tao bảo bố tao lấy súng bắn bỏ mẹ!” 

Nói rồi nó chạy lên bờ định chuồn, tôi nắm cổ chân kéo lại! 

Thằng Nông kêu choe chóe cắn tôi, bị tôi ấn xuống đất sùi bọt mép, chửi tôi bằng tiếng dân tộc tiếng Hoa, tiếng Thái. Tôi chửi lại bằng tiếng chính thống, đột nhiên nó ngừng chửi, tóm lấy hạ bộ tôi đang cương cứng rồi nhìn rất đỗi khâm phục, nó trầm trồ: 

“Ồ! Nhớ chị thằng Tu đây mà!” 

Tôi buông nó ra và vội mặc quần. 

Buổi tối tôi thắp ngọn đèn bão ở trạm bơm, cô Dương đến, cô nói cuộc sống vô nghĩa quá, còn nói tất cả mọi chuyện cô làm đều trong sạch vô tội. Tôi bảo cô dám bảo mình trong sạch vô tội chính là cái tội to nhất. Theo tôi bản tính của con người là thích ăn biếng làm, háo sắc dâm ô, nếu cô sống khắc khổ giữ mình như giữ ngọc đó là phạm tội giả dối, còn tệ hơn cả thích ăn biếng làm, háo sắc dâm ô. Cô có vẻ nghe nhưng không hề phụ họa. 

Một hôm tôi thắp đèn bên sông nhưng mãi chăng thấy cô đến, hơn chín giờ cô đứng ngoài cửa gọi: 

- Vương Nhị! Đồ mạt hạng! Ra đây tôi bảo! 

Tôi đi ra. Cô mặc đồ trắng, trang điểm rất chỉnh tề, nhưng thái độ căng thẳng. Cô bảo: Anh mời tôi ăn cá, tâm sự, thế cá đâu? Tôi đành phải nói cá vẫn ở dưới sông. Cô bảo thôi được, chỉ còn lại tâm sự. Ở đây nói đi. Tôi bảo vào trong nhà nói chuyện, cô bảo cũng được và bước vào, cơn nóng giận vẫn bừng bừng. 

Hôm sinh nhật lần thứ hăm mốt, tôi định dụ Dương vì cô là bạn tôi, hơn nữa khuôn ngực đầy đặn, lưng thon, mông tròn, ngoài ra cô có cái cổ cao thanh tú, khuôn mặt đẹp. Tôi muốn làm tình và tôi nghĩ cô không nên từ chối, nếu cô muốn nhờ thân thể tôi để mở thông tấm lòng mình tôi sẽ cho nó mở, cho nên tôi lại mượn thân thể cô thì không có gì mà không được. Duy nhất có một vấn đề cô là đàn bà, đàn bà bao giờ cũng hẹp hòi. Cho nên tôi phải gợi mở và tôi bắt đầu giải thích thế nào là “nghĩa khí”. 

Theo tôi nghĩa khí là tình thân ái vĩ đại của các giang hồ hảo hán. Các hào kiệt trong “  Thủy hử  ” giết người đốt nhà như cơm bữa nhưng khi nghe nói cái tên Cập Thời Vũ là rạp mình bái phục. Tôi cũng như các anh hùng rác rưởi đó, không tin gì hết nhưng điều không bao giờ dám phản lại đó là nghĩa khí. Chỉ cần cô là bạn tôi thì cho dù cô phạm đủ mọi tội ác, trời không dung đất không tha thì tôi vẫn đứng bên cô. Đêm đó tôi dâng hiến tình thân ái của tôi cho cô, cô rất cảm động và nói rằng tình thân ái đó cô xin nhận. Không những thế cô còn muốn đáp lại bằng tình thân ái còn lớn hơn nữa, cho dù tôi có là kẻ tiểu nhân đê tiện cũng không quay lưng lại. Tôi nghe nói vậy rất yên tâm, tôi nói thật ý mình: Tôi đã hăm mốt tuổi, chưa biết gì về chuyện giữa đàn ông và đàn bà, trong lòng bức bối lắm. Cô nghe rồi sững người, chắc là chưa hề chuẩn bị về tâm lý. Nói mãi cô chẳng có phản ứng gì. Tôi đặt tay lên vai cô, cảm thấy đường gân thớ thịt rất căng thẳng. Mụ này có thể trở mặt cho tôi cái tát bất kỳ lúc nào. Nếu vậy thì chứng tỏ đàn bà chẳng hiểu gì về tình nghĩa cả. Nhưng không. Cô bỗng hứ một tiếng rồi cười to. Cô còn bảo, tôi thật ngốc, bị anh lừa dễ quá! 

Tôi bảo: Lừa gì? Cô nói gì? 

Cô bảo: Tôi chẳng nói gì cả. 

Tôi hỏi cô chuyện tôi vừa nói cô có đồng ý không? Cô xì một tiếng, mặt đỏ bừng. Tôi thấy cô xấu hổ bèn chủ động ra tay, cô ẩy ra rồi nói, không ở đây, ta lên núi đi. 

Tôi và cô cùng lên núi. 

Về sau cô nói, cô vẫn không hiểu tình thân ái vĩ đại của tôi là thật hay là bịa ra tức thời để lừa cô. Nhưng cô lại nói, những lời ấy như lời nguyền làm cô mê mẩn, cho dù có mất hết cũng không ân hận. Thực ra tình thân ái vĩ đại không thật và cũng không giả, cũng như mọi thứ trên đời, bạn tin nó là thật thì nó là thật, bạn nghi nó là giả thì nó là giả. Nhưng tôi sẵn sàng thực hiện lời tôi nói, cho dù trời long đất lở cũng không lùi bước. Chính vì có thái độ như thế cho nên người ta không tin tôi. Mặc dù tôi coi kết bạn là sự nghiệp suốt đời thì bạn tôi chỉ có Dương và hai ba người nữa. Đêm hôm đó chúng tôi lên núi, đi được nửa đường cô bảo cô phải về qua nhà, bảo tôi chờ sau núi. Tôi hơi ngờ cô cho tôi leo cây nhưng không nói gì, đi thẳng đến đó ngồi hút thuốc. Một lát sau cô trở lại. 

Dương nói, khi lần đầu tôi tìm cô để tiêm, cô đang gục xuống bàn ngủ. Ở Vân Nam ai cũng có nhiều thời gian để ngủ gật lắm cho nên lúc nào cũng mơ mơ tỉnh tỉnh. Tôi đi vào, phòng hơi tối lại, vì nhà tranh vách đất, ánh sáng chỉ có ở cửa chiếu vào. Lúc đó cô tỉnh lại, ngẩng đầu hỏi tôi cần gì. Tôi bảo đau lưng, cô bảo nằm xuống cô xem cho. Tôi nằm phục xuống, chiếc chõng tre muốn sập luôn. Lưng tôi đau quá, không cúi người được. Nếu không tôi đã không tìm đến cô. 

Dương nói, hồi trẻ tôi ăn đói cho nên dưới mắt có quầng đen. Người tôi rất cao, quần áo rách bươm, ít nói. Cô tiêm cho tôi xong tôi đi luôn, hình như có nói cảm ơn, hay là không. Đến khi cô nhớ ra rằng có thể chứng minh cho cô là không lăng nhăng thì đã mất nửa phút rồi. Cô chạy ra đuổi theo, thấy tôi đi tắt về đội 14. Tôi đi xuống dốc, nhảy qua rãnh leo qua gò, men theo ven núi đi rất nhanh. Chiều hạ, ngược gió gọi tôi không nghe thấy. Tôi thì không quay đầu cứ thế đi mất. 

Dương bảo lúc ấy cô muốn đuổi theo nhưng thấy rất khó. Hơn nữa chưa chắc tôi đã chứng minh được cô không lăng nhăng. Cho nên cô quay về phòng khám. Về sau cô đổi ý, đi tìm tôi, vì mọi người đều bảo cô lăng nhăng cho nên tất cả đều là kẻ thù. Còn tôi chắc không phải. Cô không muốn để mất cơ hội, không muốn tôi thành kẻ thù. 

Hôm đó tôi ngồi sau núi hút thuốc. Mặc dù đêm tối tôi vẫn nhìn được rất xa vì trăng rất sáng, không khí rất trong lành. Tôi còn nghe được tiếng chó sủa xa xa. Dương ra khỏi đội 15 tôi cũng nhìn thấy, ban ngày chưa chắc nhìn rõ được như thế. Nhưng dù sao cũng khác ban ngày vì không một bóng người. 

Tôi cũng không dám chắc trên núi này đêm hôm không có người vì xung quanh một màu xám bạc. Nếu có người cầm đuốc đi thì có nghĩa là muốn thiên hạ biết rằng anh ta ở đó. Nếu bạn không cầm đuốc thì như mặc chiếc áo tàng hình, người biết anh ở đâu thì nhìn thấy, người không biết thì không nhìn thấy. Tôi nhìn thấy Dương đi đến, tim tôi đập liên hồi, chẳng ai bảo cũng biết trước khi làm chuyện đó cần phải thân thiết một chút. 

Phản ứng của Dương lạnh băng, đôi môi cũng lạnh băng, vuốt ve cũng như không. Đến lúc tôi lóng ngóng cởi cúc áo cô thì cô đẩy ra, lần lượt tự cởi, gấp lại để bên rồi nằm ngửa ra trên mặt cỏ. 

Dương khỏa thân trông rất đẹp. Tôi vội cởi quần áo nhoài người lên, cô lại đẩy ra, đưa cho tôi một vật gì. 

“Có biết sử dụng không? Có cần hướng dẫn không?” 

Đó là bao tránh thai. Tôi đang hưng phấn nghe thế hơi mất hứng, nhưng tôi lồng vào rồi hấp ta hấp tấp chẳng đâu vào đâu. Bỗng Dương nói lạnh băng: 

“Này! Anh biết anh đang làm gì không?” 

Tôi bảo tất nhiên là biết. Cô làm ơn nằm dịch lại một chút được không? Tôi muốn nhờ ánh trăng tìm hiểu kỹ một chút xem kết cấu của cô ra làm sao. Chỉ nghe bốp một cái như tiếng sét đánh ngang tai, thì ra một cái tát. Tôi nhảy dựng lên ôm quần áo đi. 



Tối đó tôi không đi được vì Dương kéo tôi lại, lấy danh nghĩa tình thân ái vĩ đại để giữ tôi. Cô thừa nhận đánh tôi là có lỗi, cũng thừa nhận là đối xử với tôi không tốt, nhưng cô bảo tình thân ái vĩ đại của tôi là giả, cô còn bảo tôi lừa cô ra đây để nghiên cứu cơ thể của cô. Tôi bảo biết là giả sao lại tin tôi. Tôi muốn nghiên cứu cơ thể cô với sự cho phép của cô, nếu không bằng lòng thì bảo chứ sao lại đánh, chẳng ra sao cả. Cô ôm lấy tôi và chúng tôi làm chuyện đó trên bãi cỏ. 

Trước sinh nhật tuổi hăm mốt, tôi là đứa trẻ, sau đêm đó tôi không còn là trẻ con nữa. Nhưng tôi không vui vì khi tôi làm chuyện đó Dương chẳng nói năng gì, hai tay vòng dưới đầu làm gối, cứ nhìn tôi mà nghĩ đâu đâu, cho nên từ đầu chí cuối chỉ mình tôi biểu diễn. Tôi cũng chẳng giữ được lâu, thoáng cái đã hết. Xong chuyện, tôi vừa cáu kỉnh vừa chán chường. 

Dương bảo cô không dám tin chuyện đó là thật. Cô đã từng có chồng, ngày nào cũng làm chuyện đó với cô. Cô không nói năng gì, chờ một ngày hắn sẽ xấu hổ giải thích tại sao lại làm như vậy nhưng hắn chẳng nói gì cho đến khi vào tù. Tôi chẳng thích nghe chuyện đó bèn nói cô đã không thích sao lại đồng ý. Cô bảo cô không muốn người ta bảo cô hẹp hòi. Tôi bảo cô đúng là hẹp hòi. Về sau cô nói thôi không cãi nhau nữa, cô bảo tôi tối nay lại đến đây, có thể cô sẽ thấy thích. Tôi không nói gì. Sáng sớm khi trời đầy sương mù, tôi chia tay với cô rồi xuống núi chăn trâu. 

Tối hôm đó tôi không đến gặp Dương mà vào bệnh viện. Chuyện uẩn khúc là thế này: Buổi sáng khi tôi đến trại trâu, một số người không đợi được tôi đã mở cổng dắt trâu đi. Ai cũng chọn con to khỏe đi cày. Một cậu người địa phương, tên là Tam đang dắt con trâu trắng to. Tôi đến bên bảo anh ta rằng nó bị rắn cắn không cày được. Hắn ta như không nghe thấy, tiện tay tôi giật lấy dây chạc, hắn vung tay tát tôi. Tôi đẩy hắn ngã bệt xuống đất. Sau đó rất nhiều người xông đến vây chúng tôi vào giữa đòi đánh. Một bên là thanh niên trí thức Bắc Kinh, một bên là thanh niên địa phương, đều vung gậy gộc, thắt lưng. Cãi nhau một hồi rồi bảo không đánh nhau nữa, để tôi và thằng Tam vật nhau. Thằng này không vật nổi tôi bèn đấm tôi, tôi đá cho một cú bay vào hố phân, cứt trâu be bét khắp người, thằng này giật lấy đinh ba phang tôi, mọi người can ra. 

Chuyện xảy ra buổi sáng là thế. Buổi tối tôi chăn trâu về, đội trưởng bảo tôi đánh bần nông trung nông lớp dưới, phải mở cuộc họp đấu tố. Tôi bảo anh thừa dịp trả thù, tôi là thằng không dễ bắt nạt đâu. Tôi còn bảo tổ chức đánh hội đồng. Đội trưởng bảo không định xử phạt tôi mà mẹ cậu Tam làm căng quá không biết giải quyết thế nào. Về sau anh ta bảo không mở cuộc họp đấu tố nữa mà là cuộc họp góp ý kiến, tôi lên kiểm điểm. Nếu tôi không chịu thì để bà góa kia đến gặp tôi. 

Cuộc họp rối như canh hẹ. Dân làng nhao nhao nói, họ bảo thanh niên trí thức xấu xa, bắt chó trộm gà còn đánh người. Thanh niên trí thức bảo nói như cứt, ai ăn cắp, có bắt được quả tang không? Các bố chúng mày đến đây giúp xây dựng biên giới chứ không phải là tội phạm đi lính mà chúng mày làm càn. Tôi đứng đó không kiểm điểm mà chửi. Không dè mẹ thằng Tam mò lên từ phía sau. Cầm chiếc ghế nặng trịch phang tôi một cái vào lưng, đúng vào vết thương cũ, tôi ngất đi. 

Tôi tỉnh dậy thấy Tư dẫn một tốp người hò hét đòi đốt trại trâu, còn bảo bắt mẹ thằng Tam đền mạng. Đội trưởng dẫn một tốp người chặn lại, đội phó bảo khiêng tôi đi bệnh viện, vệ sinh viên bảo không được khiêng, lưng gãy rồi, khiêng là chết. Tôi bảo lưng tôi hình như chưa gãy, các cậu khiêng đi mau lên. Nhưng không ai dám chắc là lưng tôi gãy hay chưa, cho nên cũng không ai dám chắc khiêng thì chết hay không. Tôi cứ phải nằm đấy. Về sau đội trưởng đến hỏi rồi nói, quay điện thoại gọi bác sĩ Dương đến để khám xem thế nào. Lát sau Dương đầu tóc rối bời hai mắt sưng húp chạy đến, câu đầu tiên là: anh đừng sợ, nếu anh bị liệt em sẽ chăm nom suốt đời. Khám xong kết luận như tôi nghĩ. Thế là tôi ngồi lên xe trâu đến bệnh viện tuyến trên. 

Đêm đó Dương đưa tôi đi viện, đợi cho đến lúc có phim chiếu X quang, biết không có vấn đề gì mới về. Dương bảo một hai ngày nữa cô lại đến thăm tôi, nhưng mãi chẳng thấy. Tôi ở một tuần, đã đi lại được, tôi phóng về tìm Dương. 

Khi tôi bước vào phòng y vụ của Dương, trên lưng tôi mang rất nhiều thứ. Ngoài những nồi niêu bát đĩa, còn đồ ăn đủ cho hai người ăn một tháng. Thấy tôi vào, Dương cười lạnh lùng nói, anh khỏi rồi à, mang những thứ ấy đi đâu? 

Tôi bảo đi Thanh Bình tắm suối nước nóng. Dương uể oải ngồi xuống ghế nhìn lên nói, tốt lắm, suối nước nóng chữa bệnh rất tốt. Tôi bảo không phải đi tắm suối nước nóng mà lên núi phía sau, ở vài ngày. Dương bảo trên núi chẳng có gì, nên đi suối nước nóng. 

Suối nước nóng Thanh Bình là một đầm bùn lầy, xung quanh toàn là dốc cỏ tranh. Một số người đủ mọi thứ bệnh dựng lều ở hàng năm trời. Nếu tôi đến đó, không những bệnh không khỏi mà còn có thể nhiễm bệnh phong. Vùng núi hoang phía sau, ngòi lạch ngang dọc, cỏ mật bời bời trong rừng thưa, một vùng vắng ngắt không vết chân người, suối chảy hoa trôi. Tôi dựng nơi đó một cái lều tranh, ở đó có thể tĩnh dưỡng tinh thần và sức khỏe. Dương nghe rồi bật cười: Đến đó bằng cách nào? Có thể tôi sẽ đi thăm anh. Tôi vẽ đường cho cô rồi vào núi. 

Tôi vào trong đó, Dương không đến thăm tôi. Mùa khô, chiếc lều nghiêng ngả trong những cơn gió thổi lồng lộng không lúc nào ngừng. Dương ngồi trên ghế nghĩ về những chuyện đã xảy ra, hoài nghi tất cả. Cô rất khó tin rằng mình sẽ điên rồ đến một nơi hẻo lánh như thế, bị người ta gán cho cái tiếng lăng nhăng oan uổng rồi thành lăng nhăng thật. Chuyện này thật khó tin. Dương nói, có lúc cô đi ra khỏi phòng nhìn về phía núi, thấy rất nhiều đường ngoằn ngoèo đi sâu vào trong núi. Lời tôi nói với cô còn văng vẳng bên tai cô. Dương biết rằng đi theo những con đường đó vào núi sẽ tìm thấy tôi. Điều đó không còn nghi ngờ gì. Nhưng càng không còn gì nghi ngờ nữa thì càng đáng ngờ. Có thể con đường đó chẳng dẫn đến đâu, rất có thể Vương Nhị không ở đó, cũng có thể chẳng tồn tại một Vương Nhị nào cả. 

Mấy ngày sau, Tư dẫn mấy người đến bệnh viện thăm tôi. Ở bệnh viện chẳng ai nghe nói đến Vương Nhị cả, càng không biết anh ta đi đâu. Lúc đó bệnh viện đang lan truyền bệnh viêm gan, những người mắc bệnh này đều về nhà chữa trị, các thầy thuốc về các đội chữa bệnh tận nhà. Tư và mấy người về đội thì chẳng thấy đồ đạc của tôi đâu, đi hỏi đội trưởng có thấy Vương Nhị đâu không. Đội trưởng hỏi Vương Nhị là ai? Chưa nghe cái tên ấy bao giờ. Tư bảo mấy hôm trước còn họp để đấu hắn, con mụ lắm mồm lấy ghế phang anh ta một nhát tí chết. Nghe gợi ý như thế đội trưởng càng không nghĩ ra tôi là ai. Hồi đó có một đoàn thanh niên trí thức đến thăm hỏi tình hình của thanh niên trí thức ở các địa phương, nhất là chuyện có người bị đánh bất tỉnh, do đó đội trưởng càng không muốn nhắc đến tôi. Cậu Tư đến đội 5 hỏi Dương có thấy tôi đâu không, anh còn hé ra mấy từ ám chỉ quan hệ bất chính giữa cô và tôi. Dương tỏ ra chẳng biết tí gì về chuyện đó. 

Khi Tư đi rồi, Dương càng chẳng hiểu ra sao. Xem chừng rất nhiều người nói Vương Nhị không tồn tại. Nguyên nhân làm người ta lúng túng là ở đó. Điều ai cũng bảo tồn tại thì nhất định không tồn tại, đó là vì tất cả đều là lừa dối. Điều ai cũng bảo không tồn tại thì nhất định tồn tại, thí dụ như Vương Nhị, nếu anh ta không tồn tại thì cái tên đó ở đâu ra? Dương không nén nổi tò mò, cô vứt bỏ tất cả vào núi tìm tôi. 

Tôi bị con mụ đanh đá lấy ghế đánh ngất đi. Dương đã từng ở trên núi chạy xuống thăm tôi. Khi đó cô còn bật khóc và nói công khai rằng nếu tôi bị tật nguyền thì chăm sóc tôi suốt đời. Nếu tôi không chết cũng không bị tật thì rất may cho tôi, nhưng Dương không thích, vì như thế coi như cô công khai thừa nhận là lăng nhăng. Giả sử tôi chết hay bị thương thành tật thì phải hơn, nhưng tôi chỉ ở bệnh viện một tuần rồi chuồn. Đối với Dương, tôi chỉ là một người trong ký ức, một hình ảnh nhìn từ phía sau, đang vội vã xuống núi. Cô không hề muốn làm tình với tôi, cũng không muốn dan díu với tôi trừ phi có một nguyên nhân gì ghê gớm lắm. Do đó cô đi tìm tôi tức là hành vi lăng nhăng thực sự. 

Dương bảo cô vào núi tìm tôi, dưới chiếc áo choàng trắng không mặc gì cả. Cô cứ thế chạy trên những triền núi sau đội 15, cỏ mọc rậm rì trên đất đỏ. Buổi sáng gió thổi lạnh buốt như nước khe, buổi chiều gió nóng bỏng cuốn theo bụi đất. Gió luồn dưới lớp áo choàng như bàn tay, như làn môi ấm. Thực ra Dương không cần tôi, cũng không cần phải tìm thấy tôi. Trước kia khi người ta bảo cô lăng nhăng, nói tôi là người tình của cô thì cô ngày nào cũng đi tìm tôi. Lúc đó hình như phải thế, vì từ khi cô công khai tỏ ra lăng nhăng, tỏ ra tôi là người tình của cô thì chẳng ai bảo cô là lăng nhăng nữa, chẳng ai nhắc đến Vương Nhị trước mặt cô nữa, trừ Tư. Mọi người đều sợ sự lăng nhăng công khai bạo dạn đến nỗi chẳng dám nói đến nữa. 

Ai cũng biết người ta đến điều tra, chỉ tôi là không biết. Bởi vì tôi đi chăn trâu, sớm đi tối về, tai tiếng lại không hay ho gì chẳng ai bảo với tôi, khi tôi nằm viện cũng chẳng ai đến thăm. Khi ra viện, tôi vào trong núi, trước khi đi chỉ gặp có hai người, một là Dương, cô không nói cho tôi biết chuyện đó, một người nữa là đội trưởng, anh ta cũng không nói gì về chuyện đó, chỉ bảo tôi đi suối nước nóng chữa bệnh. Tôi bảo anh ta tôi chẳng có đồ đạc gì cả nồi niêu bát đĩa chẳng hạn, cho nên không đi được. Anh ta bảo sẽ mượn cho tôi. Tôi bảo tôi mượn chưa chắc đã trả, anh ta bảo không sao. Anh ta đưa tôi khá nhiều thịt ướp và lạp xường nhà làm. 

Dương không nói với tôi chuyện đoàn kiểm tra vì cô không quan tâm, cô không thuộc đám thanh niên trí thức, đội trưởng không nói vì tưởng tôi biết rồi. Anh ta nghĩ tôi đem rất nhiều thứ đi như thế sẽ không bao giờ quay lại nữa. Cho nên khi cậu Tư hỏi Vương Nhị ở đâu thì anh ta hỏi lại Vương Nhị là ai? Và không bao giờ nhắc đến nữa. Đối với Tư và mấy người nữa thì tìm thấy tôi có nhiều cái lợi, tôi có thể chứng minh chúng tôi ở đây bị đối xử rất tồi tệ, luôn luôn bị đánh ngất đi. Đối với lãnh đạo, tôi không tồn tại lại có lợi, họ có thể nói rằng thanh niên trí thức ở đây chẳng ai bị đánh cả. Đối với tôi, tồn tại hay không tồn tại chẳng có nghĩa lý gì. Nếu không ai đến tìm tôi thì tôi ở đó trồng ít ngô để ăn, sẽ không bao giờ thò mặt ra nữa. Cho nên tôi không quan tâm mình tồn tại hay không. 

Tôi nằm trong lều cũng đã từng nghĩ mình tồn tại hay không tồn tại, thí dụ mọi người bảo tôi và Dương dan díu với nhau, điều đó chứng minh tôi tồn tại. Nói theo cách của cậu Tư là Vương Nhị và Trần Thanh Dương tụt quần nằm với nhau, thực ra cậu ta không nhìn thấy. Giới hạn tối đa trí tưởng tượng của cậu ta chỉ đến tụt quần. Còn Dương thì nói tôi mặc bộ quân phục vàng, chạy xuống núi nhanh thoăn thoát. Tôi cũng không biết mình đi đường không ngoái lại. Những việc đó tôi không tưởng tượng ra, cho nên chúng chứng minh tôi tồn tại. 

Thằng nhỏ của tôi đang cương cứng, điều này cũng không phải tôi tưởng tượng ra. Tôi vẫn chờ đợi Dương đến thăm nhưng cô không đến. Khi cô đến thì tôi lại chẳng mong chờ. 



Tôi đã nghĩ sau khi tôi vào núi thì Dương đến ngay, nhưng tôi nhầm. Tôi chờ mãi rồi chán, không chờ nữa. Tôi ngồi trong lều nghe cây lá xào xạc khắp rừng, đến mức quên cả mình và xung quanh. Tôi nghe thấy dòng thác lũ không khí ào ào trôi phía trên đầu đúng lúc tâm hồn tôi bay bổng, như hoa nở, măng phá vỏ vươn thẳng lên trời. Đến lúc suy thì tôi cũng an nghỉ, nhưng khi đang thịnh thì cứ hân hoan. Đúng lúc ấy thì Dương đến đứng ngay trước cửa lều. Nhìn thấy tôi trần như nhộng ngồi trên chõng tre, cô kinh hoàng kêu lên. 

Chuyện Dương vào núi tìm tôi có thể kể lại đơn giản như sau: Tôi vào núi được hai tuần thì cô đến. Lúc đó là hai giờ chiều, cô như một dâm phụ lồng lên, trút hết đồ lót, chỉ choàng tấm áo ngoài, chân trần chạy vào núi. Cô chạy qua bãi cỏ, xuống lòng sông cạn, đi rất lâu, đường sông rất phức tạp nhưng cô không nhầm một chỗ nào. Cô rời lòng sông đi vào triền núi mọc những cây hướng dương, nhìn thấy một túp lều mới dựng. Nếu không có một anh chàng Vương Nhị chỉ dẫn thì trong vùng rừng núi bạt ngàn thế này làm sao tìm ra được túp lều. 

Về sau Dương kể, cô muốn tin rằng tất cả những điều cô thấy đều là có thực. Việc có thật phải có lý do. Lúc đó Dương cởi nốt áo, ngồi cạnh tôi, nhìn xuống thằng bé của tôi, nó đỏ như một vết thương cháy bỏng. Túp lều đang rung lên trong gió, ánh nắng lọt vào lốm đốm trên người Dương. Tôi đưa tay sờ nắn vú Dương cho đến khi mặt cô ửng hồng, núm vú cứng lên. Dương như chợt tỉnh giấc ôm chặt lấy tôi. 

Tôi và Dương làm tình lần thứ hai. Lần đầu có nhiều tình tiết mà tôi không hiểu. Về sau tôi mới hiểu, Dương bị người ta nói là lăng nhăng vẫn cứ canh cánh trong lòng. Đã không chứng minh được là không lăng nhăng thì cô thích thú thành người lăng nhăng thật. Giống như người đàn bà bị bắt quả tang đang gian dâm, bị người ta bắt đứng trước mọi người kể lại tỉ mỉ, khi bọn người không chịu nổi sự xấu xa nữa thì hét lên “Trói nó lại!”. Bị lột hết quần áo, cô ta chẳng thấy xấu hổ gì nữa cho đến khi bị buộc đá ném xuống sông. Dương không hề sợ mình thành người lăng nhăng, thế còn tốt hơn nhiều so với bị gọi là lăng nhăng mà lại không lăng nhăng. Điều cô ghét chính là sự việc đã biến cô thành người lăng nhăng. 

Khi chúng tôi đang say sưa thì một con thằn lằn chui ra từ kẽ vách vừa chạy vừa dừng, đến giữa nhà rồi giật mình lao vút ra ngoài nắng. Lúc đó Dương đang kêu rên dồn dập như thác lũ tràn ngập chiếc lều. Tôi sợ hãi phủ phục bất động. Nhưng Dương bảo: nhanh lên, đồ xấu xa, cô cấu vào đùi tôi. Khi tôi “nhanh” thì từng đợt từng đợt chấn động như từ sâu trong lòng đất dội lên. Về sau Dương bảo cô cảm thấy tội mình rất nặng, thế nào cũng bị báo ứng. 

Khi cô bảo sẽ gặp báo ứng thì sắc hồng trên ngực cô nhạt đi, lúc ấy chúng tôi chưa xong. Nhưng có vẻ như cô muốn nói cô chỉ chịu báo ứng với chuyện trước đây, bỗng một cơn co thắt từ đầu truyền đến chân, tôi xuất tinh rất mạnh. Chuyện này không liên quan gì đến Dương, chắc rằng chỉ mình tôi chịu báo ứng vì nó. 

Sau đó Dương bảo tôi cậu Tư tìm tôi khắp nơi. Cậu ta đến bệnh viện, ở đó người ta bảo tôi không tồn tại. Tìm hỏi đội trưởng, anh ta cũng bảo tôi không tồn tại, cuối cùng cậu ta tìm đến Dương, cô bảo: “Nếu mọi người đều bảo anh ta không tồn tại thì chắc là anh ta không tồn tại rồi, tôi không có ý kiến gì”. Nghe đến đấy, cậu Tư khóc rống lên. 

Tôi nghe Dương kể vậy, cảm thấy rất kỳ quặc. Chẳng lẽ vì con mụ đanh đá nện tôi một cú mà tôi tồn tại, và cũng vì thế mà không tồn tại. Thực ra việc tôi tồn tại chẳng cần phải tranh cãi. Chính vì thế mà tôi chui vào ngõ cụt. Để chứng minh sự thật không cần tranh cãi đó, hôm đoàn thăm hỏi đến, tôi chạy từ trên núi xuống, đi vào hội trường đang tổ chức tọa đàm. Tan họp, đội trưởng bảo, trông cậu không có vẻ ốm đau gì cả, về nuôi lợn đi. Anh ta còn tổ chức cho bắt tôi và Dương về chuyện dan díu. Tất nhiên bắt tôi không dễ vì tôi nhanh chân lắm, đừng hòng theo kịp nhưng sẽ thêm phiền cho tôi. Lúc đó tôi mới tỉnh ra, tội gì phải chứng minh cho người ta rằng tôi tồn tại. 

Khi nuôi lợn, tôi phải gánh rất nhiều nước. Công việc này rất nhọc nhằn, muốn chây lười cũng không được vì lợn không no là tru tréo lên. Ngoài ra còn thái rau bổ củi rất nhiều. Chăn nuôi lợn trước kia có ba phụ nữ, bây giờ có mỗi mình tôi. Tôi không thể bằng ba người đàn bà được, nhất là lưng lại đau. Lúc này tôi chỉ muốn mình không tồn tại. 

Buổi tối tôi và Dương làm tình trong căn nhà nhỏ. Hồi ấy tôi yêu nghề lắm, rất chăm chỉ, để hết tâm trí vào hôn và vuốt ve, mọi kỹ thuật đều rất rành rẽ. Dương rất vừa lòng. Tôi thấy trong những lúc như thế chẳng cần phải chứng minh mình đang tồn tại, từ sự thể nghiệm đó tôi rút ra được một kết luận, mãi mãi đừng bao giờ để người ta chú ý đến mình. Người Bắc Kinh nói, không sợ người ta ăn cắp mà sợ nhớ. Bạn đừng bao giờ để người ta nhớ đến mình. 

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接