Nhắc đến sản xuất bán dẫn là nhắc đến châu Á với hai đại diện TSMC (Đài Loan) và Samsung (Hàn Quốc). Cùng nhau, hai công ty này kiểm soát hơn 70% thị trường sản xuất bán dẫn.Mỹ, nhà lãnh đạo một thời, tụt hậu hoàn toàn so với các đối thủ sau khi chuyển đổi mô hình kinh doanh. Mỹ đã nhường phần lớn công việc sản xuất cho các nhà thầu châu Á, thực tế này bộc lộ những lo ngại lớn khi Trung Quốc nổi lên như một đối thủ địa chính trị ngang tầm với Mỹ và cuộc khủng hoảng bán dẫn chưa có hồi kết. Nghiên cứu của Deloitte chỉ ra thiếu hụt chip còn kéo dài suốt năm 2022, có thể khiến Mỹ thiệt hại 500 tỷ USD.
 |
|
Mỹ là nơi khai sinh ngành công nghiệp chip thế giới nhờ vào những công ty tiên phong như Intel. Năm 1990, gần 40% bán dẫn được sản xuất tại Mỹ. Ngày nay, 80% hoạt động này diễn ra tại châu Á, 12% tại Mỹ, một nửa đến từ Intel. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước sản xuất chip tại châu Á có thể đem lại lợi thế trước Mỹ trong cuộc đua công nghệ toàn cầu. Tệ hơn, Quốc hội Mỹ lo sợ Lầu Năm Góc và các nhà thầu quốc phòng Mỹ có thể mất khả năng truy cập dễ dàng những con chip cần cho hệ thống vũ khí tối tân.
Đó là lý do vì sao Quốc hội Mỹ đang nỗ lực thông qua dự luật phân bổ tiền để kích hoạt sản xuất bán dẫn trong nước. Ủy ban Thượng viện về Thương mại, Khoa học và Vận tải đã tổ chức một buổi điều trần về chủ đề này, trong đó họ đã chất vấn CEO của hai nhà sản xuất chip, Pat Gelsinger của Intel và Sanjay Mehrotra của Micron.
Những nhà máy biến mất
Các nhà máy sản xuất chip tập trung tại châu Á không phải vấn đề xảy ra trong một sớm một chiều. Những năm 1990, nhiều hãng vừa thiết kế, vừa sản xuất chip. Tuy nhiên, chế tạo là quy trình tốn kém, gian khổ, đòi hỏi cơ sở hạ tầng lớn. Vì vậy, họ bắt đầu thuê các công ty bên ngoài gia công. Các chuyên gia cũng cho rằng sản xuất bán dẫn cùng địa điểm với các bộ phận khác của chuỗi cung ứng là điều hợp lý. Trong khi đó, các nước châu Á bắt đầu trợ cấp mạnh mẽ cho thiết kế và sản xuất chip.
Hiện tại, theo dữ liệu của TrendForce, TSMC chiếm 56% thị trường sản xuất chip (foundry) toàn cầu, còn Samsung nắm 18%. Quan trọng hơn, họ gần như “bao trọn” những con chip cao cấp cần cho công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI).
Giảm lệ thuộc vào châu Á
Chính phủ Mỹ bắt đầu các động thái giảm lệ thuộc vào bán dẫn châu Á từ tháng 1/2021 khi Quốc hội thông qua CHIPS, một quy định hỗ trợ sản xuất bán dẫn thuộc Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2021 (NDAA). CHIPS ủy quyền cho một loạt chương trình thúc đẩy sản xuất chip nội địa nhưng không thực sự tài trợ.
Mùa hè cùng năm, Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới Mỹ (USICA) cùng một số quy định khác, chính thức phân bổ 52 tỷ USD cho các điều khoản nghiên cứu, thiết kế và sản xuất bán dẫn nằm trong CHIPS. Tháng 2/2022, Hạ viện phê duyệt dự luật tương tự có tên COMPETES, cũng nhằm mục đích phân bổ 52 tỷ USD cho các chương trình CHIPS. USICA và COMPETES phải được đối chiếu, thống nhất để hai viện thông qua và sau đó trình lên Tổng thống Mỹ.
Quốc hội cũng đang thảo luận về đạo luật bổ sung FABS, thiết lập tín dụng thuế đầu tư bán dẫn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã báo hiệu ý định ký duyệt dự luật chip trong sự kiện ngày 21/1 tại New Albany, Ohio, nơi Intel khởi công nhà máy chip 20 tỷ USD mới. Công ty sẽ xây thêm hai nhà máy khác trị giá 20 tỷ USD tại Chandler, Arizona.
“Đây là ngành công nghiệp của chúng ta”
Theo CEO Gelsinger, công ty của ông đang làm phần việc của mình, tiếp đó là phần của người khác. Dù biết các khoản đầu tư sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, cân đối tài chính, ông vẫn quyết định thực hiện. Tuy nhiên, chừng ấy là chưa đủ để vực dậy vị thế dẫn đầu công nghệ của Mỹ.
Ông Gelsinger quả quyết, ngay cả khi Quốc hội không thông qua các gói hỗ trợ tài chính, kế hoạch xây nhà máy mới của Intel vẫn tiến hành. “Chúng tôi sẽ đi những bước nhỏ hơn và chậm hơn nếu không được tài trợ và ngược lại”.
Ông nhấn mạnh Intel là một trong số ít các hãng công nghệ Mỹ còn sót lại có lịch sử tập trung đầu tư vào Mỹ và châu Âu. Điều quan trọng là Mỹ phải duy trì sự kiểm soát nào đó với ngành công nghiệp bán dẫn, nơi sản xuất những con chip dùng trong mọi ngành của tương lai số.
“Ngành công nghiệp này sinh ra tại Mỹ. Đây là ngành công nghiệp của chúng ta”.
Du Lam

Samsung, Intel bàn chuyện hợp tác bán dẫn
Hai người đứng đầu Samsung Electronics và Intel đã gặp nhau, làm dấy lên hi vọng về một cuộc hợp tác tiềm tàng bất chấp cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán dẫn.
" alt="Vì sao Intel muốn đưa sản xuất bán dẫn trở lại Mỹ?"/>
Vì sao Intel muốn đưa sản xuất bán dẫn trở lại Mỹ?
Thông tin nữ diễn viên Mai Phương qua đời tối 28/3 để lại nhiều thương tiếc cho người hâm mộ và bạn bè đồng nghiệp.Chia sẻ với VietNamNet, nữ diễn viên Trịnh Kim Chi cho biết: "Trước Tết Mai Phương phải cấp cứu một lần, chân tay phù hết cả lên. Sau Tết, đến mùng 2, cô lại phải đi cấp cứu thêm một lần nữa. Sức khỏe của Phương đi xuống một cách nghiêm trọng, bị kháng thuốc".
Sức khỏe của Mai Phương nguy hiểm đến mức ngày 27/3, Trịnh Kim Chi nhắn với mọi người trong nhóm rằng: "Tình trạng của Phương nguy hiểm lắm rồi, chắc chỉ còn khoảng 2 - 3 tuần, cùng lắm là một tháng nữa".
 |
Trịnh Kim Chi: 'Mai Phương lận đận đến tận khi nhắm mắt' |
Tuy nhiên ngay chiều hôm sau, 28/3, Kim Chi nhận thông báo Mai Phương đã trút hơi thở cuối cùng. Dù đã chuẩn bị tinh thần trước nhưng Kim Chi vẫn không khỏi bàng hoàng, cô bảo mình bủn rủn chân tay vì không ngờ sự ra đi của người em lại nhanh như vậy.
Trịnh Kim Chi bảo cô quen Mai Phương được gần 20 năm và vẫn còn nhớ như in bộ phim đầu tiên 2 chị em đóng chung có tên gọi "Một ngày không có em". Sau đó, cả 2 có cơ hội làm việc chung ở sân khấu kịch Hồng Vân.
Trong thời gian này, Mai Phương và Kim Chi tâm sự với nhau nhiều và dần trở nên thân thiết. Kim Chi chia sẻ: "Mai Phương có nhiều chuyện buồn lắm. Mỗi lúc Mai Phương chia sẻ tôi chỉ biết động viên em".
Khoảng thời gian Kim Chi mở sân khấu kịch riêng, Mai Phương có cộng tác một vở kịch, sau đó phương bươn chải đi hát nhiều hơn. "Trong thời gian Mai Phương đi hát, tôi cũng hỏi thăm và biết được em "cày" nhiều lắm. Đôi khi xả thân quá cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều" - Trịnh Kim Chi nhớ lại.
Khi Mai Phương có dấu hiệu giảm sút sức khỏe và mắc bệnh, Kim Chi và bạn bè nghệ sĩ thân thiết là những người biết đầu tiên, tuy nhiên lại không lường được bệnh tình đã ở giai đoạn nguy hiểm.
Kim Chi nhớ lại: "Lần đầu tiên tôi đến thăm là Mai Phương nằm ở trong nhà. Lúc đó Phương nói rằng thấy đau nhức hết cơ thể. Mọi người, kể cả Phương vẫn chưa biết mình bị ung thư mà chỉ thấy Phương xuống sức rất nhiều và mệt.
"Sau đó 2 tuần sau, Phương phải cấp cứu mới phát hiện ung thư, khi ấy đã quá nặng, báo chí mới bắt đầu đưa tin. Sau thời gian đó, Phương hợp thuốc nên khỏe hơn. Tôi cũng hay hỏi thăm sức khỏe và thấy Mai Phương hay đưa Lavie đi chơi" - Kim Chi nói.
 |
Trịnh Kim Chi quan tâm và theo dõi từng ngày tình hình của Mai Phương trong thời gian trị bệnh. |
"Bệnh tật đến bất ngờ, lại chuyển biến xấu, nhưng Mai Phương có nghị lực lớn. Mai Phương luôn tự tin vào sức khỏe của mình nên cũng cầm cự được gần 2 năm" - Kim Chi nói.
Trịnh Kim Chi nói có gần gũi và thân thiết cô mới cảm nhận được Mai Phương đã trải qua cuộc sống quá nhiều nỗi buồn, sự vất vả bươn chải, nhưng cuối cùng vẫn không được hạnh phúc. Kim Chi đau xót: "Mai Phương thấy lận đận đến tận khi nhắm mắt".
Nói về chuyện tình cảm của Mai Phương và Phùng Ngọc Huy, Kim Chi nói: "Phương cũng tâm sự với tôi về Huy nhiều lắm. Nhưng nó cũng là cái duyên nợ của cả hai thôi. Về chuyện tình cảm này, tôi khuyên Phương nhiều lắm, có khi Phương cũng biết như vậy là không nên nhưng đã làm theo con tim không điều khiển được".
Ái Châu: ''Hy vọng mọi người chăm sóc tốt cho Lavie''
Giống với Trịnh Kim Chi, diễn viên Ái Châu - một trong những người em thân thiết của Mai Phương tỏ ra bàng hoàng khi hay tin. Có mặt từ sớm trong đám tang của Mai Phương, Ái Châu bùi ngùi chia sẻ với VietNamNet về những kỷ niệm đã có với ''đàn chị' rất đỗi yêu thương này.
Trong ký ức của bà xã Huỳnh Đông, Mai Phương là một diễn viên yêu nghề, lạc quan và luôn hết mình với bạn bè, người thân. Cũng vì hợp tính, cả 2 bắt đầu thân thiết khi cùng tham gia trong một chương trình và từ đó xem nhau như chị em ruột.
"Tôi và chị Mai Phương may mắn khi cả 2 có dịp gặp gỡ, làm việc và dần trở nên gắn bó. Chúng tôi cùng đi lưu diễn nhiều nơi, thậm chí ăn ăn ngủ sinh hoạt cùng nhau như người trong gia đình", Ái Châu kể.
Điều khiến Ái Châu cảm phục đàn chị là luôn sống lạc quan, kiên cường trong suốt những ngày phát hiện và chữa trị căn bệnh ung thư cho đến tận những phút cuối đời.
Theo nữ diễn viên, Mai Phương thấy an ủi vì trong quá trình kiên cường chống chọi bệnh tật bên cạnh luôn có những người bạn thân thiết chăm sóc, động viên tinh thần mỗi ngày. Dẫu vậy, khi chứng kiến nữ diễn viên mỗi ngày đau đớn, cơ thể yếu dần, mọi người xung quanh không khỏi nghẹn lòng xót xa.
 |
Ái Châu và Mai Phương thân thiết như chị em trong nhà. |
"Tôi gặp Mai Phương 3 ngày trước khi chị ấy mất. Lúc đó Mai Phương yếu nhiều, gần như nửa tỉnh nửa mê mà không thể làm được gì cả. Tôi nhìn chị thương vô cùng và hiểu được sự bất lực của chị khi sắp phải rời xa mọi người", cô chia sẻ.
Điều Ái Châu lo lắng nhất là Lavie bởi bé còn quá nhỏ. ''Mặc dù còn nhỏ nhưng có lẽ bé cũng đã hiểu được chuyện gì đang xảy ra với mình. Việc thiếu thốn tình cảm của mẹ ít nhiều sẽ tác động đến Lavie. Tôi hy vọng mình và mọi người xung quanh có thể chăm sóc tốt cho Lavie để bé sắp tới có những ngày tháng vui vẻ, bình an'' - Ái Châu nghẹn ngào nói.
Đức Trung - HM

Mai Phương gồng mình vì con gái, không oán trách Phùng Ngọc Huy
- Lavie là con gái của Mai Phương và Phùng Ngọc Huy nhưng cả hai chia tay khi nữ diễn viên mang thai. Bé Lavie được mẹ nuôi lớn và là động lực của nữ diễn viên mỗi khi làm việc vất vả.
" alt="NSƯT Trịnh Kim Chi: 'Tôi bủn rủn khi Phương mất, lận đận đến tận khi nhắm mắt'"/>
NSƯT Trịnh Kim Chi: 'Tôi bủn rủn khi Phương mất, lận đận đến tận khi nhắm mắt'