Nhận định, soi kèo Newcastle Jets vs Wellington Phoenix, 14h00 ngày 6/4: Đội khách chìm sâu


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Rionegro Aguilas vs Llaneros, 08h30 ngày 7/4: Níu chân nhau -
Ngày này, 70 năm trước, hàng trăm triệu người đã trào nước mắt vì cơn ác mộng khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người mang tên chủ nghĩa phát xít cuối cùng đã kết thúc. Ngày chiến thắngThai nghén trong những quán bia ở Munich sau thế chiến thứ nhất, cái chủ nghĩa mà cốt lõi "coi chủng tộc người Arian là thượng đẳng" trên tất cả các chủng tộc khác và có quyền tiêu diệt các chủng tộc khác để tạo ra "không gian sinh tồn" cho chính mình đã không ngừng lớn mạnh, không ngừng đánh bại mọi địch thủ trên con đường vươn lên bá chủ của nó.
Nước Đức phát xít mất một tháng để đánh bại Ba Lan, ba ngày để chiếm Đan Mạch, một tuần để chiếm Bỉ và bốn mươi ngày để nước Pháp quỳ gối. Quân đội Anh bỏ lại toàn bộ vũ khí chạy thoát thân khỏi Dunkirk để mặc cho 100.000 quân Pháp đồng minh chặn hậu bị bắt làm tù binh.
Chuỗi bất bại đó chỉ bắt đầu chững lại vào rạng sáng ngày 22/6/1941, khi những binh lính Đức gốc Áo thuộc sư đoàn bộ binh 45 vượt sông tiến vào một pháo đài mang tên Brest nằm ở cực Tây của Liên Bang Xô Viết.
22/6/1941 là sự khởi đầu của sự suy tàn của chủ nghĩa phát xít. Nhưng phải qua bốn năm đầy máu và nước mắt với hơn 27 triệu người ngã xuống thì chủ nghĩa phát xít mới thực sự tắt thở khi thống chế Keitel ký vào văn bản đầu hàng vô điều kiện.
Người bảo vệ cuối cùng của pháo đài Brest khi bị lính Đức hỏi tên đã trả lời: "Tôi là một người lính Nga". Liên Bang Xô Viết có hơn 100 dân tộc nhưng không ai nghĩ câu trả lời của người lính là thể hiện sự ưu việt của dân tộc Nga trên các dân tộc khác và ai cũng biết rằng anh có thể là người Nga, người Ukraine, người Chechnya hay bất kỳ dân tộc nào khác. Tất cả những người đã sống thời đó, những người lính đến từ Trung Á, từ Caucasus, từ Ukraine, Belarus, hay từ vùng Baltic đều gọi mình là lính Nga. Kẻ thù của họ khi rút chạy cũng gào lên thảng thốt "quân Nga đã tới". Những người Do Thái, những người Slav Đông Âu, cũng trào nước mắt khi thấy ngọn cờ đỏ trên những xe tăng tiến vào thành phố và kêu lên "quân Nga đã tới".
Đó là những năm tháng mà không ai nghĩ bao nhiêu phần trăm trong số người ra trận ai là người Nga, ai là người Ukraine. Họ chỉ nhớ rằng, vào năm 1941, cứ 100 người ra trận thì chỉ có 3 người trở về vào năm 1945. Họ chỉ nhớ rằng sự hy sinh của họ là sự hy sinh chung, và chiến thắng cũng là của chung. Cái chung đó vượt lên phạm vi một dân tộc, một quốc gia, một chủ nghĩa.
Vào tháng 11/1941, trong những đoàn quân diễu hành qua Quảng trường Đỏ tại Moscow rồi tiến thẳng ra mặt trận, có lữ đoàn quốc tế với những người con của rất nhiều dân tộc trên thế giới. Họ là những chiến sĩ cộng hòa Tây Ban Nha, những du kích quân Nam Tư, Hy Lạp, những người Bulgaria, Hungaria, người Ba Lan và cả 6 người châu Á tới từ một đất nước xa xôi có tên là An Nam thuộc Pháp. Chúng ta đều biết điều đó và lịch sử đều ghi rằng những đơn vị Hồng quân, những người Nga đã tiến thẳng ra mặt trận từ nơi diễu binh. Người ta đều biết là tinh hoa và phần sinh lực lớn nhất của quân đội Đức quốc xã đã vùi thây ở mặt trận phía Đông. Và cái giá phải trả cho điều đó là hơn 27 triệu người đã hy sinh. Tất cả họ đều được gọi chung là 27 triệu người Nga đã ngã xuống cho chiến thắng.
70 năm sau, có những người cố viết lại lịch sử khi nói rằng quốc gia của họ, dân tộc của họ đã chết bao nhiêu người để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Họ cố tình lờ đi sự thực là trong các đơn vị tiến vào nước Đức (dù các phương diện quân đó có mang tên Ukraine hay Belarus) thì mỗi đơn vị đều có tất cả thành phần dân tộc của Liên Bang Xô Viết.
Những người đó, vì những toan tính tư lợi ngày nay, sẵn sàng quên mất rằng khái niệm nước Nga, quân Nga, người Nga trong những năm tháng đó không hề đại diện cho dân tộc Nga hay ý tưởng cộng sản của Liên Bang Xô Viết mà nó là tượng trưng cho sự giải phóng khỏi chủ nghĩa phát xít. Sau 70 năm, tuy ít nhưng vẫn còn đó những người lính, cả Hồng quân lẫn quân đội Đồng minh, những người dân thường có thể làm chứng rằng vào năm 1945, tiếng kêu "quân Nga đã tới" đồng nghĩa với "giải phóng".
Tôi nói với bạn tôi rằng, dù có những nhà lãnh đạo của các nước văn minh cố gắng gắn cuộc diễu binh trên quảng trường Đỏ với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Nga, nhưng tôi thấy khác. Tôi sẽ thấy những người con, cháu của những người đã đổ máu để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, những người đến để tưởng nhớ sự hy sinh của những người giải phóng. Mà khi ra trận, không bao giờ họ nghĩ rằng họ đang gieo mầm cho chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Tâm hồn tôi sẽ có mặt ở đó, Quảng trường Đỏ - nơi diễn ra cuộc diễu binh kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Phát xít. Tôi tin rằng, tất cả những người đã ngã xuống cũng sẽ có mặt. Họ sẽ lại cùng diễu binh trên quảng trường như họ đã từng diễu binh rồi ra thẳng mặt trận như những ngày tháng 11 tăm tối năm 1941. Tôi sẽ dõi mắt tìm 6 khuôn mặt của những người Châu Á của một nước An Nam nô lệ, 6 con người tự do dấn thân vào trận đánh thắng đầu tiên của nhân loại đối với chủ nghĩa phát xít trước cửa ngõ Moscow.
Ngày mai bạn đừng hỏi bài hát "Tạm biệt người con gái Slav" được cất lên để cho ai. Bản nhạc đó được cất lên cho tất cả những người đã ra trận trong bốn năm đằng đẵng đó, cho tất cả những người hôm nay biết trân trọng những gì mà người trước đã hy sinh và để lại.
Ngày mai, hãy gặp tôi ở đó!
Thái Bảo Anh
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn"> -
Gương mặt phu thê tập 5: Chàng trai làm đổ mâm cơm nhà bạn gái ngày ra mắtMC Mạc Văn Khoa và diễn viên Hoàng Mèo cùng tham gia trò chơi tìm ra vợ thật cho Nguyễn Minh Tuấn.
Trong tập 5 của chương trình Gương mặt phu thê, MC Mạc Văn Khoa hội ngộ cùng đàn anh là diễn viên Hoàng Mèo. Hai nam nghệ sĩ cùng tham gia trò chơi tìm ra vợ thật cho anh chàng Nguyễn Minh Tuấn (25 tuổi), giữa ba cô vợ: Nguyễn Thị Kim Anh (25 tuổi), Trương Huỳnh Mỹ Linh (21 tuổi), Nguyễn Thị Tuyết Minh (27 tuổi).
Trong ấn tượng của Minh Tuấn, lần đầu gặp vợ, anh đã ngỡ như yêu từ cái nhìn đầu tiên vì sự xinh xắn của cô. Nhưng qua lời kể của "các cô vợ" thì sự thật không hề màu hồng như vậy và câu chuyện tình của hai vợ chồng cũng đầy khó khăn, thử thách.
Tiết lộ về hành trình yêu của hai vợ chồng, Kim Anh có chút tự hào: “Khi hai đứa quen nhau thì ba mẹ không thích, muốn em tìm người nào ổn định hơn. Khi mẹ nói điều này với anh thì anh đáp: ‘Con làm bất cứ việc gì cũng sẽ đảm bảo cho Kim Anh cuộc sống đầy đủ, con chắc chắn sẽ là người mặc cho cô ấy chiếc váy cưới’.
Nhìn biểu cảm của Kim Anh, diễn viên Hoàng Mèo đã vội khẳng định 100% cô chính là vợ thật khiến MC Mạc Văn Khoa phải vội vàng nhắc nhở đàn anh bình tĩnh hơn.
Câu chuyện của Mỹ Linh có phần hài hước hơn khi cho biết quen ông xã qua mạng, bị anh chàng “thả thính” nhiệt tình tới mức tưởng “biến thái”. Thế nhưng trong lần đầu gặp mặt, cô đã trúng ngay “tình yêu sét đánh” rồi từ thế mà nên duyên.
Mỹ Linh còn nhắc lại tình huống trớ trêu khiến anh chồng mất hết điểm trước mẹ vợ: “Tết đầu tiên em dẫn anh ấy về nhà mà anh lăng xăng bưng mâm cơm với chồng chén rồi làm đổ hết trơn. Mặt mẹ em đơ như dính keo lên mặt. Ảnh về rồi mẹ em mới nói quen anh này là khổ, mặt không đáng tin". Chia sẻ của cô nàng khiến MC và khách mời được phen cười nghiêng ngả, chào thua trước sự lầy lội của hai vợ chồng.
Tuyết Minh lại kể hành trình đi đến hôn nhân với không ít ấm ức, nước mắt và cả đòn roi. “Tụi em quen nhau mẹ em cũng không chấp nhận. Mùng 4 Tết em đi chơi với ảnh mẹ gọi hơn 20 cuộc mà em không dám bắt máy, vừa về tới nhà là mẹ em cầm chổi qua đánh em túi bụi, vừa la vừa khóc đuổi em đi, còn nói ảnh khá nặng. Nhưng khi về nhà ảnh vẫn an ủi em đừng nản lòng, ảnh sẽ làm tất cả để chứng minh mình xứng đáng là người em chọn”,Tuyết Minh khóc nấc nhắc lại.
Áp lực phía nhà bạn gái ngày một đè nặng lên Minh Tuấn, nhưng sau tất cả, bằng sự chân thành và bản lĩnh anh cũng nhận về cái kết viên mãn. Câu chuyện của Minh Tuấn khiến MC Mạc Văn Khoa và khách mời Hoàng Mèo hết lời ngưỡng mộ, ưu ái dành nhiều lời khen.
Nam MC còn đặc biệt thể hiện sự đồng cảm khi tiết lộ khởi đầu hôn nhân trắc trở của bản thân: “Tôi với vợ yêu nhau khi mẹ tôi ở xa, không tiếp xúc với vợ tôi nhiều lại biết cô ấy hơn tôi 3 tuổi nên không đồng ý cho hai đứa quen nhau. Nhưng sau này mẹ tôi cũng đồng ý, tôi hạnh phúc lắm. Hai vợ chồng phải có khó khăn thì mới hạnh phúc được. Tôi cảm thấy Tuấn rất đàn ông, nói được làm được”.
Tới màn “bóc phốt” bạn đời, cả anh chồng và 3 cô vợ đều rất nhiệt tình kể ra một loạt tật xấu của đối phương, khiến hai MC và khách mời được phen cười ra nước mắt. Nếu Minh Tuấn không ngại tố vợ hay càu nhàu, thì cả 3 cô vợ không nhân nhượng tiết lộ chồng không chỉ ơ dơ, còn mê chơi game lại hay giỡn nhây quá độ.
Tưởng lấy vợ sớm Minh Tuấn sẽ còn tính khí trẻ con, nhưng bức tâm thư gửi vợ được anh chuẩn bị rất chu đáo, những lời nói tình cảm tới mức ba cô vợ cũng nghẹn ngào.
Kết quả: Tuyết Minh chính là vợ của Tuấn Minh Tới phút cuối, MC Mạc Văn Khoa vẫn đau đầu lựa chọn, riêng diễn viên Hoàng Mèo một mực giữ vững lập trường chọn Kim Anh. Cho tới khi Tuyết Minh cùng con gái xuất hiện bên cạnh Tuấn Minh, xác nhận cả hai là vợ chồng thật thì nam diễn viên cũng “dở khóc dở cười”, nuối tiếc chấp nhận hình phạt từ chương trình.
Linh Giang
Chàng 22 yêu sếp 41 tuổi: Theo đuổi suốt 7 năm, giờ hôn nhân viên mãn
Lần đầu tiên gặp mặt sếp nữ 41 tuổi, chàng trai nghèo 22 tuổi đã thấy yêu say đắm. Anh kiên trì theo đuổi suốt 7 năm, cuối cùng cũng có được trái tim của người đẹp.
"> -
Phụ nữ giỏi giang liệu có hạnh phúc?