您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Đàm Vĩnh Hưng về tận nhà kẻ giả mạo Facebook lừa tiền ủng hộ Mai Phương
Ngoại Hạng Anh14人已围观
简介 - Bị giả mạo trang cá nhân và lợi dụng hình ảnh,ĐàmVĩnhHưngvềtậnnhàkẻgiảmạoFacebooklừatiềnủnghộMaiP...
- Bị giả mạo trang cá nhân và lợi dụng hình ảnh,ĐàmVĩnhHưngvềtậnnhàkẻgiảmạoFacebooklừatiềnủnghộMaiPhươkết quả chelsea Đàm Vĩnh Hưng quyết định nhờ công an hỗ trợ để xử lý kẻ xấu và trực tiếp tìm đến tận nhà kẻ giả mạo facebook. Hồng Vân, Quốc Thuận cũng cùng chung bức xúc khi bị người xấu giả danh kêu gọi ủng hộ Mai Phương, Lê Bình.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo U20 Iraq vs U20 Jordan, 14h00 ngày 19/2: Tiếp tục dẫn đầu
Ngoại Hạng AnhHồng Quân - 18/02/2025 15:48 Nhận định bóng đ ...
阅读更多Sách nào cũng có hai yếu tố đan xen: vừa dở vừa hay, kể cả best seller
Ngoại Hạng Anh-Chị có áp lực không khi dịch lại những cuốn sách đã được lưu hành tại Việt Nam và làm gì để vượt qua trở ngại đó?
Đúng là ban đầu rất áp lực, nhưng khi bắt tay vào thực tế hoàn toàn ngược lại. Bởi mỗi dịch giả sẽ có cách chuyển ngữ khác nhau, phụ thuộc vào mỹ cảm của từng người. Hơn nữa, những cuốn sách tôi dịch là phiên bản cổ, không phải phiên bản mới như sách đã dịch nên cũng khác biệt. Vì là phiên bản cổ nên từ ngữ khó hơn và cấu trúc văn phong cầu kỳ, phức tạp hơn.
Đôi khi tôi phải tra cứu sách Kinh thánh cổ xưa, những bài thơ-văn cổ, tìm hiểu về tác giả khá kỹ để tìm ra ngôn từ thích ứng. Ban đầu, cũng có e ngại nhưng về sau, vượt qua thách thức rồi lại thấy vô cùng ý nghĩa. Người biên tập và đơn vị bảo trợ động viên, cổ vũ nên tôi nhanh chóng lấy lại tinh thần và cuốn theo dòng khai mở của từng cuốn sách.
-Theo chị, có cách nào để đọc những tác phẩm này một cách hữu ích nhất?
Bạn nên đọc không phải để giết thời gian mà nâng cao nhận thức, tích lũy vốn sống. Đó là một cách hoàn thiện bản thân một cách nhanh nhất.
Các cuốn sách gọi là best seller chưa hẳn là dễ đọc, đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn. Có thể ngay lúc đọc, không thể hiểu được nội dung truyền tải nhưng ở một hoàn cảnh nào đó, người ta bất ngờ nhớ lại những gì đã đọc rồi chiêm nghiệm với thực tế, từ đó rút ra bài học bổ ích.
Mỗi cuốn sách dù ít dù nhiều đều chứa đựng một thứ mà cá nhân mình hoặc thiếu, hoặc thừa. Thế nên, tôi nghĩ, không có tác phẩm hoàn toàn HAY cũng như hoàn toàn DỞ. Sách nào cũng có cả hai yếu tố đan xen: vừa dở vừa hay, kể cả best seller.
Ba cuốn tôi vừa dịch là sách kỹ năng, phát triển bản thân, giúp bạn đọc có thêm động lực, thôi thúc hành động. Cũng đừng hy vọng quá nhiều trong một thời gian ngắn và đừng trông mong mình sẽ làm được y chang như nhân vật trong sách.
Nếu chỉ đọc đơn thuần mà không áp dụng vào thực tế rất vô nghĩa nên quá trình đọc phải đi đôi với thực hành; hoặc ít ra là đọc đi đọc lại để ngấm dần rồi áp dụng sẽ không rơi vào tình trạng nhàm chán. Kết quả tùy khả năng mỗi người nhưng ít ra, bạn sẽ tìm thấy những chỉ dẫn hoặc thông tin bổ ích để có thêm động lực.
Nhà văn, dịch giả Khánh Phương. -Cơ duyên nào đưa chị đến với công việc dịch sách?
Từ nhỏ tôi đã mơ ước là phiên dịch, thích đứng trước một đám đông để dịch nói và có cảm giác là người quan trọng. Lớn lên cũng chăm chỉ học ngoại ngữ lắm nhưng không có hệ thống, cấp 2 học tiếng Pháp, cấp 3 học tiếng Anh, đại học theo tiếng Nhật… Chưa kể, lúc yêu anh nào ở quốc gia nào lại tập tọe học tiếng nước ấy (cười). Vì thế, tôi không thực sự giỏi ngoại ngữ.
Sau này đi du học tiếng Anh khá hơn chút nhưng không thể làm được phiên dịch như mơ ước vì công việc này đòi hỏi trí nhớ xuất sắc, trong khi mình nói câu đầu đã quên câu cuối. Hơn nữa, phiên dịch cần sức khỏe tốt mà khi đó, tôi liên miên ốm. Mấy lần thất bại thảm hại khiến sếp thất vọng và tự chán ghét bản thân nên chỉ dừng lại ở phiên dịch cuộc họp nho nhỏ, chém gió vui vui.
Thế nhưng, công việc biên dịch thì Khánh Phương làm nhiều lắm. Cơm áo gạo tiền không tha bất cứ ai, tôi cũng phải bươn chải làm thêm tối ngày, nhận dịch tài liệu rất nhiều. Sau này chuyển ngữ các tác phẩm văn học, dịch truyện, thơ, xuôi - ngược đủ cả. Giờ cũng có trong tay vài chục đầu sách dịch rồi!
-Chị có sống được bằng nhuận bút từ biên dịch không và gặp khó khăn gì khi dịch sách?
Nghề nào cũng phải lao tâm khổ tứ nhưng dịch sách thì không đơn giản chút nào. Trong quá trình chuyển ngữ, tôi gặp không ít trở ngại bởi khó tìm được từ ngữ tương đồng. Ngay cả tiếng Việt, có nhiều tác giả dùng ẩn ý khó hiểu, ý tứ phức tạp và đánh đố, tôi phải tra cứu rất nhiều từ điển Việt-Việt/Việt-Hán để tìm hiểu và sáng tạo theo cách nghĩ của mình giúp cho quá trình chuyển ngữ uyển chuyển hơn. Tốn thời gian lắm, đã vậy tiền công lại ít, chủ yếu tôi làm vì đam mê và sứ mệnh của người cầm bút. Tự nhủ sẽ lấy cần cù bù thông minh, ít tiền phải làm nhiều hơn.
-Thế còn lợi ích của việc dịch sách là gì, thưa chị?
Bản thân quá trình đó cũng là một hình thức đọc, nhưng mang tính chuyên sâu hơn cách đọc thông thường. Chuyên sâu là bởi một câu từ, phải tra cứu ngữ nghĩa và đào sâu thăm thẳm để tìm ra ẩn ý mà tác giả muốn truyền tải.
Dịch giả dù biết rõ từ ấy rồi có khi vẫn phải ngược dòng xem đi xem lại tình huống trước khi quyết định dùng ngôn ngữ chuyển dịch. Thế nên mới nói, dịch giả cũng là đồng tác giả. Trong quá trình chuyển ngữ, dịch giả như đắm chìm vào thế giới của tác giả, vực lại thời khắc, ký ức mà người viết từng trải qua khi đặt bút. Điều này mang đến những cung bậc cảm xúc rất phong phú.
Những lát cắt đời sống kỳ bí và sinh động trong bộ sách văn học trẻSau đại dịch, biến động kinh tế thế giới, sự thịnh hành của trí tuệ nhân tạo đã gợi nhiều suy tư và cảm hứng đến con người. Bốn tựa sách của các cây bút thế hệ mới do NXB Trẻ vừa phát hành thể hiện nhiều góc nhìn mới lạ về cuộc sống.">...
阅读更多Thúc đẩy phát triển văn hóa đọc trên nền tảng TikTok
Ngoại Hạng AnhÔng Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam. Phát biểu tại lễ ký kết, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cho biết, tại Việt Nam, chuyển đổi số đã đưa đến những thay đổi ngày càng rõ nét trong các khâu xuất bản, truyền thông, phát hành. Dù mang lại thời cơ lớn, song xu thế này cũng đặt ra không ít thách thức với ngành xuất bản về năng lực chuyển đổi số của các nhà xuất bản, nhà phát hành.
Do đó, chương trình hợp tác giữa Hội Xuất bản Việt Nam và nền tảng TikTok sẽ là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội tiềm năng cho ngành xuất bản để tiếp tục vai trò, sứ mệnh lan tỏa văn hóa đọc đến với cộng đồng.
Hội Xuất bản Việt Nam và TikTok chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2023-2025. Ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok Việt Nam chia sẻ: "Song hành với các hoạt động trực tuyến, TikTok cũng tích cực hợp tác với các đơn vị xuất bản ra mắt hạng mục Tủ sách Trending #BookTok đặt tại các cửa hàng trực tiếp và website, góp phần gia tăng doanh số cho các đơn vị phát hành, đồng thời tạo điều kiện phát triển cho những tác giả mới".
Bên cạnh lễ ký kết, Hội Xuất bản Việt Nam và TikTok phối hợp tập huấn cho các nhà xuất bản, công ty phát hành sách, doanh nghiệp sách khai thác hiệu quả TikTok Shop nhằm cung cấp kiến thức và nâng cao kỹ năng số cho các đơn vị.
Chương trình tập huấn sẽ tập trung vào một số nội dung cơ bản: Các nền tảng TikTok bảo vệ bản quyền tác giả, nhà xuất bản và nhà phát hành; sự phát triển của ngành sách trên nền tảng TikTok Shop, cách xây dựng kênh và nội dung sáng tạo liên quan đến chủ đề #BookTok...
Trong khuôn khổ buổi tập huấn, đại diện TikTok Việt Nam đã giới thiệu về chiến dịch BookTok của TikTok trên toàn cầu và tại Việt Nam. Chiến dịch BookTok lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam từ tháng 4/2023 và chính thức được triển khai trên thế giới vào ngày 9/8 nhằm đón chào Book Lover's Day (tạm dịch: Ngày hội yêu sách). Tính đến hiện tại, chiến dịch thu hút hơn 196 tỷ lượt xem trên toàn cầu.
Cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam về Tiktok
Cuốn sách hướng dẫn bạn từng bước trải nghiệm kênh TikTok, gợi ý các cách sáng tạo nội dung hiệu quả.
">...
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán Galatasaray vs AZ Alkmaar, 00h45 ngày 21/2
- Hội Xuất bản Việt Nam trao 500 triệu đồng hỗ trợ đồng bào bị bão lụt
- Tân binh M Tú can đảm ra MV cùng thời điểm Hồ Quỳnh Hương, Jack
- NSƯT Lệ Giang: Hạnh phúc bên chồng nghệ sĩ, chơi đàn đến khi mắt mờ tay run
- Siêu máy tính dự đoán Anderlecht vs Fenerbahce, 3h00 ngày 21/2
- Cuốn sách phơi bày nhiều bí mật đời tư của Tổng thống Mỹ bị ám sát ở tuổi 46
最新文章
-
Soi kèo góc AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2
-
Mức độ: Dễ
Thời gian chế biến: 45 phút
Phục vụ: 4 người
Nguyên liệu
4 quả trứng
150 g cải xoăn Tuscan
2 muỗng cà phê bột nghệ
600 ml nước cốt dừa
2 củ hành tím
2 quả ớt New Mexico
15 g gừng
3 tép tỏi
15 g ngò
2 muỗng canh dầu dừa
Một thìa cà phê rau mùi
2 muỗng cà phê mật ong
Một quả chanh
Muối, tiêu
Gạo (nấu chín để phục vụ)
Cách làm
Bước 1:
Đun sôi một nồi nước, dùng thìa nhẹ nhàng hạ thấp trứng vào và luộc chín trong 6 phút 30 giây.
Lấy trứng ra và chuyển sang một bát nước đá để làm mát.
Bước 2:
Thái mỏng hành tím và ớt xanh.
Băm nhuyễn gừng và tỏi.
Loại bỏ phần lá cải xoăn ra khỏi thân. Cắt hoặc xé lá thành từng khúc khoảng 4 cm.
Cắt mỏng thân cải xoăn.
Nhặt lá ngò và để riêng ra đĩa. Sau đó, băm nhuyễn phần thân ngò.
Bước 3:
Cho dầu dừa vào chảo. Sau khi đun nóng, thêm hành tím và thân cải xoăn vào xào khoảng 4 phút đến khi mềm.
Thêm gừng, tỏi, một nửa ớt thái lát, rau mùi tàu và nghệ vào chảo, tiếp tục xào khoảng 2 phút đến khi thơm.
Thêm lá cải xoăn vào xào hơn 2 phút.
Bước 4:
Thêm nước cốt dừa, muối, một ít tiêu và đun nhỏ lửa 10 phút.
Thêm mật ong và nước cốt của nửa quả chanh vào, khuấy đều.
Bước 5:
Lột vỏ và cắt đôi quả trứng (theo chiều dọc).
Đặt trứng đã cắt nhẹ nhàng lên nồi nước sốt nghệ dừa (đã làm ở bước 4) cho ấm nóng.
Tắt bếp và trang trí bề mặt với vỏ chanh tươi, ớt cắt lát, lá ngò.
Thưởng thức
Thưởng thức trứng lòng đào cải xoăn sốt nghệ dừa với cơm nóng.
Theo Zing
Công thức làm Smoothie bowl chỉ 10 phút
Smoothie bowl là cách gọi phổ biến của món sinh tố đựng trong tô, thường được dùng cho bữa sáng. Món ăn nổi bật với vẻ ngoài bắt mắt, thành phần tốt cho sức khỏe.
" alt="Món trứng lòng đào cải xoăn sốt nghệ dừa">Món trứng lòng đào cải xoăn sốt nghệ dừa
-
2. Loại bỏ mùi hôi khó chịu trên tay bạn
Đôi khi bạn cảm thấy vô cùng khó chịu khi dùng "cả núi xà phòng" vẫn không loại bỏ hết được những mùi thức ăn trên tay, như hành tỏi, thịt vịt. Có một cách đơn giản và dễ tìm đó là dùng muối hoặc chanh. Hãy xát chúng trên tay và rửa lại bằng nước.
3. Rửa sạch đồ kim loại sáng bóng
Đôi lúc bạn cảm thấy ngại ngùng mỗi lần nhà có khách bởi chiếc ấm nhà mình trông khá "lọ lem", dù bạn đã mất rất nhiều công rửa chúng. Các đồ vật bằng kim loại dễ dàng bị ngả màu, hoặc dính một vài mảng bám dính khó chịu sau một thời gian sử dụng. Bạn hãy dùng hỗn hợp giấm và nước để lau chúng. Để đạt hiệu quả cao hơn, bạn có thể ngâm chúng qua đêm.
4. "Tái sinh" thìa gỗ như mới mua
Các loại thìa, muỗng bằng gỗ sẽ bị chuyển màu và có mùi khó chịu sau một thời gian sử dụng. Bạn có thể 'tái sinh" chúng bằng cách đun sôi với nước và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Chúng sẽ được loại bỏ mùi khó chịu và trông như khi bạn mới mua về.
5. Làm sạch thớt gỗ
Để loại bỏ mùi hôi và thức ăn thừa ở thớt gỗ, hãy chà chúng bằng muối hạt thô và để như vậy trong khoảng 10-15 phút. Sau đó lau sạch bằng một nửa quả chanh và để khô. Các bước này sẽ giúp chiếc gỗ thơm tho một cách dễ dàng.
6. Giữ bảng công thức nấu ăn sạch sẽ
Có những lúc để thử một món ăn mới, bạn phải không ngừng nhìn vào công thức của mình. Tuy nhiên, điều này gây không ít cản trở cho bạn, khi lâu lâu lại phải dùng đôi tay đang chìm trong bột mỳ, hay các loại thịt, gia vị để lật tới đúng trang công thức bạn cần mà không làm bẩn sách. Có 1 cách đơn giản đến không ngờ để giải quyết tất cả những khó khăn trên, đó là dùng một chiếc móc treo quần áo với 2 kẹp bên. Bạn có thể dùng chúng để treo quyển sách lên tủ bếp, ngang tầm mắt mình mà không lo làm bẩn chúng. 2 chiếc kẹp sách cũng giữ cố định cuốn sách ở đúng trang bạn cần một cách dễ dàng.
Hi vọng các bạn thích thú với những ý tưởng này.
(Theo Emdep.vn)
Tổng hợp mẹo vặt làm bếp nhất định bạn phải biết" alt="Cách làm sạch bếp">Cách làm sạch bếp
-
Mới đây, một người em gọi cho tôi nhờ giải bài toán tính thể tích săm ôtô. Bình thường khi đi dạy học cho các em học sinh lớp 12, việc tính thể tích của một vật thế được tạo ra khi quay một đường cong quanh một trục số là những bài toán tôi cùng các em học sinh của mình vẫn giải mỗi ngày. Khi gặp những bài toán dạng này, thường là thầy trò chúng tôi rất dễ dàng giải được, chỉ cần biến đổi một chút rồi áp dụng công thức là xong. Nhưng đây là bài toán thực tế, chẳng có công thức nào để mà áp dụng cả, vậy nên một số người gặp khó khăn. Tôi nhận thấy, nhiều thầy cô có chuyên môn tốt, gặp một bài toán lý thuyết cơ bản là có thể phân tích, suy luận hoặc áp dụng công thức để cho ra kết quả ngay. Tuy vậy, khi gặp bài toán thực tế, cần xây dựng công thức để tính toán thì họ lại rất lúng túng, khó khăn. Các thầy cô khó khăn như vậy nên sẽ càng khó để học sinh linh hoạt tư duy khi gặp những bài toán thực tế.
>> Bài toán tiểu học ở Việt Nam làm khó học sinh cấp hai Australia
Nhiều năm trước, khi tranh luận với một anh đồng nghiệp về cách dạy Toán, tôi có nói là nên minh họa nhiều hơn bằng hình vẽ hay ví dụ cụ thể trong quá trình dạy học để các em học sinh có thể hiểu được bài. Tôi xin lấy vài ví dụ để minh họa cho quan điểm của mình:
Thứ nhất, bài toán về tam thức bậc hai – một bài toán rất cơ bản của phần Toán trong chương trình lớp 10. Bài toán thứ hai là dạng toán lượng giác liên quan đến góc lượng giác. Bài toán cuối cùng là một bài hình học không gian. Khi dạy những dạng bài này, giáo viên nên minh họa bằng hình vẽ và những hình ảnh cụ thể ở ngoài đời để các em học sinh dễ dàng hình dung.
Chẳng hạn, khi dạy về hai đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng... người giáo viên có thể chỉ cho học sinh thấy sàn nhà và trần nhà là hình ảnh hai mặt phẳng song song, tường nhà và sàn nhà là hình ảnh của hai mặt phẳng vuông góc... Từ đó học sinh sẽ có thể dễ dàng hiểu và hiểu sâu được những vấn đề cơ bản này.
Anh bạn tôi không đồng ý với quan điểm này, có thể là do đối tượng học sinh của anh đều là những học sinh khá giỏi, có tư duy tốt. Rất may là những lần thay sách giáo khoa sau này, những vấn đề cơ bản đều đã được minh họa bằng những hình ảnh cụ thể trong đời sống, rất dễ hiểu.
Trong một buổi tọa đàm trực tuyến mới đây, GS Phùng Hồ Hải, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, nhận định: "Việc hóa giải nỗi sợ Toán cho các học sinh phổ thông là sứ mạng của những người làm Toán". Ngoài ra, theo tôi, đây còn là cách để tạo nên niềm say mê, yêu thích của học sinh với các môn học, muốn vậy, rất cần đến những thầy cô trực tiếp giảng dạy các môn đó.
Giáo sư Ngô Bảo Châu - Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán từng chia sẻ: "Trong thời đại kỷ nguyên số, sợ Toán là một thiệt thòi lớn trong cuộc đời. Việc phổ cập Toán đúng cách sẽ không để mọi người mất đi cơ hội của mình. Việc dạy học Toán là phải làm sao cho những điều trông có vẻ rối rắm, phức tạp trở thành đơn giản, đó mới là cái đẹp của Toán học. Tôi nghĩ điều đó tốt hơn là những cuộc thi đua".
Có nhà phê bình Văn học lại nói rằng: "Cuộc sống chất chứa ngồn ngộn những chất liệu để có thể từ đó tạo nên các tác phẩm hay. Toán học cũng vậy, chất liệu để giúp người giáo viên biến một giờ học Toán trở nên thú vị cũng ngồn ngộn, quan trọng là người giáo viên có tận dụng được không?". Những chất liệu, những hình ảnh thực tế của cuộc sống khi được đưa vào minh họa cho bài giảng sẽ giúp giờ học trở nên thú vị, bài toán phức tạp đôi khi trở thành đơn giản.
Albert Einstein cũng có câu nói nổi tiếng: "Nếu chúng ta không giải thích được một vấn đề để một đứa trẻ hiểu được thì nghĩa là chúng ta vẫn chưa hiểu được vấn đề đó". Những hình ảnh minh họa, những ví dụ thực tế sẽ giúp những vấn đề, bài toán phức tạp trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn với một đứa trẻ. Giống như logic của sơ đồ tuyến tính: từ hiểu, đến thích, thành say mê, khám phá, rồi sẽ đạt được thành công và hạnh phúc.
>> 'Học sinh Việt phải học quá nhiều công thức Toán'
Với bản thân tôi, ngoài năng lực chuyên môn, tôi còn có một chút vốn sống, một chút hiểu biết để thấu hiểu với học sinh của mình. Tôi đôi khi là người thầy, cũng có lúc là người bạn thân tình của các em. Với tôi, nghề giáo là nghề cao quý, nhưng cũng là một nghề dịch vụ. Mà dịch vụ phải tốt thì mới có nhiều khách hàng. Trong mỗi giờ lên lớp của mình, tôi luôn ghi nhớ: "Người dạy chữ thì nhiều, nhưng người dạy người thì ít"; "người thầy trung bình chỉ biết nói, còn người thầy giỏi sẽ biết giải thích, người thầy xuất chúng sẽ biết minh họa, người thầy vĩ đại sẽ biết cách truyền cảm hứng" (William A Warrd).
Điều này cũng đã được nhà báo Thomas Friedman viết trong cuốn Thế giới phẳng: "Khi rời ghế nhà trường, chúng ta thường không nhớ những thầy cô đã giải giúp chúng ta những bài toán khó, chúng ta chỉ thường nhớ những người giúp chúng ta tự giải được những bài toán đó".
Năm nào đến ngày 20/11 tôi cũng thường thu xếp để sống chậm lại, sao cho tâm hồn được thư thái, nhẹ nhàng. Năm vừa rồi, khi đang ngồi với mấy người bạn thân, cũng đồng thời là đồng nghiệp, tôi đã nhận được tin nhắn của một học trò với nội dung: "Có thể khi học chuyên nghiệp, thầy đã phải học những kiến thức khó, nên khi khi đi dạy, đôi khi thầy dạy hơi trừu tượng, khó hiểu. Tuy vậy, đa số các bài giảng của thầy đều được minh họa bằng hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể gắn liền với cuộc sống. Bởi vậy, em cũng như nhiều bạn khác đã thích học, rồi học tốt môn Toán từ đó. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho em rất nhiều. Em rất cảm ơn thầy vì điều đó. Chúc mừng ngày 20/11 thầy – 'Nhà giáo nhân dân' của chúng em".
Lời chúc này cũng chính là sự ghi nhận, mong muốn của học sinh với phương pháp dạy học gắn liền với thực tiễn của tôi. Đồng thời lời chúc này cũng làm tôi liên tưởng đến phát biểu chỉ đạo của một vị lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay: "Đề thi sẽ tăng cường nội dung liên quan đến vận dụng thực tiễn ở một số môn học". Nhưng để "đề thi vận dụng được thực tiễn" thì ngay trong năm học, việc dạy học cũng phải gắn với thực tiễn trước đã.
Anh Phạm
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt="Khi giáo viên đau đầu giải bài toán tính thể tích săm ôtô">Khi giáo viên đau đầu giải bài toán tính thể tích săm ôtô
-
Nhận định, soi kèo Quảng Nam vs Thanh Hóa, 17h00 ngày 19/2: Nỗi đau kéo dài
-
Nhà phê bình mỹ thuật Quang Việt, bà Nguyễn Thị Lâm và con gái hoạ sĩ Nguyễn Cương tại lễ ra mắt sách. Bà Nguyễn Thị Lâm - vợ hoạ sĩ Nguyễn Cương xúc động vì sau 4 năm ấp ủ, cuốn sách đã thành hình. Bà hy vọng đây là ấn phẩm tốt, đáp ứng được sự trông đợi của gia đình, bạn bè cũng như nhu cầu của bạn đọc yêu nghệ thuật muốn tìm hiểu về hội hoạ Việt Nam và các hoạ sĩ khác.
Cuốn sách song ngữ dày 150 trang bắt đầu bằng việc giới thiệu tác phẩm sơn mài Xưởng đóng tàu Hải Phòng, sáng tác năm 1974. Đây là bài thi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam của Nguyễn Cương. Tác phẩm đầu tay này đã vượt qua sự thẩm định, đánh giá khắt khe, thận trọng của giới mỹ thuật để đưa vào bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Gần 50 năm qua, giới mộ điệu khi vào bảo tàng đều thấy sự hiện diện của tác phẩm này. Bức tranh được xếp vào di sản của phong trào nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Với Nguyễn Cương, đó cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất, được biết đến sớm nhất của ông.
Tác phẩm 'Xưởng đóng tàu Hải Phòng'. Với Xưởng đóng tàu Hải Phòng, tác giả chỉ sử dụng mấy màu gốc của sơn mài truyền thống như đen, cánh gián và vàng phủ hoàn kim để vẽ trên nền bạc mà vẫn diễn tả được mọi sắc thái tương phản về đậm nhạt, sáng tối, nóng lạnh, trong đục; các đường tiếp giáp khi mềm khi cứng cùng những hình diện gợi đầy tính xúc giác đặc trưng cho một quang cảnh công nghiệp.
Khác hẳn bức vẽ Xưởng đóng tàu Hải Phòng, sau 6 năm, với tác phẩm Những cô gái thông tin, ông không bận tâm đến những gì ngẫu nhiên mà rút gọn tất cả vào một lối vẽ cách điệu phong cách hoá duy nhất, đặt các hình tượng và mô típ trên nhiều tầng nhiều lớp, theo nhiều góc hướng nhìn, tạo ra một bố cục ước lệ liên hoàn đầy nhịp điệu như có cả vũ, cả nhạc trong đó.
Qua bức tranh này, Nguyễn Cương đã thể hiện đầy đủ một năng lực khá xuất sắc trong nghệ thuật tập hợp và chuyển hoá “tư liệu sống” thành một tác phẩm quy mô đồng bộ về không gian và tạo hình bằng giá trị thực, độc lập của thể loại, đề tài và chất liệu. Giải Đồng tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1980 cho tác phẩm này chính là sự ghi nhận và tôn vinh đóng góp quan trọng của ông trong mỹ thuật.
Tác phẩm 'Những cô gái thông tin'. Nhà phê bình nghệ thuật Quang Việt cho biết, khi được hai mẹ con bà Nguyễn Thị Lâm ngỏ lời nhờ viết cuốn sách về hoạ sĩ Nguyễn Cương, ông khá e dè vì “cuốn sách lúc đó đã lên sơ bộ, làm lại sợ khó, sợ gia đình thất vọng”.
“Viết những trang đầu của cuốn sách, tôi hơi lúng túng vì chỉ biết hoạ sĩ Nguyễn Cương thôi, không thân, không có tình cảm. Cơ duyên lần đầu biết tới tranh ông là năm 1994. Tôi ấn tượng với bức ông vẽ về một chú bộ đội đã mất bên chiếc áo trấn thủ và cuốn nhật ký. Bức tranh thực sự ám ảnh.
Tôi viết sách khá nhiều nhưng đây là lần đầu tiên viết về hoạ sĩ ở lứa tuổi đã đi qua hai cuộc kháng chiến, lại có phong cách hội hoạ rất phức tạp. Tôi thực sự gặp sức ép lớn. Nhưng khi cuốn sách hoàn thành, mang tới Nhà xuất bản Mỹ thuật in, chị biên tập viên nói: Đọc cuốn sách này thấy một Nguyễn Cương vĩ đại một cách rất giản dị.Thế là tôi yên tâm. Tôi không dám khẳng định mình viết hay nhưng đã cố gắng đạt yêu cầu của gia đình. Quy mô cuốn sách không quá lớn nhưng cũng không hề nhỏ”, ông Quang Việt chia sẻ.
Cuốn sách về hành trình theo đuổi hội hoạ của Nguyễn Cương. Hoạ sĩ Nguyễn Cương (Nguyễn Văn Cương) sinh năm 1943 tại Hải Phòng. Ông nguyên là Giám đốc Xưởng Mỹ thuật Quân đội. Trong cuộc đời nghệ thuật kéo dài 45 năm, hoạ sĩ Nguyễn Cương đã vẽ khoảng 500 bức tranh, trong đó chủ yếu là sơn mài. Ngoài hội hoạ, ông còn sáng tác nhiều tranh tường khổ lớn và thực hành cả điêu khắc.
Ông từng giành Huy chương Đồng triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1980 với tác phẩm khổ lớn Những cô gái thông tin.Năm 1983, ông có triển lãm cá nhân tại Budapest (Hungary), toàn bộ tác phẩm trưng bày khi đó đã được nhà sưu tập nghệ thuật mua hết.
Hà Nội thu nhỏ trong cuốn sách tranh độc đáo của họa sĩ Ngọc LinhSáng 5/10 tại Hà Nội, họa sĩ Ngọc Linh tổ chức buổi ra mắt bộ sách 'Hà Nội tôi yêu' tới độc giả và những người mê hội hoạ, yêu mến Thủ đô." alt="Chân dung hoạ sĩ Nguyễn Cương qua những tác phẩm để lại">Chân dung hoạ sĩ Nguyễn Cương qua những tác phẩm để lại