Mẫu điện thoại Nokia 82 Dragonfly Concept thiết kế bởi Reginald Shola Hingston lấy ý tưởng từ hình dáng của một chú chuồn chuồn. Bàn phím Dragonfly Concept nhìn giống đuôi và cánh chuồn chuồn, màn hình lớn và máy được trang bị 2 camera ở cả mặt trước và sau. Chiếc smartphone này được phát triển từ nền tảng điện thoại N82.
Concept Nokia Nokia ‘Remade’ có thiết kế nhỏ gọn, được làm từ vật liệu tái chế (chai nhựa, lốp xe ...), màn hình dùng đèn nền giảm tiêu hao năng lượng. Đây là mẫu điện thoại nằm trong phân khúc sản phẩm thân thiện với môi trường.
" alt=""/>Những ý tưởng thiết kế điện thoại đáng chú ý của NokiaBạn là giám đốc công nghệ thông tin của doanh nghiệp? Bạn có thường xuyên quan tâm đến mức độ tiêu thụ điện của các thiết bị máy tính trong công ty? Nếu bạn cho là không cần thiết, bạn sẽ phải thay đổi suy nghĩ khi xem xét đến những lợi ích mà điều đó mang đến cho chính doanh nghiệp mình và cả môi trường xung quanh.
Bước đầu tiên để đạt được mục tiêu này là phải nắm bắt được mức độ tiêu thụ điện năng hiện tại, từ đó tìm cách hạn chế những lãng phí không cần thiết. Máy tính là một trong số các nguồn tiêu thụ điện lớn của các doanh nghiệp. Thế nhưng, không phải giám đốc CNTT của doanh nghiệp nào cũng quan tâm đến hóa đơn tiền điện hàng tháng. Thực trạng này diễn ra khá phổ biến bởi hóa đơn tiền điện thường được gửi thẳng đến bộ phận quản lý hành chính. Và ít ai nghĩ rằng điều có vẻ rất bình thường này lại có thể mang tới những bất lợi cho doanh nghiệp mình. Đặc biệt, ở những doanh nghiệp lớn, khi mà mức tiêu thụ điện năng của hệ thống máy tính chiếm ít nhất 40% tổng mức tiêu thụ điện cả công ty, thực trạng này có thể trở thành một vấn đề đáng lo ngại.
Tuy vậy, chúng ta có thể giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng và không quá tốn kém nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận phụ trách CNTT và bộ phận hành chính, bất kể đối với một doanh nghiệp hay một cơ quan chính phủ. Bởi điều đó có thể giúp tổ chức chủ động giảm thiểu mức tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sử dụng điện năng một cách đơn giản như sử dụng một vài chiếc đồng hồ đo điện. Với trường hợp của Dell, chúng tôi đã tăng cường khả năng vận hành hệ thống máy tính thêm 35% mà không hề tiêu tốn thêm một công suất điện nào.
Cụ thể hơn, khi các giám đốc CNTT chủ động nắm bắt mức độ tiêu thụ điện năng của hệ thống máy móc thiết bị của doanh nghiệp mình, họ hoàn toàn có thể tìm ra những phương thức sử dụng điện năng hiệu quả và tiết kiệm hơn. Ví dụ như trong văn phòng, một máy chủ đang chạy một phần mềm nào đó và còn thừa nhiều dung lượng chưa sử dụng đến trong khi vẫn tiêu tốn điện năng và cách đó không xa, một máy chủ khác cũng đang hoạt động trong tình trạng tương tự. Nhưng chỉ bằng việc cài đặt phần mềm ảo hóa cho phép một máy có thể đảm nhiệm công việc của nhiều máy khác, ngay lập tức doanh nghiệp của bạn đã tiết kiệm được một khối lượng điện năng lớn, kèm theo đó là giảm thiểu chi phí tài chính cũng như các tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Hãy thử tưởng tượng một trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp với nhiều dàn máy chủ và một hệ thống quạt hút gió qua mặt trước và phả khí nóng ra phía sau. Nếu giám đốc CNTT không quan tâm đến việc sắp xếp, bố trí các trung tâm dữ liệu này sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong sử dụng điện năng, sự lãng phí là khó tránh khỏi. Một thực tế thường thấy là các dàn máy chủ này được đặt nối đuôi nhau khiến những luồng không khí nóng và lạnh phả ra hòa trộn vào nhau làm giảm đáng kể hiệu quả của quá trình làm mát. Bên cạnh đó, các trung tâm dữ liệu này thường được duy trì ở nhiệt độ thấp -10 hoặc 15 độ, lạnh hơn mức cần thiết với mục đích chỉ để giữ một vài điểm nóng của máy tránh nhiệt độ quá cao. Trong khi đó, chỉ cần bố trí lại trung tâm dữ liệu này sao cho luồng không khí nóng và lạnh phả ra một cách riêng biệt, doanh nghiệp của bạn đã có thể giảm bớt chi phí trả hóa đơn tiền điện đồng thời cải thiện hiệu suất làm việc của cả hệ thống thêm ít nhất 20%.
" alt=""/>Dell bày cách cho DN tiết kiệm năng lượngSau nhiều thông tin đồn đoán, HTC đã tiết lộ máy tính bảng Flyer của hãng này tại MWC. Đó là máy tính bảng màn hình 7-inch nhằm cạnh tranh trực diện với iPad, Samsung Galaxy Tab và Blackberry PlayBook. Máy có màn hình độ phân giải 1024 x 600 pixel và có thể sử dụng bằng bút. Một điểm ấn tượng của máy tính bảng này là có máy ảnh 5MB ở mặt sau và máy ảnh 1,3MB mặt trước để chat hình (video).
Tuy nhiên, phiên bản được giới thiệu tại MWC mới hạy trên hệ điều hành Gingerbread cho điện thoại chứ chưa sử dụng Android 3.0 chuyên dụng cho máy tính bảng. Hơn nữa, Flyer sử dụng bộ xử lý lõi đơn 1,5GHz, một lựa chọn lạ lẫm hiện nay bởi các hãng khác đều sử dụng lõi kép.
Samsung Galaxy Tab 10.1
Sau thành công với Galaxy Tab, Samsung vừa ra mắt một 'hậu duệ' của dòng máy tính bảng này, đó là mẫu máy Galaxy Tab 10.1 . Không chỉ ấn tượng với việc cài sẵn hệ điều hành Android 3.0 chuyên dụng cho máy tính bảng, Galaxy Tab 10.1 còn trang bị bô vi xử lý hai lõi Tegra 2 của Nvidia và màn hình cảm ứng 10,1-inch với độ phân giải 1280 x 800 pixel. Ở mặt sau, Galaxy Tab 10.1 được gắn máy ảnh 8MB và một máy ảnh 2MP ở mặt trước để hội nghị truyền hình. Với trọng lượng 1,32 pound (1 pound = 0,454 kg), Galaxy Tab 10.1 nhẹ hơn Motorola Xoom và iPad của Apple.
LG Optimus Pad
Thật khó để chọn một máy tính bảng Android ấn tượng khi mà cấu hình phần cứng đều tương đương nhau. Giống như Samsung Galaxy Tab 10.1, LG Optimus Tab cũng sử dụng bộ vi xử lý lõi kép Tegra 2 (với card đồ họa Nvidia GeForce) và hệ điều hành Android 3.0, còn gọi là Honeycomb.
" alt=""/>Những máy tính bảng ấn tượng nhất tại MWC 2011