Nhận định, soi kèo Nữ Kazakhstan vs Nữ Armenia, 20h00 ngày 8/4: Tự tin vượt lên
本文地址:http://web.tour-time.com/html/22b792126.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Erzurumspor vs Corum, 18h00 ngày 9/4: Tìm lại niềm vui
Chị Nguyễn Xuân Hằng (38 tuổi, Hà Nội) tâm sự trước Tết, chị rơi vào trạng thái mệt mỏi, mất ngủ vì lo lắng. Năm nay, kinh tế gia đình gặp khó khăn, eo hẹp. Vợ chồng chị mỗi người một quê nên chi tiêu đi lại tốn kém. Gần Tết, chị vay bạn bè 10 triệu đồng gửi biếu gia đình hai bên. Quê chồng chị còn nhiều thủ tục lễ Tết rườm rà, chỉ tiền mua lễ cũng tốn gần chục triệu đồng. Để tiết kiệm, chị hạn chế mua sắm cho gia đình và chọn cách về quê bằng xe khách thay vì thuê xe riêng như mọi năm.
Anh Trần Văn Thiên (Linh Đàm, Hà Nội) cũng rơi vào tình trạng "đau đầu" vì lo lắng chuẩn bị Tết. Năm qua, công ty gặp khó khăn khiến anh bị giảm lương. Tiền vốn của gia đình lại dồn vào đầu tư chứng khoán. Vì vậy, việc chi tiêu trong dịp Tết khiến hai vợ chồng anh căng thẳng.
Chị Nguyễn Thanh Huyền (29 tuổi, Long Biên, Hà Nội) lại sợ Tết vì phải chuẩn bị cỗ bàn, ăn uống triền miên. Chị Huyền chia sẻ chồng là con trưởng nên phải lo cỗ bàn cho khách tới chơi, tất niên, tân niên. Bởi vậy, chị hầu như không thể đi chơi. Đến mùng 4, chị Huyền mới được về quê ngoại ở Văn Giang, Hưng Yên.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thanh Hiển, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, chia sẻ có nhiều người sợ Tết. Họ áp lực vì chi tiêu hay mệt mỏi bởi việc đi lại, tiệc tùng triền miên. Bác sĩ Hiển cho rằng năm nay kinh tế khó khăn hơn nên chắc chắn nhiều người gặp áp lực, lo lắng cho kỳ nghỉ này là khó tránh khỏi.
Vì vậy, vị chuyên gia này cho rằng chúng ta nên ăn Tết đơn giản. Những người kinh tế eo hẹp nên hạn chế chi tiêu, mua sắm, tránh đi vay nợ. Việc chi tiêu trong giới hạn sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực.
Để ăn Tết vui vẻ, tâm lý thoải mái bác sĩ Hiển cho rằng mọi người không nên quá cầu kỳ sắm nhiều đồ Tết, từ bỏ suy nghĩ "người ta có gì mình cũng phải có". Ngoài ra, nên chọn các hình thức vui chơi, giải trí nhẹ nhàng.
Ví dụ, kinh tế khó khăn khiến bạn không thể về quê, đi du lịch có thể vui chơi bằng xem phim, tự cho mình kỳ nghỉ tại nhà, đọc sách.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, cũng nhìn nhận người ta sợ Tết vì ăn nhậu quá nhiều, di chuyển liên tục khiến cơ thể mệt mỏi. Phụ nữ sợ vì phải bận rộn nấu nướng hay dọn dẹp nhà cửa. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi quan niệm, cách nhìn nhận theo hướng tích cực về Tết truyền thống.
Vị chuyên gia này cho rằng bạn có thể chọn tận hưởng kỳ nghỉ Tết nhẹ nhàng, nhấp vài ly rượu vang bên người thân, sống chậm cùng gia đình và bạn bè.
Nếu quê xa, sợ chen chúc ở sân bay, nhà ga, chi phí tốn kém bạn có thể “ăn tết online” với người thân của mình. Tâm lý thoải mái, sẵn sàng thay đổi sẽ giúp chúng ta giảm áp lực về Tết.
Ông Nam cũng khuyến cáo Ngày Tết, bạn cũng cần cố gắng duy trì nếp sinh hoạt giống ngày thường, ăn ngủ điều độ để cơ thể đỡ mệt mỏi, giúp giảm bớt căng thẳng tinh thần.
">Tết như “đi đầy”: Cách xả áp lực như thế nào?
Trong vai trò là cố vấn chuyên môn của Bệnh viện Nhi đồng 2, Giáo sư Trần Đông A (chuyên gia về mổ tách dính song sinh và ghép tạng) chia sẻ, ghép tạng được y khoa thế giới đánh giá là một trong 3 thành quả vĩ đại nhất thế kỷ XX, bên cạnh việc tìm ra kháng sinh và cấu trúc DNA. Tuy nhiên, để một ca ghép gan hay thận được tiến hành thành công thì phải hội tụ nhiều yếu tố như: trung tâm ghép tạng phải làm chủ được kỹ thuật, cả ê kíp phải phối hợp hài hòa, ai cũng có vai trò quan trọng như nhau. Quy định rõ ràng về pháp luật. Mà điều vô cùng quan trọng khác nữa là sợ hỗ trợ của cộng đồng.
Theo Giáo sư Đông A, chi phí đối với các bệnh nhi được chỉ định ghép tạng vô cùng lớn, là trở ngại khiến nhiều bệnh nhi không được điều trị kịp thời. Ông lấy ví dụ cho ca ghép gan, số tiền cơ bản nhất cũng khoảng 250-300 triệu đồng, còn ghép thận thì bằng một nửa.
“Thu nhập của người Việt Nam ít gia đình có thể lo được khoản tiền ấy để chữa trị cho con mình”, vị Giáo sư tâm sự.
Là người đã theo sát công tác ghép tạng tại Bệnh viện Nhi đồng 2, Giáo sư Đông A bày tỏ, sau 18 năm, 22 trong số 24 ca ghép thận và 18 trong số 23 ca ghép gan vẫn sống tốt, nhiều em đi học bình thường, có em đã thành tài. Như ngày 9/9 mới đây, một bệnh nhi 15 tuổi được ghép thận từ người hiến chết não, với nguồn kinh phí từ các nhà hảo tâm ủng hộ đã giúp con có một cuộc đời mới.
Gặp lại trong một đợt tái khám, cả mẹ con chị Văn Thị Hồng Lên và chúng tôi đều hân hoan vui mừng khi bác sĩ thông báo sức khỏe của bé Minh đang tiến triển tốt.
">“Sự hỗ trợ của cộng đồng là 1 trong những yếu tố để ca ghép tạng thành công”
Theo diễn biến vụ việc, tháng 7/2007, UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu đô thị (KĐT) Nam Tuy Hòa, có tổng diện tích hơn 394ha. Đến tháng 5/2016, dự án này được giao cho Ban Quản lý (BQL) Khu kinh tế Phú Yên làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1, trên diện tích hơn 38ha, trong đó có 262 lô đất nhà ở liền kề, 196 lô biệt thự và 10 lô đất thương mại – dịch vụ…
Bà Ngô Thị Điều thời điểm bị bắt giữ |
Tới cuối năm 2016, UBND thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên có quyết định bán đấu giá khu đất số 1 (gồm 262 lô đất) tại khu dân cư phía Bắc của Khu đô thị Nam thành phố Tuy Hòa.
Ngoài các nội dung chi tiết về việc đấu giá theo quy định của luật pháp hiện hành, UBND tỉnh Phú Yên còn thông báo rõ nội dung về việc chiết khấu 5% cho người trúng đấu giá với điều kiện sẽ thanh toán 100% số tiền đã trúng thầu khu đất.
Ngày 06/6/2017, UBND tỉnh Phú Yên ra quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng 262 lô đất liền kề ở KĐT Nam Tuy Hòa với số tiền gần 162,5 tỉ đồng đối với bà Ngô Thị Điều.
Ngay khi trúng đấu giá, bà Điều đã thanh toán 100% số tiền đã trúng thầu nên được chiết khấu hơn 8 tỷ đồng dù tận 6 tháng sau đó bà mới được bàn giao mặt bằng. Theo lý giải của tỉnh Phú Yên, thời điểm đó dự án đang trong quá trình hoàn thiện hạ tầng và chưa có mặt bằng cũng như hạ tầng để bàn giao ngay.
Do thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo Quyết định trúng đấu giá, nên bà Điều đã được cấp Giấy CNQSDĐ cho 262 lô đất trên và sau đó bà Điều đã chuyển nhượng được 259 lô đất thu về tổng số tiền hơn 300 tỷ đồng.
Quá trình chuyển nhượng, bà Điều đều thực hiện nghĩa vụ thuế chuyển nhượng và thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, có thời điểm không luân chuyển đồng vốn kịp thời, nên kẹt tiền, bà Điều cũng chậm nộp thuế.
Vì vậy, sau khi rà soát lại từ đầu và theo căn cứ lại các thông báo thuế đã nộp trước đây, đến ngày 17/08/2021 bà Điều đã nộp bổ sung đầy đủ thuế thu nhập cá nhân.
Khi bà Điều bị khởi tố, bắt giam, chồng bà là ông Trần Văn Tư đã có đơn kêu kêu cứu gửi các cơ quan chức năng và báo chí.
Theo trình bày của ông Tư, bà Điều không trốn thuế và đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ các loại thuế và tiền phạt nộp chậm theo đúng quy định pháp luật, trước khi cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Phú Yên khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam tới 42 ngày.
Ông Trần Văn Tư đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xác minh toàn bộ quá trình nộp thuế cho việc chuyển nhượng các lô đất nói trên của bà Điều tại cơ quan thuế Phú Yên. “Chỉ khi có kết quả xác minh tại cơ quan thuế thì mới có đủ cơ sở để kết luận việc vợ tôi có trốn thuế hay không”, ông Tư khẳng định.
Có dấu hiệu hình sự hóa vấn đề hành chính về thuế?
Trước diễn biến của vụ án, luật sư Trần Thu Nam (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, căn cứ vào các giấy nộp tiền, chứng từ thể hiện bà Điều đã nộp hơn 5,6 tỷ đồng tiền thuế như Thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí trước bạ và tiền phạt nộp chậm, nếu xác định được số tiền trốn thuế nằm trong số tiền này thì không thể khởi tố hình sự đối với bà Điều được.
Nếu trước đây bà Điều có phạm lỗi kê khai không chính xác, có hành vi gian dối nhưng sau đó đã nộp theo như thông báo của cơ quan thuế hoặc bà Điều tự nộp thì hành vi phạm tội đó không còn nữa .
Trong khi đó, bà Điều đã nộp đầy đủ trước khi khởi tố vụ án, nếu như không còn thuế nào phát sinh nữa thì việc khởi tố, bắt tạm giam bà là không thỏa đáng. Bởi, hành vi phạm tội không còn, trước khi cơ quan điều tra xác minh, khởi tố bà Điều đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Cũng theo luật sư Trần Thu Nam, trong vụ án này đang có dấu hiệu hình sự hóa vấn đề hành chính về thuế. Nếu có hành vi vi phạm, chậm nộp thuế thì chỉ xử phạt hành chính và truy thu khoản còn thiếu, phạt lãi chậm nộp.
“Việc áp dụng biện pháp tạm giam xét xử đối với bà Điều không khách quan vì bà ấy đã nộp đủ tiền thuế, bà cũng không bỏ trốn, không cản trở quá trình điều tra thì không có lý do gì áp dụng biện pháp ngăn chặn bằng hình thức tạm giam”, Luật sư Trần Thu Nam nêu quan điểm.
Luật sư Bùi Quang Thu (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, căn cứ khoản 1, Điều 2 Luật quản lý thuế 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), trốn thuế là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để không phải nộp tiền thuế hoặc để nộp tiền thuế ít hơn mức thuế phải nộp.
Thủ đoạn trốn thuế được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: không làm sổ sách ghi chép đầy đủ, không kê khai đúng số lượng hàng, tiền để làm cơ sở tính thuế, sửa chữa, làm sai lệch sổ sách, sử dụng hóa đơn, chứng từ giả để trốn thuế, đăng ký kê khai gian dối…
Trường hợp bà Ngô Thị Điều bị bắt để điều tra tội "trốn thuế", các cơ quan bảo vệ pháp luật cần xem xét các hành vi khách quan của bà Điều có dùng thủ đoạn gian dối để trốn thuế, không phải nộp tiền thuế hay không?
Căn cứ vào các giấy nộp tiền, chứng từ thì tới ngày 17/8/2021, bà Điều đã nộp bổ sung tiền thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế và nhận quà tặng là bất động sản tại Chi cục Thuế TP Tuy Hòa là hơn 3,2 tỉ đồng.
Nếu bà Điều không nợ thuế, không gian dối để chiếm đoạt tiền thuế mà bà phải nộp cho Nhà nước…. thì việc khởi tố bị can, bắt giữ bà Điều của các cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh Phú Yên cần phải được xem xét khách quan, tránh hình sự hoá quan hệ dân sự, gây oan sai.
Nữ doanh nhân bị bắt để điều tra về tội trốn thuế trong vụ đấu giá mua sỉ 262 lô đất ở Khu đô thị Nam Tuy Hòa.
">Diễn biến mới vụ án nữ doanh nhân bị khởi tố khi mua sỉ 262 lô đất
Nhận định, soi kèo Kolkheti Poti vs Torpedo Kutaisi, 21h00 ngày 9/4: Thoát khỏi đáy bảng xếp hạng
Theo Trung Nguyên, dự án có quy mô tổng diện tích đất là 15.529m2. Trong đó, 11.192m2 là đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền một lần, thời hạn sử dụng đến tháng 8/2020; 4.337m2 đất còn lại, Trung Nguyên nhận chuyển nhượng từ Công ty TNHH trà Tiến Đạt II (Công ty trà Tiến Đạt II).
Sau 1 tháng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tháng 5/2002, Công ty trà Tiến Đạt II chuyển nhượng lại 4.337m2 đất này cho Xí nghiệp Cà phê Trung Nguyên do ông Đặng Lê Nguyên Vũ làm đại diện pháp luật, tiền thân của CTCP Cà phê Trung Nguyên.
Với phần đất 11.192m2, khi hết thời hạn sử dụng đất, UBND tỉnh Lâm Đồng không chấp thuận cho CTCP Cà phê Trung Nguyên gia hạn.
Sau khi dự án Khu trưng bày cà phê Trung Nguyên Legend bị chấm dứt hoạt động, công ty cam kết sẽ chấp thành theo quyết định thu hồi đất và sẽ bàn giao lại diện tích đất này cho Nhà nước.
Đối với phần đất 4.337m2 không thuộc trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án, giai đoạn 2007 – 2016, CTCP Cà phê Trung Nguyên đã sử dụng diện tích đất này để lập chi nhánh Công ty Trung Nguyên Trà Tiên Phong Quán.
Đến năm 2017, CTCP Cà phê Trung Nguyên tiến hành lập dự án Khu trưng bày cà phê Trung Nguyên Legend và đưa tài sản công ty là quyền sử dụng 4.337m2 đất đã nhận chuyển nhượng cùng với 11.192m2 đất thuê để thực hiện dự án.
Sau khi dự án bị chấm dứt hoạt động vào tháng 9/2022, đến tháng 6/2023, CTCP Cà phê Trung Nguyên có văn bản đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận cho phép công ty chuyển nhượng quyền sử dụng 4.337m2 đất cho “nhà đầu tư khác”.
Nếu được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận, theo tìm hiểu của PV VietNamNet, nhà đầu tư sẽ nhận chuyển nhượng 4.337m2 đất từ CTCP Cà phê Trung Nguyên chính là CTCP Trung Nguyên Franchising. Đây là một doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Trên cơ sở kiến nghị của CTCP Cà phê Trung Nguyên, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, đề xuất để UBND tỉnh quyết định.
Bất ngờ 'chủ nhân' muốn mua 4.300m2 đất dự án bị thu hồi của Trung Nguyên
Trong căn nhà rách nát, bé Chíp nằm ngoan ngoãn trên chiếc giường cũ ọp ẹp. Đứa trẻ thiệt thòi sinh ra không có bố, mẹ lại mắc chứng trầm cảm, thường xuyên không kiểm soát được hành vi, lột đồ la hét. Như "biết thân biết phận", dù khát sữa mẹ, Chíp vẫn không khóc. Con nằm yên trên giường, mặc những bộ quần áo bạc màu do ông ngoại đi khắp xóm xin về. Chứng kiến cảnh tượng đó, hàng xóm láng giềng đều xót xa, thương cảm cho số phận của con.
Hàng xóm cho biết, Liễu là con gái thứ 3 trong gia đình có 5 anh em. Bố mẹ em, ông Nguyễn Văn Anh (54 tuổi) và bà Nguyễn Thị Phúc (47 tuổi) cũng là hai phận đời "không bình thường" gặp nhau rồi nên duyên vợ chồng. Thời trẻ, bà Phúc mắc bệnh thần kinh, kết hôn với ông Anh mắc chứng tàn tật, không thể nói chuyện được.
Bố mẹ khó khăn, nghèo khổ nên khi vừa 16 tuổi, Liễu đã ra Bắc Ninh làm công nhân để hỗ trợ nuôi các em. Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, do "trẻ người non dạ" nên Liễu quen biết và đem lòng yêu một người đàn ông mà mang thai, song khi biết em có thai, người đàn ông ấy đã bỏ rơi mẹ con Liễu.
Gần đến ngày sinh, Liễu về nhà mẹ đẻ ở Hà Tĩnh. Chip chào đời nặng hơn 4kg, kháu khỉnh và đáng yêu. Hoàn cảnh khó khăn, chật vật đủ thứ nhưng Liễu rất yêu thương con.
"Những lúc bình thường, nó cứ ôm con vào lòng rồi nói "Chíp của mẹ, mẹ yêu con". Nghe Liễu tâm sự rằng nó sẽ ở vậy để chăm sóc và nuôi nấng Chíp nhưng không ngờ khi sinh con xong khoảng 10 ngày, nó nổi cơn điên, trầm cảm, la hét suốt đêm.
Dân làng sợ nó làm hại đến cháu bé nên tách hai mẹ con ra, giờ đưa Liễu xuống bệnh viện tâm thần để điều trị, đứa trẻ đành để ông ngoại bị câm chăm sóc. Bà con chúng tôi ai cũng thương xót cho nỗi khổ của gia đình ông Anh, mong mọi người chung tay giúp đỡ để cháu bé có cuộc sống tốt hơn", bà Phương (hàng xóm) tâm sự.
Nhìn đứa trẻ vừa sinh không được chăm sóc cẩn thận, dùng lồng bàn úp để tránh muỗi, thiếu đi hơi ấm cha mẹ, người lớn không khỏi xót xa. Hỏi đến cuộc sống hiện tại, phải khó khăn lắm, ông Anh mới bật được vài từ khó nhọc: "Khổ lắm chị ơi! Thương Liễu và thương cả cháu, nhưng không biết làm sao bây giờ".
Liễu nhập viện, bà Phúc dù không khôn ngoan cũng phải đi theo con. Ở nhà, ông ngoại bệnh tật thỉnh thoảng mới nói được vài câu, vụng về chăm sóc cháu. Ngoài Chíp, ông Anh vẫn còn đứa con trai Nguyễn Văn Long mới hơn 3 tuổi.
Chị Trần Thị Huệ, cán bộ phụ nữ xã Hà Linh cho hay: "Hoàn cảnh gia đình ông Anh thực sự quá bi đát. Họ là hộ nghèo bền vững của xã. Cả hai vợ chồng đều thuộc diện bệnh tật, lấy nhau rồi lại sinh đông con. Giờ con nhỏ mới hơn 3 tuổi, đứa cháu vừa sinh được 20 ngày, để cho ông Anh chăm sóc cũng không yên tâm nhưng không còn cách nào. Thời gian gần đây, Hội phụ nữ xã cũng đã kêu gọi cho cháu được ít sữa bột, nhưng để có tiền chăm sóc cháu lâu dài, rất cần sự giúp đỡ của các mạnh thường quân".
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Ông Nguyễn Văn Anh, trú xóm 9, xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT chị Huệ Hội Phụ nữ xã: 0987.725.286 hoặc bà Phương hàng xóm: 077.856.6361 (do ông Anh khó nói chuyện) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.284(Bé Chíp) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Mẹ đơn thân trầm cảm nhập viện, bé gái 20 ngày tuổi khát sữa
Theo đó, sau khi có kết luận của Thanh tra tỉnh Đắk Lắk, địa phương đã ban hành hàng loạt quyết định về việc điều chỉnh đối tượng và diện tích thu hồi đất, điều chỉnh bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất. UBND TP sẽ tiến hành thu hồi số tiền hơn 4,64 tỷ đồng đã bồi thường, hỗ trợ đối với 7 hộ dân.
Sau khi các quyết định trên được ban hành, Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố đã phối hợp chính quyền phường Tự An tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở UBND phường, đồng thời gửi các quyết định trên đến từng hộ dân.
Mặt khác, UBND TP chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất chủ trì, phối hợp với các phòng ban, UBND phường, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường, đại diện tổ dân phố 9 và 7 hộ dân nói trên tổ chức họp để thông báo cho các hộ được biết về việc chi trả sai đối tượng. Đồng thời vận động, thuyết phục trả lại số tiền 4,64 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.
Theo báo cáo của UBND TP. Buôn Ma Thuột, các hộ dân đều không đồng ý với Kết luận số 41/KL-TTr ngày 30/11/2018 của Thanh tra tỉnh và quyết định thu hồi 4,64 tỷ đồng của UBND TP.
Thành phố đã 3 lần liên tiếp gửi công văn đến 7 hộ gia đình, yêu cầu nộp lại tiền, thời hạn trước ngày 25/12/2021. Tuy nhiên, cả 3 lần đề nghị đều bị 7 hộ gia đình từ chối, không chấp hành.
Chờ phán xét của tòa án
UBND TP Buôn Ma Thuột cho hay, công tác bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ rất phức tạp, khó khăn và vướng mắc, cần đáp ứng tiến độ thời gian. Điều này khiến nhân dân bức xúc, không hợp tác, có nhiều đơn thư khiếu nại, kiến nghị liên quan về chính sách, chế độ bồi thường, hỗ trợ, gây nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, quy định của pháp luật còn bất cập, chưa đồng bộ. Thành phố cũng có phần chủ quan, thiếu sót, không cố tình hợp thức hóa sai phạm, chưa biết vận dụng các quy định pháp luật để đề xuất UBND tỉnh áp dụng khoản 1, Điều 23 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và khoản 4, Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk.
“Thời gian qua, UBND TP đã nghiêm túc thực hiện khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, các hộ dân không chịu nộp lại số tiền đã nhận bồi thường, hỗ trợ sai theo kết luận của thanh tra, vì thế việc thu hồi số tiền gặp rất nhiều khó khăn”, báo cáo nêu.
Do đó, để thực hiện thu hồi số tiền bồi thường, hỗ trợ đối với 7 hộ gia đình nói trên, UBND TP. Buôn Ma Thuột đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, đề nghị tuyên buộc 7 hộ gia đình nộp lại tiền vào ngân sách nhà nước.
"Tuy nhiên, việc khởi kiện để thu hồi lại tiền phải theo quy định của pháp luật và sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi sự phản đối của 7 hộ gia đình”, chính quyền TP lo ngại.
UBND TP. Buôn Ma Thuột cũng đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk cho thêm thời gian để chờ phán xét, tuyên xử của tòa án.
Buôn Ma Thuột kiện ra tòa 7 hộ dân không nộp lại hơn 4,6 tỷ đồng bồi thường sai
友情链接