Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam VAMA, trong tháng 3, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 19.154 xe, tăng 8% so với tháng trước đó. Dù gẫn giữ mức tăng trưởng so với tháng trước nhưng nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì thị trường ô tô sụt giảm tới 41%.
Toyota Vios vẫn giữ vị trí đầu tiên trong danh mục 10 mẫu xe bán chạy nhất thị trường Việt Nam với doanh số bán ra 2.293 xe, vượt xa so với các mẫu xe còn lại.
Có tới 4 mẫu xe Hyundai lọt danh sách xe bán chạy trong tháng 3 khi TC Motor giữ được nhịp và tăng trưởng 17% so với tháng trước dù doanh số còn kém xa so với cùng kỳ năm ngoái.
Hyundai Accent đứng ở vị trí thứ 2 ngay sau Toyota Vios với 1.543 xe; Hyundai Grand i10 đứng thứ 3 với 1.173 xe. Các mẫu xe Hyundai Tucson và Santa Fe lần lượt xếp ở vị trí thứ 7 và 8 với doanh số bán ra là 589 xe và 570 xe.
" alt=""/>Top 10 xe bán chạy nhất Việt Nam: Toyota Vios ăn khách nhất, Kia và Mazda rơi khỏi Top 10COVID-19 có tốc độ lây lan mạnh nhưng đến nay còn nhiều bí ẩn chưa được giải mã
- Nguồn gốc: Họ coronavirus gồm 6 nhóm lớn đã từng được ghi nhận, thường gây bệnh trên động vật là chính sau đó lây sang người, trong đó có dịch SARS năm 2003, MERS năm 2016. Đến 2019, chủng mới virus corona xuất hiện (COVID-19, nCoV) là nhóm thứ 7, trước đây chưa từng xác định ở người.
Các kết quả giải trình tự gene cho thấy, COVID-19 giống dơi đến 90%, tuy nhiên khi dịch xảy ra tại Vũ Hán không có dơi vì đang mùa đông nên các nhà khoa học chưa biết chính xác virus lây từ loài động vật nào.
Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học ở Quảng Đông, Trung Quốc tiết lộ, tê tê có thể là vật chủ gây ra đại dịch virus corona mới bắt nguồn từ thói quen ăn thịt, dùng vẩy tê tê chữa bệnh. Song nghiên cứu này chưa được công bố chính thức.
- Đặc điểm virus: Đến nay các nhà khoa học chưa xác định được virus corona mới bị tiêu diệt ở nhiệt độ, điều kiện nào, tất cả mới dựa trên kinh nghiệm đối với coronavirus khác, phổ biến nhất là virus gây bệnh SARS do 2 loại virus này có nhiều đặc điểm tương đồng nhau.
Tuần trước, phát hiện của các nhà khoa học Đức, đăng tải trên tạp chí Journal of Hospital Infection chỉ ra rằng họ coronavirus có thể tồn tại 9 ngày trên bề mặt vật dụng trong điều kiện nhiệt độ phòng cũng chỉ dựa trên các dữ kiện của virus gây bệnh SARS và MERS, còn đến nay, chưa biết chính xác COVID-19 tồn tại được bao lâu ngoài không khí, trên bề mặt các đồ vật.
Các khuyến cáo như tăng nhiệt độ, mở cửa thông thoáng… đang được khuyến cáo cũng là biện pháp từng được áp dụng trong dịch SARS.
- Thời gian ủ bệnh: Theo WHO, thời gian ủ bệnh trung bình của COVID-19 là từ 1-12,5 ngày, trong đó phần lớn trường hợp có thời gian ủ bệnh từ 5-6 ngày.
Tuy nhiên, mới đây một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc công bố, có trường hợp nhiễm COVID-19 có thời gian ủ bệnh lên tới 24 ngày.
Đây là một thông tin mới, dù là ca đơn lẻ nhưng đang tiếp tục được nghiên cứu thêm. Hiện WHO vẫn đang khuyến cáo, thời gian cách ly y tế với COVID-19 là 14 ngày. WHO giải thích, khuyến cáo này dựa trên thông tin từ các bệnh coronavirus khác như SARS và MERS.
Dù vậy, WHO cho biết, những thông tin, khuyến cáo về thời gian ủ bệnh của COVID-19 sẽ được tinh chỉnh khi cơ quan này có thêm các dữ liệu.
Đáng lưu ý, khác với đại dịch SARS, những người nhiễm COVID-19 có thể lây truyền bệnh cho người khác ngay từ khi chưa có triệu chứng và nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhưng không hề có biểu hiện sổ mũi, đau họng, hắt hơi. Đây là một trong những nguyên nhân khiến số ca mắc mới trên toàn thế giới tăng nhanh.
Các nhà khoa học cũng chưa trả lời được thời điểm nào, một người nhiễm COVID-19 có thể lây cho người khác.
- Tỉ lệ tử vong: Hiện tất cả những đánh giá, nghiên cứu đều dựa trên các số liệu do Trung Quốc cung cấp do đây là điểm nóng của dịch. Với những dữ kiện hiện có, tỉ lệ tử vong khi mắc COVID-19 xấp xỉ 2,5%. Tuy nhiên tỉ lệ tử vong chỉ chính xác khi biết được số người lây nhiễm thực sự đến cuối dịch.
PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế) cho biết, do là virus mới chưa từng xuất hiện trước đó nên COVID-19 còn nhiều điều chưa rõ ràng.
Tuy nhiên hiện nay, một số nước, trong đó có Việt Nam đã nuôi cấy và phân lập thành công COVID-19, là tiền đề quan trọng để nghiên cứu toàn bộ đặc điểm loại virus này, tiến tới sản xuất vắc xin, thuốc điều trị.
WHO cũng khẳng định, những hiểu biết về loại virus này đang thay đổi nhanh chóng. "Chúng tôi sẽ tiếp tục phân tích thông tin ở những ca bệnh hiện nay cũng như các ca bệnh mới để hiểu thêm về loại virus này", WHO nhấn mạnh.
Thúy Hạnh
- Bộ Y tế khẳng định, Việt Nam vẫn đang thực hiện theo các khuyến cáo của WHO, ca bệnh ủ bệnh 24 ngày chỉ là cá biệt.
" alt=""/>Những ẩn số về COIVDHiện Metfone là hãng viễn thông lớn nhất Campuchia. Ảnh: THÁI KHANG
Viettel cho rằng, việc đầu tư ra nước ngoài của mình cũng sẽ là một trong những mục tiêu để đưa Việt Nam thành cường quốc về CNTT - TT. Tuy nhiên, việc đầu tư nước ngoài của Viettel không phải là con đường "trải hoa hồng".
Tầm nhìn chiến lược
Năm 2006, Viettel ghi dấu ấn là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt Nam cung cấp dịch vụ tại nước ngoài. Thời điểm đó, Viettel mới chỉ cung cấp dịch vụ VoIP và Internet tại Campuchia. Hai năm sau, Viettel chính thức cung cấp dịch vụ di động tại Lào và Campuchia. Bên cạnh đó, Viettel tiếp tục chiến lược đầu tư ra nước ngoài với nhiều nước khác trên thế giới. Không dừng lại ở đó, năm 2009, Viettel đã hoàn thành hệ thống cáp quang đường trục nối Việt Nam - Campuchia - Lào và trở thành điểm trung chuyển (Hub) tại khu vực Đông Dương.
Với hệ thống 11 đường trục kết nối qua Campuchia (6 đường) và Lào (5 đường) tổng dung lượng 110 Gbps cộng với hệ thống hạ tầng sẵn có tại Việt Nam với 90.000 km quang (trong đó 98% huyện, 71% xã có truyền dẫn quang), Viettel đã chính thức trở thành một Hub về viễn thông cho các kết nối từ quốc tế vào khu vực Đông Dương. Điều này khẳng định sự độc lập, tự chủ của Việt Nam đối với thế giới.
"Việc Viettel quyết định đầu tư ra nước ngoài xuất phát từ triết lý và tầm nhìn của Viettel. Nếu một công ty mà thiếu đi sự tăng trưởng thì rất nguy hiểm vì thiếu đi cơ hội cho mọi người phấn đấu. Bên cạnh đó, con người không nằm trong thách thức sẽ bị tha hoá nhanh. Vì vậy, Viettel cần có sự tăng trưởng, nhưng nếu chỉ nhìn vào thị trường bị giới hạn hơn 80 triệu dân ở Việt Nam thì đến một thời điểm nào đó sẽ hết tăng trưởng", ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel chia sẻ. Viettel cho rằng, việc đầu tư ra nước ngoài của mình cũng sẽ là một trong những mục tiêu để đưa Việt Nam thành cường quốc về CNTT - TT.
Nếu Việt Nam mang được sản phẩm, dịch vụ về VT - CNTT đến được khoảng 20-30 quốc gia, chúng ta sẽ có một thị trường khoảng 1 tỷ người, khi đó Việt Nam sẽ tương đương với Trung Quốc. Khi xuất khẩu mạnh về VT- CNTT thì Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc về VT - CNTT như mục tiêu mà Chính phủ đang đặt ra.
Tuy nhiên, việc đầu tư nước ngoài của Viettel không phải là con đường "trải hoa hồng". Khi ra nước ngoài, Viettel sẽ phải cạnh tranh với các với các tập đoàn lớn trên thế giới, đây là một thách thức. Trong khi đó, Viettel đang ở thế "trâu chậm uống nước đục" bởi việc đầu tư ra nước ngoài chậm hơn các nước khác khoảng 20 năm nên không còn những mảnh đất mầu mỡ. Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, việc đầu tư ra nước ngoài của Viettel còn phụ thuộc vào vấn đề liệu Viettel có lấy được giấy phép đầu tư ở các nước hay không bởi hiện nhiều nước lâm vào khủng hoảng kinh tế và muốn bán các mạng điện thoại di động. "Viettel sinh ra từ khó khăn và với tinh thần của người lính nên không ngại đi vào vùng có "địa tô" thấp. Vì khó khăn nên Viettel lại “đêm không ngủ được và phải thức nghĩ cách" nên sẽ trưởng thành hơn. Viettel có triết lý văn hoá là vào "chỗ chết để tìm đường sống", đây là nhận thức rất quan trọng của Viettel", ông Hùng nói.