- Cách Hà Nội hơn 20 km,ênchợcuốinămởthủđôchỉdànhchoquýôtin tức về the thao 247 chợ Nủa (xã Bình Phú, huyện Thạch Thất) là phiên chợ quê cổ thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Chợ họp vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Phiên cuối của năm là lúc đàn ông, trẻ nhỏ đi chợ đông nhất.
Phan Hà Linh (ôm hoa) tại lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh Giỏi tiêu biểu Thủ đô năm 2016
Danh sách này khiến tôi, một người sáng tác văn chương chuyên nghiệp, cảm hứng hơn là xấp giấy khen của cô học trò 15 tuổi, 9 năm liền là học sinh giỏi.
Tôi rất bất ngờ bởi cực hiếm khi gặp được bài văn ở cấp 2 mà khả năng tưởng tượng dồi dào, giọng văn linh hoạt, ngay chính thời của tôi học cấp này 22 năm trước và đến hôm nay, chưa bài văn nào khiến tôi sửng sốt và muốn Hà Linh trở thành nhà văn qua bài tập tháng mà cô bé đã dành 4 tiếng viết tới 33 trang giấy bằng nét chữ đẹp.
Bố em là kĩ sư Phan Ngọc Biên (1974) - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn thang máy Thăng Long - Mishubishi và chị Nguyễn Thị Thanh Ngọc (1976) - kế toán Bệnh viện Mắt Trung ương, có hai con gái Hà Linh và Hà Châu cách nhau 4 tuổi. Cả hai đều học giỏi, ngoan, được học dương cầm và bơi từ nhỏ. Điểm đáng quý là các cháu sống giản dị, sống sẻ chia với các hoàn cảnh thiệt thòi, thích làm việc có ích.
Hà Linh hiểu biết già giặn cũng nhờ đã được du lịch gần chục quốc gia ở châu Âu và châu Á, có nước đi tới vài lần. Với em, hành trình tri thức và văn hóa mới là cuộc đi lớn nhất đòi hỏi nhiều tâm sức nhất. Phan Hà Linh không học vì bộ sưu tập thành tích mà bằng sự tìm thấy những điều hay, thú vị ở mỗi môn học, liên hệ nó với cuộc sống.
Bởi thế, em không học "mờ mắt, vùi đầu" mà luôn tìm ra phương pháp tự thân, lối giải toán và hành văn riêng, không học gạo, làm bài theo khuôn mẫu. "Em không thấy Hóa học khó và khô, mà chúng thật sinh động với màu sắc, mùi vị, cách tồn tại, các phản ứng có tính ứng dụng và liên hệ thực tế cao. Có chất độc hại, sang khu vực khác lại thành có ích.
Phan Hà Linh chơi piano tại nhà.
Một bát nước rau muống vắt chanh, nước canh chuyển màu, tinh dầu của hoa khi được trưng cất thành dung dịch có mùi hương vô cùng quyến rũ,... Hóa học đấy, thật hấp dẫn, còn vô vàn ví dụ mà em muốn theo đuổi suốt đời, vừa nghiên cứu vừa ứng dụng ngành Hóa - Mỹ phẩm, mà em dự định sẽ du học tại Mỹ và Pháp để trở về phát triển tại Việt Nam".
"Hãy tưởng tượng 30 năm sau, em và các bạn trở về trường cũ dự Đại lễ mừng ngôi trường tròn 60 năm, hãy kể lại sự kiện ấy bằng bài văn có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và cảm hứng lãng mạn". Bài văn 33 trang là diễn tả hình dung của Hà Linh về 30 năm sau, khi em trở về thăm trường Hà Nội - Amsterdam, là nữ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Cô bé ngoan ngoãn, lễ độ và lém lỉnh này tự tin và tự chủ với ước mơ bởi kiến thức và khát vọng của em đích thực.
Em nói: "Lúc đầu từ việc không hiểu, rồi tò mò và say mê môn Hóa, em đã chọn học chuyên Hóa, muốn gắn bó mãi với khoa học này. Em lại rất thích đọc sách, thích văn. Văn, Hóa ghép lại thành Văn Hóa, em phấn đấu để giỏi 2 môn này, mở rộng ra trong đời sống là được trọn vẹn văn hóa thì thật hoàn hảo. Dù không thể có sự hoàn hảo tuyệt đối, em vẫn tin có văn hóa, tâm hồn đẹp thì sẽ được một cuộc đời thú vị khi giàu có tinh thần".
Phan Hà Linh tại bãi biển Palawan, Sentosa, Singapore
Đại gia đình Hà Linh đạt sự giàu có ấy, sự giàu nào chỉ biệt thự, xe sang, lớp vỏ vật chất mà mọi người người thường thấy ở 3 người con trai nhà văn Phan Đào Nguyên. Người con trưởng - nhà báo Phan Ngọc Tiến từ nhỏ học giỏi văn, viết chữ đẹp làm công việc gắn với chữ nghĩa như cha, hai người em trai đều là doanh nhân. Ba anh em đều đoàn kết, ba gia đình thân thiết, các con của họ đều gọi bác, chú mình là "Ba".
Ba Tiến tặng tượng bán thân Bác Hồ bằng nhũ vàng, chị Thanh Ngọc mẹ Hà Linh đặt tượng Bác ở vị trí trang trọng ngoài phòng khách, chị muốn các con phấn đấu, rèn luyện theo vị Bác Hồ. Những người ba mẹ, ông bà trong đại gia đình ấy thường hằng dạy con cháu mình nề nếp gia phong, trân trọng những tinh hoa kinh điển, truyền thống nhưng biết tư duy hiện đại, sẻ chia khó khăn với mọi người, tích cực bảo vệ môi trường và sống xanh - sạch trong thói quen sinh hoạt lẫn ý nghĩ về những thang bậc giá trị đời sống.
Ở đại gia đình là Hà Linh, thiên lương và trí thức văn hóa được rèn giũa như nền tảng căn bản. Và đó là nét thú vị về cô thủ khoa 15 tuổi cá tính, hơn là liệt kê thành tích học tập bởi thành tích không phải lúc nào cũng thật và đủ, phản ánh tư duy trình độ con người.
"Tất cả những kỉ niệm như một đoạn phim bị kẹt hình mà chỉ khi con người ta xa mới có thể thấy rõ, cứ hiện dần lên trong tâm trí tôi. Ngoảnh mặt lại đằng sau, bởi một sức mạnh vô hình nào đó, tôi đã gặp anh. Yêu thương là một cuộc hành trình dù đích đến là gì thì nó cũng là một hàng trình đáng nhớ. Mối tình đầu cũng vậy... mỗi người bước đi và không ngừng bước tiếp...
Trong khi bào hát truyền thống của Trường Hà Nội - Amstecdam vẫn vang vọng, trong khi buổi đại lễ vẫn rộn rã, tưng bừng, trong khi bao người vẫn đang cười nói vui vẻ, có hai đôi mắt vẫn nhìn nhau như để trao nhau những cảm xúc chưa trọn vẹn của năm tháng thanh xuân, như để gửi lại nhau mảng kí ức vụn vặt vẫn còn hiện hữu trong thâm tâm, như để tìm lại những cảm giác đã mất".
Lời phê của cô giáo: "Đọc đến trang 33 này, cô cứ ngỡ con đã là người lớn, Hà Linh ạ".
Nhận xét của nhà thơ Vi Thuỳ Linh: "Tôi chưa đọc một bài viết của học sinh phổ thông nào viết được sâu sắc, câu văn đa tầng và nhịp điệu được như thế này.Mừng em được thủ khoa, nhiều người đã nói, còn tôi, cho mình quyền tưởng tượng và tin có Hà Linh đồng hành trên hành trình văn chương khổ ải và hạnh phúc!"
Khánh Hiển
" alt="Thủ khoa Hà Linh: 'Yêu hóa thích văn, muốn trở thành người văn hóa'" />
Bà Yến cho hay, tiền viện phí chữa trị cho Phước Vinh và tiền sinh hoạt hằng ngày của cả gia đình đều do người con út của bà, anh Nguyễn Văn Tạo (SN 1996), xoay xở.
Theo bà Yến, anh Tạo là lao động chính của gia đình và bị bệnh run chân tay từ nhỏ. Suốt mấy năm qua, người con trai sinh năm 1996 này làm việc cho một xưởng gỗ tại huyện Củ Chi (TP.HCM) để lo cho cả gia đình.
Mấy miệng ăn nhưng họ không có ruộng đất để trồng trọt, gia đình luôn sống trong túng thiếu, ăn bữa nay lo bữa mai.
Hai vợ chồng bà Yến lớn tuổi nên sức khỏe cũng không còn tốt. Thế nhưng, suốt những năm qua, một tay người phụ nữ ngoài 60 tuổi này vẫn nuôi và chăm sóc hai cháu ngoại là Nguyễn Hoàng Thống (SN 2011) và Nguyễn Phước Vinh (SN 2014).
Vào tháng 8/2018 vừa qua, Nguyễn Phước Vinh đổ bệnh. Bà đưa cháu đến bệnh viện tỉnh Trà Vinh. Tại đây, các bác sĩ khuyên bà nên đưa cháu về nhà chăm sóc. Bởi vì dù có cứu chữa, Phước Vinh cũng sẽ dần rơi vào trạng thái sống thực vật.
"Mấy người gần nhà cũng nói tôi không nuôi nổi thì đem cháu về. Nhưng tôi luôn nghĩ còn nước còn tát nên cố gắng cứu chữa dù cháu chỉ còn chút hơi thở cuối cùng.
Khi tiêm cho cháu, cháu vẫn còn cảm giác đau, biết khóc. Các bác sĩ nói cháu từ nay về sau vĩnh viễn không nhận thức được mọi thứ xung quanh. Nghe điều đó, tôi như chết lặng trước cửa phòng bệnh", bà Yến nói.
Bà Yến lặn lội từ Trà Vinh đưa Phước Vinh lên bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM). Trong suốt thời gian vừa qua, nhiều lúc bà chỉ ăn miếng bánh mì từ thiện, sống qua ngày để mong có tiền dành dụm chữa bệnh cho cháu.
Những nỗi lo toan của người bà ngoại này chưa dừng lại ở đó. Bà Yến cho biết, anh trai của Phước Vinh là Nguyễn Hoàng Thống (SN 2011) chịu ảnh hưởng di chứng từ cha mẹ nên người gầy gò ốm yếu, nổi nhiều nốt sần sù trên người. Đặc biệt, hiện một khối u lớn xuất hiện ở ngực của Hoàng Thống.
Khi gia đình đưa cháu Hoàng Thống đi khám ở bệnh viện tuyến tỉnh, các bác sĩ khuyên đưa bệnh nhân lên bệnh viện ở TP.HCM để tiến hành mổ. Nếu không thực hiện sớm, khối u này sẽ chèn vào tim khiến cháu chậm phát triển.
Nhưng do kinh tế gia đình đang khó khăn nên bà Yến đành bất lực. Nhiều lúc, Hoàng Thống kêu khó thở khiến lòng người bà như thắt lại.
Giờ đây, bà Yến chỉ mong muốn gia đình có tiền để lo viện phí cho phước Vinh và đưa Hoàng Thống đi mổ. Mong ước của người phụ nữ ở tuổi 61 có gương mặt khắc khổ này chỉ có vậy.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Trung Kha, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Minh (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) cho biết: "Hai vợ chồng chị Liền (con của bà Yến) đều bị dị tật từ nhỏ. Sau đó, họ gặp nhau, sinh con thì cả hai người con đều bị ảnh hưởng, bệnh tật.
Gia đình họ không có đất đai, ruộng vườn, thuộc diện hộ nghèo, khó khăn đặc biệt ở xã".
Với hoàn cảnh của gia đình bà Yến, việc lo chi phí tiếp tục chữa bệnh cho cháu Phước Vinh và tiền mổ cho cháu Hoàng Thống là điều vô cùng khó khăn.
Nỗi vất vả xen lẫn lo lắng, bế tắc hằn rõ trên khuôn mặt người bà này. Hơn lúc nào hết, Phước Vinh và Hoàng Thống đang rất cần sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm để có thể chiến đấu với căn bệnh đang giày vò các em.
Mọi đóng góp có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bà Nguyễn Thị Yến, ấp Bà Liêm, xã Hoà Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. SĐT: 0345438226.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.236 (bé Nguyễn Phước Vinh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Cuộc chạy trốn bất thành của hot girl Hà thành ở nhà nghỉ
Sau 11 năm trong nghề, qua tay 2, 3 người chủ chứa ở Hà Nội, điều mong ước lớn nhất của Sen là chị có được tự do. Ngày đó, chị sẽ đón con về để chăm sóc, mẹ con nương tựa vào nhau...
" alt="Nửa chiếc bánh mì cầm hơi, bà ngoại miền Tây nuôi cháu cận kề cái chết" />