Thể thao

Nhận định, soi kèo Maccabi Netanya vs Hapoel Haifa, 23h00 ngày 14/4: Đối thủ kỵ giơ

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-04-18 03:35:56 我要评论(0)

Hư Vân - 14/04/2025 04:35 Nhận định bóng đá g bayernbayern、、

ậnđịnhsoikèoMaccabiNetanyavsHapoelHaifahngàyĐốithủkỵgiơbayern   Hư Vân - 14/04/2025 04:35  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân tăng mạnh, mánh lới mua hàng này vì thế cũng bị lạm dụng.

Đây là nguyên do khiến Play Station 5 và Xbox Series X vốn hết hàng lại được rao bán trên eBay cao gấp đôi so với giá niêm yết. Vài nơi còn rao bán Xbox Series X với giá hơn 5.000 bảng, trong khi giá gốc chỉ 449 bảng.

Manh loi nay khien viec cho san sale cua ban la vo ich anh 1

Nhiều người dùng thực sự không mua được món hàng yêu thích trong các mùa mua sắm gần đây. Ảnh: BBC.

Tăng mạnh sau đại dịch

"Đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Từ đồ chơi đến cuộn phim, mọi thứ đều có thể dùng cách này để mua", ông Thomas Platt từ công ty quản lý bot Netacea cho biết.

Ông cho rằng nguyên nhân việc sử dụng bot tăng mạnh gần đây do đại dịch đã làm chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi, các cửa hàng đều đóng cửa và chuyển sang hình thức bán hàng online. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do các phần mềm này có sẵn và dễ sử dụng.

Khi card đồ họa 3080 của NVIDIA ra mắt, chưa đầy một giây sau khi sản phẩm chính thức lên kệ, các trang bán lẻ đã đồng loạt thông báo hết hàng. Tất cả hàng bị bot nhanh chóng mua lại, chỉ vài người may mắn mới kịp thời chen chân vào.

Rob Burke, cựu Giám đốc bộ phận Thương mại Điện tử Quốc tế của GameStop, trang bán hàng trực tuyến lớn trên thị trường quốc tế cho hay sử dụng bot để tranh hàng luôn là vấn nạn nhức nhối nhiều năm qua.

"Mỗi ngày chúng tôi có hàng trăm triệu lượt truy cập. Đôi khi, hơn 60% lưu lượng lại là bot, đặc biệt trong khoảng thời gian sắp có các đợt ra mắt lớn", ông nói.

Manh loi nay khien viec cho san sale cua ban la vo ich anh 2

Play Station 5 và Xbox Series X vốn hết hàng lại được rao bán trên eBay cao gấp đôi so với giá niêm yết. Ảnh: BBC.

Việc lợi dụng bot mua hàng khiến các nhà bán lẻ khó xử. Một mặt, họ chỉ muốn bán được sản phẩm nên dù người hay bot cũng không quá quan trọng. Mặt khác, nếu quá ít người mua được sản phẩm, về lâu dài khách hàng sẽ chọn trang web khác để mua sắm.

Có hai dạng bot được sử dụng phổ biến là bot "nhắm mục tiêu" (sniping bot) - thông báo cho người dùng ngay lập tức khi sản phẩm lên kệ. Loại bot tiên tiến hơn có thể tự động tất cả thao tác, từ khâu tìm kiếm sản phẩm đến thanh toán, thường được các tay chuyên săn giày hiệu sử dụng.

Những năm gần đây, xu hướng săn giày hàng hiệu phiên bản giới hạn gia tăng, nhiều dân săn sẵn sàng xếp hàng chờ hơn vài ngày bên ngoài cửa hàng để mua được đôi giày yêu thích. Không chỉ mua trực tiếp, nhiều sneakerhead túc trực trên mạng để săn giày, dẫn đến việc bot ngày càng được cải tiến hơn để phục vụ nhu cầu.

Cạnh tranh ngay chính những con bot

Giờ đây, những phần mềm này không chỉ được dùng trong giới săn giày mà còn với nhiều mục đích khác. Các tay chuyên săn hàng online thường có nhóm riêng để trao đổi thông tin thời gian ra mắt sản phẩm, hoặc món đồ đó sẽ có trên trang bán hàng nào. Từ những thông tin này, người dùng bot sẽ biết nên hướng mục tiêu đến đâu.

Cạnh tranh giữa người sử dụng bot cũng căng thẳng như với người mua thông thường. Có nhóm còn tranh thủ thuê máy chủ nằm gần máy chủ trang web bán hàng để nắm được lưu lượng truy cập.

Để trở thành thành viên của các nhóm như thế, bạn phải đóng hàng chục đến hàng trăm USD. Nhiều loại bot được bán với giá hàng nghìn USD, có loại đắt và hiếm đến nỗi chỉ có thể thuê để sử dụng.

Manh loi nay khien viec cho san sale cua ban la vo ich anh 3

Nhiều nghệ sĩ Anh bày tỏ sự tức giận sau khi vé xem ca nhạc bị mua sạch một cách bí ẩn sau vài phút. Ảnh: BBC.

Nhiều nhà bán lẻ từ chối nêu cách ngăn ngừa việc dùng bot. Trên thực tế, dùng bot mua sắm không vi phạm pháp luật. Chính phủ Anh chỉ không cho phép dùng bot để mua vé xem ca nhạc, trong khi ở những ngành khác lại chưa có lệnh cấm phù hợp.

Dẫu vậy, nhiều trang trực tuyến đang có các giải pháp khá hiệu quả. Trang Currys PC World khiến nhiều khách hàng bối rối khi định giá cho PS5 và Xbox Series X cao hơn bình thường đến 2.000 bảng. Tuy nhiên, những ai đặt mua trước sẽ được gửi mã giảm giá 2.005 bảng. Mã này bắt buộc nhập bằng tay chứ không thể tự động, giúp ngừa được trường hợp bot mua hàng.

Một số trang web yêu cầu trả trước bằng thẻ ngân hàng cho các món còn đang trong thời gian đặt, từ đó biết được đâu là bot tự động nếu một tài khoản ngân hàng đặt trước nhiều lô hàng giống hệt nhau.

Theo Zing

Diễn ra hoàn toàn trực tuyến, Online Friday 2020 sẽ có sản phẩm giảm giá tới 100%

Diễn ra hoàn toàn trực tuyến, Online Friday 2020 sẽ có sản phẩm giảm giá tới 100%

Được tổ chức trực tuyến trên 12 hệ thống nền tảng số, ứng dụng mạng xã hội khác nhau như Facebook, TikTok, các báo điện tử…, Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2020 sẽ có nhiều ưu đãi, với cả sản phẩm giảm giá tới 100%.

" alt="Dùng máy tự động săn sale trong dịp Black Friday" width="90" height="59"/>

Dùng máy tự động săn sale trong dịp Black Friday

grab sap nhap gojek anh 1

Từ đầu năm 2020, những thông tin về sự hợp nhất giữa Grab và Gojek liên tục xuất hiện. Cứ mỗi lần cập nhật, lại có thêm nguồn tin khẳng định về bước tiến mà 2 công ty này đạt được trong đàm phán.

Mới đây nhất, Bloomberg đưa tin Grab và Gojek đã vượt qua được những quan điểm khác biệt, thống nhất nhiều hạng mục đàm phán để có thể tiến tới một thỏa thuận hợp nhất. Với 2 “siêu kỳ lân” công nghệ đều có trụ sở tại Đông Nam Á, đây có thể trở thành thương vụ công nghệ lớn nhất khu vực.

Kỳ phùng địch thủ tại Đông Nam Á

Theo Bloomberg, những ý tưởng về việc sáp nhập Grab với Gojek được đề xuất sau chuyến đi Indonesia của ông Son Masayoshi, CEO và nhà sáng lập của SoftBank vào tháng 1. Tại đây, ông đã hứa hẹn sẽ tiếp tục đầu tư vào đất nước đông dân nhất khu vực.

Với dân số vào khoảng 274 triệu người, Indonesia là một thị trường quá lớn và hấp dẫn. Đây cũng là “sân nhà” của Gojek, nơi công ty này ra đời 10 năm trước.

Sức hấp dẫn của Indonesia cũng khiến cho Grab, có trụ sở tại Singapore, không muốn bỏ qua. Theo thống kê của Financial Times năm 2019, Gojek hoạt động ở 207 thành phố Đông Nam Á, trong đó có 203 thành phố thuộc Indonesia. Con số tương ứng của Grab là 339 và 224.

grab sap nhap gojek anh 2

Grab và Gojek là những đối thủ cạnh tranh khốc liệt trong thị trường gọi xe, giao đồ ăn lẫn tài chính số tại Indonesia. Ảnh: Bloomberg.

“Hiện nay chẳng có ai hoàn toàn trên cơ. Không tính Indonesia thì Grab đang có lợi thế, nhưng ở Indonesia Gojek vẫn là người nắm cuộc chơi, và thị trường có thể thành độc quyền kép”, Neeu Laungani, Giám đốc đầu tư lĩnh vực công nghệ tại châu Á của Deutsche Bank nhận xét.

Quy mô thị trường quá lớn vừa hứa hẹn khả năng tăng trưởng, vừa yêu cầu nguồn lực khổng lồ.

Bắt đầu từ lĩnh vực gọi xe, Grab lẫn Gojek đều đã mở rộng ra các mảng kinh doanh khác như giao đồ ăn, thanh toán điện tử hay quản lý tài sản. Việc mở rộng nhanh chóng để đạt tầm vóc đủ lớn khiến 2 công ty phải liên tục đầu tư. Lợi nhuận vì thế trở thành mục tiêu rất khó đạt được trong thời gian ngắn.

"Các thế lực đứng sau muốn những điều mà Grab hay Gojek không thể kiểm soát được", Financial Times dẫn lời một nhà đầu tư của Grab.

Năm 2018, CEO Gojek khi đó là Nadiem Makarim trả lời Reuters rằng công ty này kỳ vọng có lợi nhuận “sau vài năm nữa”. Tới tháng 11 vừa qua, đồng CEO Andre Soelistyo của Gojek tiết lộ công ty này đã có lợi nhuận hoạt động ở 4 mảng kinh doanh chính, và đang tìm sự cân bằng giữa gọi vốn và tự đầu tư.

Trong khi đó, trả lời CNBC vào năm 2019, CEO Grab Anthony Tan tiết lộ công ty này sẽ chỉ IPO khi toàn bộ mảng kinh doanh đã có lợi nhuận. Tuy nhiên, ông Tan không nêu cụ thể thời điểm mà Grab dự kiến đạt được điều đó.

Áp lực từ những nhà đầu tư tên tuổi

Những tên tuổi đứng sau 2 siêu kỳ lân công nghệ đều là công ty lớn. Danh sách nhà đầu tư của Gojek có Tencent và Google, trong khi Grab được SoftBank và Microsoft đổ vốn. Sau nhiều vòng đầu tư, Grab được định giá 14 tỷ USD, còn con số của Gojek là 10 tỷ USD.

Sức ép từ những gã khổng lồ đứng phía sau có thể là lực đẩy chính khiến Grab, Gojek đến gần nhau.

grab sap nhap gojek anh 3

CEO SoftBank Son Masayoshi đã ủng hộ việc sáp nhập 2 công ty sau khi thăm Indonesia đầu năm nay. Ảnh: Phủ tổng thống Indonesia.

“Các thế lực đứng sau muốn những điều mà Grab hay Gojek không thể kiểm soát được. Chúng ta đang nói đến những nhà đầu tư dài hạn với quyền lực lớn ở cả 2 công ty, và tất cả đều muốn dừng đốt tiền hoặc tìm đường rút mang lại lợi nhuận cho khoản đầu tư của mình”, Financial Times dẫn lời một nhà đầu tư của Grab.

Tư duy này có thể thấy rõ nhất ở SoftBank, ông lớn về đầu tư trong lĩnh vực công nghệ. Thất bại với WeWork năm 2019 khiến cho công ty của Son Masayoshi trở nên cẩn thận hơn với những startup vẫn đang cần “đốt tiền” để phát triển.

Đại dịch Covid-19 càng khiến cho những công ty trở nên thận trọng hơn trong những khoản chi để mở rộng thị trường.

Trước đó, ông Son từng tin rằng thị trường gọi xe sẽ chỉ có thế độc quyền, nơi công ty có nhiều tiền nhất sẽ thống lĩnh. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến sự cạnh tranh bền bỉ của Gojek, đặc biệt là tại Indonesia, có lẽ nhà đầu tư Nhật Bản đã nghĩ lại.

Việc sáp nhập sẽ giúp cho 2 công ty có thể tập trung nguồn lực để tăng tốc, hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận. Các nhà phân tích cho rằng liên danh của Grab, Gojek sẽ có giá trị lớn gấp nhiều lần tổng định giá của 2 công ty hiện tại.

Kết thúc "cuộc chiến taxi"

Grab, Gojek cũng đang có một đối thủ chung đáng gờm: Sea. Công ty có trụ sở tại Singapore này đã tiến vào thị trường Indonesia năm 2018 với ví điện tử ShopeePay. Theo thống kê của công ty Ipsos vào tháng 10, ShopeePay là ví điện tử được chuộng nhất tại Indonesia, với tỷ lệ người dùng cao hơn 2 giải pháp của Grab (OVO) và Gojek (GoPay).

Chỉ trong năm 2020, giá trị cổ phiếu của Sea đã tăng gần 3 lần, giúp công ty này được định giá tới hơn 87 tỷ USD. Lĩnh vực game và thương mại điện tử là những trụ cột giúp công ty này tự tin mở rộng vào mảng thanh toán trực tuyến.

Khó khăn từ thị trường, sức ép từ nhà đầu tư và áp lực từ đối thủ lớn khiến cho thương vụ sáp nhập Grab, Gojek trở nên khả thi hơn. Những yếu tố cản trở vụ mua bán là sự phản đối của những quản lý cấp cao của 2 công ty, cũng như sự vướng mắc về pháp lý với các quy định về độc quyền.

Tuy nhiên, yếu tố thứ hai có thể không gây trở ngại quá lớn đối với một thương vụ trị giá hàng chục tỷ USD. Sau thương vụ Grab mua lại hoạt động của Uber vào năm 2018, cả 2 công ty chỉ bị phạt 9,7 triệu USD.

grab sap nhap gojek anh 4

Anthony Tan, nhà đồng sáng lập Grab có thể trở thành CEO của liên danh mới. Ảnh: Bloomberg.

Nhà sáng lập Nadiem Makarim của GoJek và Anthony Tan của Grab từng học chung khóa MBA tại Harvard năm 2011. Hai nhân vật này sau đó đã trở thành những đối thủ lớn của nhau, với 2 siêu kỳ lân của Đông Nam Á.

Giờ đây Makarim đã trở thành Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa của Indonesia. Người bạn học cũ của ông, Anthony Tan, có thể trở thành CEO của liên danh mới, hợp nhất ước mơ của cả 2.

Năm 2016, tờ báo nội bộ của trường kinh doanh Harvard từng điểm lại cuộc đối đầu giữa Gojek và Grab trong bài viết có tựa đề "Cuộc chiến taxi ở Jakarta". Gọi xe hiện nay không còn là lĩnh vực quan trọng duy nhất của cả 2 công ty. Sáp nhập là một lựa chọn hợp lý, giúp cho họ tiến đến tương lai với những lĩnh vực hứa hẹn khác như thanh toán điện tử cùng những đối thủ mới.

(Theo Zing)

Grab và Gojek đang chốt điều khoản để sáp nhập

Grab và Gojek đang chốt điều khoản để sáp nhập

Thương vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek nếu xảy ra sẽ có tác động mạnh tới thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia Đông Nam Á nói chung.   

" alt="Lý do Grab, Gojek cần về một nhà" width="90" height="59"/>

Lý do Grab, Gojek cần về một nhà

Câu chuyện về logo của Apple: từ “đắt nhất”, đến mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại - Ảnh 1.

Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy dòng chữ "Newton - A mind forever voyaging through strange seas of though alone", được trích ra từ cuốn tiểu thuyết "The Prelude" do William Wordsworth viết vào năm 1850 - tức 126 năm trước khi được Wayne vay mượn để đưa vào logo - ám chỉ người đàn ông ở trung tâm logo, đang ngồi ở tư thế rất giống hình người mà sau này Amazon dùng làm logo cho Kindle.

Logo 6 màu, nhưng không phải mang ý nghĩa như bạn biết ngày nay

Logo vẽ tay của Wayne bị thay thế vào năm 1977 bằng một tác phẩm của nhà thiết kế Rob Janoff.

Đó là logo hình trái táo khuyết mà bạn đang thấy ở thời điểm hiện tại, nhưng không phải đơn sắc mà được tô bằng 6 dải màu nổi tiếng.

"Nó thực sự rất đơn giản" - Janoff nói trong một bài phỏng vấn. "Tôi mua vài trái táo, cho chúng vào rổ, và vẽ chúng trong một tuần hoặc hơn nhằm tìm cách đơn giản hóa hình dáng logo"

Ông nói rằng toàn bộ quá trình thiết kế, từ lên ý tưởng cho đến khi ra tác phẩm cuối cùng, mất khoảng 2 tuần, và dự tính của hãng là làm sao để có được một logo trước thời điểm ra mắt máy tính Apple II vào tháng 4/1977.

Câu chuyện về logo của Apple: từ “đắt nhất”, đến mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại - Ảnh 2.

"Công ty không nói nhiều khi giao việc thiết kế logo, trừ yêu cầu 'đừng làm nó dễ thương là được'" - Janoff nói tiếp. "Nhưng tôi nắm rõ những điểm đáng tiền của máy tính Apple (vào thời điểm đó), và một trong những ưu điểm lớn nhất là khả năng thể hiện màu sắc"

"Đối với tôi, chúng trông như những thanh màu trên màn hình, và đã được biến thành những dải sọc trong logo. Thứ tự của những dải đó, tôi xin lỗi, không có ý nghĩa gì đâu trừ việc tôi thích bố trí như thế" - ông nói.

Steve Jobs và logo 6 màu

Một số nguồn khẳng định rằng, không như phiên bản logo hoàn chỉnh cuối cùng mà chúng ta đã quen thuộc, thiết kế của Janoff có những dải màu trên cùng đậm hơn, và sáng dần lên khi xuống dưới. Và chính Steve Jobs là người muốn đảo ngược thứ tự đó.

Bản thân Janoff nói về phiên bản nguyên gốc của ông là, "tất nhiên rồi, dải màu xanh lá phải ở trên cùng, nơi có lá (của trái táo)"

Dù không rõ cựu lãnh đạo Apple, Jean-Louis Gassee, đã nói về logo này ở đâu, nhưng có nhiều bài báo liên tục trích lời ông rằng logo 6 màu rất phù hợp với Apple.

"Một trong những bí ẩn lớn đối với tôi là logo của công ty, biểu tượng của sự thèm khát và kiến thức, bị cắn một phần, với những dải màu cầu vồng theo một trật tự loạn xạ" - ông nói.

"Bạn không thể mơ thấy một cái logo phù hợp hơn đâu: thèm khát, kiến thức, hi vọng, và hỗn loạn" - ông nói tiếp.

Khá chắc rằng chính Jobs là người muốn giữ lại một yếu tố trong thiết kế của Janoff, dù cho điều đó khiến việc in logo trở nên tốn kém hơn nhiều. Thời đó, người ta thường in 4 màu, do đó có đến 6 màu hiển nhiên sẽ đắt đỏ hơn - nhưng đó chẳng phải vấn đề.

Vấn đề là Jobs kiên quyết không cho kẻ những đường thẳng phân tách 6 màu đó ra. Những đường thẳng sẽ giúp in ấn dễ hơn, màu sẽ không bị đè lên nhau, bởi chúng cho phép sai số trong quá trình in.

Jobs không muốn những đường thẳng, do đó quá trình in ấn lại càng phải chính xác hơn, dẫn đến chi phí tiếp tục bị đội lên.

Tuy nhiên, logo Apple vào thời điểm ban đầu này đôi lúc vẫn được in với chỉ một màu duy nhất, thường là khi có kèm theo tên và địa chỉ đầy đủ của công ty. Trong những trường hợp đó, cụm từ "apple computer inc" được viết in thường, với chữ "a" nằm ngay phần khuyết của trái táo.

Dẫu vậy, phiên bản 6 màu mới được vinh dự xuất hiện trong mọi quảng cáo - và được kèm theo trong các máy tính Macintosh nữa.

Về sau, Michael Scott, CEO Apple từ 1977 - 1981, nhắc lại biểu tượng trái táo này là "logo đắt đỏ nhất từng được thiết kế ra"

Trường tồn

Steve Jobs là người muốn logo trái táo 6 màu, và cũng chính ông là người muốn thay thế nó khi quay lại nắm quyền tại công ty vào thập niên 1990. Logo 6 màu của Janoff tồn tại từ 1977 đến 1998, tổng cộng 21 năm.

Tuy nhiên, một năm trước khi bị ngừng sử dụng, logo trái táo quen thuộc được chuyển sang phiên bản trắng hoàn toàn và xuất hiện trên vỏ của chiếc PowerBook G3. Hộp chứa máy có cả logo trắng hoàn toàn và đen hoàn toàn.

Câu chuyện về logo của Apple: từ “đắt nhất”, đến mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại - Ảnh 3.

Vào năm 1998, phiên bản đen hoàn toàn bắt đầu trở thành logo chính thức của Apple.

Ngoài sự thay đổi về màu sắc, phần còn lại của logo vẫn được giữ nguyên và chưa bao giờ thay đổi kể từ đó.

Trong những năm gần đây, Apple đã biến tấu đôi chút logo này để sử dụng trong các thư mời sự kiện của hãng, nhưng ai ai nhìn vào đó cũng biết được logo thực sự trông như thế nào rồi!

Câu chuyện về logo của Apple: từ “đắt nhất”, đến mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại - Ảnh 4.

Từ 1998 cho đến hiện tại, đã có nhiều phiên bản khác nữa của logo Apple, tuy nhiên mỗi phiên bản chỉ khác nhau ở màu sắc và họa tiết mà thôi.

Logo Apple đơn sắc

Năm 1998, Apple đã có lúc thay đổi logo trong một thời gian ngắn để đón chào sự kiện ra mắt iMac. Màu logo được chuyển thành xanh dương trong mờ (Bondi Blue), tương tự trên những chiếc iMac đầu tiên, và được render theo phong cách 3D nhẹ nhàng.

Thay vì hàm ý về khả năng tái hiện màu sắc của máy tính Apple II, phiên bản logo tái thiết kế đầu tiên kể từ thập niên 1970 này thể hiện theo đúng nghĩa đen sự đa dạng về màu sắc của chiếc iMac.

Tương tự, khi iMac và iBook ra mắt với nhiều màu sắc khác, logo Apple trên chúng cũng đổi màu cho trùng khớp. PowerBook vẫn giữ logo màu trắng, có đèn nền, trên vỏ máy.

Nhưng ngoài khoảnh khắc rực sáng ngắn ngủi trên sân khấu khi ra mắt sản phẩm, phiên bản logo màu xanh dương (Bondi Blue) không được Apple chọn làm logo chính thức trong thời gian dài.

Thay vào đó, phiên bản đen hoàn toàn tiếp tục chiếm ưu thế, nhưng chỉ trên bề mặt những sản phẩm mà nó được in lên thôi. Hệ điều hành Mac OS 8 tiếp tục sử dụng logo màu cầu vồng trên màn hình, trong menu Apple, và phần "About This Computer".

Điều đó thay đổi khi OS X được giới thiệu vào năm 2001, cũng là lúc menu Apple sử dụng diện mạo mang tên Aqua của hệ điều hành mới. Nó giống như logo Bondi Blue của iMac, với hiệu ứng 3D.

Nhưng đồng thời, một số ứng dụng như iTunes, lại dùng logo Apple màu đen hoàn toàn.

Ở thời điểm này, tức đầu thập niên 2000, màu sắc logo Apple chưa có sự nhất quán cao độ. Hình dáng của nó có thể không đổi, nhưng màu sắc thì khá đa dạng.

Cho đến năm 2007, khi iPhone ra đời.

Vẫn ăn nhập với iPhone

Tiếp đó, vào năm 2013, iOS trải qua một đợt đại tu giao diện, mọi hiệu ứng 3D bị loại bỏ, và logo 3D cũng vậy.

Khi mà iOS chuyển sang thiết kế phẳng hơn, logo hiển nhiên thay đổi theo. Tuy nhiên, nó không hoàn toàn quay về với một màu đen thuần túy.

Thay vào đó, logo Apple có xu hướng xám bạc. Ngày nay, nó có thể mang màu này, hoặc có thể đen hoàn toàn, tùy thuộc tình huống sử dụng.

Câu chuyện về logo của Apple: từ “đắt nhất”, đến mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại - Ảnh 5.

Và thỉnh thoảng, Apple lại tìm về quá khứ với logo 6 màu. Chỉ có điều 6 màu lần này không giống 6 màu ngày xưa - chúng khớp vào màu sắc của chiếc iMac 24-inch.

Logo tồn tại gần nửa thế kỷ

Khi được hỏi về cảm nhận đối với việc tác phẩm nguyên bản được thay đổi khá ít kể từ năm 1977, Janoff nói rằng: "Dù logo đã thay đổi qua từng năm, nó vẫn mang hình dáng và ý tưởng cơ bản mà tôi thiết kế nên. Tôi cảm thấy cực kỳ may mắn khi hợp ý với Steve Jobs về vấn đề này"

"Điều đó gióng như nhìn những đứa trẻ của bạn lớn lên và thành công vậy. Tôi cực kỳ tự hào về lũ nhóc của mình - và logo nữa" - ông nói tiếp.

(Theo Pháp luật và Bạn đọc, AppleInsider)

 

Cách nhập biểu tượng ‘táo khuyết’ trên iPhone, iPad, Mac

Cách nhập biểu tượng ‘táo khuyết’ trên iPhone, iPad, Mac

Nếu đang dùng máy tính Mac, bạn có thể nhập biểu tượng ‘táo khuyết’ của Apple một cách dễ dàng. Tuy nhiên, người dùng iPhone, iPad phải trải qua công đoạn phức tạp hơn nhiều.  

" alt="Câu chuyện về logo của Apple: từ “đắt nhất”, đến mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại" width="90" height="59"/>

Câu chuyện về logo của Apple: từ “đắt nhất”, đến mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại