Theo ông Ben Townsend, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo hiểm Thatcham Research tại Anh chia sẻ, bản thân những chiếc xe điện xuất xứ từ Trung Quốc không có vấn đề gì cả (về chất lượng-PV). Tuy nhiên các nhà sản xuất Trung Quốc lại không nắm vững quy trình sửa chữa xe tại châu Âu, chưa thực sự phù hợp với ngành bảo hiểm tại thị trường “khó tính" này.
Ông Townsend tiếp tục nhấn mạnh, không chỉ riêng Trung Quốc, các hãng xe tới từ Ấn Độ, Việt Nam cũng cần phải thực sự tìm hiểu về ngành bảo hiểm ô tô tại Anh, không nên chỉ mang mỗi sản phẩm của mình tới rồi nghĩ rằng có thể dễ dàng phân phối chúng tại quốc gia này. Các đơn vị bảo hiểm có một mạng lưới sửa chữa độc lập có thể hỗ trợ những chiếc xe điện một cách bền vững trên thị trường, giảm tổng chi phí sở hữu xe và đảm bảo rằng người tiêu dùng xứng đáng có những sự lựa chọn tốt nhất.
Ông Marty Rowley, Giám đốc điều hành của Hiệp hội sửa chữa xe quốc gia cho biết, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu phụ tùng thay thế tại châu Âu. Theo ông, tiêu biểu như mẫu xe GWM ORA 03 không có sẵn một số loại phụ tùng quan trọng, điều khó có thể chấp nhận đối với những doanh nghiệp trị giá hàng triệu đô.
Tại thị trường Trung Quốc, đôi khi các nhà sản xuất không đảm bảo linh kiện thay thế cho chính phương tiện của mình và khách hàng có thể mua ngoài, liên hệ với bên thứ 3 một cách đơn giản. Tuy nhiên, việc tiếp cận bên cung cấp linh kiện thứ 3 kiểu như vậy hoàn toàn không tồn tại tại châu Âu.
Việc ngành bảo hiểm tại Anh không mặn mà, đôi khi gần như từ chối xe điện Trung Quốc sẽ là một thiệt thòi đáng kể đối với người tiêu dùng và càng làm giảm khả năng cạnh tranh của xe điện Trung Quốc tại thị trường Anh nói riêng cũng như trên thị trường châu Âu nói chung.
Theo Carscoops
" alt=""/>Các hãng bảo hiểm ở Anh quốc không muốn bán dịch vụ cho xe điện Trung QuốcTheo ông Hiệp, hiện nhiều chủ đầu tư là các công ty đầu tư bất động sản đều sử dụng linh hoạt việc phối hợp giữa lực lượng bán hàng trực tiếp của chủ đầu tư và một số sàn.
"Từ thực tế thì khối lượng hàng bán được của bộ phận bán hàng của chủ đầu tư luôn lớn hơn lượng hàng do các sàn giao dịch bên ngoài bán được. Chi phí hoa hồng cho các sàn bên ngoài luôn ở mức gấp 2 lần phí hoa hồng cho bộ phận của chủ đầu tư tự bán. Đây là một thực tế mà Ban Soạn thảo cần cân nhắc về việc có nên đưa ra thêm một nấc trung gian, trong khi chúng ta đang cố gắng giảm bớt các thủ tục trung gian để giảm chi phí cho doanh nghiệp", ông Hiệp bày tỏ.
Ông Hiệp đề xuất sửa lại Điều 57: “Các giao dịch bất động sản phải công khai minh bạch qua các sàn giao dịch do các chủ đầu tư tự tổ chức hoặc qua các sàn giao dịch trung gian (nếu các chủ đầu tư tư không tự tổ chức được).
Về tiêu chí các sàn giao dịch, ông Hiệp cũng kiến nghị cần cụ thể hơn, “thế nào là có cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu?”, kể cả sàn giao dịch trực tiếp và điện tử.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, thay vì luật hóa hay bắt buộc thì chỉ nên khuyến khích giao dịch sản phẩm bất động sản qua sàn và có cơ chế bảo đảm quyền lợi cho người mua và người bán.
Đồng thời, đặt thêm trách nhiệm, các tiêu chuẩn hành nghề chuyên nghiệp cho đơn vị môi giới.
Xem xét kỹ quy định kinh doanh nhà ở, công trình có sẵn
Góp ý tại Hội thảo PGS.TS Nguyễn Thị Nga, Phó Trưởng Khoa Pháp luật kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, Ban soạn thảo cần xem xét kỹ lưỡng và thấu đáo quy định kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn.
Tại khoản 1 Điều 14 Dự thảo quy định “Trường hợp cá nhân nước ngoài mua nhà ở của chủ đầu tư dự án bất động sản thì quyền sử dụng đất gắn với nhà ở thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở”. Mặc dù quy định này mới được bổ sung vào nguyên tắc kinh doanh nhà có sẵn, tuy nhiên chưa phù hợp, chưa đồng bộ, thống nhất với Luật Đất đai.
Cụ thể, về nguyên tắc việc mua bán nhà ở, công trình xây dựng phải gắn với quyền sử dụng đất; tuy nhiên Luật Đất đai 2013 hay dự thảo hiện nay chưa xác định cá nhân nước ngoài có quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Thị Nga cho rằng cần phải làm rõ vấn đề này.
Về điều kiện kinh doanh nhà, công trình xây dựng có sẵn, đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn đưa vào kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 15 là những điều kiện cần thiết để đảm bảo tính an toàn trong các giao dịch cần phải chỉnh sửa để phù hợp với quy định của Luật Đất đai liên quan đến hoạt động đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Song, vị lãnh đạo này lưu ý, khi mua đất lúc này, cần mua sản phẩm đã có sổ đỏ, chắc chắn về pháp lý.
“Đầu tư đất khu vực nào, nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến kết cấu hạ tầng, sức bật khu vực định đầu tư như có đường vành đai, đường cao tốc, sân bay, trường học… hay không. Đặc biệt, cần đầu tư dài hạn, không thể đầu tư “lướt sóng” như trước đây”, ông Hậu nói.
Với kinh nghiệm của bản thân, ông Hậu nhận định, phải mất khoảng một năm nữa để ổn định kinh tế vĩ mô, nợ xấu, sau đó thị trường bất động sản mới hồi phục.
Chính vì thế, thời điểm này là lúc nên mua đất nền. Nên chia số tiền sẵn có đầu tư đất vài khu vực khác nhau.
“Đầu tư đất có sổ đỏ rồi “cất két”, 3-5 năm nữa thị trường có “sốt” đất là bán. Có “sốt đất” không phải là để mua mà là để bán. Đầu tư phải có tầm nhìn 3 năm, nhưng nếu chỉ 1 năm sau, lợi nhuận kỳ vọng đạt 30% cũng nên bán luôn”, ông Hậu khuyến cáo.
Ngoài ra, theo Tổng giám đốc Asian Holding, nếu so với quy định hiện hành thì quy định mới tại Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) mới được thông qua và sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2025 mở rộng hơn phạm vi cấm phân lô bán nền.
Theo đó, không chỉ đô thị loại đặc biệt, loại I mà đô thị loại II, loại III cũng không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho cá nhân xây dựng nhà ở. Ông Hậu cho rằng, điều này sẽ khiến nguồn cung đất nền trên thị trường ít đi trong thời gian tới; giá đất nền trên thị trường sẽ có sự thay đổi.
Trong khi đó, ông Lê Đình Chung, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản SGO Homes cũng cho rằng, thời điểm này, nhà đầu tư sẵn tiền có thể mua đất ở tỉnh ven Hà Nội với giá “cắt lỗ”, cơ hội tăng giá trong tương lai vẫn rất tốt.
Tuy nhiên, cần xác định thời gian ngắn hạn 1- 2 năm tới tính thanh khoản sẽ chậm, cần thời gian phục hồi.
“Nếu nhà đầu tư quyết định đầu tư đất ở tỉnh cần có sự lựa chọn kỹ. Đơn cử, chọn sản phẩm thuộc khu vực trung tâm của tỉnh hay thị trấn; gần các khu công nghiệp, hạ tầng đáp ứng nhu cầu ở… thì mới có tính thanh khoản và tăng giá tốt trong tương lai. Không nên chọn sản phẩm ở quá xa khu dân cư, không đồng bộ về hạ tầng, tiện ích không có gì”, ông Chung lưu ý.
Ông Chung gợi ý, nên chọn tỉnh nào có khu công nghiệp, có đường cao tốc hay trục đường chính đi qua như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương… Xa hơn có thể đầu tư ở Quảng Ninh, Hải Phòng.
Bên cạnh đó, có thể lựa chọn đầu tư ở những tỉnh có chỉ số phát triển kinh tế, năng lực cạnh tranh tốt.
Ông Chung nhận định, đầu tư đất nền các tỉnh thời điểm này, nếu xác định đầu tư dài hạn hoặc tối thiểu 2-3 năm, có thể kỳ vọng mức lợi nhuận trung bình khoảng 10%/năm.