Bóng đá

Clip: Sạc điện thoại bất ngờ phát nổ khiến cô gái hoảng sợ

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-04-02 06:41:14 我要评论(0)

Video:Chú chó săn mắc kẹt trong thân cây sồi suốt 60 nămKhi đang đốn một thân cây sồi, những người tlịch thi đấu bóng đá futsallịch thi đấu bóng đá futsal、、

Video:

Chú chó săn mắc kẹt trong thân cây sồi suốt 60 năm

Chú chó săn mắc kẹt trong thân cây sồi suốt 60 năm

Khi đang đốn một thân cây sồi, những người thợ phát hiện bên trong thân cây có xác một con chó săn.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Những trang như thế này khiến sách giáo khoa bị lãng phí. Ảnh: Tổ Quốc

Câu chuyên lãng phí trong việc biên soạn, in ấn và phát hành SGK và các loại sách tham khảo cho học sinh phổ thông các cấp đã được dư luận xã hội nêu từ nhiều năm qua trên nhiều diễn đàn, báo chí, mạng xã hội. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự gây sốc khi Thanh tra Chính phủ công bố số tiền lãng phí ấy là gần 2.400 tỷ đồng, nhất là đặt trong bối cảnh hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc vì thu nhập không đủ sống trong năm qua và nhiều đứa trẻ nông thôn, miền núi còn phải thiếu ăn thiếu mặc, thiếu sách.

Đằng sau lãng phí là lợi nhuận

Điều đáng nói là phía sau hai chữ “lãng phí” ấy, là câu chuyện lợi nhuận được tính bằng hàng trăm tỷ đồng mỗi năm của những nhà kinh doanh SGK. Dư luận xã hội ngạc nhiên vì sao chỉ cần một mẹo nhỏ là cho phép học sinh được viết vào SGK, các nhà kinh doanh sách đã biến hơn 300 triệu quyển sách phải vứt bỏ, dù chỉ sử dụng 1 lần và đa phần còn mới.  

Sách giáo khoa đang mang lại lãi kỷ lục cho nhà xuất bản giáo dục

Ai cũng thấy đó là một sự lãng phí. Chắc hẳn Bộ GD-ĐT với rất nhiều chuyên gia, trên tâm thế của người làm giáo dục, lấy hiệu quả giáo dục con người làm mục tiêu tối thượng, cũng nhìn ra!

Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho rằng, NXB Giáo dục đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng độc quyền để xây dựng mức giá đăng ký sách sai so với hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có dấu hiệu vi phạm quy định trong lĩnh vực giá, quy định về đăng ký giá SGK; áp dụng tỷ lệ chiết khấu cao bất hợp lý (25%); tăng giá SGK gần 17% dù chưa thực hiện đầy đủ yêu cầu của Bộ GD-ĐT… khiến học sinh phải mua sách giá cao với tổng số tiền 85 tỷ đồng.

Ngay việc đấu thầu cung ứng giấy in với một doanh nghiệp trong nước trong 5 năm liền với tổng giá trị 1.900 tỷ đồng, cao gấp 1,7 lần so với giá nhập khẩu, tương ứng khoản chênh lệch 210 tỷ đồng, cũng là yếu tố khiến giá thành SGK cao một cách vô lý. 

Dấu hiệu lợi ích nhóm giữa Bộ GD-ĐT và NXB Giáo dục sẽ được làm rõ khi những nghi vấn này được Thanh tra chuyển cho Bộ Công an để điều tra sau khi đã xin chủ trương của Chính phủ. 

Dư luận chắc cũng chưa quên Đề án đổi mới SGK 34.000 tỷ đồng từng làm nóng dư luận năm 2014. May mà đề án ấy đã bị tuýt còi! 

VietNamNet từng có bài về kết quả kinh doanh lãi kỷ lục từ SGK của NXB Giáo dục Việt Nam, khi dẫn số liệu năm 2021, đơn vị này in hơn 164 triệu quyển SGK, vượt 40% so với kế hoạch. Tổng doanh thu đạt hơn 1.800 tỷ đồng, trong đó trên 97% là từ hoạt động in ấn và bán SGK; Lãi sau thuế đạt gần 290 tỷ đồng, đạt 250% so với kế hoạch mà Bộ GD-ĐT giao. Đây là mức lãi cao nhất từ trước tới nay của đơn vị này, vượt xa lợi nhuận bình quân chỉ từ 120-150 tỷ đồng những năm trước đó.

Liệu có phải là điều bất hợp lý, thậm chí là bất nhẫn, khi sự lời lãi đó có được từ chiêu trò độc quyền sản xuất loại “sách dùng một lần”, mà phụ huynh dù muốn hay không cũng phải è cổ ra mua để con mình bằng bạn bằng bè. 

Sách “khổ to giấy đẹp” là tốt. Nhưng học sinh cần ở SGK những thứ thiết thực hơn thế và với giá cả hợp lý.

Phần lớn những người trưởng thành hôm nay, trong đó có cả lãnh đạo Bộ GD-ĐT không thể phủ nhận rằng, chúng ta đã lớn lên và nên người bằng chính tri thức từ những quyển sách cũ được chuyền tay nhau từ lớp trước cho lớp sau trong thư viện dùng chung của trường học. Giờ có điều kiện, phụ huynh có thể mua cho con trọn bộ sách mới. Nhưng nếu chỉ dùng 1 lần rồi vứt trong khi nhiều học sinh còn thiếu thốn, thì là một sự lãng phí không thể chấp nhận được. Không chỉ lãng phí tiền bạc, mà đó là đạo đức! 

Những kiến nghị về tăng lương, phụ cấp cho thầy cô giáo được đặt ra luôn được xã hội quan tâm, nhưng cũng luôn được nâng lên đặt xuống. Ngay cả Quốc hội cũng không thể nói quyết là được ngay.

Sự nghiệp giáo dục đâu chỉ có mỗi chuyện SGK! Lãng phí 2.400 tỷ đồng trong việc in ấn, phát hành SGK mà Thanh tra Chính phủ chỉ ra hôm nay cũng chưa phải là tất cả!

Vân Thiêng 

Chuyện nhà xuất bản lãi 'khủng' và bán sách giáo khoa 'bia kèm lạc'

Chuyện nhà xuất bản lãi 'khủng' và bán sách giáo khoa 'bia kèm lạc'

Câu chuyện về sách giáo khoa phổ thông phục vụ cho Chương trình mới 2018 không ngừng nóng lên sau bao năm. Mỗi đợt sóng mới, dư luận xã hội lại được nhiều phen ố, á." alt="Gần 2.400 tỷ đồng lãng phí và chuyện sách giáo khoa dùng một lần" width="90" height="59"/>

Gần 2.400 tỷ đồng lãng phí và chuyện sách giáo khoa dùng một lần

Mới đây nhất, ngày 25/11, Tổ chức giáo dục QS (Vương quốc Anh) công bố kết quả xếp hạng các đại học tốt nhất Châu Á 2021. Việt Nam có 11 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng, tăng 3 trường so với năm 2020 (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế TPHCM).

{keywords}
11 trường đại học của Việt Nam lọt top tốt nhất Châu Á của bảng xếp hạng QS (Ảnh chụp màn hình)

Trước đó, hồi tháng 2, có 3 trường được vào top 500 trường hàng đầu ở các nền kinh tế mới nổi của Times Higher Education (THE) là ĐH Quốc gia Hà Nội (nhóm 201-250); Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (nhóm 251-300); ĐH Quốc gia TP.HCM (nhóm 401-500). 

Còn trong bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2021 của THE, ĐH Quốc gia Hà Nội thuộc nhóm 801-1000, ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 1000+.

Trong khi đó, theo xếp hạng các ĐH xuất sắc nhất toàn thế giới năm 2020 do ARWU (Trường ĐH Giao thông Thượng Hải) công bố, Việt Nam có một trường duy nhất là Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào top 701-800.

Có thể thấy, những trường đại học Việt Nam ghi danh trên các bảng xếp hạng nói trên đa phần đang thực hiện tự chủ.

Vị trí xếp hạng càng cao, quyền tự chủ càng nhiều

GS Philip G. Altbach (ĐH Boston, Mỹ) nhận định rằng một trường đại học xuất sắc, có vị trí cao trên các bảng xếp hạng là trường có hoạt động nghiên cứu khoa học xuất sắc, sở hữu các giáo sư hàng đầu, có môi trường học thuật tự do, khơi gợi được sự phấn khích trong việc sáng tạo tri thức mới, sở hữu mô hình quản trị hiệu quả, có đầy đủ cơ sở vật chất và các quỹ tài chính hùng hậu.

Theo ông Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM: “Các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ mối tương quan giữa tự chủ đại học và vị trí trên các bảng xếp hạng. Trường đại học càng có vị trí cao trên các bảng xếp hạng thì có nhiều quyền tự chủ hơn về quản trị và tổ chức bộ máy, về tài chính và về học thuật”.

Tự chủ về về quản trị và tổ chức bộ máysẽ giúp cho trường đại học chủ động tuyển dụng được những giảng viên giỏi, nhà khoa học xuất sắc, xây dựng và vận hành được hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động (KPI). Tự chủ về tài chínhgiúp đa dạng hóa nguồn thu: từ việc khai thác tài sản trí tuệ, cơ sở vật chất, đến việc chủ động hợp tác với các doanh nghiệp, hình thành và vận hành các quỹ tài trợ, chủ động quyết định các khoản chi. Tự do học thuậtlà nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo trường đại học thực sự trở thành nơi sáng tạo ra tri thức mới, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Trường đại học phải được quyền quyết định các vấn đề học thuật như tuyển sinh, đào tạo, mở ngành mới, quyết định về phương pháp, ngôn ngữ giảng dạy, các vấn đề về đảm bảo và kiểm định chất lượng…” – ông Quân phân tích.

{keywords}
Năm 2020, lần đầu tiên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức cho thí sinh làm bài kiểm tra tư duy để lấy kết quả xét tuyển kết hợp với điểm các môn thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT

PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng chia sẻ, cách đây 3 năm, trường bắt đầu được tự chủ trong việc thuê và ký hợp đồng với giảng viên nước ngoài. Hiện, có hơn 10 giảng viên nước ngoài được ký hợp đồng. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 50 cán bộ đến trao đổi, làm việc 3–6 tháng (chiếm khoảng 0,3% giảng viên).

Theo ông Thắng, việc này có ảnh hưởng rất tốt đến giảng viên về tác phong làm việc, tiếng Anh giao tiếp.

Từ năm 2018, trường bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.

“2 năm nay, chúng tôi thực hiện trả lương dựa trên mức độ đãi ngộ phù hợp để tất cả giảng viên của nhà trường có thể làm việc được và cũng sử dụng các cơ chế đặc biệt để thu hút nhân tài (là những giảng viên nước ngoài có chỉ số H –index cao, các giảng viên là Việt kiều có mong muốn về nước)”...

Các chính sách này đã giúp trường lọt Top 300 trong bảng xếp hạng các trường đại học tại các nước có nền kinh tế mới nổi của THE. Trong các đại diện đến từ Việt Nam, trường đứng đầu về chỉ số ảnh hưởng nghiên cứu.

Còn ở Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ông Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng cho biết, từ khi tự chủ, số bài báo ISI tăng gấp ba.

“Nếu trước đây trường phụ thuộc cơ chế khen thưởng của Bộ, thì hiện nay trường thưởng một bài báo ISI là 100 triệu đồng. Vì tự chủ, trường cũng có chính sách thu hút người giỏi về công tác bằng các chính sách hấp dẫn”.

Có cần thiết tham gia xếp hạng?

PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng khẳng định, việc hội nhập trong bảng xếp hạng quốc tế là cần thiết, phải tham gia vào việc đánh giá xếp hạng để biết chúng ta đang ở đâu.

Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng không phải chạy đua theo các tiêu chí đó mà đó chỉ là thước đo để biết điểm yếu của mình và có chính sách ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để khắc phục. Từ đó, các trường sẽ đẩy mạnh, làm tốt hơn những điểm trong hệ thống quản trị của mình.

Đồng quan điểm, ông Quân cho rằng, việc có tên trên các bảng xếp hạng là cần thiết.

“Khai thác triệt để quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, ĐH Quốc gia TP.HCM đã tiên phong trong giáo dục đại học của Việt Nam như về số lượng các chương trình đạt chuẩn quốc tế, vị trí trên các bảng xếp hạng quốc tế, dẫn đầu cả nước về số lượng chương trình đạt chuẩn khu vực và quốc tế…

Để có được thứ hạng cao và bền vững, Nhà nước cần xây dựng chiến lược ưu tiên phát triển một số trường đại học như cách mà các quốc gia khác trên thế giới đã làm. Tuy nhiên, ở thời điểm này, nhiệm vụ đào tạo nhân lực trình độ cao, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước vẫn phải là nhiệm vụ quan trọng nhất” – ông Quân nhấn mạnh.

Ngân Anh - Lê Huyền - Thúy Nga

Muốn tự chủ đúng nghĩa, hiệu trưởng phải 'vượt rào'?

Muốn tự chủ đúng nghĩa, hiệu trưởng phải 'vượt rào'?

Hiệu trưởng nhiều trường đại học đang thực hiện tự chủ sử dụng những so sánh, ví von mạnh mẽ khi chia sẻ về công việc đang làm.

" alt="Trường càng tự chủ, xếp hạng càng cao" width="90" height="59"/>

Trường càng tự chủ, xếp hạng càng cao