Không chỉ có ruộng bậc thang, rất nhiều điều thú vị để du khách khám phá khi đến Sa Pa như văn hóa đa dạng của các dân tộc tại những chợ phiên.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, Việt Nam
Thuộc tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội khoảng 300 km, Mù Cang Chải nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn. Để đến nơi này, du khách phải chinh phục đèo Khau Phạ, một trong những con đèo dựng đứng, quanh co và hiểm trở nhất Việt Nam.
Nhờ khí hậu dễ chịu, Mù Cang Chải đẹp vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Để có những bức ảnh đẹp nhất, du khách thường ghé thăm nơi đây vào 2 thời điểm. Giữa tháng 4 đến tháng 6, người dân địa phương đưa nước vào ruộng để bắt đầu một mùa lúa mới, ruộng bậc thang khi đó trông như tấm gương lớn phản chiếu tia nắng xuống mặt nước.
Trong khi đó, giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 là thời điểm Mù Cang Chải lung linh nhất. Lúc này, những cánh đồng khổng lồ chuyển từ màu xanh lá cây sang vàng rực rỡ.
![]() ![]() |
Đi bộ xuyên rừng và qua đêm trong những ngôi làng hẻo lánh là những hoạt động thú vị du khách có thể trải nghiệm ở đây. |
Ruộng bậc thang Tegalalang, Ubud, Bali, Indonesia
Ubud nổi tiếng trên toàn thế giới là địa điểm nghỉ mát tuyệt đẹp và bạn có thể lạc vào những ruộng bậc thang thơ mộng khi đến đây. Khung cảnh ruộng bậc thang có màu xanh đậm đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới của Bali và những cây cọ cao tôn lên vẻ đẹp thanh lịch.
Không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương, nơi đây còn là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhất ở Indonesia. Vùng ruộng bậc thang Tegalalang thu hút lượng lớn du khách, nhiếp ảnh gia và họa sĩ đến đây sáng tác.
![]() ![]() |
Từ Tegalalang, du khách cũng có thể tham quan các ruộng bậc thang khác ở những làng lân cận Pejeng và Campuhan. |
Ruộng bậc thang Hamanoura, tỉnh Saga, Nhật Bản
Với nền nông nghiệp hàng nghìn năm, ruộng bậc thang trồng lúa rất phổ biến ở vùng nông thôn miền núi của Nhật Bản và thường được gọi là "Senmaida" (nghĩa là "nghìn thửa ruộng"). Hamanoura là một trong những nơi có ruộng bậc thang đẹp và nổi tiếng nhất.
Những ruộng bậc thang hướng ra biển Genkai đầy nước từ giữa tháng 4. Trong thời kỳ này, Mặt Trời lặn đã nhuộm sắc cam xuống mặt biển và các thửa ruộng tạo nên khung cảnh phản chiếu hoàng hôn tuyệt đẹp.
![]() |
Nằm dọc theo bờ biển của tỉnh Saga, cánh đồng lúa Hamanoura có tổng cộng 283 thửa ruộng từ nhỏ đến lớn, rộng hơn 11 ha tạo nên khung cảnh đẹp ngỡ ngàng. |
Ruộng bậc thang Nguyên Dương, Vân Nam, Trung Quốc
Nằm ở phía nam dãy Ai Lao Sơn, Nguyên Dương là nơi sinh sống của các dân tộc Hà Nhì và Lô Lô. Tổ tiên của họ đã tạo ra những ruộng bậc thang tuyệt đẹp cách đây hơn 1.000 năm. Giờ đây, khung cảnh như tranh vẽ của những thửa ruộng này trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới.
Từ tháng 1 đến tháng 3, ruộng bậc thang ở đây đầy ắp nước sau khi thu hoạch, nước phản chiếu bầu trời và mây. Từ cuối tháng 2 đến tháng 3, hoa đào hồng và hoa lê trắng phủ khắp vùng đất rộng lớn, là thời điểm lý tưởng để du khách ghé thăm.
![]() |
Các bậc thang Nguyên Dương là Di sản thế giới ở Trung Quốc, chỉ có một số cơ sở du lịch tại địa phương nên nơi đây được bảo tồn rất tốt. |
Ruộng bậc thang Annapurna, Nepal
Ở Nepal, 65% dân số làm nông nghiệp. Du khách có thể thấy ruộng bậc thang ở Nepal ít ngoạn mục hơn nhưng khung cảnh nơi đây nguyên sơ và độc đáo.
Không giống Bali, độ cao và mùa đông lạnh giá của Himalaya khiến các cánh đồng hoang hóa trong mùa đông. Vào cuối tháng 2, các thửa ruộng ở đây hồi sinh với tiếng hát của phụ nữ làm lụng cho vụ mùa tiếp theo. Những cánh đồng ngập tràn màu xanh nhạt của lúa mì, màu xanh đậm của khoai tây và đậu lăng. Thời gian sau, những nơi đó sẽ phủ đầy lúa.
![]() |
Ruộng bậc thang ở Nepal là một trong những ruộng bậc thang hoang sơ nhất trên thế giới. Những nơi này hầu như không phải là điểm du lịch ồ ạt, vẫn giữ được mộc mạc như cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương. |
Ruộng bậc thang Banaue, Ifugao, Philippines
Nằm ở độ cao hơn 1.500 m so với mặt nước biển, ruộng bậc thang Banaue là cánh đồng lúa dốc nhất thế giới, được chạm khắc thủ công vào núi Ifugao hơn 2.000 năm trước và vẫn được người Igorot sử dụng cho đến ngày nay.
Những ruộng bậc thang này là niềm tự hào của người dân Philippines, được in trên tờ tiền 20 peso và là Bảo vật Văn hóa Quốc gia.
Để ngắm nhìn khung cảnh những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất, du khách sẽ di chuyển đến nơi được gọi là Sunrise Viewpoint. Việc leo núi có thể mất vài giờ nhưng tầm nhìn toàn cảnh ngoạn mục của thung lũng bậc thang là phần thưởng xứng đáng với những ai yêu thiên nhiên hùng vĩ mà thơ mộng.
![]() |
Thời gian tốt nhất để đến thăm là tháng 2-3 và giữa tháng 6-7, trước khi thu hoạch. |
Ngoài Angkor Wat hay Vịnh Hạ Long, Đông Nam Á còn rất nhiều điểm đến đẹp và hấp dẫn để bạn khám phá. Hãy cũng tìm hiểu những điểm đến tuyệt vời này nằm ở đâu nhé!
" alt=""/>Sa Pa và những nơi có ruộng bậc thang đẹp nổi tiếng"Độ ẩm cao giúp virus tồn tại lâu hơn trong không khí và trên bề mặt các vật dụng, đồ chơi mà trẻ thường tiếp xúc. Trong khi đó, trẻ nhỏ có hệ đường ruột mỏng manh, nhạy cảm dễ chuyển biến nặng khi mắc Rota virus", bác sĩ lý giải.
Ở với chồng thời gian ngắn, vợ cụ bỏ đi. Cảnh không nhà cửa, không công việc ổn định, cuộc sống của ba cha con khó khăn trăm bề.
Năm 1966, con gái của cụ là Lê Thị Bông lên 13 tuổi, Lê Thị Nữ lên 5 tuổi. Sau nhiều ngày đắn đo, cụ Keo phải cho hai con gái đi làm con nuôi hai gia đình khác nhau ở Quận 4.
Bà Phan Thị Ngọc (gần 90 tuổi, đang sống tại Canada) cho biết, thương hoàn cảnh của cụ Keo, bà nhận Lê Thị Nữ làm con nuôi. “Tôi muốn nhận cả hai con gái ông ấy về nuôi nhưng vì khó khăn, tôi không thể”, bà Ngọc kể.
Đến hôm nay, bà Nữ vẫn còn nhớ như in kỷ niệm một lần được mẹ nuôi cho về thăm ba.
“Lúc đó, tôi bỏ heo đất được một ít tiền, mang về biếu ba, nhưng ba không lấy. Lúc tôi về lại nhà ba mẹ nuôi, ba có đưa cho tôi một con vịt quay, mấy ổ bánh mì.
Ông nói: “Con ăn đi, đây là lần cuối cùng ba mua cho con ăn đó. Lần sau, hai chị em con về thăm ba nữa sẽ bị đánh”, bà Nữ nhớ về kỷ niệm cuối cùng với ba bằng giọng nức nghẹn, nước mắt lăn dài trên má.
![]() |
Bà Lê Thị Bông |
53 năm chia xa
Năm 1968, cụ Keo qua đời vì sức khỏe yếu. Hai chị em bà Lê Thị Bông được ba mẹ nuôi cho về chịu tang ba. Sau đó, chị em họ ai về nhà đó, rồi lạc nhau.
Những năm sau đó, vì nhiều lý do khác nhau, bà Bông phải rời nhà ba mẹ nuôi để đi buôn chuối ở các bến tàu, đi làm đầu bếp cho các quán ăn ở Quận 4. Người chị này đinh ninh, em gái mình đã qua Mỹ định cư cùng ba mẹ nuôi và có cuộc sống đủ đầy, được ăn học đến nơi đến chốn.
Ở tuổi 20, bà Lê Thị Bông lấy chồng, vẫn sống ở khu vực chợ Xóm Chiếu, Quận 4. Biết người mẹ bỏ đi năm xưa bị bệnh, mắc nợ, bà đón về chăm sóc, giúp mẹ trả nợ. “Mẹ tôi sống đến năm 80 tuổi thì qua đời”, người phụ nữ sinh năm 1955 kể.
Về phần bà Nữ, năm 1975, bà cùng ba mẹ nuôi chuyển từ Quận 4 đến xã Bà Điểm, Hóc Môn, Sài Gòn sống. Ở đây, bà phụ ba mẹ làm rẫy, sống cuộc đời khá vất vả.
Năm 1990, ba mẹ nuôi của bà qua Canada định cư, còn bà vẫn ở lại TP.HCM. Sau đó, bà lấy người chồng là thợ mộc ở huyện Tịnh Biên, Tây Ninh. Họ sinh lần lượt 7 người con. Chồng mất, bà ở vậy nuôi các con trưởng thành.
![]() |
Bà Lê Thị Nữ ngồi xem lại tấm ảnh của ba. |
Người phụ nữ sinh năm 1961 cho biết, từ ngày lạc chị gái bà luôn khát khao được gặp lại, nhưng vì bà Bông thay đổi chỗ ở, ba mẹ nuôi không thể giúp được gì khiến cuộc tìm kiếm của bà trở nên khó khăn.
“Mấy chục năm qua, hằng đêm, cứ nằm xuống là tôi nhớ chị Bông. Tôi nhớ mãi kỷ niệm lúc còn được gặp chị. Chị ấy dẫn tôi ra chợ, nhìn thấy cái gì chị ấy cũng nói: "Em có mua không?". Tôi lắc đầu, chị ấy năn nỉ: "Em mua đi rồi chị trả tiền cho". Lúc đó, tôi 7 tuổi, chị 15 tuổi”, bà Nữ kể.
Một người con trai bà Nữ cho biết, biết mẹ khát khao tìm lại người thân, vì vậy, gặp người phụ nữ nào bằng tuổi bà Bông, họ Lê thì anh đến đến hỏi thăm, nhưng lần nào cũng phải thất vọng.
Cuộc đoàn tụ xúc động
Nhà báo Thu Uyên, MC Chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly cho biết, hơn một năm trước, chương trình nhận được thông tin tìm lại người thân của cả bà Bông và bà Nữ. Trong đó, thông tin tìm em gái của bà Bông khá đặc biệt.
![]() |
Hai chị em gặp nhau sau 53 thất lạc. |
Nội dung đăng tìm em của bà Bông như sau: “Chị Lê Thị Bông, đăng ký tìm em Lê Thị Nữ (tên gọi khác là Lượm). Bà Nữ được cho đi làm con nuôi. Mẹ nuôi cô Nữ là bà Ngọc. Chồng bà Ngọc làm nghề dạy học, sinh sống ở đường Tôn Đản, Quận 4, TP.HCM. Ngày 28/4/1975, bà Nữ cùng với người mẹ nuôi sang Mỹ định cư, mất tích từ đó đến giờ”.
Nhận thấy thông tin tìm nhau của bà Bông và bà Nữ trùng khớp, ban tổ chức chương trình liên lạc với họ. Tuy nhiên, sau khi cung cấp thông tin cho chương trình, phía bà Bông thay đổi thông tin liên lạc nên khó khăn cho đội tìm kiếm. Cuối cùng, nhờ nhiều người giúp đỡ đội tìm kiếm cũng tìm được bà Bông, lúc này bà đang sống ở huyện Nhà Bè.
Gặp người của chương trình, bà Bông cho biết, mấy chục năm qua, bà mải miết đi tìm em, nhưng không được. Do không biết chữ nên phải nhờ cháu trai đăng tin tìm em gái giúp.
Ngày 1/2, bà Bông đi làm tóc, trang điểm, mua bộ quần áo mới để đi gặp em gái. Ở Tây Ninh, bà Nữ được các con chở lên TP.HCM gặp chị.
Giây phút được gặp nhau, chị em họ rưng rưng nước mắt. Nắm chặt tay nhau, họ kể cho nhau nghe chuyện gia đình, các con cháu, ôn lại những kỷ niệm với ba và ngày hai chị em còn nhỏ...
Xem thêm video: Xót xa phút cụ ông Tây Ninh tiễn biệt bạn đời, hẹn kiếp sau lại làm vợ chồng
Tìm thấy nhau sau 49 năm thất lạc, nhưng do ở cách xa và tình hình dịch bệnh Covid-19, họ đã có một cuộc đoàn tụ đặc biệt.
" alt=""/>Ngày gặp lại của hai chị em thất lạc suốt 53 năm dù sống gần nhau